Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
762 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÝ ----------- ---------- Phântíchchương trình Vật lý phổ thông Đề tài: Phântích kiến thức cơ bản phần "Cơ sởcủanhiệtđộnglực học", Vật lý 10 GVHD : PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM HVTH : NGUYỄN MINH HOA Lớp : LL &PPDH Vật lý – Khóa XVIII Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Huế, 12/2010 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG .3 I. Cấu trúc củachương .3 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN .4 II.1. Một số khái niệm: nhiệt độ; nội năng; công và nhiệt; trạng thái cân bằng, quá trình cân bằng; quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch .4 II.2. Các nguyên lý: nguyên lý I, II nhiệtđộnglựchọc .4 II.3. Áp dụng nguyên lý I nhiệtđộnglựchọc vào quá trình cân bằng của khí lý tưởng. Giải thích nguyên tắc hoạt độngcủađộngcơnhiệt và máy lạnh .4 III. PHÂNTÍCH NỘI DUNG KIẾN THỨC 4 III.1. Các khái niệm cơ bản .4 III.1.1. Nhiệt độ 4 III.1.2. Nội năng 8 III.1.3. Nhiệt lượng .10 III.2. Các nguyên lí NĐLH .15 III.2.1. Định luật thứ nhất của NĐLH (Nguyên lý thứ nhất của NĐLH) .15 III.2.1.1. Phát biểu .15 III. 2.1.4. Những hạn chế của nguyên lý I Nhiệtđộnglựchọc 22 III.2.2.Định luật thứ II củanhiệtđộnglựchọc (nguyên lý II NĐLH) 22 III.2.2.1. Các khái niệm .22 III.2.2.1.1. Quá trình thuận nghịch 23 III.2.2.2.Phát biểu nguyên lý II 28 C. KẾT LUẬN .34 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 A. MỞ ĐẦU “Nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông” là một phần quan trọng của chuyên ngành phương pháp dạy học nhằm nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức và cách thể hiện nội dung kiến thức đó trong sách giáo khoa vật lí, tức là nắm được ý đồ của tác giả giáo khoa và cách tổ chức dạy cho học sinh một số kiến thức cụ thể. Nguyễn Minh Hoa 2 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Cởsởcủanhiệtđộnglựchọc gồm có bốn nguyên lí rút ra từ thực nghiệm: nguyên lý số không dẫn đến sự tồn tại củanhiệt độ; nguyên lý thứ nhất là định luật bảo toàn năng lượng; nguyên lý thứ hai xác định chiều diễn biến của các quá trình nhiệtđộnglực học; nguyên lý thứ ba (nguyên lý Nernst) khẳng định rằng không thể đạt tới không độ tuyệt đối. Trong phần “Cơ sởcủanhiệtđộnglực học” ở chương trình vật lý phổ thông chỉ đề cập đến nguyên lý thứ nhất và nguyên lý thứ hai. Những nguyên lý củanhiệtđộnglựchọccó tính chất rất tổng quát, nên ngày nay người ta ứng dụng có hiệu quả lớn trong việc nghiên cứu các quá trình vật lí và hoá học, các tính chất của vật liệu và bức xạ. Để nghiên cứu những hiện tượng liên quan đến chuyển động nhiệt, ngoài phương pháp độnghọcphân tử, người ta còn dùng phương pháp nhiệtđộnglực học. Phương pháp nhiệtđộnglựchọc hoàn toàn không khảo sát chi tiết các quá trình phân tử mà khảo sát các hiện tượng xảy ra với một quan điểm duy nhất là sự biến đổi năng lượng đi kèm với các hiện tượng ấy. Theo nguồn gốc lịch sử thì phương pháp này được phát sinh do khảo sát sự biến đổi năng lượng chuyển độngnhiệt thành cơ năng để chạy các máy phát độnglực (máy hơi nước, máy nổ chạy bằng ét xăng…) vì vậy nên có tên gọi là phương pháp nhiệtđộnglực học. Phương pháp nhiệtdộnglựchọc dựa trên hai nguyên lý cơ bản được rút ra từ thực nghiệm gọi là nguyên lý thứ nhất và nguyên lý thứ hai củaNhiệtđộnglực học. Nhờ các nguyên lý này, không cần chú ý đến cấu tạo phân tử của vật, ta cũng có thể rút ra nhiều kết luận về tính chất của các vật trong những điều kiện khác nhau. Nhằm hiểu sâu hơn nội dung kiến thức củaphần “cơ sởcủaNhiệtđộnglực học”, trong tiểu luận này tôi đi sâu nghiên cứu những kiến thức cơ bản của phần“cơ sởcủaNhiệtđộnglực học”. B. NỘI DUNG I. Cấu trúc củachương Nguyễn Minh Hoa 3 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 II. KIẾN THỨC CƠ BẢN II.1. Một số khái niệm: nhiệt độ; nội năng; công và nhiệt; trạng thái cân bằng, quá trình cân bằng; quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch. II.2. Các nguyên lý: nguyên lý I, II nhiệtđộnglực học. II.3. Áp dụng nguyên lý I nhiệtđộnglựchọc vào quá trình cân bằng của khí lý tưởng. Giải thích nguyên tắc hoạt độngcủađộngcơnhiệt và máy lạnh. III. PHÂNTÍCH NỘI DUNG KIẾN THỨC III.1. Các khái niệm cơ bản III.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một đại lượng đặc trưng cho mức độ nóng lạnh của hệ. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt biểu với thang chia độ xác định. Nhiều nhà khoa học đã tìm kiếm và đã đưa ra nhiều thang đo khác nhau. Các thang đo thường đựơc quan tâm nhiều nhất thuộc về các nhà bác học Celsius, Kelvin, Farenheit và Réaumur. Biểu thức chuyển từ thang chia đo này dang thang chia độ khác nhau như sau 9 32 45 5,273 5 0000 − == − = FtRtCtCt Thực ra đây chỉ là thang đo thực nghiệm dựa vào sự dãn nở của các chất. Thông thường dùng thang nhiệt độ Celsius ( 0 C), trong thang nhiệt độ này nhiệt độ có thể âm, bằng không hoặc dương. Nhiệt độ thấp nhất là – 273 0 C. Trong Nguyễn Minh Hoa 4 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 tính toán người ta thường dùng thang nhiệt độ Kelvin (T 0 K). Liên hệ giữa t 0 C và T 0 K như sau: T 0 K = t 0 C + 237. Như vậy, - 273 0 C ứng với 0 0 K. Thành thử nhiệt độ tuyệt đối T không thể âm a. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng [7] Chất khí mà sự tương tác giữa các phân tử là nhỏ không đáng kể và kích thước riêng của các phân tử có thể bỏ qua gọi là khí lý tưởng. Người ta hay dùng mô hình chất khí lý tưởng vì nó có các tính chất đơn giản nhất. Tuy nhiên thực tế không tồn tại chất khí hoàn toàn lý tưởng, nhưng các khí thực khi khá loãng có các tính chất gần với khí lý tưởng. Quan sát và thí nghiệm cho thấy, các chất khí gần với khí lý tưởng tuân theo phương trình trạng thái sau đây (gọi là phương trình trạng thái khí lý tưởng) m pV RT µ = (1) Trong đó: m: khối lượng của khối khí; µ là khối lượng của một kmol (hay khối lượng phân tử kilogam); p là áp suất; V là thể tích; T là nhiệt độ tuyệt đối R = 8,31.10 3 J/kmol.K là hằng số khí Khi lượng khí bằng một Kmol, m µ = , thì phương trình (1) có dạng pV RT µ = (2) Trong đó V µ là thể tíchcủa một Kmol chất khí. Phương trình (1) còn có một dạng tương đương khác. Chú ý rằng cho số Kmol của khối khí. Nếu kí hiệu N là sốphân tử chứa trong khối khí và N A là sốphân tử chứa trong một Kmol chất khí (được gọi là số Avôgađrô) thì số Kmol bằng tỷ số A N N . Do đó A m N N µ = (3) Thay (3) và (2) ta có: A N pV RT N = (4) Thực nghiệm cho thấy rằng số Avôgađrô bằng 26 1 6,023.10 A N kmol − = Hằng số mới B A R k N = được gọi là hằng số Boltzmann. Trị sốcủa k B bằng Nguyễn Minh Hoa 5 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 3 23 26 8,31.10 ( / . ) 1,38.10 ( / ) 6,023.10 (1/ ) B J Kmol K k J K Kmol − = = Phương trình (4) bây giờ có dạng B pV Nk T = (6) hay B p nk T= (7) Trong đó N n V = là sốphân tử khí trong một đơn vị thể tích. Các phương trình (1), (6) và (7) là các dạng khác nhau của phương trình trạng thái của khí lý tưởng. b. Phương trình cơ bản của thuyết độnghọcphân tử chất khí [7] Theo quan điểm của thuyết độnghọcphân tử: mọi chất dù là khí, lỏng hay rắn đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. Đối với các chất khí thì thuyết độnghọcphân tử còn giả thuyết thêm các phân tử khí có thể coi như các chất điểm chuyển động tự do, không tương tác nhau trừ những khi va chạm. Các phân tử khí khi va chạm lên thành bình gây nên áp suất. Các va chạm giữa các phân tử và giữa các phân tử với thành bình được giả thuyết là các va chạm đàn hồi. Ta xét một chất khí gồm N phân tử đựng trong một các bình hình lập phương có cạnh a. Ta lấy một diện tích nhỏ S ∆ của thành bình và tính số va đập của các phân tử vào bề mặt đó trong thời gian t ∆ . Ta lập luận đơn giản như sau: Giả sử rằng các phân tử khí chỉ chuyển động dọc theo ba hướng vuông góc với nhau một cách đồng đều. Như vậy sẽ có 3 N phân tử chuyển động dọc theo mỗi phương, một nữa sốphân tử đó (tức là 6 N phân tử) chuyển động về hướng S ∆ (chẳng hạn theo hướng pháp tuyến). Ngoài ra, ta giả sử rằng mọi phân tử đều chuyển động với cùng vận tốc v . Khi đó, trong khoảng thời gian ngắn t ∆ , tất cả các phân tử khí đập tới bề mặt phải được chứa trong thể tích hình trụ với đáy S ∆ và chiều cao v t∆ . Sốphân tử này bằng 1 6 n n Sv t ∆ = ∆ ∆ (8) Nguyễn Minh Hoa 6 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Trong đó N n V = là sốphân tử trong một đơn vị thể tích. Vì va chạm giữa phân tử và thành bình là va chạm đàn hồi nên sau khi va chạm động lượng của mỗi phân tử biến thiên một lượng ( ) 2p mv mv mv ∆ = − − = − . Theo định lý về động lượng thì độ biến thiên động lượng của một vật trong thời gian nào đó bằng xung lượng của ngoại lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó . b p f t ∆ = ∆ (9) Ta có . 2 b f t mv ∆ = − suy ra 2 b mv f t = − ∆ . Theo định luật III Niutơn, mỗi phân tử tác động lên thành bình một lực 2 b mv f f t = − = ∆ . Do đó lực nén vuông góc của các phân tử lên bề mặt S ∆ là 2 2 2 1 ( ) 6 mv mv F n f n n Sv t nmv S t t = ∆ = ∆ = ∆ ∆ = ∆ ∆ ∆ Theo định nghĩa áp suất F p S = ∆ nên ta được 2 1 3 p nmv = (10) Thực ra các phân tử không chuyển động với cùng một vận tốc v mà có thể khác nhau. Do đó, thay vì 2 v trong (10) ta thay giá trị vận tốc trung bình 2 v theo định nghĩa như sau: 2 2 1 1 N i i v v N = = ∑ (11) với v i là độ lớn vận tốc củaphân tử thứ i. Ta viết lại (10): 2 2 1 2 3 3 2 mv p nmv n = = (11) Khối lượng của tất cả các phân tử theo giả thuyết là như nhau. Do đó có thể đưa nó vào trong dấu trung bình 2 2 2 2 d mv mv W= = (12) Với d W là giá trị trung bình củađộng năng chuyển động tịnh tiến của các phân tử. Cuối cùng ta có hệ thức: 2 3 d p nW = (13) Nguyễn Minh Hoa 7 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Phương trình (13) được gọi là phương trình cơ bản của thuyết độnghọcphân tử các chất khí. So sánh các công thức (13) và (7) cho áp suất của khí lý tưởng ta được: 3 2 d B W k T = (14) Như vậy, động năng tịnh tiến trung bình củaphân tử khí chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối. Điều đó nói lên ý nghĩa vật lí củanhiệt độ: nhiệt độ là thông số vĩ mô phản ánh mức độ vận độngcủa các phân tử cấu tạo nên các vật. Vật càng nóng thì chuyển độngnhiệt càng mãnh liệt. III.1.2. Nội năng a. Định nghĩa Nội năng là một trong những khái niệm cơsởcủaNhiệtđộnglực học. Khái niệm nội năng ra đời và phát triển gắn liền với nguyên lý I củaNhiệtđộnglực học. Trong vật lí hiện đại, người ta hiểu nội năng là tập hợp tát cả các dạng năng lượng ( trừ cơ năng của toàn bộ hệ) có trong hệ đang xét. Năng lượng toàn phầncủa một hệ bao gồm động năng của hệ liên quan đến chuyển độngcó hướng của toàn bộ hệ, thế năng của hệ trong trường ngoài và nội năng của hệ UWWW tđ ++=∆ Thuyết độnghọcphân tử đã làm rõ bản chất của khái niệm nội năng. Ngày nay, người ta hiểu nội năng bao gồm: - Động năng của các chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của các phân tử . - Thế năng tương tác của các phân tử quy định bởi các lựcphân tử giữa chúng. - Năng lượng chuyển động dao độngcủa các nguyên tử. - Năng lượng của các võ điện tử của nguyên tử. - Năng lượng hạt nhân. - Năng lượng bức xạ điện từ. Tuy nhiên, trong NĐLH người ta không quan tâm đến toàn bộ nội năng của vật mà chỉ chú ý tới biến thiên nội năng của vật khi vật chuyển từ trạng thái nhiệt này sang trạng thái nhiệt khác. Trong quá trình chuyển trạng thái này chỉ cóđộng năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi. Do đó, để đơn giản trong NĐLH có thể coi nội năng là dạng năng lượng chỉ bao gồm động năng của chuyển động hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng Nguyễn Minh Hoa 8 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 tương tác giữa chúng. Với ddingj nghĩa trên, nội năng là hàm trạng thái nhiệtcủa vật, nghĩa là ứng với mỗi trạng thái nhiệt, vật có một nội năng xác định. Trong Nhiệtđộnglựchọc (NĐLH) điều quan trọng không phải là nội năng U, mà là độ biến thiên nội năng ∆U khi hệ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong các quá trình chuyển trạng thái chỉ cóđộng năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi. Do đó, để đơn giản trong NĐLH có thể coi nội năng là dạng năng lượng chỉ bao gồm động năng chuyển độngnhiệtcủa các phân tử cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa các phân tử. Ở mỗi trạng thái, hệ có một nội năng xác định. Khi trạng thái của hệ thay đổi thì nội năng của hệ thay đổi và độ biến thiên nội năng của hệ trong quá trình biến đổi chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào quá trình biến đổi cho nên nội năng chỉ phụ thuộc vào trạng thái của hệ. Ta nói rằng nội năng là một hàm trạng thái. Khi nhiệt độ thay đổi thì động năng của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi, do đó nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Khi thể tích thay đổi thì khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi, làm cho thế năng tương tác giữa chúng thay đổi, do đó nội năng phụ thuộc vào thể tíchcủa vật. Nội năng là hàm sốcủanhiệt độ, áp suất,… tức là hàm của những tham số đặc trưng một cách đơn giá trạng thái của hệ. Vậy, nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tíchcủa vật. Nội năng là hàm sốcủanhiệt độ và thể tích : U = f(T, V). Phân biệt hai khái niệm nội năng và nhiệt năng - Nội năng là dạng năng lượng chỉ bao gồm động năng chuyển độngnhiệtcủa các phân tử cấu tạo nên hệ và thế năng tương tác giữa các phân tử. - Nhiệt năng là năng lượng của chuyển động nhiệt, nghĩa là động năng của chuyển độngcủa các phân tử cấu tạo nên vật. Theo cách hiểu này thì nhiệt năng là một phầncủa nội năng. Đối với khí lý tưởng thì nhiệt năng đồng nhất với nội năng. b. Các cách làm biến đổi nội năng của hệ Nguyễn Minh Hoa 9 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Vì nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tíchcủa hệ nên nếu ta làm thay đổi nhiệt độ và thể tíchcủa hệ thì nội năng thay đổi. Vậy hai cách làm thay đổi nội năng của hệ là thực hiện công và truyền nhiệt lượng. * Thực hiện công Khi bơm xe đạp bằng bơm tay, ta thấy bơm bị nóng lên. Điều đó chứng tỏ không khí trong bơm đã nóng lên, nghĩa là nội năng của không khí đã biến thiên do ta thực hiện công. Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn (thực hiện công cơ học), miếng kim loại nóng lên. Nội năng của miếng kim loại đã thay đổi do thực hiện công. Ví dụ: - Khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn (thực hiện công cơ học), miếng kim loại nóng lên. Nội năng của miếng kim loại đã thay đổi do thực hiện công. - Ấn pittông trong một xilanh chứa khí xuống thì thể tíchcủa khí trong xilanh giảm đồng thời khí nóng lên tức nội năng của khí đã biến đổi. * Truyền nhiệt lượng Có thể làm cho không khí trong bơm nóng lên bằng cách hơ nóng thân bơm và làm cho miếng kim loại nóng lên bằng cách thả nó vào nước nóng. Khi đó nội năng của không khí hay miếng kim loại tăng lên không do thực hiện công mà do truyền nhiệt lượng. Ví dụ: - Thả miếng đồng vào nước nóng. Sau một thời gian miếng đồng nóng lên có nghĩa là nội năng của nó đã biến đổi. III.1.3. Nhiệt lượng a.Định nghĩa Phải mất nhiều thế kỉ, con người mới trả lời được câu hỏi về bản chất củanhiệt là gì? Vào đầu thế kỉ XVIII, người ta cho rằng nhiệt là một chất đặc biệt gọi là “chất nhiệt”. Đó là một chất lỏng vô hình, không có trọng lượng, thấm sâu vào mọi vật và có thể truyền dễ dàng từ vật này sang vật khác. Thuyết chất nhiệtcó thể giải thích được một số hiện tượng nhiệt trong đó có sự truyền nhiệt, Nguyễn Minh Hoa 10 [...]... chia làm hai loại: độngcơnhiệt và máy lạnh * Độngcơnhiệt Nguyễn Minh Hoa 23 A Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Độngcơnhiệt là một máy hoạt động tuần hoàn biến nhiệt thành công Ví dụ: máy hơi nước, các loại độngcơ đốt trong Thực tế cho thấy độngcơnhiệt chỉ hoạt động nếu nó làm việc giữa hai (hay nhiều) nguồn nhiệt Thông thường một độngcơnhiệt hoạt động giữa hai nguồn nhiệt (ví dụ lò... ngoài qua van xả sau đó các kì củađộngcơ lại lặp lại Trong bốn kì, chỉ có kì thứ ba là kì độngcơ sinh công Các kì khác, độngcơ chuyển động nhờ đà của vô lăng Đầu thế kỉ XX, người ta chế tạo thành công các độngcơ đốt trong có công suất và hiệu suất cao hơn rất nhiều các độngcơ nổ bốn kì cũng như các độngcơ điêzen Đó là các tuabin hơi và độngcơphảnlực Các độngcơnhiệt đều có một nhược điểm chung... thông 1 C KẾT LUẬN Phầncơsởcủa Nhiệt độnglựchọc cung cấp những kiến thức phổ thông cơ bản bao gồm những khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật lý thường gặp trong đời sống và sản xuất thuộc lĩnh vực nhiệtđộnglực học, các nguyên lý được trình bày phù hợp với năng lực toán học và năng lực suy luận logic của HS, những nguyên tắc cơ bản của các ứng dụng quan trọng của vật lý trong đời... cháy, …) biến nhiệt thành công gọi là tác nhân Nguồn nhiệt là một hệ bên ngoài đối với tác nhân Trong nhiệt độnglựchọc nguồn nhiệt được coi là rất lớn so với tác nhân, cónhiệt độ không đổi nó nhường nhiệt hoặc nhận nhiệt nhưng nhiệt độ của nó luôn luôn không đổi Trong độngcơnhiệt làm việc giữa hai nguồn nhiệt, tác nhân nhận được trong mọi chu trình một lượng nhiệt Q 1 lấy từ nguồn nóng ở nhiệt độ T... như hệ kín Thuyết chết nhiệt vũ trụ của Clausius là một thuyết sai lầm vì đã ứng dụng nguyên lý entrôpi cho toàn vũ trụ III.2.2.5 Ý nghĩa vật lí của entrôpi và nguyên lý II nhiệt độnglựchọc Nguyễn Minh Hoa 32 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Nguyên lý II nhiệt độnglựchọc cho ta thấy rằng nhiệt không thể tự động truyền rừ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn và entrôpi của một hệ cô lập không... nguyên tử, phân tử ra đời người ta mới công nhận bản chất củanhiệt là do chuyển độngcủa các hạt vật chất cấu tạo nên vật [8] Nhiệt là khái niệm được dùng với nhiều nghĩa khác nhau bao gồm: [9] - Nhiệt năng là năng lượng của chuyển động hỗn loạn (tịnh tiến, quay, dao động) của các phân tử (nguyên tử) tạo thành một vật Nhiệt năng cùng với thế năng của các phân tử tạo thành nội năng của vật - Nhiệt lượng... Công thức tính nhiệt lượng + Nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra của vật khi nhiệt độ của vật thay đổi : Nguyễn Minh Hoa 12 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 Q =mc∆ T Trong đó, c là nhiệt dung riêng của chất tạo nên vật (J/kg.K), m là khối lượng của vật (kg), ∆T là độ biến thiên nhiệt độ của vật (K) Q= Có thể viết lại biểu thức như sau m µ (C =µ ) c C∆ T với C là nhiệt dung phân tử của chất cấu tạo... tránh khỏi Trong nhiệtđộnglực học, điều này được thừa nhận như một tiên đề và được phát biểu: Một độngcơnhiệt không thể sinh công nếu nó chỉ trao đổi với một nguồn nhiệt duy nhất (đây là một dạng phát biểu của nguyên lý II) Người ta gọi một độngcơ hoạt động tuần hoàn sinh công bằng cách trao đổi phát biểu một cách khác như sau: không thể chế tạo được độngcơ vĩnh cửu loại hai Độngcơ vĩnh cửu loại... biến đổi nhiệt hoàn toàn thành công, vì rằng sau một chu trình độngcơnhiệt trở lại trạng thái ban đầu, không có sự trao đổi nào khác, điều này hoàn toàn không mâu thuẫn với nguyên lý I nhiệtđộnglực học, bởi vì trong sự hoạt động củađộng cơ, định luật bảo toàn và biến thiên năng lượng được tuân theo Thành ra sự không thể cóđộngcơ vĩnh cửu loại hai không phải dễ dàng nhận thấy được độngcơ đó giả... thái Ví dụ: Cơ năng đặc trưng cho chuyển độngcơ học, nhiệt năng đặc trưng cho chuyển động hỗn loạn của các phân tử (chuyển động nhiệt) ,… Nguyễn Minh Hoa 14 Phântíchchương trình Vật lý phổ thông 1 + Công và nhiệt không phải là những dạng năng lượng mà là những phần năng lượng đã được trao đổi giữa các vật tương tác với nhau Công và nhiệt chỉ xuất hiện trong quá trình biến đổi trạng thái của hệ Vì vậy . của phần cơ sở của Nhiệt động lực học , trong tiểu luận này tôi đi sâu nghiên cứu những kiến thức cơ bản của phần cơ sở của Nhiệt động lực học . B. NỘI. nhiệt động lực học. II.3. Áp dụng nguyên lý I nhiệt động lực học vào quá trình cân bằng của khí lý tưởng. Giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt