KẾ HOẠCH TRUONG HOC THÂN THIỆN HS TÍCH CỰC

10 386 0
KẾ HOẠCH TRUONG HOC THÂN THIỆN HS TÍCH CỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HĐĐ HUYỆN PHỔ YÊN LĐ:TRƯỜNG TH PHÚC THUẬN II CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phúc Thuận, ngày 16 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC 2010 - 2011 - Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; kế hoạch số 307/KH- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2010 - 2011 và giai đoạn 2008-2013. - Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên và Phòng GD&ĐT Phổ Yên về việc triển khai Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” - Căn cứ vào kế hoạch của trường Tiểu học Phúc Thuận II về việc triển khai Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” Nay liên đội trường Tiểu học Phúc Thuận II xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010 - 2011 như sau: A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU * Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010- 2011 nhằm đạt được các yêu cầu sau: - Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm một số tồn tại về CSVC trường học cụ thể là sửa chữa và nâng cấp các dãy phòng học, nâng cấp hệ thống điện, vệ sinh môi trường và những điều kiện về CSVC khác phục vụ hoạt động dạy và học. - Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của đội viên, nhi đồng trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo. - Phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV phụ trách Đội trong việc tham gia các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục đội viên,nhi đồng. - Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong việc xây dựng CSVC và môi trường sư phạm, cảnh quan trường, lớp học. B/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Phối hợp với BGH thành lập Ban Chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp liên đội do thầy Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp làm Trưởng ban, các thầy cô Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách đội trường là các Phó trưởng ban, các thành viên gồm: Các thầy cô là Tổ trưởng tổ chuyên môn, Hội Chữ thập đỏ, Ban đại diện CMHS, các giáo viên phụ trách chi đội, lớp nhi đồng, GVBM và Đại diện BCH liên đội. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009- 2010 nhằm đạt được một số nội dung sau: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp: - Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp học thường xuyên sạch sẽ thoáng mát; nhà vệ sinh sạch sẽ; có hệ thống thoát nước tốt., trang trí phòng học theo đúng yêu cầu quy định và tính thẩm mỹ. - Chăm sóc các bồn hoa và trồng mới cây có bóng mát, cây cảnh, vận động CMHS mỗi lớp tặng 01 chậu cây cảnh có giá trị nhân ngày 26/03 góp phần xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường trường học. - Có đủ phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế, phòng học đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB-GV và học sinh. - Huy động được sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu bổ CSVC, cảnh quan trường lớp học. 2. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập: - GV phụ trách Đội tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo chương trình SGK mới, nhưng vận dụng phù hợp với học sinh khu vực, giúp các em tự tin hơn trong học tập. - Khuyến khích giáo viên phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng. - Khuyến khích học sinh tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài trong các tiết học. Xây dựng phong trào thi đua giữa các chi đội. Thành lập các CLB yêu khoa học và theo sở thích. - Các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động giáo dục khác, học sinh được khuyến khích đề xuất ý kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. - Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương huy động tối đa số học sinh ra lớp, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban. - Không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học, đáp ứng yêu cầu của phát triển của xã hội. Phấn đấu nâng cao tỉ lệ và chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi; nâng cao tỉ học sinh Hoàn thành chương trình Bậc Tiểu họchọc tiếp THCS. - Giáo viên phụ trách Đội gương mẫu thể hiện năng lực và phẩm chất Nhà giáo, sống và làm việc theo phương châm "Tất cả vì học sinh thân yêu"; có hành vi ứng xử, giao tiếp đúng mực trong quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò và giữa trò với trò. 3. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: - Đội thiếu niên , Đoàn thanh niên, giáo viên phụ trách Đội hàng năm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường. Tham gia tốt các phong trào thể thao, văn nghệ do địa phương, huyện, tỉnh tổ chức. - Nhân các ngày Lễ lớn trong năm như Tết trung thu , 20/11, 26/3,22/12 tiến hành các hoạt động tập thể, hoạt động GDNGLL… tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… Đặc biệt chú trọng tới các trò chơi dân gian và các bài hát dân ca Việt Nam. Qua đó tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo và phát huy vai trò của cá nhân, của tập thể. - Triển khai các bài hát dân ca và trò chơi dân gian Việt Nam. 4. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể. Có ý thức cộng đồng, sự hợp tác và tương trợ, phát huy trí tuệ của cá nhân và tập thể trong các hoạt động học tập và tu dưỡng. - Rèn luyện cho học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho HS để các em không có các hành vi bạo lực trong trường học. Không có học sinh vi phạm tệ nạn ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác - Không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ; … Giáo dục kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa cho học sinh.không phân biệt giàu nghèo 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương: - Làm tốt công tác giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống văn hoá lịch sử ở địa phương cho học sinh, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. - Học sinh có ý thức tốt trong việc tham gia các công tác xã hội ở địa phương, thường xuyên tham gia lao động vệ sinh thôn xóm; chăm sóc và bảo quản các công trình văn hóa ở địa phương. C/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Tổ chức phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" gắn liền với kế hoạch năm học của liên đội, nhà trường - Tham mưu với chính quyền địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả; phối hợp với Ban Đại diện CMHS, các cơ quan đóng trên địa bàn, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho học sinh. - Phối hợp với Công đoàn thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức, bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề cho mỗi thành viên trong HĐSP, tổ chức các hoạt động phong trào thi đua Hai tốt, thi đua trong hệ thống Công đoàn, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường; phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh và giáo viên trong nhà trường. - Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học tổ chức đánh giá sơ kết, đánh giá những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm thực hiện cho những năm học tiếp theo. Xét khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sơ kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào cuối mỗi năm học, Tổng kết theo các chặng thi đua trong năm học. * Trên đây là kế hoạch tổ chức triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2010-2011. Ban chỉ đạo của nhà trường đề nghị các tổ (khối), bộ phận triển khai thực hiện, CBGV-NV trong đơn vị, các bộ phận công tác có liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các thành viên có ý kiến phản ánh kịp thời để tìm biện pháp khắc phục. Nơi nhận: TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO -HĐĐ xã Phúc Thuận HIỆU TRƯỞNG - Các thành viên trong BCĐ - Các tổ khối - Lưu Văn thư Lương Xuân Đương MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM Triển khai trong năm học: 2010 - 2011 1. Trò chơi: Bịt mắt đập trống: (Tháng 9/2010) - Cách chơi: Chơi theo đội: Chia lớp làm 2 đội. Các đội cùng thi. . Mỗi thành viên trong một đội chỉ được đập một lần. - Luật chơi: Các em tham gia chơi được bịt mắt bằng khăn, từ vạch xuất phát đi trên đường chơi của đội mình đến vạch đích nơi để trống của đội mình, dùng dùi đập một lần duy nhất vào mặt trống. Khi đã đập mà chúng vào thành của trống thì coi như là đập trượt. Nếu đi quá vạch đích mới quay lại đập trống hoặc đi sang đường chơi của đội khác là phạm quy và lượt chơi đó không được tính. - Cách tính giải: Đội nào đập chính xác nhiều hơn thì đội đó thắng. Nếu hai đội có số lần đập chính xác bằng nhau thì mỗi đội cử 1 em tiếp tục đập theo kiểu pê len ti để phân thứ hạng. Nếu 2 đội đều đập chính xác thì cử các em tiếp theo lên đập như lượt vừa xong, cứ như vậy cho đến khi xếp được thứ hạng của các đội. Ban tổ chức xếp hạng: nhất, nhì, ba cho các đội chơi theo khối đã quy định. & Trao quà lưu niệm hoặc thưởng một tràng pháo tay. 2. RỒNG RẮN LÊN MÂY (Tháng 10/2010) Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời: - Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà . tùy ý mà chế ra). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: - Có ! Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi: - Rồng rắn đi đâu? Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: - Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con. - Con lên mấy ? - Con lên một - Thuốc chẳng hay - Con lên hai. - Thuốc chẳng hay Cứ thế cho đến khi: - Con lên mười. - Thuốc hay vậy. Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi: + Xin khúc đầu. - Những xương cùng xẩu. + Xin khúc giữa. - Những máu cùng me. + Xin khúc đuôi. - Tha hồ mà đuổi. Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi. 3. MÈO ĐUỔI CHUỘT (Tháng 11/2010) Trò chơi gồm từ 7 người trở lên. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát. Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. 4. BỊT MẮT BẮT DÊ (Tháng 12/ 2010) Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. 5. Nu na nu nống (Tháng 1/2011) Nu na nu nống Cái cóng nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Ông già ú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt Các em ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một em, ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chân theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối .) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ .) 6. Tập tầm vông (Tháng 2/2011) Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm: Tập tầm vông Chị có chồng Em ở vá Chị ăn cá, Em mút xương. Chị ăn kẹo, Em ăn cốm Chị ở Lò Gốm, Em ở Bến Thành. Chị trồng hành, Em trồng hẹ. Chi nuôi mẹ Em nuôi cha Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây. 7. Kéo co (Tháng 3/2011) Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Một cột trụ hoặc một vạch ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một người quản trò cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ (hoặc kéo đội kia vượt qua vạch giữa sân) kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo (thắng 2/3 keo) là bên ấy thắng cuộc. 8. Tùm nụ, tùm nịu (Tháng 4/2011) Tùm nụ, tùm nịu Tay tí, tay tiên Ðồng tiền, chiếc đũa Hột lúa ba bông ăn trộm, ăn cắp trứng gà Bù xa, bù xít Con rắn, con rít trên trời Ai mời mày xuống? Bỏ ruộng ai coi? Bỏ voi ai giữ? Bỏ chữ ai đọc Ðánh trống nhà rông Tay nào có? Tay nào không? Hổng ông thì bà Trái mít rụng Căn cứ vào hai cõu "Tay nào cú? Tay nào khụng?", đõy là một trũ đố: nắm một vật vào đú trong một tay và chỡa hai nắm tay. Mở tay ra: đỳng sai, cú khụng biết liền. Nếu em nào đoỏn đỳng được thưởng 1 tràng phỏo tay hoặc một bụng hoa, nếu sai thỡ chịu phạt nhảy lũ cũ, . 9. KÉO CƯA LỪA XẺ (Tháng 5/2011) Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người. Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là: Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ Hoặc: Kéo cưa lừa xẻ Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất của Lấy gì mà kéo. Trên đây là một số trò chơi dân gian Việt Nam liên đội đề nghị các thầy cô phụ trách căn cứ kế hoạch triển khai tới HS lớp mình một cách nghiêm túc, có chất lượng. . học thân thiện, học sinh tích cực ” - Căn cứ vào kế hoạch của trường Tiểu học Phúc Thuận II về việc triển khai Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân. thân thiện, học sinh tích cực ” Nay liên đội trường Tiểu học Phúc Thuận II xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện,

Ngày đăng: 28/10/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan