1 PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BÀN TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP Số: /KH-Tr.TQC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Điện Phước, ngày 10 tháng 9 năm 2010 KẾ HOẠCH “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC 2010 – 2011 A. CĂN CỨ: - Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT và kế hoạch số 307/KH–BGDĐT ban hành ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 của Bộ GD & ĐT. - Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/ 2010 của Bộ Giáo dục &Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011- với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; căn cứ công văn số 2428/SGD&ĐT ngày 24/8/2010 của Sở GD&ĐT Quảng Nam về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2010-2011; căn cứ CV hướng dẫn của Phòng Giáo dục & Đào tạo Điện Bàn số 07/CV-GD&ĐT ngày 01/9/2010 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục cấp THCS năm học 2010-2011. Trường THCS Trần Quý Cáp có kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” như sau: 1. Mục tiêu a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. 2. Yêu cầu a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh. e) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong học sinh, sát với điều kiện, công việc của nhà trường. Nội dung cụ thể của phong trào 2 do đơn vị tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. B. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Trường THCS Trần Quý Cáp tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị các phòng chức năng, TNTH đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động dạy học. Thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục đơn vị rất chú trọng tâm lý lứa tuổi học sinh, cảnh quan, môi trường sư phạm, điều kiện kinh tế địa phương để có phương pháp phù hợp. Trong những năm qua nhà trường đã phối hợp cùng các đoàn thể, hội để tổ chức nhiều hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Do chất lượng đầu vào Lớp 6 thấp, ý thức tự học, tự rèn luyện, tính tích cực của học sinh chưa cao nên chất lượng đầu ra chưa cao. Để khắc phục trước tiên nhà trường đặt ra mục tiêu giáo dục học sinh yêu trường, mến bạn, thực hiện tốt nội quy, nề nếp học tập, ATGT và thông qua các hoạt động TDTT, HKPĐ, văn nghệ, viết tập san … để thu hút học sinh tham gia qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp. Với những việc cụ thể đã góp phần đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực hiện có hiệu quả, đi vào chiều sâu trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của ngành đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể như sau: C. NỘI DUNG I. Xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn 1. Xây dựng trường - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đảm bảo việc học tập của học sinh. - Thường xuyên tổ chức học sinh trồng hoa, cây cảnh, phân công các lớp chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, thảm cỏ đảm bảo cảnh quan trường học. - Nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên đặt ở vị trí phù hợp, có nhân viên phụ trách quét dọn sạch sẽ. - Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh tích cực tham gia lao động, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các nơi công cộng, sân trường, lớp học, ý thức bảo quản tài sản của nhà trường - Kịp thời ngăn chặn, không để học sinh gây gỗ, đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Hạn chế các hoạt động vui chơi, sinh họat thiếu an toàn, có khả năng xảy ra tai nạn. Chương trình hành động: Đội trường tổ chức hoạt động “Ngày xanh, sạch” hàng tháng. Nhà trường phân công các khối lớp lao động/tuần, luân phiên theo lịch lao động từng học kỳ. Mỗi CBGV và học sinh mạnh dạn đấu tranh phê phán những thói hư, tật xấu, bạo hành, bạo lực, thiếu văn hóa trong và ngoài nhà trường. 2. Xây dựng lớp học: Nhà trường tổ chức kiểm tra trang hoàng lớp học, đảm bảo dụng cụ vệ sinh, nước uống phục vụ học sinh, tổ chức cho lớp đăng ký: “Lớp học thân thiện, tự quản”. Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh trực nhật hàng ngày. Học sinh mặc đồng phục theo qui định của trường, phù hợp truyền thống. 3 Học sinh nhận thức lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình để sống và học tập, phải có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết, vẽ trên bàn, trên tường, có sự đầu tư trang hoàng lớp học để tạo ấn tượng tốt, thân thiện với giáo viên và bạn bè. II. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. 1. Đối với giáo viên, nhân viên: - Giáo viên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” bằng những công việc và hành động cụ thể. - Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo, “Kỹ năng tự học” của học sinh thông qua tiết dạy và kết quả rèn luyện, học tập của học sinh. - Có giải pháp khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến để việc dạy và học chất lượng ngày càng cao. a. Công tác giảng dạy : - Giáo viên nắm vững và thực hiện tốt qui chế thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. - Tích cực đổi mới PPDH, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. - Tạo không khí thân thiện trong dạy học, thiết kế và hướng dẫn học sinh làm đồ dùng dạy học, khích lệ sự chuyên cần, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ý thức vươn lên của học sinh. - Rà soát, đánh giá kết quả hoạt động hàng tháng của bản thân. b. Tinh thần tự học và sáng tạo : - Tham gia tập huấn, học tập các chuyên đề theo lịch của trường, PGD. - Tính sáng tạo: Thể hiện ở bài viết trên tập san của trường, viết đề tài SKKN, Kinh nghiệm đổi mới PP dạy học phục vụ cho công tác dạy học nâng cao chất lượng, quản lý, giáo dục học sinh. Báo cáo trước ban thi đua của trường. Đề tài SKKN, Những kinh nghiệm đổi mới PPDH có tính thực tiễn, ứng dụng hiệu quả và được thiết lập trong hồ sơ tích lũy chuyên môn của giáo viên, của tổ, đơn vị và cũng là điều kiện để xét các danh hiệu thi đua cuối năm. c. Đối với nhân viên văn phòng: Có thái độ phục vụ tận tình, tạo bầu không khí thân thiện trong quan hệ CBGV và học sinh. Gương mẫu trong quan hệ, lối sống và trách nhiệm được giao. Có kế hoạch học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. 2. Đối với học sinh : - Xác định rõ động cơ, tinh thần, thái độ học tập. Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập. - Tích cực phát biểu xây dựng bài học, xây dựng lịch tự học. Những học sinh học khá, giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với bạn cùng lớp và toàn trường. - Tham gia làm đồ dùng học tập hoặc góp ý, đề xuất sáng kiến, giải pháp với giáo viên để việc dạy và học có chất lượng. * Liên Đội trường tổ chức diễn đàn báo cáo kinh nghiệm học tốt bộ môn của học sinh. III. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 4 1. Kỹ năng cần rèn luyện : - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. - Tham gia các lễ giáo theo tập quán, truyền thống người Việt nam. 2. Tổ chức thực hiện : - Thông qua các tiết hoạt động GD NGLL, GVCN giúp học sinh nhận thức các kỹ năng sống, đặt ra tình huống cho học sinh đóng vai giải quyết vấn đề đặt ra thông qua hoạt động tập thể, thảo luận nhóm, để học sinh rèn luyện các kỹ năng. - GVCN tổ chức cho học sinh đi dã ngoại nếu có điều kiện, vận động các em tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện. IV. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh 1. Tổ chức các hoạt động thể thao : Nhà trường tổ chức HKPĐ cấp trường mỗi năm một lần, cử học sinh tham gia HKPĐ cấp Huyện (nếu có) các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, nhảy xa, chạy việt dã … tổ chức các hoạt động văn nghệ, hội trại nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, ngày thành lập trường. Liên Đội trường có kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi của học sinh nhân khai giảng đầu năm, kỷ niệm 26/3: kéo co, nhảy thụng, đua xe đạp chậm … GVBM thể dục lồng ghép tổ chức các trò chơi vào hoạt động dạy học. 2. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ : a. Hoạt động văn hóa : - Liên Đội trường tổ chức chương trình phát thanh măng non, thành lập Ban kiểm tra để theo dõi, quản lý và hướng dẫn các Chi đội thực hiện, chấm điểm hoạt động và biểu dương, khen thưởng, động viên thi đua. b. Hoạt động văn nghệ : - Nhà trường tổ chức Hội diễn văn nghệ nhân kỷ niệm 26/3. 3. Tổ chức các hoạt động chuyên đề : Các tổ chuyên môn, Liên Đội trường, chi đội, GV NV luân phiên tổ chức hoạt động “Hành trình theo dòng tri thức” thông qua: Đố vui để học, Ai là Bác học … theo chủ đề hàng tháng, có chấm điểm đánh giá thi đua giữa các lớp. V. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy gía trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. - Nhà trường nhận chăm sóc một di tích lịch sử Mộ cụ Trần Quý Cáp, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với đơn vị khác. - Nhà trường có kế hoạch tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Thông qua hoạt động thi tìm hiểu sự hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam, những di 5 tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Nam. Phối hợp cùng Công đoàn tổ chức CBGV tham quan dã ngoại ở trong và ngoài Tỉnh C. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Quán triện chủ trương, nội dung và biện pháp tổ chức thi đua; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai gắn với kế hoạch năm học của ngành và của trường; kết thúc mỗi năm học có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hình; tổng kết phong trào thi đua vào cuối năm học 2012 - 2013. Các tổ bộ môn và GVCN lớp căn cứ kế hoạch chung của trường, lập kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện của tổ bộ môn, lớp dấy lên phong trào thi đua sôi nổi để học sinh cảm nhận yêu trường mến lớp và có thái độ học tập tích cực. 2. Thành lập Ban chỉ đạo nhà trường: - Đại diện Ban giám hiệu làm Trưởng ban – Phụ trách chung - Tổng Phụ Trách Đội trường làm P.Trưởng ban – Phụ trách học sinh - Đại diện BCH Công đoàn trường làm P. Trưởng ban – Phụ trách CBGV NV. Một số ủy viên là cán bộ quản lý và giáo viên phụ trách các mảng hoạt động của trường. Ban chỉ đạo có trách nhiệm: triển khai, tổ chức và điều phối các hoạt động, Tổng hợp thi đua, khen thưởng 3. Tổ chức đăng ký thi đua : Mỗi Tổ bộ môn có một Kế hoạch hành động (kèm đăng ký thi đua của giáo viên bộ môn trong Tổ) và đăng ký thi đua; Mỗi lớp có một chương trình hành động và đăng ký thi đua trong Lễ phát động thi đua của nhà trường; 4. Sơ, tổng kết phong trào thi đua : - Hàng tháng Ban chỉ đạo có đánh giá kết quả thực hiện và đề ra chương trình hành động để làm căn cứ sơ, tổng kết thi đua. - Kết thúc học kỳ I: Tổ chức Sơ kết phong trào thi đua. - Kết thúc năm học : Xếp loại cá nhân, tổ chức Tổng kết phong trào thi đua. Qua sơ, tổng kết Ban chỉ đạo bình chọn cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đề nghị nhà trường khen thưởng. Đối với CBGV NV là căn cứ để xét danh hiệu thi đua cuối năm. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Các tổ chức hội, đoàn thể của trường. - Lưu VT. Nguyễn Thị Kim Mai . Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được triển khai gắn với kế hoạch năm học của ngành và của trường; kết thúc mỗi năm học có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hình; tổng kết. thần, thái độ học tập. Phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập. - Tích cực phát biểu xây dựng bài học, xây dựng lịch tự học. Những học sinh học khá, giỏi trao đổi kinh nghiệm học tập với. Quý Cáp có kế hoạch Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực như sau: 1. Mục tiêu a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo