1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp tt

28 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 91,9 KB

Nội dung

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THỊ DIỆU THÚY

DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục

Mã số: 9.14.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tình

Phản biện 1: GS.TS Phan Văn Kha

Phản biện 2: PGS.TS Trần Văn Hiếu

Phản biện 3: PGS.TS Vũ Lệ Hoa

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

- Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Thực tiễn dạy học trong các trường sư phạm đã và đang nảy sinh mâuthuẫn giữa một bên là yêu cầu đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên mônsâu, nghiệp vụ giỏi đồng thời có khả năng thích ứng sáng tạo với yêu cầu cao củalao động nghề nghiệp, với những thay đổi của xã hội và bên kia là khả năng đápứng còn hạn chế của nhà trường Mâu thuẫn này phải được giải quyết bởi tác độngđồng bộ của nhiều biện pháp Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI chỉ rõmột trong những nhiệm vụ chiến lược của các trường đại học nói chung và cáctrường ĐHSP trọng điểm nói riêng được xác định trong giai đoạn hiện nay là phảichuyển hướng sang đẩy mạnh NCKH Nhiệm vụ chiến lược này do đó cũng đặt ranhững yêu cầu cần phải đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đại họctheo hướng hình thành và phát triển năng lực NCKH cho người học, giúp cho cáctrường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu có đội ngũ kế cận chất lượng cao.1.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra với tốc

độ ngày càng nhanh, nhiều nội dung kiến thức mới cần được cập nhật và đưavào nhà trường Tuy nhiên việc tăng số lượng môn học là khó khả thi do thờigian đào tạo ở nhà trường có hạn Một trong những giải pháp đang được chú ýhiện nay là tích hợp nội dung một số môn học, với cách thức này có thể thựchiện được nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho người học mà không quá tải, đồngthời giúp họ có khả năng huy động được nhiều kiến thức, kĩ năng đa dạng giảiquyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong cuộc sống Định hướng này cũngđược Nghị quyết số 29 của Hội nghị trung ương 8 khóa XI chỉ rõ là một trongnhững nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công những mục tiêu của đề ánđổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo

1.3 Khung chuẩn đầu ra đối với SV tốt nghiệp trường ĐHSP theo địnhhướng phát triển năng lực nghề nghiệp đã chỉ ra các giá trị nghề nghiệp và nănglực nghề nghiệp mà SV cần phải có Trong đó, năng lực phát triển cá nhân nằmtrong nhóm năng lực nghề nghiệp là một năng lực cần thiết đối với tất cả SV sưphạm Năng lực NCKH là một cấu thành quan trọng trong nhóm năng lực pháttriển cá nhân Đối với SV ở các trường đại học nói chung và các trường ĐHSPnói riêng, việc tham gia các hoạt động NCKH cũng được coi là một cách thứchọc tập hiệu quả, giúp SV tiếp cận gần nhất với những kiến thức và kĩ năng vềngành nghề mình đang theo học, giúp họ phát huy được khả năng tự học, khảnăng làm việc một cách độc lập, sáng tạo Tuy nhiên, thực tế cho thấy SV sưphạm chưa thực sự tích cực tham gia vào phong trào NCKH, chất lượng các côngtrình NCKH nói chung và đặc biệt là chất lượng những công trình NCKH giáodục còn chưa cao Điều này đặt ra những vấn đề cần đổi mới trong cách thiết kế

quy trình dạy học và phương pháp giảng dạy học phần Phương pháp nghiên cứu

khoa học giáo dục cho SV nhằm đáp ứng những chuẩn đầu ra đối với SV tốt

nghiệp trường ĐHSP

Trang 4

1.4 Học phần Phương pháp NCKH giáo dục có một vai trò quan trọng trong

chương trình đào tạo ngành cử nhân sư phạm thuộc khối ngành khoa học xã hội.Trong học phần này, SV được tiếp cận với những kiến thức về phương pháp luậnNCKH giáo dục, về các nhóm phương pháp nghiên cứu chính trong khoa học giáodục, đó là nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nghiên cứuthực tiễn và phương pháp thống kê toán học Tuy nhiên, thực tế dạy và học họcphần này cho thấy sinh viên chưa nắm vững những kiến thức về phương phápluận, chưa sử dụng tốt các phương pháp NCKH giáo dục, đặc biệt là hai nhómphương pháp nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê toán học, còn nhiềulúng túng trong việc triển khai đề tài NCKH trong thực tiễn Nguyên nhân một

phần là do việc giảng dạy học phần Phương pháp NCKH giáo dục còn khá nặng

về lí thuyết, đã có sự gắn kết với thực hành nhưng hiệu quả chưa cao Bản thân

kiến thức học phần Phương pháp NCKH giáo dục lại mang tính liên ngành, đa

ngành và xuyên ngành cao Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học các học phầnnày cũng như nâng cao chất lượng, kĩ năng sử dụng các phương pháp trong các đềtài NCKH, hình thành năng lực NCKH cho SV, có thể thực hiện tổ chức dạy học

học phần Phương pháp NCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp Trong đó, các

nội dung học phần có thể được tích hợp với kiến thức của một số học phần có liênquan như Triết học, Lôgic học, Giáo dục học, Tâm lí học, Xác suất thống kê, Tinhọc và các phần mềm xử lí số liệu

Mặt khác, qua việc tìm hiểu về tổng quan nghiên cứu vấn đề, chúng tôi thấy cácnghiên cứu lí luận và thực tiễn về dạy học theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện

ở các cấp học từ tiểu học, phổ thông đến bậc đại học Ở bậc đại học cũng đã có một

số các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp thực hiện ở các trường dạy nghề vàmột số học phần, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về dạy học học phần

PPNCKH giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên

trường Đại học Sư phạm theo quan điểm tích hợp” với mong muốn góp phần

nâng cao chất lượng dạy học học phần này cũng như chất lượng đào tạo đội ngũgiáo viên của các trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng dạy học học phần Phương

pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, thiết kế

quy trình dạy học tích hợp học phần Phương pháp NCKH giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục và đạt

mục tiêu đào tạo ở trường ĐHSP

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

cho sinh viên trường ĐHSP

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 5

Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh

viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục

cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp và tổ chức dạy học theo quytrình đã xây dựng sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học học

phần Phương pháp NCKH giáo dục cũng như hình thành năng lực NCKH cho

SV, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong NCKH

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận của dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo

dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dạy học học phần Phương

pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.

- Xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho

SV trường ĐHPS theo quan điểm tích hợp

- Thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục

cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài xây dựng quy trình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo

dục theo hướng tích hợp liên môn với các học phần Triết học, Lôgic học, Giáo

dục học, Tâm lí học, Xác suất thống kê, Tin học và nội dung phần mềm thống

kê cho SV trường ĐHSP

- Tiến hành thực nghiệm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn theo quytrình đã được thiết kế trên SV một số khoa của trường Đại học Sư phạm HàNội

- Khảo sát được thực hiện trên 77 CBQL (cấp khoa và bộ môn), giảng viênthuộc 11 trường ĐHSP và 816 SV thuộc 6 trường ĐHSP thuộc cả 3 miền Bắc,Trung, Nam

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Bao gồm: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Tiếp cận lịch sử - xã hội; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận sư phạm tích hợp; Tiếp cận liên ngành và Tiếp cận năng lực.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

7.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết

7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết

7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp:

Phương pháp điều tra; Phương pháp quan sát; Phương pháp nghiên cứu sảnphẩm hoạt động; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp chuyên gia;Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

8 Đóng góp mới của đề tài

Trang 6

(1) Làm sáng tỏ lí luận về dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục

cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, góp phần bổ sung, hoànthiện và phát triển lí luận dạy học đại học nói chung và dạy học tích hợp ở đạihọc nói riêng

(2) Phân tích, đánh giá thực trạng dạy học tích hợp nói chung và dạy học

học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm

tích hợp nói riêng, giúp GV có thêm cơ sở khoa học để đề xuất các biện phápcũng như xây dựng quy trình DHTH hiệu quả ở các môn học họ đang đảmnhiệm

(3) Từ nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án xây dựng quy trình dạy học

học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm

tích hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học các học phần

Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP trong đào tạo theo học chế

tín chỉ, đồng thời giúp nâng cao chất lượng của các công trình NCKH, khóaluận tốt nghiệp, hình thành năng lực NCKH, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn

đề và sáng tạo trong NCKH cho SV, đáp ứng chuẩn đầu ra của trường ĐHSP

9 Những luận điểm cần bảo vệ

- Dạy học tích hợp là xu hướng tất yếu để hình thành và phát triển năng lực

cho người học, đặc biệt phù hợp với việc dạy học học phần Phương pháp NCKH

giáo dục cho SV trường ĐHSP.

- Dạy học tích hợp đã được thực hiện ở các trường ĐHSP nhưng hiệu quảcòn chưa cao, chưa đáp ứng ở mức độ cần thiết về chuẩn đầu ra của các trườngĐHSP trong giai đoạn hiện nay Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này,một trong số những yếu tố đó là do chưa xây dựng được quy trình DHTH hiệuquả

- Xây dựng quy trình DHTH là việc làm cần thiết và vận dụng quy trình đó

trong dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV sư phạm theo quan điểm

tích hợp sẽ cải thiện theo hướng tích cực chất lượng dạy và học học phần nàytrong các trường ĐHSP

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu

khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp

Chương 2 Thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp

Chương 3 Quy trình và thực nghiệm quy trình dạy học học phần Phương

pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểmtích hợp

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG

Trang 7

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học tích hợp

Trong lĩnh vực giáo dục, tích hợp có lịch sử phát triển lâu dài cách đây hàngtrăm năm Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra được bức tranh tổngquan khá đầy đủ và toàn diện về DHTH Trong đó, các nghiên cứu đã chỉ ra các vấn

đề liên quan đến DHTH như: khái niệm DHTH, mục đích và lợi ích của DHTH, vaitrò của giáo viên trong DHTH, mô hình/cách thức tích hợp chương trình giáo dục,các ưu thế của DHTH so với dạy học truyền thống, các cách tiếp cận DHTH Thựctiễn vận dụng DHTH ở các nền giáo dục phát triển như Mỹ, Phần Lan, Anh,Australia và Nhật Bản cho thấy, các nền giáo dục này đã nhận thức được vai trò, lợiích to lớn của DHTH, rằng cần giáo dục người học theo một cách khác để có thểthích nghi tốt hơn với bối cảnh công việc và xã hội hiện đại

Ở Việt Nam, đổi mới căn bản toàn diện đang là một thách thức lớn đối vớingành giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy Với định hướng tiếpcận phát triển năng lực, DHTH đã và đang được xem là một trong những phươngpháp giáo dục tiên tiến, được nghiên cứu và vận dụng ở các bậc học khác nhau

Do đó, thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận về lí thuyết và thực tiễnDHTH dưới nhiều góc độ khác nhau Trên cơ sở kế thừa các quan điểm DHTHtrên thế giới, các tác giả trong nước đã phần nào làm rõ các vấn đề về khung líthuyết, xu thế và khả năng áp dụng DHTH vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, đặcbiệt là hướng vận dụng vào các môn học cụ thể

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp

Về phương diện lí thuyết, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra cácvấn đề liên quan tới NCKHGD như định nghĩa, các đặc điểm, nguyên tắc,phương pháp, công cụ và kĩ thuật cần thiết khi nghiên cứu giáo dục Đặc biệt, cácnghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng quan về các chủ đề liên quan đến các phươngpháp nghiên cứu giáo dục, liên quan tới lịch sử nghiên cứu giáo dục và các vấn

đề nhận thức luận về phương pháp nghiên cứu nhân văn và khoa học, phân tíchthống kê, tăng cường sức mạnh của các suy luận từ bằng chứng, xác nhận giảthuyết và các mô hình phát triển từ lí thuyết, hay một loạt các kĩ thuật được sửdụng trong phân tích thống kê về dữ liệu định tính và định lượng… Riêng đối vớivấn đề tích hợp trong dạy học NCKHGD, các tác giả đề xuất tái thiết hóa cácchương trình nghiên cứu giáo dục hiện tại để thúc đẩy sự tích hợp, hợp tác cùngphát triển giữa nghiên cứu, thực hành và chính sách một cách hiệu quả hơn; hoặcgiáo dục bậc cao có thể tạo ra kiến thức mới thông qua nghiên cứu và cho phépcác quá trình đổi mới bên ngoài các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường sự hợptác giữa các tổ chức giáo dục đại học và người sử dụng kiến thức cũng như tăngcường sự đa dạng về sứ mệnh của các tổ chức giáo dục đại học…

Ở Việt Nam, NCKHGD đối với SV sư phạm có ý nghĩa giáo dục to lớn, làmthúc đẩy tích cực sự tác động hai mặt giữa người dạy và người học Nếu SV hoạt

Trang 8

động nghiên cứu tích cực sẽ thúc đẩy động cơ với người học và cả người dạy;đồng thời, nếu dạy học tích cực, tạo nền tảng quan trọng cho người học thì sẽ thúcđẩy SV nghiên cứu khoa học có hiệu quả hơn Trên phương diện lí thuyết, cácnghiên cứu đã cung cấp cho SV kiến thức về phương pháp luận, phương phápnghiên cứu, quy trình thực hiện và kĩ năng nghiên cứu khoa học nói chung vàkhoa học giáo dục nói riêng, trên cơ sở đó người học có thể tổ chức và thực hiệncông trình NCKH của mình Các tài liệu phần lớn đáp ứng được yêu cầu đào tạocủa các trường cao đẳng, đại học và yêu cầu của người NCKHGD.

Từ việc tổng quan các hướng nghiên cứu trong nước và nước ngoài về dạyhọc tích hợp và dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trườngĐHSP theo quan điểm tích hợp, có thể thấy đã có nhiều công trình bàn luận khásâu sắc và toàn diện về hai hướng nghiên cứu này Riêng đối với vấn đề dạy họchọc phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tíchhợp, nó chỉ mới được gợi mở trong một số công trình, thực tế chưa có đề tài nàonghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện với tư cách là một đối tượng nghiêncứu của một công trình luận án Như vậy, có thể nói dạy học học phần Phươngpháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp là một đề tàimới có giá trị cả về lí luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới căn bảntoàn diện giáo dục nước ta hiện nay

1.1.3 Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1.1.3.1 Nhận xét chung

1.1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

1) Xây dựng khung lí luận về dạy học học phần Phương pháp NCKH giáodục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, xác định mô hình vàcác thành tố của quá trình dạy học học phần này theo quan điểm tích hợp?2) Những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn khi GV và SV triển khai dạy họchọc phần này theo quan điểm tích hợp?

3) Việc dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trườngĐHSP theo quan điểm tích hợp cần thực hiện theo quy trình nào? Quy trình

đó có khả thi và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học học phần Phương

pháp NCKH giáo dục cũng như hình thành và phát triển năng lực NCKH

cho SV hay không?

1.2 Dạy học tích hợp

1.2.1.Khái niệm

Dạy học tích hợp là một định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của một hoặc một số lĩnh vực môn học khác nhau nhằm hình thành và phát triển những năng lực cần thiết để giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra trong học tập

và thực tiễn cuộc sống.

1.2.2 Mục tiêu dạy học tích hợp

Những mục tiêu chính của DHTH bao gồm:

- Tránh sự trùng lặp về nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác

Trang 9

- Tạo mối liên hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn

- Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực chung, năng lực chuyên biệtcho người học, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn

1.2.3 Đặc điểm của dạy học tích hợp

* Nội dung dạy học mang tính phức hợp, gắn với các tình huống thực tiễn, có

sự liên kết giữa các kiến thức từ các lĩnh vực khoa học, môn học khác nhau

* Dạy học lấy người học làm trung tâm

* Dạy học định hướng kết quả đầu ra

* DHTH góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho ngườihọc

* DHTH định hướng và phân hóa năng lực người học

1.2.4 Các mô hình và hình thức dạy học tích hợp

 Quan điểm của Robin Fogarty chia thành 3 dạng và 10 mô hình tích hợp:Chia thành các môn học, kết nối, chuỗi tiếp nối, chia sẻ, tiếp cận luồng, tích hợp,nhúng chìm và nối mạng

 Quan điểm của Xavier Roegiers chia thành 4 hình thức tích hợp bao gồm:Tích hợp trong nội bộ môn học, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợpxuyên môn

 Quan điểm của Susan M Drake và Joanne L Reid chia thành 4 hình thức tíchhợp bao gồm: Kết hợp/lồng ghép, tích hợp đa môn, tích hợp liên môn và tích hợpxuyên môn

1.2.5 Phương pháp, kĩ thuật trong dạy học tích hợp

Trong DHTH, GV cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và kĩ thuật dạyhọc khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn

để kích thích và hoạt động hóa người học Đối với DHTH ở bậc đại học, GV cần

ưu tiên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật phát huy tính tích cực nhận thức của

SV, dạy cho họ phương pháp tự học, tự nghiên cứu Bên cạnh những phươngpháp, kĩ thuật dạy học truyền thống, GV cần sử dụng phối kết hợp các phươngpháp, kĩ thuật dạy học tích cực, có nhiều ưu thế trong việc hình thành và pháttriển năng lực thực hiện cho SV

1.2.6 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học tích hợp

Kiểm tra, đánh giá trong DHTH cần tập trung vào kiểm tra, đánh giá theođịnh hướng năng lực, tức là kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng tổng hợp kiếnthức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế

1.2.7 Quy trình dạy học tích hợp

* Quy trình DHTH của Trần Trung Ninh và cộng sự gồm 5 bước

* Quy trình DHTH của tác giả Nguyễn Văn Biên gồm 7 bước

* Quy trình DHTH của nhóm tác giả Trần Thị Thanh Thủy và cộng sựgồm 7 bước

1.3 Dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Trang 10

1.3.1 Khái niệm dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Trong nghiên cứu này xác định dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp là “một định hướng dạy học

trong đó GV tổ chức, điều khiển hướng dẫn SV biết huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, kết hợp các đối tượng học tập của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục có liên quan đến nhau và có liên quan đến kiến thức, kĩ năng, đối tượng học tập của một số lĩnh vực môn học khác nhằm hình thành cho SV trường ĐHSP những năng lực và phẩm chất cần thiết, vận dụng được tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp ”.

1.3.2 Chương trình học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong chương trình đào tạo cử nhân của trường đại học sư phạm

1.3.3 Cơ sở của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

1.3.4 Các thành tố của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

1.3.4.1 Mục tiêu dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

1.3.4.2 Nội dung dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Nội dung dạy học bao gồm:

- Nội dung dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục được tích hợp

theo kiểu lồng ghép/kết hợp với một số nội dung kiến thức như tích hợp các vấn

đề về cách xử lí, thu thập, kết xuất dữ liệu trên phần mềm thống kê SPSS,Excel; kĩ năng khai thác thông tin trên Internet; Kĩ năng đọc và nghiên cứu tàiliệu…

- Tích hợp nội môn các nội dung dạy học thành các module dạy học

- Thiết kế các nội dung dạy học thành các chủ đề liên môn, xuyên môn với nộidung kiến thức của các môn học có liên quan như Thống kê xã hội học, Logic học,Giáo dục học, Tâm lí học, Triết học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tin học đại cương…

1.3.4.3 Hình thức dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Các hình thức tích hợp phù hợp với dạy học học phần này bao gồm: Tíchhợp nội môn; Lồng ghép/kết hợp; Tích hợp liên môn và Tích hợp xuyên môn

1.3.4.4 Phương pháp, kĩ thuật trong dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

GV cần sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học, phát huythế mạnh của từng phương pháp, đặc biệt chú trọng đến các phương pháp dạyhọc tích cực định hướng phát triển năng lực người học, dạy người học cách tựhọc, tự nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo

Trang 11

1.3.4.5 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục

ở trường ĐHSP hiện nay bao gồm có dự giờ đánh giá GV; kiểm tra, đánh giákết quả học tập của SV thông qua các bài tập, bài kiểm tra giữa kì, đánh giáchuyên cần, và bài thi tự luận, bài tiểu luận cuối học kì Kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của SV còn nặng về đánh giá kiến thức, hiểu lí thuyết, chưa hướngtới việc đánh giá năng lực và khả năng vận dụng tri thức của SV vào giải quyếtnhững vấn đề đặt ra trong thực tiễn

1.3.5 Điều kiện để thực hiện dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Để thực hiện được việc dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục

cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp cần đáp ứng những điều kiện đốivới GV tham gia giảng dạy học phần, đối với SV, về nội dung dạy học, môitrường học tập và các điều kiện dạy học

1.3.6 Quy trình và mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

1.3.6.1 Khái niệm quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo

quan điểm tích hợp là trình tự, cách thức thực hiện một hoạt động dạy học tích hợp

nhằm kết hợp các đối tượng học tập của học phần PPNCKH giáo dục có liên quan

đến nhau và có liên quan đến đối tượng học tập của một số lĩnh vực môn học khác,tạo thành một nội dung dạy học thống nhất đáp ứng những mục tiêu cụ thể của quátrình dạy học ở trường ĐHSP

1.3.6.2 Mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Mô hình dạy học được xây dựng theo cách tiếp cận hệ thống gồm 3 thành

tố chính “Phân tích và thiết kế”, “Tổ chức hoạt động DHTH” và “Đánh giá vàđiều chỉnh”, mỗi thành tố là sự tác động qua lại lẫn nhau của nhiều hoạt động

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

1.4.1 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, GVtrường ĐHSP về dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp;Năng lực dạy học tích hợp của GV; Tính tích cực, tự giác trong học tập của SV;Công tác quản lí của cơ sở đào tạo

1.4.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan bao gồm: Xu hướng đổi mới của giáo dục đại học

Trang 12

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Mục tiêu, nội dung chương trình học phầnPPNCKH giáo dục trong chương trình đào tạo cho SV trường ĐHSP; Quy trìnhDHTH học phần; Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và môi trường học tập ởtrường ĐHSP.

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về dạy học tích hợp và dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp

Kết luận chương 1

1 Đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận khá sâu sắc và toàn diện về

hướng nghiên cứu này Tuy nhiên, về vấn đề dạy học học phần Phương pháp

NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, nó chỉ mới

được gợi mở trong một số công trình, thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu mộtcách hệ thống và toàn diện với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của mộtcông trình luận án

2 Dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP

theo quan điểm tích hợp mang đặc trưng nội dung dạy học mang tính phức hợp,gắn với các tình huống thực tiễn, có sự liên kết giữa các kiến thức từ các lĩnh vựckhoa học, môn học khác nhau; dạy học lấy người học làm trung tâm; định hướng

và phân hóa năng lực người học; góp phần hình thành và phát triển năng lực thựctiễn cho người học Quá trình DHTH học phần này là một quá trình bao gồmnhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau

3 Mô hình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường

ĐHSP theo quan điểm tích hợp được xác định bao gồm 3 thành tố chính là “Phântích và thiết kế”, “Tổ chức hoạt động DHTH” và “Đánh giá và điều chỉnh” Mỗithành tố lại bao gồm các hoạt động cụ thể có sự tác động qua lại, hỗ trợ, thốngnhất với nhau giúp cho quá trình DHTH đạt được những hiệu quả tối ưu nhất

4 Dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP

theo quan điểm tích hợp chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tốchủ quan và các yếu tố khách quan Người GV cần căn cứ vào những điều kiện,hoàn cảnh cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, từ đó cónhững biện pháp điều chỉnh, tác động phù hợp nhằm giúp cho quá trình dạy họctích hợp đạt được hiệu quả cao nhất

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ

PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP

2.1 Khái quát về nghiên cứu thực trạng

2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học

và dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm

Trang 13

tích hợp, từ đó có cơ sở thực tiễn khoa học thiết kế quy trình dạy học học phần

PPKHGD giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp cũng như đề

xuất các kiến nghị phù hợp

2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng

Việc nghiên cứu thực trạng của luận án tập trung vào những nội dung cụ thể sauđây: Nhận thức của GV và SV trường ĐHSP về DHTH; Thực trạng về DHTH ở

trường ĐHSP; Thực trạng về dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP; Thực trạng về dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường

ĐHSP theo quan điểm tích hợp; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học

học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.

2.1.3 Khách thể khảo sát

Luận án khảo sát trên 77 CBQL và GV thuộc 11 trường ĐHSP và

816 SV thuộc 6 trường ĐHSP trong cả nước.

2.1.4 Phương pháp khảo sát thực trạng

Bao gồm: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket; Phương pháp chuyên gia và Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

2.1.5 Quá trình chọn mẫu khảo sát và thu thập số liệu

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHSP về DHTH

2.2.1.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về khái niệm dạy học tích hợp

Đa số CBQL và GV của các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đã cónhận thức đúng về DHTH

2.2.1.2 Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về mục tiêu của DHTH

Đa số CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về những mục tiêu quan trọng của dạy học tích hợp

2.2.1.3 Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về đặc điểm

2.2.2 Thực trạng thực hiện dạy học tích hợp ở trường đại học sư phạm

2.2.2.1 Mức độ thực hiện dạy học tích hợp trong quá trình giảng dạy của giảng viên trường đại học sư phạm

GV trên địa bàn khảo sát đều đã thực hiện DHTH ở mức độ “Thường xuyên”

và đều đánh giá cao vai trò của DHTH trong quá trình dạy học ở trường ĐHSP

2.2.2.2 Hình thức tích hợp được sử dụng trong quá trình giảng dạy của giảng viên trường đại học sư phạm

Hình thức tích hợp chủ yếu được GV sử dụng là tích hợp nội môn hoặc

Trang 14

lồng ghép/kết hợp những kiến thức có liên quan với môn học của mình.

2.2.3 Thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

2.2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp

Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, GV và 94.6% SV được hỏiđánh giá vai trò của học phần PPNCKH giáo dục trong chương trình đào tạocủa trường ĐHSP ở mức độ “Rất quan trọng” và “Quan trọng” Đa số CBQL,

GV và SV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đều đã có những nhận thứcđầy đủ về mục tiêu của việc dạy học học phần này cho SV trường ĐHSP

Có 51.9% CBQL và GV cho rằng việc dạy học học phần này theo quanđiểm tích hợp là “Rất cần thiết” và 44.2% cho rằng “Cần thiết”

2.2.3.2 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp

Phần lớn CBQL và GV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đã có nhữngnhận thức đúng đắn về những mục tiêu quan trọng của việc dạy học học phần

PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp đó là hình thành

và phát triển khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vựckhoa học có liên quan đến KHGD trong việc triển khai một đề tài NCKHGD Tuynhiên, một số mục tiêu khác của việc dạy học học phần này theo quan điểm tíchhợp vẫn chưa được đa số CBQL và GV nhận thức được đầy đủ như phát triển nănglực tự học, làm việc độc lập, sáng tạo; phát triển khả năng suy luận, phân tích, tổnghợp, đánh giá; phát triển năng lực làm việc nhóm…

2.2.3.3 Thực trạng nội dung dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp

* Thực trạng thực hiện giảng dạy những nội dung dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP

GV đánh giá việc thực hiện các nội dung dạy học học phần PPNCKHgiáo dục đều ở mức độ “Khá” Nội dung được GV đánh giá thực hiện yếu nhất

là phần “Các phương pháp NCKHGD (Khái niệm PPNCKHGD, đặc điểm,

phân loại các Phương pháp NCKHGD; kĩ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập

dữ liệu, xử lí thông tin)” với điểm trung bình X =3.89´ và ĐLC = 0.766 Qua việc

dự giờ và sử dụng phương pháp quan sát, chúng tôi nhận thấy GV còn tươngđối yếu trong việc dạy phần các kĩ thuật để thu thập dữ liệu, xử lí thông tin, sửdụng phương pháp thống kê toán học, các phần mềm thống kê để xử lí và phântích dữ liệu nghiên cứu GV dành rất ít thời gian trên lớp cho việc dạy các nộidung kiến thức này, trong khi đây là một phần khá quan trọng giúp SV củng cốcác kĩ năng để phân tích kết quả nghiên cứu Các thông tin quan sát được cũngphù hợp với tự đánh giá của GV về việc thực hiện các nội dung giảng dạy họcphần này

* Thực trạng những nội dung dạy học của học phần PPNCKH giáo dục đã được

GV thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp

Ngày đăng: 13/01/2021, 07:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w