1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGLL_L7_Tháng 12 2010-2011_KNS

6 188 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Ngày hoạt động: __/__/2010 BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ I. Mục tiêu - Giúp HS biết một số bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng. - Tự hào về quê hương, yêu quý và biết ơn những anh hùng, chiến sĩ QĐNDVN. - Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ góp phần phát triển năng khiếu, hát ngâm thơ. - Củng cố mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ 19. - Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. - Biết noi gương tổ tiên, cha anh học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh. II. Các kỹ năng sống cơ bản - Kỹ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương và bộ đội anh hùng. - Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và bộ đội anh hùng. - Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động. - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các câu chuyện lịch sử. - Kỹ năng trình bày ý tưởng kể chuyện lịch sử. - Kỹ năng quản lí thời gian khi kể chuyện. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc với các nhân vật và câu chuyện cảm động. III. Phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực - Trò chơi giáo dục - Làm viêc theo nhóm nhỏ - Kể chuyện - văn nghệ - Trình bày – Trò chơi tài năng IV. Tài liệu và phương tiện - Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi quê hương, đất nước, quân đội ta, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh. - Dụng cụ trang trí - Câu hỏi – đáp án - Trò chơi – Tài năng Nguyễn Văn Được Trang 1 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN V. Tiến trình hoạt động * Khởi động: Cả lớp hát bài hát “Lớp chúng mình” 1. Khám phá: Trò chơi ai biết Thể lệ: người dẫn chương trình nêu câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận một phần quà. Câu 1: Vua gì đã bốn ngìn năm. Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thờ?  Vua Hùng vương Câu 2: Người đảng viên công sản đầu tiên của tỉnh Đồng Tháp. Phạm Hữu Lầu Câu 3: Ai là người lập nên chiến công phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.  Ngô Quyền Câu 4: Câu nói “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn là vương đất Bắc” là của vị anh hùng nào đời nhà Trần.  Trần Bình Trọng Câu 5: Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì người Nam mới hết đánh Tây” là của vị anh hùng nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp.  Nguyễn Trung Trực Câu 6: Chi bộ Đảng đầu tiên ở tỉnh Đồng Tháp ở đâu.  Xã Hoà An, TP. Cao lãnh Câu 7: Chị là người bác sĩ, liệt sĩ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Là tác giả của hai quyển nhật ký được viết tại bệnh xá Đức Phổ.  Đặng Thuỳ Trâm Câu 8: Ông là đốc binh, phó tướng của Võ Duy Dương – lãnh đạo nhân dân Đồng Tháp chống thực dân Pháp. Di tích của ông hiện được bảo tồn tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp  Nguyễn Tấn Kiều ( Đốc binh Kiều) Câu 9: Ông là người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm vào Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara.  Nguyễn Văn Trỗi Câu 10: Ông là một chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ đã nổi danh với khẩu hiệu: "Nhằm thẳng quân thù, bắn".  Nguyễn Viết Xuân. 2. Kết nối : a) Hoạt động 1: Văn nghệ Nguyễn Văn Được Trang 2 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Người DCT nêu thể lệ: chia lớp ra thành 4 đội, mỗi đội đại diện hát một bài có nội dung ca ngợi anh hùng, liệt sĩ, thương binh… đội nào hát đến cuối cùng là đội thắng cuộc và nhận được một phần thưởng. b) Hoạt động 2: Vẽ anh bộ đội Thể lệ: Mỗi đội cử 2 người: 1 người bịt mắt và 1 người không bịt mắt. Người không bịt mắt cõng người bịt mắt và điều khiển bằng miệng để người kia vẽ theo. Sau 5 phút, đội nào vẽ hoàn thành nhanh nhất sẽ được một phần thưởng. c) Hoạt động 3: Thi kể chuyện Bác Hồ Thể lệ: Mỗi nhóm kể 1 mẫu chuyện về Bác Hồ; nói lên ý nghĩa của mẫu chuyện. Mỗi người kể xong một câu chuyện sẽ được một phần quà. - Mời GVCN cho ý kiến: về tấm gương của Bác trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc * Gợi ý các câu chuyện: 1. ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH 2. TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG 3. LỜI KHUYÊN CỦA MỘT “LÃO NÔNG” d) Hoạt động 4: Trò chơi Ô chữ Thể lệ: người dẫn chương trình nêu câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận một phần quà. Câu 1: 16 ô chữ - Chiếc bánh tượng trưng cho trời và tượng trưng cho đất mà Lang Liêu dùng để dâng cho vua cha trong ngày đầu xuân.  BÁNH CHƯNG-BÁNH DÀY Câu 2: 10 ô chữ - Vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.  ĐINH BỘ LĨNH Câu 3: 8 ô chữ - Người thiếu niên anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, với chiến tích là tự đốt mình để lao vào phá hủy một kho xăng của quân địch  LÊ VĂN TÁM Câu 4: 15 ô chữ - Người đã lấy thân mình lấp kín lỗ châu mai trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ  PHAN ĐÌNH GIÓT. đ) Hoạt động 5: Thi kể chuyện lịch sử - Mỗi tổ đã chuẩn bị một câu chuyện, mời đại diện tổ kể lại câu chuyện đó. Nguyễn Văn Được Trang 3 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN - Mỗi tổ sẽ nhận được một phấn quà sau khi kể xong câu chuyện. e) Hoạt động 6: Câu hỏi lồng ghép HIV 1. Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS là ngày nào? 01/12 2. Thời gian tồn tại ngoài môi trường của HIV là bao lâu? - Rất ngắn, nó phụ thuộc vào lượng máu hoặc dịch tiết cơ thể chứa HIV. Nếu trong lượng máu nhỏ chỉ số vài giờ, lượng máu lớn sẽ nhiều hơn (máu lớnkhô chậm hơn). Tức là HIV chết ngay khi máu hoặc dịch tiết bị ánh nắng rọi khô. 3. HIV tồn tại trong các giọt máu ở bơm kim tiêm là bao lâu? - Từ 2 đến 7 ngày. 4. Những tác nhân không gây lây nhiễm HIV: Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi, . Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế, . Ăn uống chung bát đũa, cốc chén, . Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim, . 5. Thế nào là hành vi kỳ thị người nhiễm HIV - Là thái độ kinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV 6. Ở nhiệt độ 0 0 C và tia X, tia cực tím HIV có chết không? - Không chết 7. Phóng lây nhiễm HIV qua đườngmáu như thế nào? - Sử dụng bơm kim tiêm riêng một lần rồi bỏ - Sử dụng riêng các dụng cụ xuyên chích qua da như dao cạo râu, dụng cụ làm móng, dụng cụ bấm lỗ tai, dụng cụ xăm… - Nếu phải sử dụng lại các dụng cụ trên thì phải tiệt trùng đúng cách. - Chỉ truyền máu sau khi máu đó đã được xét nghiệm và xác định không nhiễm HIV. 3. Thực hành luyện tập: Hoạt động 7: Trình bày 1 phút. - Người dẫn chương trình mời một số học sinh trình bày trong 1 phút. * Gợi ý trình bày: + Bạn hãy nêu nộu dung chính của buổi hoạt động. Nội dung nào gây ấn tượng nhất. + Nhữngnội dung nào chưa thấy ấn tượng? Vì sao? - Sau khi các bạn trình bày xong mời GVCN củng cố kết quả hoạt động  HS khắc sâu 4. Vận dụng: GVCN giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà: viết thu hoạch cho bản thân Nguyễn Văn Được Trang 4 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN * Gợi ý: + Qua buổi sinh hoạt em thu hoạch được gì cho bản thân? + Em làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? + Tìm một câu nói ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của dân tộc ta. VI. Tư liệu: 1. ĐÂY LÀ CÁNH CỬA HOÀ BÌNH Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các nước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa trước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay. Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ tướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ trưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. Bước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t- ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ tướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác: - Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó. Tươi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ tướng Nêru: - Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình. Nghe Bác nói, Thủ tướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác: - Thưa Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở. Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý. Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: đây là cánh cửa hoà bình. 2. TẤM VÁN LÁT ĐƯỜNG Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958. Sau cơn mưa giông ngày hôm trước, trời vén mây cao tít, để lộ ra từng khoảng trời xanh biếc, đôi lúc có những lớp mây trắng bạc bập bềnh đuổi nhau. Đó là một buổi chiều đẹp trời, mát mẻ. Lúc bấy giờ, khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội còn nghèo, chưa có nhà ba tầng, đường chưa lát đá như bây giờ. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Một chiếc ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ, dừng lại bên hàng rào nứa cạnh chiếc quán lá bán quà sáng cho công nhân. Bác đến! Lúc đó nhiều anh chị em công nhân trông thấy Bác reo ầm lên, đổ xô cả lại. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể. Nguyễn Văn Được Trang 5 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Anh chị em công nhân theo Bác rất đông, trong đó có một số đồng chí lãnh đạo nhà máy. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy: - Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải làm sao đường sá được sạch sẽ, để khi anh chị em công nhân đi làm về khỏi phải đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu… 3. LỜI KHUYÊN CỦA MỘT “LÃO NÔNG” Tháng 8-1958, với cương vị Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh Nam Định, tôi được cùng các đồng chí trong Thường vụ tỉnh ủy lãnh đạo Hội nghị phát động phong trào sản xuất đông xuân họp tại xã Yên Tiến (Ý Yên). Đúng ngày họp, Bác về thăm. Đồng chí Phan Điền, Bí thư Tỉnh ủy ra tận đường đón Bác. Bác mặc áo bà ba nâu, hồng hào, mạnh khoẻ, tươi cười bước vào hội trường, đi từ dưới lên bắt tay nhiều đại biểu xã, huyện rồi mới bước lên bục nói chuyện. Bác rút từ túi áo một tờ giấy ghi chép số liệu và nói về tình hình sản xuất trong toàn tỉnh, sự sút kém trong thu hoạch vụ chiêm và mức cấy chưa đạt kế hoạch vụ mùa. Bác phê phán bệnh chủ quan của cán bộ lãnh đạo và khen ngợi ba huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một số bà con nông dân có nhiều cố gắng trong chăm bón lúa. Bác dừng lại, nhìn xuống cuối hội trường và nhấn mạnh: Chúng ta làm ruộng, muốn lúa tốt, thu hoạch nhiều, phải hiểu thế nào là “nhất thì, nhì thục”, thế nào là “một nước, hai phân, ba cần, bốn cải tiến kỹ thuật?”. Phải có đủ mạ tốt và cấy đúng thời vụ; phải chăm sóc cây lúa từ lúc còn là cây mạ đến lúc thu hoạch, bón đủ phân và có đủ nước, thường xuyên chống sâu, chuột. Lời nói của Bác như lời khuyên của một cụ “lão nông tri điền”, vừa gần gũi vừa thiết thực. Bác quay lại nhắc các đồng chí trong tỉnh ủy phải đi sát nông thôn, trực tiếp giúp đỡ và lãnh đạo sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn tỉnh. Trước khi ra về, Bác vào thăm một số gia đình nông dân và ra thăm cánh đồng xã Yên Tiến. Bác ngồi xuống bờ một thửa ruộng, dùng gang tay mình đo khoảng cách giữa 2 khóm lúa. Bác tỏ ra rất vui khi thấy lúa tốt và khen “cấy dầy vừa phải”. Lần về thăm của Bác rất ngắn nhưng đã thôi thúc chúng tôi rất nhiều. Sau đó, cả Tỉnh ủy phân công nhau đi sâu xuống từng huyện, từng xã, dành thì giờ cùng nhân dân bàn việc làm phân xanh, đốn đốc việc cấy kịp thời vụ, chăm sóc lúa mùa và chuẩn bị vụ đông xuân. Nguyễn Văn Được Trang 6 . Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Ngày hoạt động: __/__/2010 BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ THI. Câu hỏi – đáp án - Trò chơi – Tài năng Nguyễn Văn Được Trang 1 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN V. Tiến trình hoạt động * Khởi động: Cả lớp hát

Ngày đăng: 28/10/2013, 12:11

w