Së Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o YªnB¸i Đề chính thức (Gồm 01 trang) KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC : 2010 - 2011 M«n Thi: LÞch sö Thêi gian lµm bµi: 180 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1 (3,0 ®iÓm): Lập bảng trình bày tên Quốc hiệu nước ta qua các thời kì lịch sử theo mẫu sau: STT Tên Quốc hiệu Thời gian Tên người đặt Quốc hiệu 1… C©u 2 (2,5 ®iÓm): Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Em có suy nghĩ gì về vận mệnh của chủ nghĩa xã hội qua sự sụp đổ đó? Câu 3: (3,0 điểm) Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873. Câu 4: (2,5 ®iÓm) Xuất phát từ nhận định nào Đảng ta đã chọn Điện Biên Phủ làm điểm “quyết chiến chiến lược” với địch. Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ? Câu 5: (3,0 ®iÓm) Cuộc chiến đấu nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai (1946 – 1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Câu 6: (3,0 ®iÓm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy làm rõ công lao của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1969. Câu 7 (3,0 ®iÓm) Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU. Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới? -----------------Hết------------------- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh ………………………………………… Số báo danh ………………… Chữ kí giám thi 1……………………………………… Chữ kí giám thị 2 …………… Së Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Yªn B¸i ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm trang) HƯỚNG DẪN CHẤM THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2010 – 2011 M«n Thi: LÞch sö Thêi gian lµm bµi: 180 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Câu hỏi Đáp án Điểm Câu 1: (3,0 điểm) Lập bảng trình bày tên Quốc hiệu nước ta qua các thời kì lịch sử theo mẫu sau: STT Tên Quốc hiệu (1 điểm) Thời gian (1 điểm) Tên người đặt Quốc hiệu (1 điểm) 1 Văn Lang Thế kỉ VII TCN – Thế kỉ II TCN Vua Hùng 2 Âu Lạc Thế kỉ III TCN- Thế kỉ II TCN An Dương Vương 3 Vạn xuân Năm 544- 602 Lý Bí 4 Đại Cồ Việt Năm 968 – 1054 Đinh Bộ Lĩnh 5 Đại Việt Năm 1054 – 1400 Lý Thành Tông 6 Đại Ngu Năm 1400 – 1407 Hồ Quí Ly 7 Đại Việt Năm 1428 – 1804 Lê lợi tiếp tục đặt tên nước là Đại Việt 8 Việt Nam Năm 1804 – 1820 Gia Long 9 Đại Nam Năm 1839 – 1945 Minh Mạng 10 Việt Nam dân chủ cộng hòa Năm 1945 – 1976 11 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Năm 1976 đến nay 2 Nam Câu 2: (2,5 điểm) Những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Em có suy nghĩ gì về vận mệnh của chủ nghĩa xã hội qua sự sụp đó? * Nguyên nhân: - Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí với cơ chế quan liêu bao cấp… - Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiên tiến… - Khi tiến hành cải tổ mắc nhiều sai lầm, làm cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. - Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. * Nhận xét: Chủ nghĩa xã hội không cáo chung, lịch sử không phải dừng lại với sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và các nước Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn chỉ là bước lùi tạm thời…Vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản là một chế độ tiến bộ nhất – xã hội của dân, do dân và vì dân. 0,25 0,25 0,25 0,25 1,5 Câu 3: (3,0 điểm) Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới? Em hãy so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn với nhân dân ta từ 1858 đến 1873. * Điểm mới của cuộc kháng chiến của nhan dân Nam Kì từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: Từ sau năm 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính chất độc lập với triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến. * So sánh: - Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp (chủ động “Nghị hòa” vận động chuộc đất), bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. 1,0 1,0 3 - Trái ngược với thái độ bạc nhược của trièu đình nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt , sáng tạo. 1,0 Câu : 4 (2,5 điểm) Xuất phát từ nhận định nào Đảng ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm “quyết chiến chiến lược” với địch. Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại Hội nghị Giơnevơ? * Xuất phát từ nhận định… - Xuất phát từ nhận định: Điện Biên Phủ là một vị trí then chốt lại ở quá xa hậu phương của ta… Nên địch xây dựng Điện Biên phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương… - Như vậy, từ chỗ không nằm trong kế hoạch Nava ban đầu, Điện Biên Phủ đã trở thành khâu trung tâm của kế hoạch Nava… - Muốn phá tan kế hoạch Nava đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, tất yếu phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đảng ta cho rằng: Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có chỗ yếu cơ bản là bị cô lập, chỉ có thể tiếp viện bằng đường hàng không. Quân đội ta đã trưởng thành, hậu phương ta vững mạnh có thể khắc phục được những khó khăn về tiếp tế, vận tải… - Xuất phát từ tình hình trên Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. * Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ… - Thực dân Pháp hiếu chiến luôn ngoan cố theo đuổi chiến tranh xâm lược. Chỉ có đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù thì chúng mới chịu thương lượng… - Lúc này trên chiến trường ta đã giành những thắng lợi lớn, càng ngoan cố kéo dài chiến tranh Pháp càng bị sa lầy trong vũng bùn chiến tranh Đông Dương, chỉ đến khi thất bại nặng nề chúng mới chịu thay đổi thái độ. - Ngày 26/4/1954, giữa lúc quân ta chuẩn bị mở đợt tấn công thứ ba để quyết định số phận quân Pháp ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương khai mạc và với chiến thắng của quân dân 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 4 ta ở Điện Biên Phủ, số phận quân Pháp đã nằm trong tay chúng ta thì chúng mới chịu ngồi thương lượng thực sự và phải kí Hiệp định Giơnevơ sau 72 ngày đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. - Như vậy, thắng lợi ở bàn Hội nghị chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta đã có thực lực, đã mạnh, đã thắng, đã đập tan ý chí xâm lược trên mặt trận quân sự… 0,25 Câu: 5 (3,0 điểm) Cuộc chiến đấu nào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai (1946 – 1954) đã làm phá sản bước đầu kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp? Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa. - Đó là cuộc chiến đấu ở đô thị của quân và dân ta trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. * Diễn biến: - Chấp hành mệnh lệnh của bộ Tổng chỉ huy, quân và dân ở các thành phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 đồng loạt nổ súng. - Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, bên cạnh các lực lượng tự vệ, nhân dân đã dũng cảm chiến đấu và phục vụ chiến đấu… cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt ở Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội. - Ngày 20/12/1946, quân ta nổ súng tấn công 650 quân Pháp ở Nam Định. - Ở Huế quân ta tấn công các vị trí đóng quân của địch. Sau 50 ngày đêm quân ta bao vây, tiến công địch… - Ở Đà Nẵng, quân dân ta tiến công, bao vây, cô lập sân bay… - Tiêu biểu nhất là cuộc chiến đấu oanh liệt trong 60 ngày đêm ở Hà Nội với tinh thần “ Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” quân và dân ta chiến đấu dũng cảm… Quân dân ta đã đánh gần 40 trận, loại khỏi vòng chiến hàng trăm tên địch… * Kết quả - ý nghĩa: - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố. Địch bị tiêu hao nhiều sinh lực, hàng trăm tên bị tiêu diệt, một số phương 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 1,0 5 tiện chiến tranh bị phá hủy, bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Cơ quan Đảng, Nhà nước và lực lượng của ta rút về chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn mới. Câu 6: (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc hãy làm rõ công lao của Hồ Chí Minh đối với việc tổ chức lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1969. * Từ 1941 đến 1945: Sau 30 năm bôn ba ở hải ngoại, đến ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước tại Pác Bó – Cao Bằng. Người đã tổ chức và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (từ 10 đến 19/5/1941) hoàn thành chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng của Đảng được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939… - Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh. - Đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ thuận lợi, đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trung tâm. * Hoạt động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. - Sáng lập Việt Nam độc lập đồng minh … Ra chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944). - Tổ chức xây dựng căn cứ địa cách mạng… Người là linh hồn cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi. - Thành lập chính phủ cách mạng của nước Việt Nam mới, soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. * Từ 1945 đến 1954: - Người trực tiếp lãnh đạo việc xây dựng, kiện toàn Nhà nước dân chủ nhân dân, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. - Xây dựng chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. - Đề ra đường lối kháng chiến lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân trường kì chống thực dân Pháp xâm lược đi tới thắng lợi hoàn toàn. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 * Từ 1954 đến 1969: - Người cùng Trung ương Đảng hoàn thiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào chiến sĩ cả nước. - Trú trọng xây dựng, rèn luyện nâng cao sức lãnh đạo của Đảng, chăm lo xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân. Xây đắp nền tảng xã hội chủ nghĩa, vun đắp quan hệ đoàn kết quốc tế. - Ngày 2/9/1969, Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ trần nhưng những tư tưởng vĩ đại của Người đã hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân ta tiến lên hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Những tư tưởng của Người sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt… 0,25 0,25 0,25 Câu 7: (3,0 điểm) Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU? Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới? * Quá trình hình thành và phát triển: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với Xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). - Ngày 18/5/1951, Hiệp ước Pa ri được kí kết giữa 6 nước Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxăm bua để thành lập cộng đồng than – thép châu Âu. - Ngày 25/3/1957, 6 nước kí kết Hiệp ước Rô ma thành lập “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). - Năm 1973 phát triển thành 9 nước với sự tham gia của Anh, Ailen, Đan Mạch. Năm 1981, thành 10 nước với sự tham gia của Hi Lạp. Năm 1986, thành 12 nước với sự tham gia của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. - Đến tháng 12/1991, các nước thành viên đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ 1/1/1993, đổi thành Liên minh châu Âu (EU). 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 - Năm 1995, kết nạp thêm ba thành viên thành viên mới là Áo, Phần Lan, Thụy Điển. Năm 2004, kết nạp thêm 10 thành viên Đông Âu, nâng tổng số thành viên EU lên 25 nước. Năm 2007, thêm hai nước Rumani, Bungari tổng số thành viên lên 27 quốc gia. * Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU: - Năm 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. - Tháng 7/1995, EU và Việt Nam kí Hiệp định hợp tác toàn diện. * Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). - Từ lúc mới thành lập (1957), Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995, EU phát triển thành 15 nước thành viên, năm 2004, EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước nữa nâng số thành viên thành 27 quốc gia. - EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân, chính sách đối ngoại và an ninh châu Âu, Hiến pháp chung…) Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 8 . vµ ®µo t¹o Yªn B¸i ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm trang) HƯỚNG DẪN CHẤM THI LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC 2010 – 2011 M«n Thi: LÞch sö Thêi gian. Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o YªnB¸i Đề chính thức (Gồm 01 trang) KÌ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM HỌC : 2010 - 2011 M«n Thi: LÞch sö Thêi gian lµm