1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi sử 12

2 288 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 47,5 KB

Nội dung

MÔN THI : LỊCH SỬ LỚP : 12 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 ‘ Câu 1: (3điểm) Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức và vai trò của LHQ Câu 2: (3điểm) Trình bày sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp Câu 3 : (4điểm) Phân tích sự lãnh đạo của Đảng trong việc chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Hết ĐÁP ÁN LSTG Câu 1 3 điểm a. Sự thành lập - Hội nghị quốc tế với có đại diện 50 quốc gia tại Xan Phranxixcô họp từ 25 – 4 đến 26 – 6 – 1945 đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hiệp quốc (UN). Ngày 24.10.1945, Hiến chương có hiệu lực. b. Mục đích - Duy trì hoà bình, an ninh thế giới - Phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. c. Nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước - Không can thiệp vào nội bộ của bất kỳ nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. - Chung sống hoà bình và nhất trí giữa năm nước : Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc. d. Cơ cấu tổ chức - Hiến chương quy định tổ chức của Liên hiệp quốc gồm 6 cơ quan chính : Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế-xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký. e. Vai trò - LHQ trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì, an ninh thế giới. - Giải quyết các tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo … Tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ. 0.5 0.5 1.25 0.25 0.5 LSVN Câu 2 3 điểm a) Về kinh tế : Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới ; kỹ thuật và nhân lực được đầu tư. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo, lệ thuộc vào kinh tế Pháp. b) Về xã hội : Các giai cấp và xã hội ở Việt Nam có sự chuyển biến. + Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa ; một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. + Giai cấp nông dân, bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. + Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc có 0.5 0.5 0.25 0.25 tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. + Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ. + Giai cấp công nhân ngày càng phát triển,/ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân,/ có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Những mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai của chúng. 0.25 0.25 0.75 0.25 Câu 3 4 điểm - Thời cơ: + Ngày 9/8/1945, Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật. + Ngày 15/8/1945 , Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật Đông Dương hoang mang, chính phủ Trần Trọng Kim lo sợ ; điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến. - Nhận biết đây là thời cơ –Phát động Tổng khởi nghĩa : + Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế. + Thời cơ “ngàn năm có một” chỉ tồn tại trong thời gian chỉ từ sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9/1945). + Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh, Pháp, Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu. - Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám: + Chiều 16/8/1945, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên. + Ngày 18/8/1945: nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước. + Ở Hà Nội, ngày 19/8/1945: hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan chính quyền địch, như Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính .tối 19/8: khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. + Ở Huế : ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi. + Ở Sài Gòn : ngày 25/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi. * Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác dụng thúc đẩy các địa phương khởi nghĩa giành chính quyền. + Ở các nơi khác nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Địa phương giành chính quyền cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên(28/8/1945) * Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thắng lợi trong cả nước chỉ trong vòng 14 ngày(14- 28/ 8/1945). + Ngày 30/8 : vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ. 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 . MÔN THI : LỊCH SỬ LỚP : 12 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 ‘ Câu 1: (3điểm) Sự thành lập, mục đích,. trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước - Không can thi p vào nội bộ của bất kỳ nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng

Ngày đăng: 28/10/2013, 12:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w