ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ11 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ) Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ) Đề 2: Câu 1: Các nước phát xít trong giai đoạn 1931-1937 đã có những hoạt động xâm lược nào chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) Câu 2: Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục kháng chiến như thế nào? (4đ) Câu 3: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? (2đ) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ12 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Taị sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp? (4đ) Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 đến 1954 ? (4đ) Câu 3: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (2đ) Đề 2: Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử mới, diễn biến của chiến dịch Biên Giới năm 1950? (4đ) Câu 2: Vì sao Mĩ thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? (4đ) Câu 3: Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. (2đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ11 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) * Phát xít Đức đầu hàng: − 1944 cuộc tổng phản công LX, giải phóng các nước Trung, Đông Âu. − 6/1944 Anh - Mĩ mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu. Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm Đông - Tây. − Tháng 2/1945 Hội nghị nguyên thủ ba cường quốc M, A, LX họp tại Ianta phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức và Đông Âu − Tháng 2/1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ mặt trận phiá Tây. Tháng 4/1945 HQLX tấn công Béc lin − 09/5/1945 Đức đầu hàng → CTTG II kết thúc Châu Âu. * Quân phiệt Nhật đầu hàng − Liên quân Anh-Mĩ mở cuộc tấn công TBD. − 08/8/1945 LX tuyên chiến Nhật tấn công 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. − 15/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện. Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ) − Không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, − Chiếm vùng Nam Kỳ giàu có, uy hiếp CPC, chiếm lưu vực sông Mê Công gây khó khăn về lương thực cho triều đình Huế. − Ngày 17/2/ 1859 Pháp đánh thành Gia Định → Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Quân ta chống cự quyết liệt, Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chếm VN từng bước. − Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp. + Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở VN bị điều động sang chiến trường TQ, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định. + Tháng 3/1860, NTP vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi. Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ) − Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời, ngay khi Pháp nổ súng xâm lược. − Lòng yêu nước và ý thức về một đất nước thống nhất của toàn dân. − Ý chí quyết tâm cao. Đề 2: Câu 1: Các nước phát xít trong giai đoạn 1931-1937 đã có những hoạt động xâm lược nào chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) − Từ những năm 30 TK XX, PX Đức, Italia, Nhật đã hình thành liên minh PX (trục Beclin, Rôma, Tôkiô) phe trục → gây CT xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên tg. − Sau khi lên cầm quyền, chính phủ Hitle xé bỏ Hoà ước Vecxai, hướng tới thành lập “Đại Đức” bao gồm tất cả lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. − LX coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm chủ trương liên kết Anh, Pháp chống PX. − Anh, Pháp thực hiện chính sách thỏa hiệp nhằm chĩa mũi nhọn CT về LX. − Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Câu 2: TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Nhân dân ba tỉnh miền Tây tiếp tục kháng chiến như thế nào? (4đ) TD Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ: − 1863 ngay khi Pháp thiết lập nền bảo hộ trên đất CPC, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1862 → Yêu cầu được quyền kiểm soát 3 tinh miền Tây Nam Kỳ. − Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế 20 → 24/6/1867 Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn viên đạn nào. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây đánh Pháp: − Lôi cuốn nhiều tầng lớp tham gia − Các cuộc đấu tranh diễn ra nhiều nơi − Các phong trào đều bị đàn áp và thất bại − Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, kiên cương, bất khuất chống giặc ngoại xâm tiêu biểu Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân. Câu 3: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? (2đ) − Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc-Nam, có hải cảng sâu và rộng, gần Hội An, cách Huế 100km về phía Bắc. Đây là vị trí thuận tiện đã trở thành đầu mối ra vào của tàu thuyền. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ12 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Taị sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp. (4đ) Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 đến 1954 ? (4đ) Câu 3: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (2đ) Đề 2: Câu 1: Trình bày hoàn cảnh lịch sử mới, diễn biến của chiến dịch Biên Giới năm 1950? (4đ) Câu 2: Vì sao Mĩ thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? (4đ) Câu 3: Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. (2đ) ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ12 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta. Taị sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp. (4đ) * Âm mưu của Pháp. −Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Pháp – Mỹ đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể trở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. −Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mỹ đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Điện Biên Phủ được Pháp – Mỹ đánh giá là “pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng ta vào đây để tiêu diệt. − Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành 1 hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia thành 3 phân khu với 16.200 quân, đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh hiện đại. * Chủ trương của ta. −Đầu 12/1953 Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. −Ta huy động khoảng 55.000 quân, hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, 27.000 tấn gạo chuyển ra mặt trận. −Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì: + Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập. + Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế. −Đầu 3/1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất. 13/3/1954 ta nổ súng tấn công Điện Biên Phủ Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 đến 1954 ? (4đ) + Nguyên nhân thắng lợi: −Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là CT Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. −Toàn quân, toàn dân ta đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động. −Xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh. −Có sự đoàn kết và liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và loài người tiến bộ. +Ý nghĩa lịch sử −Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp gần một thế kỉ trên đất nước ta. −Miền Bắc hòa toàn được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. Tạo cơ sở giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. −Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. −Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh. Câu 3: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? (2đ) −Nước VN DCCH vừa ra đời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: −Quân đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật kéo vào nước ta: + Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. + Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. −Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, cấu kết với Pháp chống phá cách mạng. −Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu. −Nền kinh tế lạc hậu, nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nạn lụt lớn, ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. −Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. −Ngân sách Nhà nước trống rỗng. chính quyền chưa quản lý được Ngân hàng đông Dương. −Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, Nước VNDCCH đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đề 2: Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử mới, diễn biến của chiến dịch Biên Giới năm 1950? (4đ) −Thuận lợi: + Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. + Đầu năm1950, Trung Quốc, Liên xô, các nước XHCN khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. −Khó khăn: +Mỹ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương: công nhận chính phủ Bảo Đại, viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp. + Tháng 5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4, lập “hành lang Đông - Tây”: Hải phòng – Hòa Bình – Sơn La, chuẩn bị tấn công Việt bắc lần thứ hai. −Chủ trương của Đảng và Chính phủ : Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. −Diễn biến: + Ngày 16/9/1950, ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng rút về. + Quân ta chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, làm cho 2 cánh quân này không gặp được nhau và tiêu diệt chúng, buộc quân Pháp rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm Pháp hoảng loạn rút chạy. Đến 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng . Câu 2: Vì sao Mĩ thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam? (4đ) −Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng, quân dân Miền nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang; tiến công địch trên 3 vùng chiến lược bằng 3 mũi tiến công. −Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng miền Nam kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân. −Trên mặt trận quân sự : Ngày 2-1-1963, quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc (Mỹ Tho-Tiền Giang). Chiến thắng này chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, mở ra cao trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” khắp Miền Nam. −Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, của “đội quân tóc dài”. −Phong trào đấu tranh của quân và dân miền Nam đã làm suy yếu chính quyền Ngô Đình Diệm. Mỹ phải làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11/1963). −Đông - xuân 1964-1965, quân ta mở chiến dịch tấn công địch ở miềm Đông nam bộ với chiến thắng ở Bình Giã – Bà Rịa (2-12-1964), tiếp đó, giành thắng lợi ở An Lão - Bình Định, Ba Gia – Quảng Ngãi, Đồng xoài – Bình Phước đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. −Ý nghĩa: Đây là thất bại có tính chiến lược lần thứ hai của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mỹ vào tham chiến ở miền Nam. Câu 3: Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946. (2đ) −Nội dung hiệp định Sơ bộ 6/3/1946: + Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. + Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp, được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam, giữ nguyên quân đội ở vị trí cũ, đi đến cuộc đàm phán chính thức ở Paris. *Ý nghĩa của Hiệp định: −Ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. −Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô, nhưng thất bại. Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. . thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? (2đ) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH S 12 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta trong chiến dịch. vị trí thuận tiện đã trở thành đầu mối ra vào của tàu thuyền. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH S 12 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta trong chiến dịch. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II / 2014 MÔN: LỊCH SỬ11 THỜI GIAN: 45phút Đề 1: Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng