1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề KT chuẩn KT PP tích cực

30 192 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 395 KB

Nội dung

PHÒNG GD – ĐT HUYỆN PHÚ NINH TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ CHUYÊN ĐỀ TỔ: NGOẠI NGỮ Năm học: 2010 - 2011 “DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lý do chọn đề tài: Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, việc phối hợp các phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập của học sinh chưa cao. Một số khác thì thường hay bị “cháy giáo án” vì không xác định đâu là kiến thức cơ bản, đâu là kiến thức trọng tâm của bài học và hiện tượng thầy nói trên bảng còn trò làm việc riêng dưới lớp vẫn còn và ngày càng phổ biến. Cho nên một trong những yêu cầu quan trọng trong việc dạy học hiện nay là giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông, thông qua sách giáo khoa để xác định và lựa chọn nội dung cơ bản nhất, trọng tâm của từng bài học,giúp học sinh nắm vững nội dung với tinh thần “ít nhưng mà tinh, còn hơn nhiều mà thô”. Từ đó thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phù hợp để phân hoá học sinh, kích thích học sinh tìm hiểu, học tập; khắc phục tình trạng “đọc – chép” và giúp tất cả các đối tượng học sinh có thể nắm bài và hiểu bài. Hơn nữa, trong quá trình học tập học sinh phải được làm việc nhiều hơn là chỉ ngồi lắng nghe, các em cần phải đọc, viết, thảo luận, hoặc được tham gia vào giải quyết vấn đề. Quan trọng nhất, sẽ được tích cực tham gia, học sinh phải tham gia vào các nhiệm vụ tư duy ở bậc cao như: Phân tích, tổng hợp, và đánh giá. Vì vậy, phương pháp dạy học tích cực được đề xuất là chiến lược trong việc thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh. * Đặc trưng cơ bản của PPDHTC - Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp kiến tạo ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. * Lí do áp dụng PPDHTC: - Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh. - Tăng cường hiệu quả học tập. - Tăng cường trách nhiệm cá nhân. - Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau. - Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm. II. Thực trạng dạy học * Ưu điểm: - Đã thực hiện dạy học phân hoá học sinh theo năng lực dựa trên chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng. - Đã phối hợp sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, khắc phục tình trạng chỉ dạy theo kiểu “đọc - chép”và kích thích sự tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của một bộ phận học sinh. - Đã ứng dụng và nâng cao hiệu quả CNTT trong dạy học. *Tồn tại: -Vẫn còn nhiều tiết dạy chưa xác định và chưa bám sát chuẩn Kiến Thức và chuẩn Kĩ Năng của bài học và chưa lôi kéo, kích thích một bộ phận học sinh tham gia. Một số học sinh không nắm được bài hoặc còn mơ hồ trong việc nắm kiến thức. - Khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đồng đều. - Chưa khai thác triệt để, hiệu quả đồ dùng dạy học. - Bài soạn xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng cần đạt trong mục tiêu bài dạy còn mang tính dàn trãi, chưa thể hiện rõ các hoạt động tích cực của thầy và trò; chưa có sự phân loại học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc tổ chức dạy học. * Nguyên nhân - Học sinh chưa hứng thú với việc học ngoại ngữ và luôn xem đây là một môn học khó. - Phần đông GV quen soạn giảng theo SGK, mà chưa chú ý đến chuẩn kiến thức, chưa có sự đào sâu, nghiên cứu, phân loại học sinh trong từng tiết dạy - Chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất cho nhu cầu dạy và học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Biện pháp thực hiện: 1.Bám sát chuẩn kiến thức và chuẩn kĩ năng để thiết kế bài giảng với mục tiêu đạt được là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kỹ năng dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS và có sự phân hoá học sinh dựa trên năng lực tiếp thu kiến thức của các em. 2. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. 3. Không quá lệ thuộc vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.Vì trong chương trình môn Tiếng Anh có một số bài quá dài không thể truyền tải hết các nội dung trong 45 phút. 4. Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. - Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh. [...]... hợp với lý thuyết về dạy học tích cực: “ Tôi nghe- tôi sẽ quên, tôi xem- tôi sẽ nhớ, tôi làm- tôi sẽ hiểu” Dạy học tích cựcđể thay đổi cách học một cách tích cực Biết cách học để có thể học tập suốt đời, thực hiện 4 trụ cột của việc học: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với nhau và học để làm người” là phát triển giáo dục một cách bền vững D ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ XUẤT: •KIỂM TRA 1 TIẾT ANH... tích cực - Sử dụng các tranh ảnh có tính minh hoạ nhằm tạo hứng thú cho học sinh - Sử dụng một số PPDH truyền thống theo hướng tích cực II Kết luận: Chúng tôi luôn nhận thức rõ một điều rằng phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Dạy và học tích cực. .. câu hỏi cho câu trả lời có sẵn (Answers Given) - Nối câu hoặc ý (Matching) Etc C KẾT THÚC VẤN ĐỀ: I Bài học kinh nghiệm: - Nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo để tìm cách sử dụng các PPDH tích cực và có lồng ghép giáo dục môi trường,giáo dục kĩ năng sống - Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng dạy học tích cực - Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít tranh... dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 9 Dạy học theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống 10 Trong việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng việc sử dụng... dạng bài tập và kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn 2 bao gồm: - Đúng/sai (True/ False): GV chuẩn bị các phiếu học tập (handouts) bao gồm một số câu có thông tin đúng hoặc sai với thông tin trong bài đọc/ nghe HS thảo luận theo cặp và xác định câu nào đúng, câu nào sai và sai ở thông tin nào rồi sửa lại cho chính xác - Đa lựa chọn (Multiple Choice): GV chuẩn bị câu hỏi với ba hoặc bốn... giai đoạn, GV có thể sử dụng những kĩ thuật khác nhau 1 Các kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong giai đoạn trước khi đọc: - Hoạt động tiên đoán tự do (Open prediction): GV chỉ nêu lên chủ đề của bài nghe (đọc) và cho HS cả lớp tự do đoán xem nội dung của bài đọc sẽ như- thế nào Để gây hứng thú cho HS, GV có thể giới thiệu chủ đề của bài bằng tranh ảnh, hoặc những vật dụng thực, v.v - Đoán xem các nhận... theo trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu theo hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình Sách giáo khoa - Tổ chức các hoạt động cặp, nhóm để nắm vững nội dung bài học 6.Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung... nào đó, v.v - Trả lời câu hỏi (Pre-questions): GV đặt một số câu hỏi về chủ đề bài nghe /đọc, HS vận dụng những kiến thức đã có sẵn của mình để trả lời các câu hỏi đó - Bài tập từ vựng: gợi ý cho HS nhớ lại những từ đã học có liên quan đến chủ đề sắp nghe /đọc Gợi mở để giúp HS xây dựng‘mạng lưới’ từ vựng liên quan đến chủ đề bài nghe/ đọc, trong đó có những từ mới và khó mà họ sẽ gặp trong bài nghe... trong dạy học một cách hợp lý 11 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dạy học bám sát chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình giáo dục phổ thông Giữa các đối tượng học sinh khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ II Việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức kỹ năng theo PPDHTC vào từng kiểu bài dạy: A- Teaching Language content: * Dạy từ vựng:... tranh,ảnh, biểu bảng, sơ đồ hoặc có thể vẽ trực tiếp lên bảng GV có thể sử dụng các hành động, cử chỉ, điệu bộ bản thân GV và HS luôn là nguồn trực quan sinh động mà nếu khéo vận dụng sẽ đem lại hiệu quả tích cực - Dùng tình huống ( situations) GV có thể sử dụng các tình huống thực trong lớp hoặc ngoài lớp để chỉ ra nghĩa của từ Ví dụ: GV có thể chỉ vào 1 nam HS ngồi giữa 2 nữ HS để giới thiệu ý nghĩa của . HỒ CHUYÊN ĐỀ TỔ: NGOẠI NGỮ Năm học: 2010 - 2011 “DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ:. phương pháp dạy học tích cực được đề xuất là chiến lược trong việc thúc đẩy tính học tập tích cực của học sinh. * Đặc trưng cơ bản của PPDHTC - Dạy học tăng

Ngày đăng: 28/10/2013, 07:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

8. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học  trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề… qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ  năng của Chương trình giáo dục phổ - Chuyên đề KT chuẩn KT PP tích cực
8. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn như dạy học trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đề… qua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w