1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy và học Địa lý

5 12,6K 137
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 50 KB

Nội dung

MỘT SỐ KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. I. do chọn: Trong dạy học địatrong nhà trường phổ thông, bản đồmột vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là những cơ sở thuận lợi cho việc truyền tải kiến thức tiếp nhận kiến thức địa lí nói chung, rèn luyện các kỹ năng địa lí nói riêng. Đặc biệt trong việc dạy học địa lí hiện nay,nhằm phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động trong học tập của học sinh thì bản đồ càng có vai trò ý nghĩa to lớn hơn. Điều quan trọng ở đây, để dạy học địa lí bằng phương tiện bản đồ có hiệu quả cao thì người dạy phải biết tổ chức, hướng dẫn người học khai thác bản đồ như thế nào? Đạt được ở mức độ nào? Người học phải khai thác bản đồ như thế nào? Tiếp nhận kiến thức như thế nào cho hiệu quả cao nhất? đó chính là do tôi chọn đề tài này. II. Nội dung: 1. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa: 1.1 Mục tiêu việc sử dụng bản đồ giáo khoa: Trong chương trình học tập ở nhà trường phổ thông, không có thời gian dành cho bản đồ học, bản đồ chỉ được coi như một công cụ, một phương tiện dạy học địa lí. Do vậy,chỉ có thể thông qua việc giảng dạy địa lí để trang bị kiến thức bản đồ cho học sinh. Trong chương trình kiến thức phổ thông, lượng kiến thức địa lí được xác định cụ thể cho từng cấp học,lớp học,vì vậy cũng cần phải xác định kiến thức bản đồ cho từng cấp, lớp học. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ bản đồ từ đơn giản đến phức tạp, nhằm mục đích trang bị cho học sinh khả năng đọc bản đồ như là đọc một quyển sách. Nghĩa là không dừng lại ở mức độ nhận biết các hiện tượng địa lí trên bản đồ mà phải nắm được nội dung của các hiện tượng đó, tiến dần từ sự mô tả định tính một khu vực sang mô tả định lượng. Như vậy bản đồ giáo khoa không những chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến thức địa lí mà còn giúp các em có phương pháp tư duy lao động một cách khoa học. 1.2 Cách dùng bản đồ trong khi soạn bài: Để thực hiện bài giảng người giáo viên phải trải qua 2 giai đoạn lao động: chuẩn bị bài giảng truyền thụ ở lớp. Khi đã xác định mục đích yêu cầu bài giảng khối lượng kiến thức cần trình bày,người giáo viên chuẩn bị một số bản đồ: bản đồ treo tường dùng làm cơ sở truyền thụ của giáo viên, bản đồ trong sách giáo khoa Átlát để cho học sinh theo dõi bài giảng. Công tác chuẩn bị bản đồ cho bài giảng gồm 3 bước: a. Phân tích đánh giá bản đồ: Đối với bản đồ giáo khoa, ngoài nội dung khoa học địa lí thì nội dung khoa học bản đồ cũng giữ vai trò quan trọng. Vì vậy việc chuẩn bị bản đồ cần phải phân tích,đánh giá bản đồ theo 2 hướng: - Về khoa học địa lí: Bản đồ giáo khoa được đánh giá tốt là những bản đồ phù hợp với bài giảng. tránh dùng bản đồ có quá nhiều nội dung không cần thiết cho bài giảng vì sẽ làm rối rắm, lu mờ nội dung chính. - Về khoa học bản đồ:Truyền thụ cho học sinh những kiến thức về bản đồ, về phương pháp biểu thị bản đồ. Phải có sự thống nhất giữa phương pháp biểu hiện, kí hiệu màu sắc trên bản đồ. Về cơ sở toán học bản đồ, dù khái quát đến đâu cũng không thể thiếu hệ thống lưới kinh vĩ tỉ lệ bản đồ,thiếu hai yếu tố này,không thể xác định được kích thước mối quan hệ không gian của các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hệ thống lưới kinh vĩ tuyến làm cơ sở để xác định vị trí của các đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ ngoài việc chỉ ra mức thu nhỏ của các đối tượng ngoài thực tế mà còn nêu được giới hạn của nội dung bản đồ. Trên bản đồ nội dung phương pháp biểu hiện phù hợp với tỉ lệ, thay đổi tỉ lệ sẽ thay đổi về nội dung phương pháp biểu hiện. Ví dụ: Sẽ bị sai nếu phóng to bản đồ trong sách giáo khoa thành bản đồ giáo khoa treo tường mà nội dung không có gì thay đổi,bổ sung thêm, như vậy bản đồ sẽ rất trống trải, nội dung sài,không cân đối giữa lượng thông tin biểu hiện diện tích bản đồ. Tính khoảng cách thực tế bằng cách sử dụng bản đồ tỉ lệ nhỏ là bị sai vì còn phải tính đến độ cong của quả đất còn ảnh hưởng bởi sai số chiếu hình. b. Chọn lọc nội dung: * Khi chọn lọc nội dung còn phải tính đến ảnh hưởng của các tính chất: - Tính hiện đại: nếu là bản đồ tự nhiên thì nội dung ít thay đổi, nếu là bản đồ kinh tế - xã hội thì nội dung sẽ thay đổi nhiều hơn. - Tính chi tiết: mức độ chi tiết của bản đồsự khác nhau.Bản đồ Át lát có mức độ chi tiết cao nhất,dùng làm tài liệu tham khảo,tra cứu rồi đến bản đồ giáo khoa treo tường sau cùng là bản đồ trong sách giáo khoa. - Tính thống nhất: nội dung bài giảng, bản đồ trong sách giáo khoa bản đồ giáo khoa treo tường phải có sự thống nhất về một số vấn đề sau: Về địa danh: có sự thống nhất để dễ dàng theo dõi. Lưới chiếu phải giống nhau để dễ so sánh học sinh có thể bổ sung ngay vào bản đồ của mình những kiến thức bài giảng. nếu muốn so sánh sự khác nhau về hình dạng của khu vực dưới ảnh hưởng của các lưới chiếu khác nhau thì phải dùng những lưới chiếu khác nhau ở những bài giảng khác nhau. Các bản đồ dùng phải có sự thống nhất về phạm vi các lãnh thổ biểu hiện,chảng hạn để giảng về tự nhiên Việt Nam nên dùng bản đồ Việt Nam bản đồ Đông Nam Á. c. Cách dùng bản đồ khi truyền thụ tại lớp: Trong giờ lên lớp, người giao viên có nhiệm vụ kiểm tra kiến thức cũ,giảng bài mới, hướng dẫn học sinh học bài làm bài ở nhà. Những công việc này đều được thực hiện dựa trên cơ sở bản đồ. Hướng dẫn học sinh nhận biết, hiểu được nội dung bản đồ, phân tích được các hiện tượng địa lí. Ví dụ: khi học về đặc điểm địa hình Việt Nam,giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc bản đồ để hiểu được các dạng địa hình nước ta cũng như nơi phân bố của chúng, khả năng ảnh hưởng của địa hình đến các đặc điểm tự nhiên khác… Dùng phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi để đánh giá khả năng nhận biết quan sát của học sinh. Những câu hỏi đặt ra không đòi hỏi tính toán mới trả lời được phải chú ý xem học sinh cuối lớp có nhìn rõ được bản đồ không. Ví dụ khi học về nông nghiệp Việt Nam, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp, đặt câu hỏi: dựa vào bản đồ nông nghiệp Việt Nam hãy nhận xét sự phân bố các loại cây trồng chính, cho biết tại sao các cây này lại được phân bố chủ yếu ở đó? Giáo viên hệ thống các câu trả lời, hướng dẫn học sinh bổ sung ngay vào bản đồ sách giáo khoa. Hướng dẫn học sinh dùng bản đồ để nghiên cứu địa lí là công việc đặc biệt quan trọng. trang bị cho học sinh kỹ năng đọc, hiểu tính toán số lượng của hiện tượng biết xây dựng biểu đồ, đồ thị để so sánh số lượng các giá trị. Hướng dẫn so sánh, đối chiếu bản đồ thực địa, nghiên cứu điều tra thực tế, lập đồ, biểu đồ, đồ thị… 2. Sử dụng bản đồ giáo khoa: Mỗi khái niệm địa lí đều có mối quan hệ với bản đồ, vì mỗi đối tượng địa lí đều được thể hiện trong không gian thời gian, có đường nét nhất định. Việc hình thành khái niệm địa lí song song với việc nắm vững kỹ năng đọc sử dụng bản đồ, giúp các em hiểu rõ các mối tương quan chủ yếu trên bản đồ đó là tương quan về vị trí ( tọa độ mặt bằng độ cao), tương quan về màu sắc, tương quan về hình dạng của kí hiệu điểm, đường, diện tích phương hướng của chúng, tương quan về kết cấu, tương quan về kích thước… Những mối tương quan có quan hệ mật thiết kết hợp chặt chẽ với nhau, giúp học sinh nhận biết được đối tượng, hiện tượng địa lí trên bản đồ hiểu được đặc tính chất lượng, số lượng, cấu trúc động lực phát triển của chúng. 2.1 Phương pháp sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa: Mỗi bài học địa lí trên lớp đều có chủ đề chính, những chủ đề này thường có chủ đề riêng hoặc chủ đề kết hợp biểu diễn nội dung bài học, có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức theo chủ đề bài học, giúp học sinh tư duy địa lí gắn liền với lãnh thổ, bản đồ giáo khoa có vai trò quan trọng trong học tập địa lí ở trên lớp,ở nhà. Trong giảng dạy có khi giáo viên dừng lại để giải thích, hướng dẫn học sinh quan sát, nêu vấn đề để học sinh trả lời. 2.2 Phương pháp sử dụng bản đồ treo tường: Rèn luyện kỹ năng đọc chỉ trên bản đồ: kỹ năng nhận biết, chỉ đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ đơn giản nhưng rất cơ bản. Trên cơ sở nắm chắc kỹ năng này mà học sinh sẽ rèn luyện kỹ năng khác đơn giản hơn. Cách thức tiến hành: - Trước hết, giáo viên cần phải phát âm rõ ràng rành mạch địa danh chỉ trên bản đồ. Học sinh theo dõi trên bản đồ, đối chiếu với lược đồ trong sách giáo khoa hoặc bản đồ trong Át lát để tìm ra đối tượng. Giáo viên viết địa danh lên bảng, phát âm lại rồi chỉ một vài em đọc nhắc lại sau đó ghi vào vở. Qua hoạt động trên, học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa phát âm, vừa viết, các giác quan đều hoạt động nên dễ ghi vào trí nhớ, như vậy học sinh sẽ đọc đúng ghi nhớ địa danh. Khó khăn lớn nhất của học sinh khi chỉ trên bản đồ là tìm ra được dễ dàng các đối tượng cần chỉ . Nhiều giáo viên kinh nghiệm thường lưu ý học sinh đến đặc điểm hình thù kích thước của đối tượng đặt câu hỏi: giống cái gì? Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng đều có những đặc điểm dễ nhận thấy như vậy. Kinh nghiệm cho thấy khi tách riêng một đối tượng địa vẽ lên bảng hoặc lên giấy, chẳng hạn một con sông, đảo, hồ, thì học sinh sẽ khó nhận ra. Sở dĩ như vậy là khi tri giác một đối tượng địa lí trên bản đồ người ta luôn gắn nó với các đối tượng địa lí xung quanh. Từ đó đi đến kết luận là để tìm ra đối tượng địa lí trên bản đồ, học sinh không phải chỉ dựa vào đặc điểm hình thù, kích thước của nó mà phải dựa vào toàn bộ khung cảnh xung quanh. Nhận biết ghi nhớ các đối tượng địa lí trên bản đồ là rất quan trọnghọc sinh càng ghi nhớ nhiều đối tượng càng nhanh chóng tìm ra những khác liên quan. Nói cách khác càng có nhiều điểm tựa học sinh càng dễ tìm ra những đối tượng cần tìm, tức là càng đọc bản đồ nhanh chóng. Việc hướng dẫn học sinh cách nhận biết, tìm ra ghi nhớ các đối tượng địa lí trên bản đồ giúp các em luôn củng cố bài cũ, nắm vững cái mới không ngừng mở rộng vốn hiểu biết bản đồ của mình. Rèn luyện kỹ năng so sánh trên bản đồ: So sánh trên bản đồ để tìm ra đặc điểm các đối tượng, mối liên hệ giữa các đối tượng, sự giống khác nhau, mối liên hệ giữa cái đã biết cái chưa biết, củng cố kiến thức. Phương pháp so sánh bản đồ có thể gây hứng thú học tập cho mọi học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động của mọi học sinh. Phương pháp này sử dụng rất có hiệu quả trong việc giảng dạy kiểm tra bài cũ. - Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ: Xác định phương hướng một cách chính xác trên bản đồmột kỹ năng hết sức quan trọng. Việc xác định vị trí địa lí, mô tả dòng sông, dải núi, bình nguyên, cao nguyên… sẽ bị sai lệch nếu không xác định đúng phương hướng trên bản đồ. Ở cấp tiểu học, học sinh thường hiểu một cách mơ hồ là phía trên của bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, Tây đông là phía trái phải. Điều này chỉ đúng trên những bản đồ tỉ lệ lớn hoặc bản đồ phép chiếu hình trụ, vận dụng cách hiểu đó vào bản đồ phép chiếu hình nón, phương vị hoặc mảnh bản đồ của phép chiếu phối cảnh thì hoàn toàn sai. - Việc xác định phương hướng phải luôn luôn dựa vào các đường kinh tuyến vĩ tuyến, chỉ có các đường kinh tuyến mới nối liến 2 điểm Bắc Nam, khi kinh tuyến là những đường chỉ hướng Bắc Nam thì vĩ tuyến là đường chỉ hướng Tây- Đông. Cần lưu ý là khi hướng dẫn học sinh xác định phương hướng trên bản đồ, luôn cho học sinh luôn đối chiếu với quả địa cầu, như vậy các em sẽ dễ hiểu nhận thức vấn đề sâu sắc hơn. - Rèn luyện kỹ năng xác định tọa độ: Việc xác định tọa độ địa lí trên bản đồ có ý nghĩa to lớn, cho phép nhận ra điểm nào đó trên bản đồ thuộc đới khí hậu nào từ đó suy ra đặc điểm cơ bản của khí hậu điểm đó. Tọa độ địa lí còn cho biết điểm đó nằm ở bán cầu Bắc hay nam bán cầu điều này cũng hết sức quan trọng vì 2 bán cầu có mùa trái ngược nhau. - Xác định tọa độ địa lí thì đơn giản nhưng khi xác định tọa độ của một khu vực, một quốc gia, thì nhiều học sinh còn lúng túng trong việc xác định các điểm cực của khu vực đó. - Tỷ lệ bản đồ càng lớn thì việc xác định tọa độ càng chính xác. Ngoài ra trên bản đồ địa hình tỷ lệ lớn người ta còn xác định tọa độ km của các điểm trên bản đồ. III. Kết luận: Bản đồmột phương tiện, thiết bị rất cần thiết quan trọng trong giảng dạy học tập bộ môn địatrong nhà trường phổ thông. Việc truyền thụ kiến thức của giáo viên việc tiếp nhận kiến thức của học sinh thuận lợi thật sự đơn giản khi làm việc với bản đồ. Điều quan trọng là chúng ta phải hướng dẫn học sinh sử dụng khai thác bản đồ như thế nào để tạo động cơ hứng thú học tập của học sinh. Long Điền Đông A, ngày 09tháng 10 năm 2008 Người thực hiện Nguyễn Thị Thu Hoài . MỘT SỐ KỸ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. I. Lý do chọn: Trong dạy và học địa lí trong nhà trường phổ thông, bản. Phương pháp sử dụng bản đồ treo tường: Rèn luyện kỹ năng đọc và chỉ trên bản đồ: kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ đơn giản

Ngày đăng: 28/10/2013, 04:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w