1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam)

27 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Thứ hai, khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM, từ đó thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp để phâ[r]

Trang 1

-♦ -NGUYễN THị BíCH VƯợNG

CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

(LẤY THỰC TẾ TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã số: 62340201

TOM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH

TẾ

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNHTẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học:

Vào hồi:… giờ, ngày …… tháng …… năm 2016

Có thể tìm hiểu Luận án tại

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua cũng như hiện nay hoạt động thẩm định

dự án đầu tư nói chung và thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang nổi lên trở thành một chủ đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, kể cả các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp, trên diễn đàn Quốc hội, các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng.Trước thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu vấn đề

“Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” cho luận án của mình

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM bị chi phối bởi các nhân tố như: năng lực của đội ngũ cán

bộ thẩm định, thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chi phí và thời gian thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định, phương tiện thẩm định

4 Phạm vi nghiên cứu

Vì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một NHTM

có quy mô lớn với 1 Sở giao dịch, 149 chi nhánh và hơn 1000 phòng

Trang 4

giao dịch được bố trí rộng khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, nhưng ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng đã cho vay trong giai đoạn 2000 – 2014 và những dự án này đã hết thời hạn cho vay Một cuộc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành trực tiếp trong 2 năm 2013 và 2014 với hơn 50 lãnh đạo của các chi nhánh Ngân hàng và hơn 200 cán bộ thẩm định tại các chi nhánh

Ngân hàng trên toàn quốc

5 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

6 Tổngquannghiêncứu trong ngoài nước và khoảng trống

cần nghiên cứu

Điểm khác biệt căn bản của luận án tiến sỹ so với các công trình

đã nghiên cứu trước đây là lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay ở tầm vi mô, trong đó Ngân hàng với vai trò là người cho vay

7 Những đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM, luận án có một số đóng góp mới khác biệt với các nghiên cứu trước đây:

(1) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM nói chung (2)Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp là 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, xét duyệt cho vay

và hết thời hạn vay từ 2000 – 2014 tác giả đã tiến hành một cuộc điều

Trang 5

tra phỏng vấn tập trung vào 2 đối tượng là hơn 50 cán bộ lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng trong toàn hệ thống và hơn 200 cán bộ trực tiếp thẩm định các dự án đó tại các chi nhánh và hội sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để thấy được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (3) Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháp hướng tới các nhân tố để phù hợp với mức độ tác động của từng nhân tố đó (4)Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp thông qua phân tích một số dự án đầu tư điển hình mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định và xét duyệt cho vay để đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2014 Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho Ngân hàng

8 Kết cấu của luận án

Luậnánđượckếtcấuthành4chương như sau:

Chương 1:Tổng quan về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay của NHTM

Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương VN

Chương 3: Đánh giá tác động của các nhân tố tới chất lượng thẩm

định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương VN

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án

đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 6

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNHDỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

VAYCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Nghiên cứu về dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định mà trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào và kết quả thu được là các đầu ra

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư

- Theo hình thức đầu tư: gồm 3 loại là: (i) dự án đầu tư có công trình xây dựng, (ii) dự án đầu tư không có công trình xây dựng , (iii) dự án hỗn hợp gồm cả đầu tư và xây dựng

- Theo thời gian thực hiện: dự án đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm), dự án trung hạn (1 – 3 năm), dự án dài hạn (3 năm trở lên)

- Theo sự phân cấp quản lý : thù theo tầm quan trọng và quy

mô của dự án mà được chia thành 4 nhóm là dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D

1.2 Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Hoạt động cho vay của NHTM

1.2.2 Cho vay theo dự án đầu tư của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của các NHTM

Dự án đầu tư của các NHTM là dự án được tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác đó chính là khoản tiền mà NHTM cho các doanh nghiệp hay các chủ đầu tư vay theo những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận nhằm thực hiện một dự

án đầu tư nào đó của chủ đầu tư

1.2.2.2 Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các NHTM

Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại

Trang 7

- Thẩm định dự án đầu tư

- Thực hiện cho vay

- Thu nợ

1.3 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay

của các Ngân hàng thương mại

1.3.1 Thẩm định dự án đầu tư

1.3.1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn NHTM là quá trình NHTM xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung từ đó lựa chọn dự án đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất

1.3.1.2 Nội dung của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Trang 8

1.3.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư

Theo quan điểm của Ngân hàng thì thẩm định tài chính dự án đầu tư

là việc tổ chức, xem xét, phân tích và đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên những giác độ: tính pháp lý, tính khả thi, hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án đầu tư, nhằm giúp Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay

1.3.2.3 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư

Phương pháp chung để thẩm định tài chính dự án đầu tư là tiến

hành so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế tài chính kỹ thuật thích hợp hoặc các thông lệ quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế

1.4.1 Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Dưới góc độ Ngân hàng thì chất lượng thẩm định tài chính dự

Trang 9

án đầu tư là việc xem xét dự án đó có đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án không

1.4.2 Các chỉtiêuđánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.4.2.1 Các chỉ tiêu định tính

1.4.2.2 Các chỉ tiêu định lượng:Tỷ lệ dự án triển khai thành công

trên thực tế, tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại, chỉ tiêu về dư nợ và cơ cấu dự nợ tín dụng trung dài hạn, nợquá hạn trung dài hạn, nợxấu, chỉ tiêu về lợi nhuận

1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính

dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.4.3.1 Nhân tố chủ quan: cán bộ thẩm định, phương tiện phục vụ

thẩm định, nguồn thông tin phục vụ thẩm định, tổ chức công tác thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định

1.4.3.2 Nhân tố khách quan

a) Nhân tố về phía chủ đầu tư

 Những khó khăn về tài chính của chủ đầu tư

 Trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư

Hồ sơ dự án chủ đầu tư cung cấp

b) Nhân tố môi trường:môt trường kinh tế, môi trường chính trị, môi

trường pháp lý…

c) Các nhân tố khách quan khác: Yếu tố thị trường, tỷ lệ chiết khấu, lạm phát, tỷ giá hối đoái…

Trang 10

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNHTÀI

CHÍNHDỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAYTẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM 2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam

2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 2.1.2 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương VN

Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Mứctăngtrưởng(%) 11/10 12/11 13/12 14/13 Tổng tài sản 367.731 460.420 503.53

Trang 11

Nhìn vào bảng 2.1 thấy tổng tài sản đều tăng qua các năm trong đó năm 2011 đạt mức tăng trưởng cao nhất 25,2% so với năm

2010 Tổng tài sản tính đến 31/12/2014 đạt 661.132 tỷ đồng tăng trưởng 14,7% so với năm 2013, đạt 103% kế hoạch của Đại hội đồng

cổ đông Nguồn vốn huy động của Vietinbank cũng tăng theo các năm và đạt mức tăng trưởng cao nhất 23,7% năm 2011 so với năm

2010 Tuy vậy, năm 2014 mặc dù Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên Vietinbank đã duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững, tính đến 31/12/2014 số dư nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 595 nghìn tỷ đồng tăng trưởng 16,3% so với năm 2013 đạt 104% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông Trong khi đó dư nợ tín dụng lại đạt mức tăng trưởng cao nhất là năm 2013 đạt mức 51,4% so với năm 2012 Tính đến 31/12/2014 dư nợ tín dụng là hơn 543 nghìn tỷ đồng đạt 105% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông, tăng 18% so với năm 2013 cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành Ngân hàng Việt Nam Các hệ

số an toàn vốn cũng đều được đảm bảo và tuân thủ theo đúng quy định Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank lại có xu thế giảm dần qua các năm, mặc dù vậy năm 2014 lợi nhuận đạt 7302 tỷ đồng, đạt 100,3% so với chỉ tiêu của Đại hội đồng cổ đông giao Năm

2012 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam đều tăng trong đó Vietinbank đạt 1,35% cao nhất trong các năm

2.2 Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 12

Bước 1: Xác định mô hình dự án đầu tư

Bước 2: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư dự án Bước 3: Thẩm định dòng tiền của dự án

Bước 4: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

Bước 5: Thẩm định rủi ro của dự án đầu tư

Bước 6: Thiết lập các báo cáo

2.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam sử dụng là:

♦ Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế

Bảng 2.2 Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2010 – 2014

2 Tổng số dự án được phê duyệt chvay 1785 1905 1454 2014 2048

5 Tỷ lệ dự án triển khai thành công thực

tế

Trang 13

6 Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay 6,35% 5,32% 16,44%

%

6,19%

% 5,45%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Như vậy, trong những năm trở lại đây thì tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế đạt tương đối tốt

♦ Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu

Bảng 2.3 Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn

2010 – 2014

3 Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại 14,34% 15,43% 21,11% 17,08% 19,82%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Qua bảng số liệu trên ta thấy số dự án phải điều chỉnh lại một

số chỉ tiêu trong những năm gần dây là tương đối cao

♦ Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn

Bảng 2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2014

1 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn (%) 27,3% 33,67% 45,8% 56,4% 82,4%

2 Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn (%) 8,7% 5,8% 10,3% 6,2% 7,5%

3 Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn 3,4,5 0,44% 0,56% 1,08% 0,61% 0,7%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trong giai đoạn 2010 – 2014 tăng liên tục từ 27,3% đến 82,4%, đặc biệt trong năm 2013 – 2014 tăng 26% Tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ tỷ trọng tín dụng trung dài hạn trong Ngân hàng ngày càng cao Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn tại

Trang 14

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong những giai đoạn

2010 – 2014 là tương đối thấp

♦ Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn và tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị: tỷ đồng

1 Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn 1.985 4.560 3.980 4.185 3.794

0 308.604 365.075 440.650

5 Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn (%) 55,01% 62,36% 56,55% 69,13% 60,2%

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp của Vietinbank 2010 - 2014 )

Tỷ suất lợi nhuận nói chung tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 tuy ở mức thấp nhưng

tương đối ổn định duy trì mức trên 1% trong đó cao nhất là năm 2011

lên đến 2,73% Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn lại tương

đối cao hơn 50% và tăng đều qua các năm từ 55,01% năm 2010 đến

60,2% năm 2014 điều này chứng tỏ các dự án đầu tư mà Ngân hàng

tài trợ vốn đầu tư hoạt động có hiệu quả đem lại lợi nhuận cho Ngân

hàng, điều đó cũng thể hiện chất lượng công tác thẩm định tài chính

dự án đầu tư tại Ngân hàng trong thời gian qua là tốt

2.2.4 So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án

đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các

NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng

Ngày đăng: 09/01/2021, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w