Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính các công ty ngành logistics trên TTCK

103 83 2
Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính các công ty ngành logistics trên TTCK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tính cấp thiết của đề tài Trước hết phải khẳng định, logistics là một ngành kinh tế dịch vụ quan trọng mang tính hệ thống liên quan đếnnhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau. Cụ thể: Dịch vụ logisticss góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, Dịch vụ logisticss có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối, Dịch vụ logisticss góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận, Logisticss phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, Dịch vụ logisticss phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế Dù nó tương đối phát triển nhưng còn mới mẻ tại Việt Nam, kể cả đến khái niệm cũng còn nhiều cách gọi/hiểu khác nhau.Thuật ngữ Logisticss được chính thức đề cập tại điều 233 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, trong đó nêu rõ: “Dịch vụ logisticss là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Trên quan điểm học thuật, các nhà nghiên cứu đã đưa ra cách hiểu khác nhau nhưng tựu chung lại, logisticss là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối, bán lẻ… Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, logisticss liên quan đến nhiều bộ ngành như: Công Thương, Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp, Công nghệ thông tin, Lao động… Xét về mặt pháp lý, cho đến thời điểm này, quy định về kinh doanh dịch vụ logisticss mới chỉ có Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30.12.2017 (có hiệu lực từ ngày 20.2.2018), thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5.9.2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logisticss và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticss. Bên canh đó, còn lại nằm rải rác ở những văn bản Luật khác như: Bộ luật dân sự, Luật: doanh nghiệp, đầu tư, cạnh tranh, hải quan, giao thông đường bộ, đường sắt, giao thông thủy nội địa, hàng không dân dụng, hàng hải, bảo hiểm và các điều lệ, văn bản hướng dẫn thi hành. Về hiệp hội chuyên ngành liên quan đến dịch vụ logisticss cũng còn khá nhiều, chưa có sự thống nhất hoặc sự liên kết chặt chẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động đôi khi còn hạn chế. Logisticss được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự. Logisticss được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến. Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logisticss trong quân đội đã áp dụng các kỹ năng logisticss của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến. Hoạt động logisticss trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, … trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logisticss có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Với bờ biển dài khoảng 3.260 km trải dài từ Bắc đến Nam, nằm ở trung tâm khu vực châu Á Thái Bình Dương, trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logisticss. Về cơ sở hạ tầng, trong những năm qua chúng ta đã dành một phần lớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logisticss phát triển. Hệ thống cảng biển Việt Nam cũng đã và đang được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và trang thiết bị xếp dỡ hiện đại. Với việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành logisticss Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới. Đây là thị trường được đánh giá nhiều tiềm năng, là một “miếng bánh ngon” và cần phải có sự phối hợp, chung tay giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp để phát triển. Với tốc độ tăng trưởng được dự báo từ nay cho đến năm 2020 là 12%/năm và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 623 tỷ USD vào năm 2020 (nguồn World Bank), Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư. Trước những yêu cầu thực tế và thách thức từ hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics phải nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng sức cạnh tranh (Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logisticss Việt Nam (VLA), chi phí logisticss của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với các nước như Mỹ, Trung Quốc Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII xác định, logisticss là một “ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao” và phải “hiện đại và mở rộng” dịch vụ logisticss. Để tận dụng các lợi thế, cơ hội và đưa lĩnh vực logisticss trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với hoạt động này. Cụ thể, ngày 14/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 200/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logisticss Việt Nam đến năm 2025. Ngày 15/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, đề ra mục tiêu từng bước giảm chi phí logisticss xuống mức bằng khoảng 18% GDP; Cải thiện Xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logisticss (LPI) thêm 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160)... Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logisticss, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logisticss gắn với thương mại điện tử, kết hợp logisticss với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực; Khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp (DN) trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logisticss trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) và các công nghệ mới. Sự hình thành của hàng loạt các khu dịch vụ logisticss hiện đại khắp cả nước đang là minh chứng rõ ràng cho sức hút và tiềm năng phát triển của ngành dịch vụ logisticss Việt Nam. Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết đã và đang tác động tích cực đến các doanh nghiệp logistics. Ngành cảng biển nằm trong nhóm ngành hưởng lợi, song hệ thống logistics của Việt Nam tương đối lạc hậu. Theo đó, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh (theo Quyết định 703 ngày 7/6/2019) nhằm giúp tái cấu trúc, phát triển ngành logistics. Đề án này sẽ không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy ngành cảng biển phát triển, mà còn góp phần cải thiện giá cổ phiếu nhóm cổ phiếu cảng biển. Trước nhưng cơ hội và thách thức như vậy, việc phân tích báo cáo tài chính trong các DN nhóm ngành Logistics lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Phân tích BCTC là công cụ giúp doanh nghiệp và người sử dụng thông tin nắm được kết quả và tình hình kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù đã có khá nhiều đề tài phân tích BCTC được các tác giả lựa chọn để nghiên cứu viết luận văn thạc sỹ cũng như tiến sỹ nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về công tác phân tích BCTC của nhóm ngành Logistics. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Phân tích BCTC các công ty ngành Logistics niêm yết trên TTCK” làm đề tài luận văn để nghiên cứu nhằm làm rõ tình hình tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành logistics. Từ đó, giúp cho các đối tượng tham gia ttck có thể sử dụng các kết quả phân tích để đưa ra các quyết định kinh tế như quyết định đầu tư với nhà đầu tư, quyết định quản lý của ủy ban chứng khoán,….. 1.2. Tổng quan nghiên cứu Đề tài phân tích BCTC đã được rất nhiều tác giả quan tâm lựa chọn làm đề tài nghiên cứu thạc sỹ cũng như tiến sỹ. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về công tác phân tích BCTC cũng như sự cần thiết phải phân tích BCTC. Các tác giả cũng đã khái quát được tình hình phân tích BCTC tại các đơn vị và đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích BCTC. Các đề tài nghiên cứu có liên quan: 1. Phân tích báo cáo tài chính của công ty cp vận tải và thuê tàu (Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu (tên viết tắt là “Vietfracht”) thành lập ngày 18 tháng 2 năm 1963 (khi mới thành lập tên là “Tổng công ty Vận tải ngoại thương”, 100% vốn sở hữu của nhà nước). Trước đây, công ty trực thuộc Bộ Ngoại thương, Bộ Giao thông vận tải và trở thành công ty cổ phần từ cuối năm 2006) 2. Đề tài khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương (tác giả Nguyễn Thị Diệu Huyền, chuyên ngành tài chính – Đại học Thăng Long, năm 2014) 3. Đề tài luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty TNHH Uscom Logisticss Việt Nam” ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) Ngoài ra còn 1 số báo cáo phân tích BCTC đối với các doanh nghiệp ngành logisticss của các công ty chứng khoán và 1 số nghiên cứu về ngành Logistics khác… Như vậy, hiện chưa có nghiên cứu tổng quan nào về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhóm ngành Logistics. Nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung khoảng trống nghiên cứu để hoàn thiện vấn đề phân tích BCTC của doanh nghiệp theo nhóm ngành (về mặt lý luận), qua phân tích ngành logistics sẽ cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành logistics giúp cho nhà đầu tư, ….. (về mặt thực tiễn). 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: phân tích Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ngành logistics để thấy được tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành này….. - Mục tiêu cụ thể: + Thu thập dữ liệu từ Báo cáo tài chính của các công ty….. + Phân tích dữ liệu thu thập được + Đưa ra các giải pháp/khuyến nghị từ kết quả phân tích 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu bao gồm: Câu hỏi 1: Tình hình tài chính của các công ty niêm yết ngành logistics tại TTCK như thế nào? Câu hỏi 2: Hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết ngành logistics tại TTCK như thế nào? Câu hỏi 3: Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết ngành logistics tại TTCK khác nhau như thế nào? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Phân tích tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh thông qua BCTC gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty ngành logistics niêm yết - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu 6 DN theo quy mô vốn hóa thị trường: - Công ty có vốn hóa lớn (Large Cap): Vốn hóa > 1.000 tỷ đồng - Công ty có vốn hóa nhỏ (Small-Cap): Vốn hóa đến 1.000 tỷ. Công ty có vốn hóa siêu nhỏ (Micro Cap): Vốn hóa < 100 tỷ.Tuy nhiên, theo số liệu thu thập đc trên TTCK, tôi xin lựa chọn phân tích 1 số công ty tiêu biểu, chia thành 2 nhóm theo tiêu chí - Nhóm các công ty có vốn hóa thị trường đến 1000 tỷ - Nhóm các công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn 1000 tỷ + Thời gian: lấy BCTC năm của các công ty trong mẫu nghiên cứu 3-5 năm (2018, 2017, 2016,…) 1.6. Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp là BCTC của các công ty niêm yết ngành logistics niêm yết trên TTCK từ 3 đến 5 năm gần đây. Cách thức thu thập BCTC: từ website https://cafef.vn và website các công ty niêm yết, website các công ty chứng khoán, …. Xử lý dữ liệu: -Tính toán các chỉ số tài chính từ dữ liệu thu thập được - Phân tích thống kê mô tả dữ liệu, so sánh dữ liệu giữa các công ty, sử dụng phần mền Excel 1.7. Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích BCTC doanh nghiệp Chương 3: Phân tích BCTC của các công ty nhóm ngành logistics niêm yết trên TTCK Chương 4: Thảo luận kết quả phân tích và các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của nhóm công ty ngành logistics trên TTCK

Ngày đăng: 07/01/2021, 15:53

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

    • Tác giả

    • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

      • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

      • 1.2. Tổng quan nghiên cứu

      • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu

      • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu

      • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

      • 1.6. Phương pháp nghiên cứu

      • 1.7. Kết cấu luận văn

      • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÁC CÔNG TY

        • 2.1. Khái niệm

          • 2.1.1. Khái niệm và các loại báo cáo tài chính

          • 2.2.2 Phương pháp loại trừ

          • 2.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối

          • 2.2.4. Mô hình Dupont

            • Sơ đồ 2.1: Mô hình phân tích tài chính Dupont chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản

            • 2.2.5. Phương pháp biểu đồ

            • 2.3. Nội dung phân tích

              • 2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính

              • Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp.

                • Bảng 2.1: Bảng phân tích quy mô, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

                • Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

                • 2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính

                • 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh

                  • Bảng 2.3: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

                  • 2.3.4. Phân tích dòng tiền

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan