1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY CHO HS TRONG TIẾT LUYỆN TẬP

7 517 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Trong quá trình dạy học môn toán, tôi và các đồng nghiệp trong nhóm toán đã tiến hành khảo sát HS và thấy rằng : mặc dù đã có những đổi mới về phương pháp dạy học, tuy nhiên kĩ năng trìn

Trang 1

THCS Thái Hòa

Tổ KHTN

- -BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY CHO HS

TRONG TIẾT LUYỆN TẬP

A LÍ DO LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Toán học là môn học cơ bản, là công cụ để học sinh sử dụng vào tính toán, suy luận, và áp dụng vào các môn học khác, … Chương trình môn toán ở THCS không chỉ yêu cầu HS nắm được nội dung kiến thức, mà còn yêu cầu HS biết cách trình bày nội dung đó một cách rõ ràng, chính xác, chặt chẽ

Trong quá trình dạy học môn toán, tôi và các đồng nghiệp trong nhóm toán đã tiến hành khảo sát HS và thấy rằng : mặc dù đã có những đổi mới về phương pháp dạy học, tuy nhiên kĩ năng trình bày một bài tập trong chương trình của HS là rất kém Cụ thể, các em trình bày còn thiếu chính xác, thừa hoặc trình bày lủng củng, việc vận dụng kiến thức, sử dụng kí hiệu còn ở mức kém

Các HS khá, giỏi thường có kĩ năng trình bày tốt hơn Các em có thể trình bày tốt các bài tập sau khi được giáo viên hướng dẫn Tuy nhiên khi gặp các bài mới, khó hơn thì các em cũng gặp lúng túng trong cách trình bày, điều đó dẫn đến các em trình bày bài tập đó có thể là thiếu chính xác, thiếu dữ kiện để kết luận, hoặc không trình bày đầy đủ các trường hợp Đối với các HS trung bình và yếu thì kĩ năng trình bày là rất kém Các em không biết diễn đạt lời giải, không biết sử dụng kí hiệu, không biết

sử dụng kiến thức đã học vào giải bài tập

Chính vì vậy, nhóm toán nhà trường quyết định nghiên cứu, khảo sát, đánh giá

và tổ chức dạy thực nghiệm hai tiết nhằm phát triển kĩ năng trình bày trong giải bài tập toán cho HS Thông qua đó, nhóm toán đưa ra giải pháp, xây dựng quy trình cho một tiết luyện tập

B NỘI DUNG

I Khảo sát thực nghiệm

1 Đối tượng khảo sát

Do HS lớp 7 đã bước đầu có kĩ năng giải bài tập, kĩ năng trình bày nên nhóm toán quyết định chọn đối tượng là HS lớp 7, bao gồm lớp 7A, 7B, 7C

2 Nội dung khảo sát

HS được khảo sát sẽ làm một bài tập khoảng 15 phút để kiểm tra khả năng trình bày

Nội dung bài tập

Cho hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O sao cho trong các góc tạo thành

có một góc 560 Tính các góc còn lại

Trang 2

3 Đánh giá

- Nhóm toán đã tiến hành xây dựng đáp án chi tiết, chấm và phân thành 4 loại tốt, khá, trung bình, yếu

- Bài làm tốt là trình bày đảm bảo các bước trình bày như trong đáp án

- Bài làm khá làm bài làm biết vận dụng kiến thức để trình bày, đôi chỗ còn lủng củng

- Bài làm trung bình là bài trình bày thiếu lí do, hoặc không biết dùng kí hiệu

- Bài làm trung bình là bài thiếu các bước cơ bản, không đủ để dẫn tới kết quả

* Kết quả thực nghiệm ở cả ba lớp như sau:

II Thiết kế bài dạy

Căn cứ vào tình hình thực tế các lớp , nhóm toán đã chọn lớp 7A, 7B triển khai dạy thực nghiệm một tiết luyện tập Đồng thời cử giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy dạy triển khai chuên đề theo hướng đã được thống nhất

Bài được chọn là: tiết 15 Ôn tập chương I – Hình học 7 (tiết 2)

Nội dung giáo án thực hiện

Tiết 15 Ôn tập chương I – Hình học 7 (tiếp)

A Mục tiêu

- HS được củng cố các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song

- Rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải của một bài tập

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ để vẽ hình chính xác

- Bước đầu tập suy luận, vận dụng các tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song

B Chuẩn bị

- GV: Máy chiếu, máy chiếu vật thể, thước thẳng, thước đo góc, êke

Trang 3

3 2

2

1

1 1

C B A

- HS : Thước thẳng, êke, thước đo góc

C Các hoạt động trên lớp

I Ổn định lớp

- Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra dụng cụ của HS

II Kiểm tra bài cũ (5 phút)

GV chiếu nội dung lên máy chiếu và cho HS quan sát

* Xem hình vẽ rồi điền vào chỗ trống :

a) C  1 và B 1 là cặp góc (1)

b) B  2 và C  1 là cặp góc (2)

c) C  1 và A  1 là cặp góc (3)

d) A  1 và A  2 là cặp góc (4)

e) Một cặp góc so le trong khác (5)

- Yêu cầu một HS lên bảng điền, các HS

khác làm ra nháp

- Nhận xét và bổ sung

* Trả lời câu hỏi (yêu cầu HS dưới lớp trả

lời các câu hỏi) :

- Hai góc đối đỉnh có tính chất gì ?

- Khi nào hai góc so le trong bằng nhau ?

Hai góc đồng vị bằng nhau ? Hai góc

trong cùng phía bù nhau ?

(1) so le trong (2) đồng vị (3) so le trong (4) đối đỉnh (5) C  1 và B  3

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

- Khi hai đường thẳng song

III Luyện tập

Bài tập 57 sgk

- GV đưa đề bài lên máy chiếu

- Yêu cầu hS vẽ hình vào vở và đặt tên

thêm

- Đề bài cho ta biết điều gì ? Yêu cầu tính

gì ?

B

Giải

Kẻ đường thẳng c qua O và song song với a

Vì c // a nên   0

2

O  A 38  (cặp góc so le trong)

Trang 4

- Cho biết a // b, A 38   0, B 132   0 Tính số

đo x của góc O

Theo hướng dẫn, ta cần vẽ c đi qua O và

song song với a

- Từ đó tính số đo x như thế nào ?

- Khi vẽ c // a và đi qua O, em có nhận

xét gì về vị trí và quan hệ của cặp góc O2

và A ?

- So le trong bằng nhau

- Các đường thẳng a, b, c có quan hệ gì ?

- Song song

- Các góc O1 và B có quan hệ gì ?

- Đồng vị bù nhau

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân và trình

bày vào vở

- Một HS lên bảng trình bày

- Thu vở vài HS để kiểm tra

Nhận xét bài làm, chiếu bài vài HS đối

chiếu

- HS hoàn thiện vào vở

Bài tập 1 Cho hình vẽ 1 Chững minh

a // b

- Trình bày nội dung bài toán

- Nêu cách chứng minh hai đường thẳng

song song

- Qua O kẻ c // a Chứng minh c // b (dựa

vào dấu hiệu nhận biết )

- Một HS lên bảng trình bày Cả lớp làm

cá nhân vào vở

Vì c // a mà a // b nên c // b

Vì c // b nên   0

1

cùng phía) Hay  0 

1

 0 0

1

 0

1

Vậy x =   0 0 0

Bài tập 1.

°

B

Qua O kẻ c // a (1)

°

B

Ta có   0

1

O  A 38  (cặp góc so le trong) Suy ra  0 0 0

2

2

Suy ra c // b (cặp có cặp góc so le trong bằng nhau) (2)

Từ (1) và (2) suy ra a // b

Vì a  c và b  c suy ra a // b

Vì a // b suy ra A B 180     0 (hai góc trong cùng phía)

Hay 115 0  B 180   0

Vậy B 180   0  115 0=65 0

Trang 5

- Thu vài bài của HS đối chiếu.

- Nhận xét bài làm của HS trên bảng và

sửa sai Chiếu vài bài HS ở lớp để đánh

giá

- Hoàn thiện vào vở bài tập

- GV chiếu đề bài trên máy

- Đọc nội dung đề bài

- Vẽ hình vào vở, đạt thêm tên đường

thẳng, điểm

- Để tính số đo x ta làm thế nào ?

- Chứng b suy ra hai góc A và B trong

cúng phía bù nhau

- Cho HS làm vào vở Một HS lên bảng

trình bày

- Thu vài bài của HS đã làm xong

- Nhận xét bài làm trên bảng, sửa sai

Chiếu vài bài của HS để nhận xét HS

hoàn thiện vào vở

IV Củng cố

Hai đường thẳng song song có tính chất gì ? Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Tính vuông góc và song song có quan hệ gì ?

V Hướng dẫn học ở nhà

- Ôn tập lại kiến thức trong chương

- Xem các bài tập đã làm

- Làm các bài tập còn lại trong phần ôn tập chương SGK

***************

Trang 6

III Khảo sát, đánh giá

Qua một thời gian triển khai thực hiện thiết kế bài dạy, tổ chức dạy thực nghiệm theo hướng tích cực hóa từng HS, quan tâm sâu sát tới khó khăn của từng đối tượng trong việc làm bài tập toán, cách trình bày một bài tập Nhóm đã khảo sát đối chứng trên HS lớp 7A, 7B và lớp 7C với đề bài tập làm trong 15 phút như sau :

1 Nội dung bài tập

Vẽ hai đường thẳng a và b song song với nhau, một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b lần lượt tại A và B sao cho tại A tạo thành một góc có số đo 520

a) Viết một cặp góc so le trong và tính số đo mỗi góc

b) Viết một góc đồng vị và tính số đo mỗi góc

c) Viết một góc trong cùng phía

2 Kết quả khảo sát

3 Đánh giá

Qua kết quả khảo sát, nhóm toán đã thảo luận, đánh giá một số vấn đề như sau :

- HS gặp khó khăn trong việc triển khai trình bày lời giải vì không nắm vững các kiến thức cơ bản đã học, hoặc các em trình bày lời giải còn thiếu điều kiện, không chi tiết Vì vậy, cần hệ thống, ôn tập các kiến thức liên quan đến bài tập trước khi luyện tập, cần rèn luyện HS trình bày bài tập từng bước, bước sau được suy ra từ bước trước (kèm theo nguyên nhân, kiến thức sử dụng)

- Các HS trình bày tốt là HS là HS nắm chắc kiến thức cơ bản, trình bày cẩn thận, có thói quen trình bày lời giải chi tiết Cần tập cho HS thói quen trình bày chuẩn, có ý thức trình bày lời giải chi tiết

- Các HS tích cực thảo luận cũng có khả năng phát triển kĩ năng trình bày nên cần tổ chức cho HS giúp đỡ nhau trong việc giải toán, hướng dẫn nhau trình bày, học hỏi nhau

Trang 7

IV Thống nhất dạy học một tiết luyện tập

Để dần từng bước nâng cao và phát triển kĩ năng trình bày của HS trong việc giải toán, nhóm toán đã thảo luận và thống nhất tiến hành một tiết luyện tập gồm các bước như sau :

1 Thiết kế giáo án, lựa chọn các bài tập liên quan đến kiến thức cơ bản, chú ý tới yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng

2 Ôn tập, củng cố các kiến thức liên quan

3 Tiến hành giải các bài tập theo quy trình

+ Tìm hiểu đề bài, có thể ghi GT, KL đối với bài tập hình

+ Phân tích đề bài : Các kiến thức liên quan, dạng toán, cách giải, có thể lập sơ

đồ giải nếu lời giải có nhiều bước

+ Thực hiện trình bày lời giải theo từng bước

+ Kiểm tra, sửa chữa lời giải

+Chốt lại cách giải

+ Khai thác, phát triển các trường hợp khác liên quan đến bài toán

4 Củng cố lại các kiên thức trong tiết, các dạng toán

5 Hướng dẫn học ở nhà : Xem lại các bài tập đã làm, luyện tập các bài tập tương

tự, bài tập phát triển,

D KẾT THÚC

Trong dạy học môn toán, kĩ năng giải toán là một vấn đề cơ bản, học sinh biết giải toán thì các em sẽ hứng thú học tập, phát triển khả năng của bản thân Tuy các vấn đề mà chúng tôi trình bày ở trên không mới, nhưng việc triển khai trước đó là chưa được triệt để, chưa được chú trọng đúng mức

Chuyên đề này sẽ được triển khai trong nhóm toán, mong được sự góp ý của hội đồng sư phạm nhà trường, của các em HS để chuyên đề được thực hiện có kết quả tốt trong việc cải thiện kĩ năng trình bày của HS trong môn toán nói riêng và các môn học khác

Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp trực tiếp của đồng chí Hiệu trưởng, đồng

chí Hiệu phó, đồng chí tổ trưởng tổ KHTN, các thành viên nhóm toán và các đồng chí khác trong tổ KHTN để chúng tôi có thể triển khai tốt chuyên đề này

Thái Hòa ngày 20 tháng 10 năm 2010

Người báo cáo

Nguyễn Văn Kiên

Ngày đăng: 27/10/2013, 18:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Căn cứ vào tình hình thực tế các lớ p, nhóm toán đã chọn lớp 7A, 7B triển khai dạy thực nghiệm một tiết luyện tập - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY CHO HS TRONG TIẾT LUYỆN TẬP
n cứ vào tình hình thực tế các lớ p, nhóm toán đã chọn lớp 7A, 7B triển khai dạy thực nghiệm một tiết luyện tập (Trang 2)
- Một HS lên bảng trình bày. - Thu vở vài HS để kiểm tra. - RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY CHO HS TRONG TIẾT LUYỆN TẬP
t HS lên bảng trình bày. - Thu vở vài HS để kiểm tra (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w