CHỦ đề thời bắc thuộc

20 18 0
CHỦ đề thời bắc thuộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP I. Cơ sở hình thành chủ đề Bài 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 SGK LS lớp 6, sách giáo viên, chuẩn kến thức kĩ năng, tư liệu Lịch sử 6... II. Thời gian dự kiến (6 tiết, tuần 19 đến tuần 24) Tiết 1, 2, 3: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu Tiết 4,5,6: Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. III. Nội dung chủ đề 1. Nội dung chủ đề Từ bài 17 đến bài 23 tích hợp thành chủ đề: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập Tập trung vào các nội dung: Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa. Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường). Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan. Tổ chức dạy học với việc hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa) 2. Mục tiêu của chủ đề. 2.1. Kiến thức Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu: + Chính trị: trực tiếp cai trị, chia châu, quận huyện + Kinh tế: chiếm ruộng đất, tô thuế nặng nề + Xã hội và Văn hóa: đồng hóa dân tộc Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục và luật pháp của người Hán. Thực hiện đồng hóa về văn hóa. + Những thay đổi của nước ta dưới thời thuộc Đường). Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu từ năm 40 đến thế kỉ IX. (Tập trung vào các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng năm 40; Khởi nghĩa Lý Bí, Nước Vạn Xuân, Mai Thúc Loan…) 2.2. Kĩ năng Rèn luyện kỉ năng lập bảng thống kê: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.... Hs biết phân tích, đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc; Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc. 2.3. Thái độ Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 2.4. Định hướng năng lực cần hình thành Năng lực chung: sử dụng ngụn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự học, tư duy. Năng lực chuyên biệt: + Tái hiện sự kiện, nhân vật, hiện vật; ( nêu hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa, trình bày được thời gian địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa, kết quả…) + Thực hành bộ môn lịch sử: xác định được vị trí diễn ra các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ, trình bày và vẽ được lược đồ, khai thác được nội dung lịch sử qua các kênh tranh ảnh …), sưu tầm những tư liệu LS về thời kỳ này, hướng HS trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa còn lưu truyền đến ngày nay. + Xác định giải quyết mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử với nhau. + Năng lực so sánh phân tích, phản biện khái quát: Nguyên nhân chung của các cuộc đấu tranh, kết quả, ý nghĩa. + Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử. + Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đó học để giải quyết vấn đề thực tế: Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Ngày đăng: 06/01/2021, 10:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan