1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhận xét chính quyền độc lập tự chủ thời bắc thuộc bài tập lớn lịch sử nhà nước

7 268 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 29,66 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUTrong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với rất nhiều sự kiện, đặc biệt là những cuộ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với rất nhiều sự kiện, đặc biệt là những cuộc khởi nghĩa giành độc lập của nhân dân ta trước ách đô hộ của các thế lực xâm lược phương Bắc Trong thời kỳ này, không phải lúc nào chính quyền phương Bắc cũng có thể cai trị nước ta liên tục và triệt để; bằng chứng là sự thành lập các chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt trên đất nước Việt Nam thời kỳ đó.Để làm rõ hơn về các độc lập tự chủ của người Việt thời Bắc thuộc và đưa ra những nhận xét đúng đắn nhất, em xin chọn đề tài “ Đánh giá chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt thời kỳ bắc thuộc”

để làm bài tập lớn học kỳ của mình

Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi nhiều sai sót, rất mong các thầy, cô góp ý để bài tập của em được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm

ơn !

NỘI DUNG

I.Khái quát về các chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt thời Bắc thuộc

Năm 179 TCN, sau khi Triệu Đà (Nam Hải - Quảng Đông, Trung Quốc) dùng kế đánh bại An Dương Vương, nhân dân Âu Lạc rơi vào ách thống trị của ngoại bang phương Bắc Suốt hơn 1000 năm, các triều đại phương Bắc từ nhà Triệu, Tây Hán, Đông Hán, Đông Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy, Đường, Hậu Lương, Nam Hán… đã tiến hành vơ vét tài nguyên, nhân lực, vật lực với một chính sách cai trị hà khắc và thâm độc: tàn sát, đày đọa nhân dân Việt Nam trong cảnh lầm than đói nghèo cơ cực Dưới ách thống trị tàn bạo đó, nhân dân ta vẫn vùng dậy đấu tranh để đòi lại độc lập , tự do Dưới ách thống trị của các đế chế phong kiến lớn Trung Hoa, trong hơn 10 thế kỷ với sự kiên cường đấu tranh đó nhân dân ta đã có nhiều thành quả lớn lao và nổi bật nhất là ở những thời điểm khác nhau và ở những độ nhất định các chính quyền độc lập, tự chủ vẫn được hình thành và cuối cùng dẫn tới dành độc lập hoàn toàn vững chắc

Trang 2

a.Chính quyền Hai Bà Trưng ( 40-43)

Trong suốt hơn hai trăm mất nước, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân ta liên tiếp bùng nổ nhưng đều bị thất bại.Sang đầu công nguyên, chính sách tàn bao của viên thái thú Giao Chỉ như đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc đâu tranh của nhân dân Âu Lạc.Và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã bùng nổ vào mùa xuân năm 40 đã nhanh chóng thắng lợi Hai Bà Trưng tự xưng “Vương” (có hai “Vương” – thể chế lưỡng đầu) Ở dưới Vương có các Bộ làm nhiệm vụ giúp việc, đứng đầu là các Lạc tướng

b Chính quyền của Lý Bí (544-630)

Đến nửa sau thế kỷ thứ VI một cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, Lý Bí đã liên kết với hào kiệt và dân chúng ở các địa phương nổi dậy chống lại nhà lương Sau thắng lợi đầu năm

544 Lý Bí lên ngôi vua lấy hiệu là Nam Đế

Cơ cấu triều đình nhà Nam Đế rất đơn giản Giúp việc cho Hoàng Đế có haii ban văn, võ, Triệu Túc làm thái phó, Lý phục Man làm tướng coi giữ miền biên ải

c Chính quyền của Khúc Thừa Dụ, Khúc Thừa Hạo (905-930)

Nhân cơ hội viên tiết đô sứ Độc Cô Tổn bị cách chức phải rời khỏi An Nam, Khúc Thừa Dụ đem quân chiếm được phủ thành Tống Bình tự xưng là Tiết độ sứ , xóa bỏ thực chất chính quyền đô hộ nhưng khéo lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của lớp người đô hộ

cũ để xác lập nền tự chủ

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Thừa Hạo là con lên thay làm Tiết độ sứ, đồng thời đã thực hiện cuộc cải cách hành chính đầu tiên của nước ta Theo đó, ông chia

cả nước thành các cấp hành chính: lộ, phủ, châu, giáp, xã Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Thừa Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp

Trang 3

d.Chính quyền Dương Đình Nghệ (931-937)

Năm 930 nhà Nam Hán đã xua quân sang xâm lược nước ta, bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Thừa Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử Tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ

Ngoài ra, chính quyền độc lập tự chủ của người Việt trong thời kỳ Bắc thuộc còn xuất hiện ngay cả trong thời kỳ quân xâm lược phương Bắc đang đô hộ nước ta – biểu hiện ở chính quyền làng xã ở từng địa phương Mặc dù các triều đại phương Bắc nối tiếp nhau cai trị nước ta, song tất cả những chính quyền đô hộ đều phải chấp nhận một thực tế rằng chính quyền cấp xã vẫn luôn nằm trong tay người Việt, do người Việt quản lý, cai trị

III.Đánh giá Chính quyền độc lập-tự chủ của người Việt Thời bắc thuộc.

1 Những thành tựu, đóng góp của các chính quyền độc lập, tự chủ thời kì Bắc thuộc.

- Việc các chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt thời kỳ Bắc thuộc xuất hiện trong lịch sử đã thể hiện được tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường và khát khao độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới ách đô hộ của chính quyền phương Bắc Với chính sách bóc lột, vơ vét triệt để của bọn phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã phải chịu đựng một cuộc sống đói khổ, đầy đau thương Chính vì thế mà rất nhiều các cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta chống sự đô hộ của đế quốc Trung Hoa đã diễn ra để bảo tồn dân tộc và giành độc lập cho đất nước Trong đó, thành quả lớn lao và nổi bật nhất là xây dựng được các chính quyền độc lập, tự chủ như: chính quyền Hai Bà Trưng đến nhà nước Vạn Xuân, chính quyền họ Khúc, chính quyền Dương Đình Nghệ,… đồng thời cũng để lại những hệ quả nhất định cho quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước Việt Nam trong các thời kỳ sau này, đặc biệt là thời kỳ Nhà nước phong kiến

Trang 4

- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40 đã nhanh chóng giành thắng lợi, lật đổ chính quyền đô hộ ở 65 thành trì và trở thành chính quyền độc lập,

tự chủ đầu tiên của nước ta sau hơn 200 năm Bắc thuộc Nối tiếp sau đó các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày càng phát triển, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Lý Nam

Đế, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ…

Tuy nhiên, giành được chính quyền đã khó để giữ được chính quyền lại càng khó hơn Nếu có được chính quyền rồi nhưng lại chưa có chính sách cải cách hợp lí và củng

cố bộ máy quản lí như chính quyền Hai Bà Trưng; hoặc là chưa xây dựng được lực lượng vững mạnh như Nhà nước Vạn Xuân,…thì chính quyền đó sẽ không tồn tại được lâu dài

Mặc dù vậy, bên cạnh đó vẫn có nhiều chính quyền đạt được những thành công nhất định trong giành lại độc lập, tự chủ cho dân tộc; tiêu biểu như chính quyền họ Khúc: mặc dù thân làm tiết độ sứ nhưng mà Khúc Thừa Dụ đã xóa bỏ thực chất chính quyền đô

hộ để xác lập nền tự chủ; để củng cố nền tự chủ còn non trẻ, Khúc Thừa Dụ và con trai ông là Khúc Hạo đã tiến hành hành nhiều cải cách quan trọng về các mặt dựa trên quan điểm "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" (Việt sử thông giám cương mục): xây dựng chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương đến xã, từng bước xóa bỏ chính quyền đô hộ còn đang tồn tại một cách hình thức, chia lãnh thổ thành các cấp hành chính, sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường (bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi), pháp luật thể hiện đường lối chính trị thân dân, …Đây cũng là một trong những cuộc cải cách quan trọng trong lịch sử dựng nước của dân tộc

Trong thời kỳ Bắc thuộc, hai chính quyền là chính quyền đô hộ phương Bắc và chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt tồn tại đan xen hoặc song song lẫn nhau - đặc biệt là sự tồn tại song song của chính quyền tự chủ người Việt ở địa phương và chính quyền đô hộ phương Bắc ở cấp trung ương - đã tạo ra cơ sở cho việc tự trị tự quản tồn tại

ở làng xã trong Nhà nước Việt Nam các thời kỳ sau này

Ngoài ra, chính quyền đô hộ phương Bắc thông qua sự truyền bá Nho giáo cũng như chính sách “đồng hóa” và chính sách cai trị, thiết lập bộ máy nhà nước đã tạo cho

Trang 5

người Việt cơ hội tiếp thu mô hình bộ máy nhà nước của phương Bắc cũng như thừa hưởng tư tưởng chính trị - pháp lý Nho giáo Đây đều là những cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam sau này, và thể hiện đầu tiên ngay trong tổ chức bộ máy cai trị của những chính quyền độc lập tự chủ của người Việt thời kỳ Bắc thuộc

2 Nhược điểm

2.1 Hầu như chỉ dành được chính quyền trong một thời gian ngắn

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho các chính quyền thời kì này nhanh chóng bị tiêu diệt là do: thời cơ chưa chín muồi và chưa có đủ lực lượng Ví dụ như: sau khi Nhà Lý giành được chính chính quyền và xưng đế thì ở phương Bắc nhà Tùy thay thế nhà Trần, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược chinh phục được Nhà nước Vạn Xuân Chính vì chưa có đủ thời cơ và lực lượng nên Nhà nước Vạn Xuân đã nhanh chóng bị tiêu diệt Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Khúc Thừa Dụ đã vận dụng tốt hai yếu tố này: nhà Đường suy yếu và lực lượng vững mạnh nên đã nhanh chóng giành thắng lợi Ngoài ra còn có một yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là người cầm quyền hay chính

là vị thủ lĩnh Nếu có một người thủ lĩnh sáng suốt, tài giỏi thì sẽ dẫn dắt được cuộc khởi nghĩa đó đi đến thắng lợi, thành công

Như vậy, một chính quyền có thể đi đến thành công khi hội tụ đủ các yếu tố cần thiết: thời cơ chín muồi, lực lượng vững chắc và đặc biệt là có một người thủ lĩnh tài giỏi,

có thể nhìn xa trông rộng chỉ huy sáng suốt

2.2 Tổ chức chính quyền

Một số chính quyền sau khi giành được độc lập không chú trọng vào xây dựng,tổ chức củng cố bộ máy chính quyền và chưa có chính sách cải cách hợp lí nên nhanh chóng

bị sụp đổ Ví dụ như ở chính quyền Hai Bà Trưng, do thời gian độc lập ngắn ngủi nên có

lẽ bộ máy chính quyền vẫn chủ yếu sử dụng những luật lệ cổ truyền của người Việt Ngoài ra sách Thủy kinh chú cho biết: Hai Bà Trưng đã bãi bỏ các thứ thuế nặng nề do chính quyền đô hộ đặt ra, xóa thuế hai năm liền cho nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu

Trang 6

Chân Tuy nhiên, do chính sách bất hợp lí này nên nguồn tài chính không có để duy trì sự hoạt động của đất nước; đồng thời lực lượng ở phương Bắc ngày càng lớn mạnh đã làm cho chính quyền này nhanh chóng bị tiêu diệt

Bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 dân tộc ta đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trải qua quá trình đấu tranh giải phóng kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta đã xác lập được những chính quyền độc lập, tự chủ Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng chính quyền độc lập, tự chủ thời kì này đã đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước độc lập, dân tộc vững chắc, có chủ quyền hoàn toàn vào thời kì sau này

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Trong thời kỳ Bắc thuộc, nhân dân ta đã anh dũng đấu tranh và đã thành công trong việc thành lập những chính quyền độc lập, tự chủ đầu tiên của người Việt Những chính quyền này mang những đặc điểm riêng biệt và đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của các nhà nước sau thời kỳ Bắc thuộc và đặc biệt là các nhà nước phong kiến Việt Nam

Trang 7

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội- 2010

2 Tổ chức chính quyền thời kì phong kiến ở Việt Nam, ThS Nguyễn Minh Tuấn, Nxb Tư pháp, Hà Nội-2006

3.Vũ Thị Yến, Luận án tiến sĩ “Tư tưởng tôn quân quyền của đạo Nho trong quá trình tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ và thời Nguyễn”

Ngày đăng: 21/03/2019, 16:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w