1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Ngữ Văn trường THPT Quỳnh Lưu, Nghệ An năm học 2016 - 2017 - Đề thi giáo viên giỏi cấp trường bậc THPT môn Ngữ Văn có đáp án

6 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 285,33 KB

Nội dung

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của GV như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng HS để làm sao giúp đỡ các em có [r]

Trang 1

KHỐI THPT QUỲNH LƯU

(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

Đề kiểm tra năng lực môn: Ngữ văn

(Đề có 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5.0 điểm)

a) Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ? Nêu quy trình nghiên cứu bài học?

b) Những hiểu biết của anh (chị) về phương pháp dạy học tích cực ? Nêu những đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực?

Câu 2 (6.0 điểm)

Anh chị hãy:

a) Trình bày đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ

b) Định hướng cho học sinh khi đọc – hiểu văn bản Tỏ lòng (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão), Vội vàng (Xuân Diệu)

Câu 3 (4.0 điểm)

Hãy so sánh những nét cơ bản của truyện trung đại và truyện hiện đại, từ đó rút ra yêu cầu của

so sánh trong văn học?

Câu 4 (5.0 điểm)

“Ở truyện ngắn, mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt Trong

đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhạn tự trong bài thơ vậy”

(Nguyễn Đăng Mạnh – Trong cuộc tọa đàm về cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa, báo Văn nghệ số 14, 4/1999)

Anh (chị) hãy giả thích ý kiến trên Phân tích chi tiết cái bóng Chí Phèo trong đoạn truyện sau của Nam Cao để làm sáng tỏ

… “ Nhưng mà trưng lên, mặt trăng rằm vành vạnh Và ánh trăng chảy trên đường trắng tinh Ồ, cái gì đây, đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại? Nó xệch xạc về bên trái, thu gọn vào rồi lại dài loang ra, xé rách vài chỗ Nó cứ quần quật dưới chân Chí Phèo Chí Phèo đứng lại và nhìn

nó và hắn bỗng nghiêng ngả cười Hắn cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi Giá hắn chửi lại còn dễ nghe! Cái vật xệch xạc trên đường là bóng hắn Thế là hắn cười, và hắn quên báo thù: hắn đi qua cái ngõ đầu tiên kia rồi ”

-Hết -Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 2

KHỐI THPT QUỲNH LƯU

(CỤM THI LIÊN TRƯỜNG )

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC

Môn: Ngữ văn

Câu 1

a) Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: (2.5điểm)

* Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: (1.0 điểm)

- Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đặt nặng việc quan tâm giờ dạy của GV như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng HS để làm sao giúp đỡ các

em có một bài học hoàn chỉnh, chất lượng gây được hứng thú và niềm say mê học tập…

- SHCM theo nghiên cứu bài học là GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học Phải xem HS học như thế nào, lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho HS không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

* Về đánh giá giờ dạy trong SHCM theo nghiên cứu bài học: (1.0 điểm)

- Không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy; sau tiết dạy không đánh giá xếp loại khá, giỏi hay trung bình theo các tiêu chí đã định sẵn như trước mà chỉ đánh giá khả năng lĩnh hội tri thức của HS trong lớp

- Thay vì chỉ biết “soi” người dạy, người dự giờ tập trung cao vào mọi hoạt động học tập của HS, từ đó phát hiện những khó khăn mà các em gặp phải để có cách tháo gỡ kịp thời

- Hướng đến khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục

- Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tập mà còn giúp

GV chủ động điều chỉnh cách dạy phù hợp với đối tượng HS của mình hơn

- Nghiên cứu bài học có nghĩa là nghiên cứu và cải tiến bài học cho đến khi nó hoàn hảo

- NCBH là một quy trình chung để phát triển nghiệp vụ SP cho GV mà các GV tham gia vào để kiểm tra thường xuyên việc thực hành giảng dạy với mục đích cải tiến và làm cho việc GD ngày càng có hiệu quả hơn

Quy trình nghiên cứu bài học (0.5 điểm)

Một quy trình của nghiên cứu bài học thường gồm ba bước chính là:

- Xác định chủ đề nghiên cứu;

- Thực hiện một số bài học nhằm khám phá chủ đề nghiên cứu;

- Chia sẻ kết quả và viết báo cáo;

Trang 3

Quy trình nghiên cứu bài học

b) Phương pháp dạy học tích cực, nêu đặc trưng của các PPDH tích cực (2.5 điểm)

* Phương pháp dạy học tích cực: (1.5 điểm)

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong luật giáo dục (12/1998) Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

- Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học

- “Tích cực” trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái với hoạt động thụ động PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động tích cực của người học, phát huy tính tích cực của người học, chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy

* Đặc trưng: (1.0 điểm)

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác nhóm

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Câu 2 Thể hiện được một số kiến thức sau:

a) Trình bày đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ (3.0 điểm)

Trang 4

- Khái niệm về thơ; Đặc trưng của thơ: (1.0 điểm) là tiếng nói của tâm hồn con người;

hình thức cấu tạo đặc biệt, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh; nhân vật trữ tình bày tỏ cảm xúc…

- Các kiểu loại thơ: (1.0 điểm) liệt kê các kiểu loại dựa theo các tiêu chí: nội dung,

phương thức phản ánh, cách tổ chức lời thơ, thời đại…

- Yêu cầu về đọc thơ: (1.0 điểm) trình bày một cách rõ ràng chặt chẽ dựa vào đặc trưng

của thơ và cách đọc thơ…

b) Định hướng cho học sinh khi đọc – hiểu văn bản Tỏ lòng - Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão, Vội vàng - Xuân Diệu (3.0 điểm)

- Dựa vào phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học và phải có cách đọc hiểu mang nét đặc trưng thể loại thơ trữ tình

* Bài Tỏ lòng: (1.5 điểm)

- Về nội dung: (1.0 điểm) thể hiện chí hướng, lí tưởng khát vọng đối với cộng đồng dân

tộc được thể hiện qua nhân vật trữ tình: con người tỏ chí, siêu cá thể … quan niệm thẩm

mĩ gắn liền với cái đẹp mang tầm vóc vũ trụ

- Về nghệ thuật: (0.5 điểm)

+ Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với niêm luật chặt chẽ

+ Ngôn ngữ hình ảnh: tượng trưng ước lệ (tính phi ngã, sùng cổ cách điệu, uyên bác) câu thơ điệu ngâm

* Bài Vội vàng ( 1.5 điểm)

- Về nội dung: (1.0 điểm) Thấy được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình với

quan niệm nhân sinh mới mẻ, tích cực được thể hiện qua nhân vật trữ tình: cái tôi cá nhân gắn liền với những cung bậc cảm xúc mãnh liệt, thành thực… quan niệm thẩm mĩ: con người giữa tuổi trẻ và tình yêu làm chuẩn mực

- Về nghệ thuật: (0.5 điểm)

+ Thể thơ: thơ tự do, sản phẩm Thơ mới

+ Ngôn ngữ, hình ảnh: mới mẻ sáng tạo, hình ảnh xuân sắc tình tứ, giàu nhạc điệu, in đậm cá tính sáng tạo, câu thơ điệu nói

+ Bút pháp nghệ thuật: kế thừa truyền thống kết hợp với cách tân dưới sự ảnh hưởng của thơ ca phương Tây

Câu 4 Hãy so sánh truyện trung đại và truyện hiện đại, từ đó rút ra yêu cầu của so sánh trong văn học

* Về hình thức và kĩ năng

- Có kĩ năng nhận diện, tái hiện tri thức thể loại

- Biết cách so sánh một vấn đề trong văn học

Trang 5

- Có năng lực tổng hợp, khái quát vấn đề

* Về nội dung (3.0 điểm)

- Nhận diện và tái hiện tri thư thể loại trên cơ sở so sánh một cách chính xác (1.0 điểm)

- So sánh dựa trên các cấp độ như: Cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ kết cấu, lời kể, bút

pháp nghệ thuật (1.0 điểm)

- Qua so sánh, phải làm rõ điểm giống nhau và khác nhau của truyện trung đại và hiện đại

(1.0 điểm)

* Yêu cầu của so sánh: 2.0 điểm/4 ý sau:

- So sánh là để làm nổi bật vấn đề, tránh tình trạng so sánh một cách khập khiễng dẫn đến việc khẳng định hoặc phủ định thiếu thuyết phục

- So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, chung một bình diện

- So sánh để tìm ra điểm chung và điểm riêng đồng thời thấy được giá trị riêng của các sự vật hiện tượng

- So sánh phải gắn liền với nhận xét đánh giá

Câu 5

* Giải thích: (1.0 điểm)

- Chi tiết là những biểu hiện nhỏ nhặt nhưng lại là yếu tố nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm tự sự, là thành phần cấu tạo nên cốt truyện nhằm phục vụ dụng ý nghệ thuật của nhà văn

- Thường mọi chi tiết đều phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng của nhà văn

- Chi tiết trong truyện ngắn có vị trí đặc biệt quan trọng như “nhãn tự” trong bài thơ tứ tuyệt Chi tiết góp phần hình thành tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm , khẳng định sự tinh tế, độc đáo tài hoa của nhà văn

- Cách đánh giá của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không chỉ đặt ra yêu cầu sáng tạo các chi tiết độc đáo mà còn mở ra một hướng mới trong tiếp nhận truyện ngắn thông qua các chi tiết độc đáo

* Phân tích chi tiết cái bóng để làm rõ vấn đề: (4.0 điểm)

Vị trí chi tiết: (0.5 điểm)

- Sau khi chửi xong hắn lảo đảo ra về, định đập phá đốt nhà ai đó, trăng lên và soi cái

bóng của Chí Phèo, hắn nhìn thấy cái bóng mình Tiếp sau đó Chí Phèo ghé vào nhà Tự Lãng

Cái bóng được miêu tả: (0.5 điểm)

- Đen và méo mó trên đường nhễ nhại, xệch xụ bên trái, thu gọn vào rồi dài loang ra, xé

rách vài chỗ

- Nó quần quật dưới chân Chí Phèo

Trang 6

- Chí đứng lại nhìn lại nó và nghiêng ngả cười cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi

- Cái vật xệch xạc đúng là bóng hắn

Ý nghĩa: (1.0 điểm)

- “Cái bóng dược miêu tả cụ thể có đường nét, hình khối, có số phận thảm thương như chính chủ nhân của nó:

+ Quần quật dưới chân Chí Phèo: quẩn quanh, bó buộc không lối thoát

+ Méo mó, xệch xạc, dài loang, rách… phản ánh hình hài của Chí, cuộc đời Chí, nó thảm hại, không lành lặn, thiếu nguyên vẹn, rách rưới, xệch xạc…

- Chí nhìn nó cười nghiêng ngả, cười rũ rượi:

+ Khi không biết đó là cái gì: thể hiện trạng thái của kẻ say

+ Khi biết đó là cái bóng của mình: tiếng cười đầy phẫn chí của kẻ đau đớn bế tắc

Như vậy cái bóng phản ánh cái hình, không chỉ thân phận, con người Chí mà say

cả cái bóng cũng được nhà văn NC miêu tả hết sức thảm thương tội nghiệp

Vai trò chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm: (1.5 điểm)

- Chi phối hành động của Chí Phèo: hắn cười và quên báo thù, đi qua cái ngõ đầu tiên

- Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hắn đến nhà Tự Lãng

- Tô đậm thêm bi kịch thân phận Chí Phèo khi hắn đối diện với chính mình

- Nhấn mạnh sự cô độc đến tận cùng của Chí, minh họa thêm chi tiết trước đó: đằng sau tiếng chửi của Chí cả làng Vũ Đaị ai cũng xa lánh, sợ hãi hắn

- Giúp người đọc thấu hiểu hơn tấm lòng nhà văn NC cũng như thân phận của một kẻ cùng đường, đầy bi kịch

Nhận xét đánh giá tài năng của Nam Cao: (0.5 điểm)

- Là chi tiết nhỏ, thoáng qua, tưởng chừng như vụn vặt song lại góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm

- Miêu tả có 8 câu nhưng rất độc đáo, kết cấu hoàn chỉnh của một đoạn văn với chủ đề

đầy ý nghĩa: cái bóng Chí Phèo.

- Xen kẽ cách biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự, lời bình… tạo nên đoạn văn sinh động vừa góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, vừa cho thấy thái độ, tình cảm của nhà văn

- Sự đối lập giữa “ánh trăng rằm vành vạnh, chảy trên đường trắng tinh” với “cái vật

đen, méo mó” làm rõ hơn vẻ đẹp muôn thủa của tạo hóa, soi rọi thêm nỗi đau của những

kẻ cùng đường, khổ đau

- Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Tham khảo chi tiết các đề thi GVG:

Ngày đăng: 04/01/2021, 13:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w