1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở bán công tp hcm

151 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Hiện nay, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa đang được tiến hành trong cả nước càng đòi hỏi đội ngũ sư phạm quan tâm nhiều đến giáo dục toàn diện, tăng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

… …

TRẦN THỊ MINH THI

THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÁN CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2005

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cám ơn:

 Phó Giáo sư - Tiến sĩ Bài Ngọc Oánh, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, ân cần giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

 Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh và quí thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn chúng tôi trong quá trình học tập nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Giáo dục

 Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

 Phòng Giáo Dục - Đào tạo các Quận: Bốn, Năm, Sáu, Bảy

 Ban Giám Hiệu, các thầy cô và các em học sinh các Trường THCS.BC Khánh Hội A, Mạch Kiếm Hàng, Lam Sơn, Nguyễn Hiền đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập tư liệu để hoàn thành luận văn

 Cô Nguyễn Minh Lý, thầy Huỳnh Lâm Anh Chương và các thầy cô,

bạn bè, đồng nghiệp gia đình đã hết lòng giúp đỡ, động viên cổ vũ cho chúng tôi trong quá trình viết luận văn

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô, đồng nghiệp và các bạn

Xin chân thành cám ơn

 TRẦN THỊ MINH THI

Trang 4

THPT : Trung học phổ thông

ĐHSP : Đại học sư phạm

CBQL : Cán bộ quản lý

CB Đoàn đội : Cán bộ Đoàn đội

GVCN : Giáo viên chủ nhiệm

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

PHHS : Phụ huynh học sinh

Nxb : Nhà xuất bản

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT II MỤC LỤC III

PHẦN THỨ NHẤT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

I Lý do chọn đề tài 1

II Mục đích nghiên cứu 3

III Nhiệm vụ nghiên cứu 4

IV Đối tượng nghiên cứu 4

V Khách thể nghiên cứu 4

VI Giới hạn đề tài 4

VII Phương pháp nghiên cứu 5

Chương I : LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

I Ở nước ngoài 7

II Ở trong nước 8

III Cái mới của luận văn 12

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HĐGDNGLL 14

I Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục 14

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện và nhà trường gắn liền với cuộc sống 14

2 Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước 15

3 Các văn bản pháp qui hướng dẫn HĐGDNGLL 15

II Xu thế giáo dục thời đại 16

1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em 16

2 Một số nét mới của Giáo dục thế giới trong nền kinh tế tri thức 17

III Quan điểm về lý thuyết hệ thống 19

IV Lý luận quản lý HĐGDNGLL trường THCS.BC 20

1 Lý luận hoạt động 20

2 Một số vấn đề về lý luận quản lý giáo dục 23

3 Lý luận quản lý HĐGDNGLL 30

Trang 6

4 Mô tả một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL 38

Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS.BC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 44

I Khái quát về khách thể nghiên cứu 44

1 Khái quát số lượng khách thể nghiên cứu 44

2 Giới thiệu các trường THCS.BC sẽ tìm hiểu 45

II Thực trạng việc quản lý HĐGDNGLL của các trường THCS.BC thành phố Hồ Chí Minh 45

1 Thực trạng về việc chỉ đạo bằng văn bản của cấp trên và nhận thức của các cấp quản lý 46

2 Thực trạng việc tổ chức các loại hình HĐGDNGLL 51

3 Việc chỉ đạo thực hiện tiết SHGDNGLL ở lớp 57

4 Thực trạng về việc tổ chức phân công 60

5 Thực trạng việc sử dụng thời gian 65

6 Thực trạng về sự phối hợp các lực lượng giáo dục 67

7 Thực trạng về cơ sở vật chất, phương tiện HĐGDNGLL 69

8 Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá, động viên 72

9 Thực trạng về kết quả HĐGDNGLL 75

10 Thực trạng về khó khăn trong việc tổ chức HĐGDNGLL 81

III Nguyên nhân của những thực trạng 86

1 Tìm hiểu Ý kiến của CBQL về nguyên nhân làm hạn chế tác dụng HĐGDNGLL 86

2 Nguyên nhân khách quan 87

3 Nguyên nhân chủ quan 89

IV Những giải pháp nâng chất lượng HĐGDNGLL 89

1 Tìm hiểu ý kiến CBQL, GV, CB Đoàn đội và học sinh về các biện pháp nâng chất lượng HĐGDNGLL 89

Trang 7

2 Một số biện pháp nâng chất lượng quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS.BC

thành phố Hồ Chí Minh 94

KẾT LUẬN 106

NHỮNG KIẾN NGHỊ 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 115

Trang 8

PHẦN THỨ NHẤT : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I Lý do chọn đề tài

 Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách, là nền tảng cho việc thực hiện các mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã nêu rõ quan điểm giáo dục của Đảng ta: "Phát triển con người toàn diện trên các mặt tình cảm, trí tuệ, tinh thần và thể chất là lý tưởng của sự phát triển xã hội mà chúng ta đang từng bước tiến tới"

Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không ngừng gia tăng tính tự giác năng động, tự chủ phát huy sức mạnh bên trong của mỗi cá nhân, kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng Con người phát triển cao

về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng con người mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

 Tâm lý con người có nguồn gốc bên ngoài hiện thực khách quan, được nảy sinh và phát triển trong các hoạt động sống của con người và xã hội Vì vậy muốn nghiên cứu tâm lý con người phải chú ý đến nguyên tắc tiếp cận hoạt động Hoạt động con người rất phong phú, cụ thể, nó diễn ra trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể

Nhân cách là sản phẩm của hoạt động giáo dục Nhân cách được hình thành ngay từ khi đứa trẻ giao tiếp với cuộc sống và sẽ phát triển phong phú và định hình đúng đắn khi đứa trẻ đến trường và tiếp xúc với xã hội Nhà trường là nơi ươm mầm nhân cách, là bệ phóng những tài năng Ngay từ lúc còn ở trường THCS, đứa trẻ được tiếp nhận chương trình giáo dục và được rèn luyện về mọi mặt để trở thành người có nhân cách hoàn thiện Trên tinh thần đó, việc tiếp cận các hoạt động con người, đặc biệt là hoạt động bên ngoài lớp học để tìm hiểu

Trang 9

quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh là một việc làm hết sức cần thiết

• Trong thực tế, việc thực hiện mục tiêu giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại

"Trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của đa số học sinh, sinh viên còn yếu Năng lực vận dụng kiến thức ở trường vào sản xuất còn hạn chế Đa số sinh viên tốt nghiệp chưa thích ứng với việc làm Thể lực của đa số sinh viên học sinh còn yếu không đủ tiềm lực cho cuộc sống lao động căng thẳng trong xã hội hiện đại Chất lượng nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất"

Ở một số trường THCS, chương trình học quá tải, đối phó với thi cử khiến việc học chiếm thời lượng rất nhiều mà không có thời gian cho các em vui chơi giải trí, tham gia hoạt động giáo dục ngòai giờ lên lớp (HĐGDNGLL) Một số trường coi trọng giảng dạy kiến thức chuyên môn đơn thuần mà bỏ quên hoặc xem nhẹ HĐGDNGLL Điều này gây ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển nhân cách, đem lại thiệt thòi cho các em khi bước vào đời Các em biến thành những người già trước tuổi, những cụ non, chỉ biết có sách vở, không biết gì cả Tai hại hơn là chế độ học tập o ép, phản khoa học đã là nguyên nhân khiến các em chán học, dẫn đến bỏ học "Mỗi ngày đến trường" không thực sự là "một ngày vui" như câu khẩu hiệu quen thuộc thường treo ở các trường

Hiện nay, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa đang được tiến hành trong cả nước càng đòi hỏi đội ngũ sư phạm quan tâm nhiều đến giáo dục toàn diện, tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh thoát ra khỏi bốn bức tường chật hẹp, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu muôn vẻ, rèn luỵên những phẩm chất tốt đẹp của con người thời đại mới Cần tìm hiểu hoạt động này một cách khoa học để từ đó có biện pháp chỉ đạo hợp lý là một việc làm hết sức cần thiết cho các nhà quản lý và các thầy cô giáo bậc THCS

Trang 10

 Trong những năm qua, vấn đề xã hội hóa giáo dục được thực hiện thành công ở cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Mô hình bán công đã và đang khẳng định vị trí vai trò trong sự nghiệp giáo dục chung Cần

có một cơ chế thích hợp, một sự định hướng đúng đắn và vận dụng những phương thức hoạt động phù hợp để phát huy những ưu thế và mặt mạnh vốn có của mô hình bán công, khắc phục những bất cập, yếu kém Một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng chất lượng đào tạo là kết hợp hoạt động giảng dạy các môn văn hóa với HĐGDNGLL trong nhà trường

 Bản thân tôi trước khi trở thành CBQL đã có mười lăm năm làm Cán bộ Đoàn, tôi đã trực tiếp hướng dẫn học sinh tham gia các phong trào ngoại khóa của nhà trường Khi làm công tác quản lý trường bán công, tôi càng đặc biệt quan tâm, đầu tư cho HĐGDNGLL, xem đó như là một phương thức hữu hiệu

để nâng chất lượng giáo dục toàn diện

 Vì tâm đắc với những kết quả do HĐGDNGLL đem lại và mong muốn hoạt động này phát huy tác dụng trong việc giáo dục học sinh nên tôi chọn đề

tài: "Thực trạng việc quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS.BC thành phố

Hồ Chí Minh”, làm đối tượng nghiên cứu Hy vọng công trình nghiên cứu này

sẽ góp vài kinh nghiệm nhỏ trong việc nâng chất lượng HĐGDNGLL cho các trường THCS Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các trường THCS.BC nói riêng

II Mục đích nghiên cứu

 Tìm hiểu HĐGDNGLL và thực trạng của việc quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS.BC

 Từ đó giúp các nhà quản lý, các nhà giáo dục có được những thông tin cần thiết về các HĐGDNGLL, tạo cơ sở khoa học cho việc chỉ đạo hoạt động này có hiệu quả nhằm góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục nói chung và mô hình bán công nói riêng

Trang 11

III Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Nêu cơ sở lý luận liên quan đến HĐGDNGLL trong trường THCS.BC Thành phố

2 Tìm hiểu thực trạng việc quản lý HĐGDNGLL của các trường THCS.BC thành phố Hồ Chí Minh

Trường THCS.BC Khánh Hội A - Quận Bốn

Trường THCS.BC Mạch Kiếm Hùng - Quận Năm

Trường THCS.BC Lam Sơn - Quận Sáu

Trường THCS.BC Nguyễn Hiền - Quận Bảy

VI Giới hạn đề tài

Do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chỉ xin tập trung vào HĐGDNGLL của học sinh THCS.BC Thành phố Hồ Chí Minh ở một số lĩnh vực:

a - Các loại hình HĐGDNGLL cơ bản trong trường THCS

Hoạt động chính tri tư tưởng, giáo dục đạo đức

Hoạt động văn thể mỹ

Hoạt động hỗ trợ học tập

Phong trào Đoàn -Đội

Trang 12

b - Tiết SHNGLL được triển khai ồ đơn vị lớp

 Thời gian nghiên cứu: trong năm học 2004 - 2005

VII Phương pháp nghiên cứu

1 Tổng kết lý luận

Phân tích tài liệu của các tác giả về những vấn đề có liên quan đến đề tài, các văn bản về công tác quản lý họat động ngoại khóa của học sinh và mô hình bán công Từ đó tổng hợp tài liệu để xây dựng hệ thống lý luận cho đề tài

2 Quan sát

Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn đội của học sinh bốn trường THCS.BC trong thành phố: Khánh Hội A - Quận Bốn, Mạch Kiếm Hùng - Quận Năm, Lam Sơn - Quận Sáu, Nguyễn Hiền

4 Điều tra bằng phiếu

Chúng tôi thực hiện điều tra thông qua hai giai đoạn sau:

Giai đoạn I : Sử dụng câu hỏi chủ yếu là câu hỏi mở xoay quanh các

nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Chúng tôi tiến hành phát phiếu ở:

o CBQLPGD các quận huyện,

o Đ/c Hiệu trưởng, Hiệu phó ở bốn trường bán công

Trang 13

o Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách Đội

o GVCN và Giáo viên bộ môn

o Học sinh các trường THCS Bán công được tìm hiểu

o Các thành viên học lớp bồi dưỡng thay sách môn HĐGDNGLL ở thành phố Hồ Chí Minh, hè 2005

Giai đoạn II:

Trên cơ sở các ý kiến thu thập được ở giai đoan I, chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi Bảng câu hỏi này gồm hai loại: loại dành cho CBQLvà loại dành cho giáo viên, học sinh

Về phương pháp chọn mẫu

Vì điều kiện thời gian và tài chánh có hạn nên chúng tôi dựa trên nguyên tắc đại diện để chọn mẫu Mẫu của chúng tôi gồm trên 554 học sinh, bao gồm các thành phần sau: học sinh nam, nữ, từ lớp sáu đến lớp chín ở các khối, 150 GVCN và Giáo viên bộ môn, chọn ngẫu nhiên (nam, nữ) ở bốn trường THCS.BC

Về cách tiến hành

Chúng tôi trực tiếp đến từng trường, lớp, gặp gỡ giáo viên, học sinh để phát phiếu, hướng dẫn cách trả lời hợp lệ và thu sau bảy ngày Đối với CBQL các cấp, chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng cách hỏi trực tiếp hoặc bằng phiếu

5 Phương pháp xử lý số liệu

Trên cơ sở số liệu thu được ở các phiếu, chúng tôi tính trị số phẫn trăm, trị

số trung bình

Trang 14

Chương I : LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I Ở nước ngoài

1 Rabơle (1494-1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa

nhân đạo Pháp và tư tưởng giáo dục thời kỳ Phục Hưng Ông đòi hỏi việc giáo dục phải bao hàm các nội dung: trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà còn

có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xức với các nhà văn, các nghị sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày

2 Vào thập niên 20, 30 thế kỷ XX A.S.Macarenco - nhà sư phạm nổi

tiếng của nước Nga-Xô Viết, đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp Ông phát biểu: "Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành

trong lớp Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ" Trong thực tiễn công tác của mình, Macarenco đã tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), câu lạc bộ cho học sinh ở trại M.Gorki và ở công xã F.E.Dzerjinski như: tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ

thực nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý, hóa học, tổ thể dục thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải kỷ luật trong quá trình hoạt động

3 Vào những năm 60-70, đất nước Liên Xô đang trên con đường xây dựng

chủ nghĩa xã hội, việc giáo dục con người toàn diện được Đảng và nhà nước quan tâm Các nghiên cứu về lý luận giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục

Trang 15

ngoài giờ lên lớp nói riêng được đẩy mạnh Trong tác phẩm Giáo dục học, tập 3, tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và các hình thức cơ bản của HĐGDNGLL Trong tác phẩm "Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông", tác giả I.Xmarienco đã trình bày sự thống nhất của công tác giáo dục trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người Hiệu trưởng trong việc lãnh đạo hoạt động giáo dục và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thành niên

4 Trong cuốn sách "Effective Educational Management", tác giả Van Der

Westhizen đã nêu một số vấn đề: khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của học sinh làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạt động của học sinh, vai trò của giáo viên và những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt động của học sinh

II Ở trong nước

Nghiên cứu về HĐGDNGLL đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước từ những năm 80 của thế kỷ hai mươi trở lại đây, chúng ta có thể chia làm ba giai đoạn sau:

1 Giai đoạn trước cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (từ năm 1979 trở

về trước) Điểm nổi bật ở giai đoạn này là khái niệm " Hoạt động ngoài giờ lên lớp" chưa được định hình và chưa có tên gọi như ngày hôm nay Tuy nhiên nội hàm cơ bản của khái niệm đã được Hồ Chủ tịch đề cập trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9/1945 Người viết " Nhưng các em cũng nên ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước''

Trong "Thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc", Hồ Chủ tịch lại nhắc đến một khía cạnh khác của nội hàm khái niệm: "Trong lúc

Trang 16

học cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học."

2 Giai đoạn từ cuộc cải cách giáo dục lần 3 tới năm 1980

Để đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục, đã có nhiều nghiên cứu xung quanh việc xác định khái niệm "Hoạt động ngoài giờ lên lớp" cũng như những nghiên cứu nhằm tổ chức có chất lượng HĐGDNGLL trong nhà trường

 Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác định nội hàm của khái niệm "HĐGDNGLL", xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, hình thức HĐGDNGLL Có thể kể các công trình nghiên cứu sau:

 Từ năm 1979, Viện khoa học giáo dục thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về "Các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự hình thành nhân cách của học sinh" do Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đạo đức chủ trì Đề tài được triển khai

và thực nghiệm từ năm 1979 -1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 tại Hà Nội Sau đó kết quả thực nghiệm được thể hiện ở loạt bài trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục và tạp chí Thông tin khoa học giáo dục của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thúy Anh, Phạm Hoàng Gia, Lê Trung Trấn, Phạm Lăng

 Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do nhóm cán bộ nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục thực hiện như: Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỉ, Nguyễn Thanh Bình

 Một số nghiên cứu lí luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của một số tác giả như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Trấn, Nguyễn Dục Quang, Hà Nhật Thăng

3 Giai đoạn 1980 đến nay

Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các tường phổ thông trong tổ chức HĐGDNGLL mà tác giả là giáo viên, cán bộ quản lí trường phổ thông

Trang 17

Qua đó có thể thấy các tác giả đi sâu vào nghiên cứu cơ bản về HĐGDNGLL, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng quy trình tổ chức và đổi mới nội dung phương pháp họat động GDNGLL:

 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục cũng có một số người chọn đề tài HĐGDNGLL ở trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, THPT (công lập, bán công, Đại học) như :

Năm 1999, Thạc sĩ Ngô Văn Phước đã bảo vệ luận văn " Người Hiệu trưởng tổ chức HĐGDNGLL ở trường THPT ", đề tài đã nghiên cứu thực trạng quản lí HĐGDNGLL ở một số trường THPT ở tỉnh Thừa thiên - Huế Luận văn

đã phân tích lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nội dung họat động ngoại khóa và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này ở trường THPT ở tỉnh Thừa Thiên Huế

 Luận văn :"Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng một số trường THPT phía Nam" Đồng chí Nguyễn Thị Hoàng Trâm đã chọn mẫu nghiên cứu trên các Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng và 300 giáo viên, cán bộ Đoàn ở 8 trường THPT ở các vùng miền khác nhau ở các tỉnh phía Nam Luận văn đã tập trung làm rõ: lịch sử vấn

đề nghiên cứu về đề tài này ở các nước trên thế giới và Việt Nam Tác giả đã có nhiều công phu khi phân tích cơ sở lý luận của hoạt động ngoài giờ lên lớp như : Khái niệm, xác định nội dung HĐGDNGLL gồm 12 nội dung cơ bản, thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL và đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL

 "Nghiên cứu hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên nội trú trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh" - luận văn Thạc sĩ của Huỳnh Lâm Anh Chương năm 1999 Trong luận văn, tác giả đã tập trung làm rõ lý lụận về hoạt động, lý luận về sinh viên, sinh viên nội trú và các khái niệm khác liên quan đến

Trang 18

đề tài Điều rút ra được ở luận văn này là cách thức lập luận khoa học, nghiên cứu công phu nghiêm túc, cách trình bày vấn đề sáng tỏ, mang tính thuyết phục cao

" Một số giải pháp phối hợp giữa Hiệu trưởng và BCH Đoàn TNCS.HCM trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT tỉnh Bình Phước" - Lê Hồng Quảng - 2003 Luận văn đã nghiên cứu về việc phối hợp giữa Hiệu trưởng

và tổ chức Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục đạo đức, một khía cạnh rất quan trọng của HĐGDNGLL Luận văn đã cung cấp cho chúng ta nhiều kinh nghiệm tốt về việc phối hợp các lực lượng giáo dục Việc phát huy và phối hợp vai trò Đoàn thanh niên là một việc làm rất cần thiết trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng

 Các bài báo trên tạp chí ngành giáo dục như: Giáo dục thời đại, Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Phát triển giáo dục, Nghiên cứu giáo dục vv cũng có nhiều bài đề cập đến đề tài này như:

" Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT của người Hiệu trưởng" của tác giả Dương Thị Trúc Bạch đã nêu lên thực trạng, đạo đức của học sinh trường THPT của thành phố và những giải pháp của người Hiệu trưởng để nâng chất lượng quản lý hoạt động này Bên cạnh việc phát huy vai trò của Đoàn thanh niên, tác giả nhấn mạnh vai trò của GVCN và phối hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

 Khóa đào tạo Hiệu trưởng của trường CBQLThành phố đã có nhiều người chọn đề tài HĐGDNGLL làm luận văn tốt nghiệp:

 Đ/c Huỳnh Thiên Định trường THCS Nguyễn Đức Cảnh Quận Sáu, trong phạm vi một tiểu luận của khóa đào tạo Hiệu trưởng, tác giả chỉ nêu khái quát việc quản lý HĐGDNGLL ở một trường THCS trong thành phố, qua đó tìm hiểu nhận thức của các đối tượng có liên quan về vấn đề này, lực lượng tham gia, các hình thức và nội dung hoạt động, các biện pháp quản lý và đề xuất

Trang 19

một số giải pháp để HĐGDNGLL có thể tiến hành đồng bộ và hiệu quả hơn Đặc biệt, tiểu luận của đ/c Huỳnh Thiên Định có nghiên cứu mối liên quan giữa HĐGDNGLL với bầu không khí tâm lý tập thể trong nhà trường

Qua 15 năm hoạt động - kể từ 1989, các trường bán công trong thành phố

đã đạt được một số thành tựu nhất định, đúc kết nhiều kinh nghiệm quí giá trong công tác quản lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý hoạt động GDNGLL Những kinh nghiệm này thể hiện trong những bản báo cáo của các Hiệu Trưởng trong

những hội nghị điển hình của ngành hoặc hội nghị sơ kết bậc học THCS, trong

đó có mô hình bán công

Xuất phát từ yêu cầu của việc nâng chất lượng và đổi mới phương pháp giáo dục, từ sự quan tâm đầu tư, tâm đắc và mong muốn đúc rút được một số kinh nghiệm về hoạt động này, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lí HĐGDNGLL ở trường THCS.BC thành phố Hồ Chí Minh, từ

đó đề xuất một số biện pháp quản lí HĐGDNGLL của người Hiệu trưởng

III Cái mới của luận văn

Chúng tôi đi sâu phân tích "Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS.BC Thành Phố Hồ Chí Minh" thể hiện qua các mặt: nhận thức, kế hoạch, phân công, sử dụng thời gian, tổ chức các loại hình hoạt động, tổ chức tiết SHNGLL, kiểm tra đánh giá Nhất là sự vận dụng "lý thuyết hệ thống" vào chỉ đạo HĐGDNGLL thể hiện qua: Việc xác lập cơ chế phối hợp và HĐGDNGLL

với hoạt động khác, việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tôi tìm hiểu HĐGDNGLL đã đáp ứng được nhu cầu và sở thích và mong muôn của học sinh ra sao, cùng những ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chuyên môn

Trang 20

Trong phạm vi khả năng và điều kiện còn nhiều hạn hẹp của mình, chúng tôi mong mỏi sẽ đóng góp những nét mới cho luận văn bằng cách tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho những vấn đề nêu trên

Trang 21

Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HĐGDNGLL

I Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục

1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục toàn diện và nhà trường gắn liền với cuộc sống

Trong toàn bộ tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất là vấn đề xây dựng và hoàn thiện con người thông qua các hoạt động giáo dục và tự giáo dục Bác nói: "Đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho nước Việt nam" tạo điều kiện "phát triển hoàn toàn những năng lực sẳn có của các em", chuẩn bị cho thanh thiếu niên có thể đảm nhiệm tốt vai trò xã hội nhiều mặt để trở thành "người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt trong quá trình tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN"

Bác còn nêu: "Giáo dục toàn diện còn bao gồm thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục và kết hợp với các nội dung trên" Bác Hồ yêu cầu các thầy cô phải chú

ý giáo dục nhiều mặt: đức, trí, thể, mỹ, lao động Bác khuyên các thầy cô giáo phải: "Hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành"

Người còn quan niệm: " Phải dùng sức mạnh tập thể để giáo dục"

Giáo dục đặc biệt đòi hỏi phải có phương pháp thích hợp với từng đối tượng "Cách dạy trẻ phải nhẹ nhàng, vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ

của người lớn Trong lúc học cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cần cho các cháu học Ở nhà, ở trường học, ở xã hội, các cháu đều vui, đều học."

Với thiếu niên nhi đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục các cháu tinh thần hồn nhiên, tươi trẻ, tình cảm yêu ghét rõ ràng phân minh

Những tư tưởng của Bác Hồ ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn

có ý nghĩa thực tiễn và giá trị to lớn giúp chúng ta nhìn lại công tác giáo dục với

Trang 22

tất cả những ý nghĩa cao quí trong việc "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau"

Người CBQL cần luôn quan tâm đến giáo dục toàn diện, đưa học sinh vào cuộc sống, gắn với thực tiễn sinh động của đất nước, tạo tinh thần vui học, tạo điều kiện cho các em phát huy hoàn toàn những năng lực sẳn của mình HĐGDNGLL sẽ góp phần cùng các hoạt động khác trong nhà trường để thực hiện những yêu cầu phương pháp giáo dục mà Bác Hồ đã từng căn dặn

2 Các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước

2.1 Thực hiện các Nghị Quyết của Đảng, ngành Giáo dục nước ta đã có

những chủ trương, biện pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ ( Xem thêm Phụ lục 1)

Chiến lược phát triển giáo dục (2001-2010) ban hành theo quyết định số 201/2001/QĐ -TTg ngày 28/12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:

"Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người có

kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp,

có ý thức công dân " "Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ"

3 Các văn bản pháp qui hướng dẫn HĐGDNGLL (xem phụ lục)

 Chỉ thị 20/ CT ngày 16/3/1983 - Bộ Giáo dục -đào tạo

 Hướng dẫn hoạt động ngoài giờ lên lớp số 1960/ CT ngày 1/9/1983 Bộ Giáo dục - đào tạo

 Thông tư Liên bộ Bộ Giáo dục và TW Đoàn TNCSHCM số 32/TT ngày 15/10/1988 "Về HĐGDNGLL và Hoạt động Đoàn, Đội ở các trường phổ thông trong hai năm 1988-1990"

 Thông tư 32/TT đã xác định cụ thể nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện trong các chủ điểm hàng tháng, qui định việc thành

Trang 23

lập Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường nhằm đảm bảo chất lượng quản lý hoạt động này

 Quyết định số 03-2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/1/12002 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và đào tạo qui định về nội dung và thời điểm HĐGDNGLL

Mặt khác, hàng năm trong chỉ thị về nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và đào tạo đều có đề cập tới các nội dung của HĐGDNGLL

Các hệ thống văn bản pháp quy cho thấy quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đúng đắn và xuyên suốt về mục tiêu giáo dục toàn diện con người mới XHCN, là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông bao gồm cả hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp

II Xu thế giáo dục thời đại

1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em: do Thụy Điển đề xướng, Đại hội

đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1989 Đây là tuyên ngôn về quyền trẻ em

có nội dung tiến bộ Tinh thần cơ bản của tuyên ngôn là: "Loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có" Người lớn, trước hết là cha mẹ

có trách nhiệm thực hiện các quyền của trẻ em được pháp luật qui định

Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc yêu thương và thông cảm

Trong công ước có 41 điều khoản liên quan đến quyền trẻ em, trong đó có bốn nhóm quyền trẻ em:

 Nhóm quyền được sống còn

 Nhóm quyền được bảo vệ

 Nhóm quyền được phát triển

 Nhóm quyền được tham gia

Trang 24

Hoạt động GDNGLL là điều kiện và là phương thức để nhà trường THCS triển khai công ước quốc tế về quyền trẻ em một cách tích cực, nhất là đối với nhóm quyền tham gia và quyền được phát triển, quyền vui chơi giải trí và được

mở mang kiến thức ngoài giờ học

2 Một số nét mới của Giáo dục thế giới trong nền kinh tế tri thức

2.1 Mục tiêu giáo dục ở thế kỷ XXI - thời đại kinh tế tri thức

Thế giới ngày nay có nhiều biến đổi cực kỳ nhanh chóng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin Sự hình thành nền kinh

tế tri thức, toàn cầu hóa trở thành một xu thế tất yếu khách quan không cưỡng lại được Giáo dục phải thích nghi với người học chớ không phải buộc người học tuân theo các qui định có sẳn từ trước

"Giáo dục không phải là tích tụ tri thức mà còn là thức tỉnh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi người" Chức năng giáo dục đóng góp vào sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân để cho họ phát triển hết tiềm năng của mình trong xã hội đa dạng

Giáo dục bồi dưỡng những phẩm chất năng lực cơ bản, rồi từ những năng lực cơ bản đó tiếp tục thu lượm những tri thức hữu dụng

• Trong xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới, UNESSCO đã đề ra bốn trụ cột: Học để biết, Học để làm, Học cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình Chương trình giảng dạy và nội dung giáo dục ở trường bao gồm cả

Tri thức, Kỹ năng và Thái độ Cả ba thành tố này là nội dung tạo ra giá trị con người

Trong thời đại kinh tế tri thức, giáo dục không chỉ đào tạo ra những con người có năng lực tuân thủ mà chủ yếu là những con người có năng lực sáng tạo, biết hành động, làm cho cá nhân trở thành một thực thể xã hội có khả năng đối thoại hợp tác, biết thực hiện trách nhiệm của mình Chương trình giáo dục phải

đề cập các yêu cầu và điều kiện để con người được hoạt động Mặt khác lý

Trang 25

thuyết hoạt động của tâm lý học cũng đã chứng minh học bằng cách hành động mới đạt được hiệu quả giáo dục Các hoạt động cụ thể đồng thời sẽ tạo điều kiện

để chương trình giáo dục gắn với cuộc sống

2.2 Năng lực con người thời hiện đại

Trước ngưỡng cửa vào đời, mỗi học sinh có thể sẽ phải đối đầu với những câu hỏi "Bạn đã có sẵn phẩm chất và năng lực mà xã hội cần đến chưa ?", "Bạn làm thế nào để có thể trau giồi những năng lực mà xã hội cần ngay từ khi còn trên ghế nhà trường?

Trong thời đại công nghiệp và hiện đại đòi hỏi những con người nhân văn

và con người công nghệ trên cơ sở phát triển thể lực tốt, năng động sáng tạo, tự tín và khả năng thích ứng cao đáp ứng với yêu cầu của thời đại mới, theo Thế Trường tác giả quyển "Hành trang Kinh tế tri thức", sáu năng lực cần có của con người hiện đại thích ứng trong xã hội tương lai, đó là:

 Năng lực tiếp thu tri thức

 Năng lực tiếp thu và xử lý thông tin

 Năng lực đổi mới

 Năng lực diễn đạt tư duy

 Năng lực quản lý khoa học

 Năng lực giao tiếp

Đó cũng là sản phẩm đầu ra (Out put) mà ngành giáo dục VN sẽ phân đấu trong thời kỳ đất nước đổi mới

Sự rèn luyện những năng lực ấy phải được chú ý ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khi các em đang độ tuổi hình thành nhân cách HĐGDNGLL trong giai đoạn mới, khi đất nước chuẩn bị hội nhập quốc tế càng có ý nghĩa đặc biệt hơn bao giờ hết HĐGDNGLL, bổ sung kiến thức cho các giờ học trên lớp,

Trang 26

sẽ giúp học sinh rèn luyện thêm những phẩm chất năng lực để thích nghi với đòi hỏi của thời đại

2.3 Chương trình giáo dục của các nước tiên tiến

Chương trình giáo dục cần phải tập trung cả vào những kỹ năng sống của

cá nhân và xã hội để phát triển khả năng của học sinh, giúp học sinh trở nên năng động và có thể học suốt đời Ngoài ra chương trình học còn giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, chú trọng đến yếu tố nhân văn để hướng người học tới những giá trị văn hóa vừa đa dạng, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc

Ở đa số các nước phát triển, học sinh tập trung học cả ngày ở trường Tiết học chính khóa thường được bố trí vào buổi sáng, buổi chiều dành cho việc tự học, học nhóm và các HĐGDNGLL, tập thể Đặc biệt trong xu thế mới, chương trình giáo dục trung học bậc cao có được thiết kế theo các học phần với các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, và thiết kế theo trình độ để theo sát đối tượng học sinh

Như vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp là phần mềm với những hình thức phong phú, là một phần quan trọng trong chương trình học ở các nước

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, HĐGDNGLL trong trường THCS nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần hữu hiệu trong chương trình đào tạo ra những nhân cách mới, chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống trong tương lai

III Quan điểm về lý thuyết hệ thống

Hệ thống là một tập họp những phần tử có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, vận động trong không gian theo thời gian tạo thành một thể thống nhất để tạo nên một tính chất mới không có sẳn trong các thành phần khi chúng đứng riêng lẻ Giữa các thành phần của hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, mỗi sự thay đổi của thành phần này kéo theo sự thay đổi của thành phần khác dẫn đến sự thay đổi của toàn hệ thống

Trang 27

Một hệ thống luôn tồn tại trong một môi trường, môi trường luôn tác động vào hệ thống và ngược lại Vì thế , khi nghiên cứu hệ thống phải xem xét trong tổng thể các mối tác động xuôi ngược đó

Tư duy hệ thống giúp các nhà quản lý nhìn nhận giải quyết vấn đề một cách khái quát, nắm đúng vấn đề và nhanh chóng tìm được điểm bắt đầu để giải quyết vấn đề Quản lý nếu biết tổ chức, phối hợp liên kết các bộ phận, các phần

tử một cách tốt nhất và thiết lập được mối quan hệ hợp lý với môi trường sẽ tạo

ra sự phát triển cao của hệ thống Ngược lại, sẽ hạn chế sự phát triển của hệ thống

Nắm vững lý thuyết hệ thống, vận dụng vào việc quản lý HĐGDNGLL, người CBQL sẽ tổ chức bộ máy hoạt động khoa học, thực hiện liên kết phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đồng thời xác lập cơ chế phối hợp của các hoạt động trong cùng hệ Ví dụ cơ chế phối hợp HĐGDNGLL với hoạt động trong giờ lên lớp và các hoạt động khác trong nhà trường HĐGDNGLL sẽ diễn ra trong mối tương quan với các hoạt đọng khác, thống nhất được mục đích yêu cầu trong quá trình giáo dục, khắc phục được những mâu thuẫn giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường và cũng nhờ đó tăng thêm sức mạnh trong các hoạt động hình thành nhân cách học sinh hiệu quả hơn

IV Lý luận quản lý HĐGDNGLL trường THCS.BC

1 Lý luận hoạt động

1.1 Khái niệm hoạt động

Theo tâm lý học Macxít, cuộc sống con người là một dòng hoạt động Con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân Đó là quá trình chuyển hóa năng lực, lao động và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại

Trang 28

là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể"

A.N.Lêônchiep đã nhấn mạnh rằng: "Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới Ông cho rằng muốn sống được trong thế giới xung quanh, con người phải tiến hành các hoạt động đối với thế giới đó, sản xuất ra các đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng các đối tượng đó (các phương thức này chứa sẳn trong các đối tượng đó) nhằm thỏa mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác"

Như vậy có thể định nghĩa: "Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả

về phía con người" (chủ thể )

1.2 Đặc điểm của hoạt động

a Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng

"Đối tượng của hoạt động là cái con người làm ra, cần chiếm lĩnh" (55;36) Trong hoạt động giảng dạy của mình, thầy giáo hướng đến nhân cách của học sinh, cần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Vì vậy nhân cách học sinh là đối tượng của hoạt động giảng dạy của người thầy giáo

b Hoạt động bao giờ cũng mang tính mục đích

Hoạt động của con người khác xa với hành vi động vật ở chỗ nó có mục đích Con ong cho dù xây tổ một cách hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa cũng không ý thức được rằng nó xây tổ để làm gì? Ngược lại, anh thợ xây, cho dù mới bắt tay vào việc, chưa có kinh nghiệm nhưng anh ta vẫn luôn ý thức được một điều, đó là "mình làm việc này để làm gì?"

c Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể

Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể Chủ thể của hoạt động chính là người thực hiện hoạt động Tính chất có chủ thể của hoạt động trước hết biểu hiện

Trang 29

trong tính tích cực của chủ thể Trong quá trình vươn tới đối tượng của hoạt động, con người buộc phải huy động toàn bộ sức mạnh cơ bắp và sức mạnh tinh thần, trí tuệ của mình, buộc phải nổ lực cao độ để chiếm lĩnh nó

1.3 Hoạt động và con đường hình thành nhân cách

Trong cuốn sách Hoạt động Ý thức Nhân cách, nhà tâm lý học nổi tiếng

Xô Viết A.N Lêônchiép đã chỉ ra rằng "Nhân cách không phải được đẻ ra mà là được hình thành" Chúng ta đều biết hoạt động của con người là hoạt động có tính mục đích, tính chất xã hội và tính chất tập thể, được thực hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển được những phẩm chất và năng lực đó Nhân cách của họ, do đó, được hình thành và phát triển

A.N.Lêônchiep đã vạch ra rằng một số hoạt động đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển nhân cách, còn những dạng hoạt động khác đóng vai trò thức yếu Cho nên cần phải thấy rõ sự phụ thuộc của sự phát triển nhân cách vào hoạt động chủ đạo ở những thời kỳ nhất định

Một trong những quy luật của giáo dục là phải thay đổi tính chất của hoạt động, phong phú hóa nội dung, hình thức, cách tổ chức nó trong quá trình giáo dục, lôi cuốn bản thân HS tham gia tự giác và tích cực và vào việc lãnh đạo hoạt động

"Tuy nhiên, hoạt động của con người luôn mang tính chất xã hội, tính chất tập thể Vì vậy, hoạt động luôn luôn gắn liền với giao lưu HS không thể chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, nghệ thuật một mình được Trong tất cả các hoạt động trên, HS phải giao tiếp với những người khác, với các bạn, với thầy cô giáo" [14 - 99,100] Macarencô đã từng nêu quan điểm

Trang 30

"giáo dục học sinh trong tập thể và bằng thể ".Quan điểm này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có nước ta

"Từ mối quan hệ giữa hoạt động và nhân cách, chúng ta thấy rằng muốn hình thành nhân cách học sinh, chúng ta phải đưa các em vào những hoạt động tạo điều kiện để các em được giáo dục thông qua hoạt động Hoạt động (với các dạng khác nhau), phải là một phương tiện giáo dục cơ bản

Nói cách khác, giáo dục trước hết phải là quá trình tổ chức sự hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh, chớ không nên chỉ giới hạn truyền thụ kiến thức trong bốn bức tường của lớp học HĐGDNGLL chính là một điều kiện tốt nhất

để đưa học sinh vào hoạt động Qua đó, các em sẽ tiếp thu, chiếm lĩnh nền văn hóa của nhân loại, hình thành và phát triển được những phẩm chất nhân cách mà

xã hội đòi hỏi

2 Một số vấn đề về lý luận quản lý giáo dục

2.1 Khái niệm

2.1.1 Trường Trung học cơ sở

Theo Điều lệ trường Trung học, trường THCS là cơ sở giáo dục bậc Trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông (bao gồm trung học cơ sở) Trường trung học có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng

Điều lệ đã xác định nhiệm vụ trường trung học: "Trường học có nhiệm vụ

tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác"

2.1.2 Trường Bán công

"Là trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được nhà nước đầu tư

cơ sở vật chất và hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi từ nguồn kinh phí

do PHHS tự nguyện đóng góp bằng học phí

Trang 31

* Cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên của trường bán công đang thuộc biên chế nhà nước được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với cán bộ công chức chuyển sang làm việc trong cơ sở bán công

* Trẻ em, học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập được hưởng các quyền qui định tại Điều lệ nhà trường tương ứng, được hưởng chế độ chính sách theo qui định của chính phủ và được bình đẳng trong cơ hội tiếp tục học lên, tìm kiếm việc làm như học sinh, sinh viên các trường công lập

( Trích Qui chế các trường ngoài công lập số 39/2001/QĐ-BGD&ĐT)

2.1.3 Học sinh THCS

a Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm những em có độ tuổi từ l1, 12 đến

14,15 tuổi Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí vô cùng đặc biệt trong quá trình phát triển nhân cách của các em

b Một số đặc điểm tâm sinh lý học sinh ở lứa tuổi THCS

Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ thời kỳ thơ ấu sang tuổi trưởng thành

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể Tầm vóc các em lớn lên như thổi Sự phát triển thể chất nhanh chóng bắt đầu trong giai đoạn chuyển đổi, đánh dấu bằng việc tăng cân, chiều cao, kích cỡ của tim, dung tích phổi và sức mạnh của cơ bắp Xương phát triển nhanh hơn bắp thịt và sự phát triển không đồng đều của xương bắp thịt đem lại kết quả là sự thiếu kết hợp và sự vụng về

Sự phát triển của hệ thống tim mạch của các em cũng không cân đối Do

đó xảy ra một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn: tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc, học tập

Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng) thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt động thần kinh Do tác động của những kích thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại

Trang 32

xẩy ra tình trạng bị kích động mạnh Vì vậy những chấn động thần kinh mạnh hoặc những biến cố đều có thể tác động mạnh mẽ đến lứa tuổi này, có thể làm cho một số em bị uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, tản mạn, số khác có những hành vi xấu, không đúng bản chất các em

Các em thường lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng, hay làm đổ vỡ Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu Học sinh có vẻ như bị phiền nhiễu về sự thay đổi cơ thể của mình

c Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi học sinh THCS sẽ làm cho các em

có những đặc điểm nhân cách khác với các em lứa tuổi trước Các em có nghị lực dồi dào, tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao

 Tuy nhiên quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em Do đó, sự phát triển tâm lý diễn ra không đồng đều về mọi mặt Điều đó dẫn đến sự tồn tại song song: "Vừa

có tính trẻ con, vừa có tính người lớn "

 Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi học sinh THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị,

những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với người lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế và hoàn thiện nhân cách của mình Bạn cùng tuổi trở thành nguồn các chuẩn mực và típ mẫu để bắt chước Các em cũng dễ bị người lớn ảnh hưởng và cố gắng bắt chước người lớn không phải là ba mẹ chúng

 Ở lứa tuổi này các em được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực và được giao cho một số công việc nhất định Các em muốn làm những việc mọi người biết đến, làm việc cùng người lớn, muốn được mọi người thừa nhận mình là người lớn Đó là một nhu cầu của các em Vì thế nên các em rất tích cực tham gia các công tác ngoài xã hội Các em thích làm những công việc có tính

Trang 33

chất tập thể, những công việc liên quan đến nhiều người và được nhiều người cùng tham gia

 Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người Nhu cầu tự ý thức nẩy sinh từ nhu cầu cuộc sông, từ hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu mong muốn của tập thể, của người lớn qui định Do sự phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống xã hội mà

học sinh THCS nẩy sinh nhu cầu đánh giá bản thân mình, tìm kiếm vị trí của mình trong tập thể, tìm hiểu những đặc điểm nhân cách tốt đẹp của người công dân mà cuộc sống đòi hỏi

• Nắm vững đặc điểm học sinh THCS, người giáo viên mới có thể phát huy năng lực sẵn có của các em, tổ chức các loại hình hoạt động phù hợp với lứa tuổi, phát huy tính tích cực của học sinh để tổ chức các HĐGDNGLL theo phương châm từ chỗ: "Thầy thiết kế - trò thi công" đến chỗ "Trò tự thiết kế - tự thi công"

2.2 Một số vấn đề về lý luận quản lý giáo dục

2.2.1 Khái niệm quản lý

Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm "Quản lý"

Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm tự điển học biên soạn 1998, quản lý là:

+ Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định

+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định

Frederick Winslow Taylor (1856-1915) người sáng lập thuyết quản lý theo khoa học đã định nghĩa: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người

Trang 34

khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất"

Henry Fayol (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng

"Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp

và kiểm tra" Qua định nghĩa này, ông đã nêu 5 chức năng cơ bản của quản lý Harold Koontz, người được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, đã viết "Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi hoạt động có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất"

Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: "Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động"

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: "Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích

đã đề ra

2.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục

M.M.Mechti Zade, nhà lý luận về quản lý giáo dục Liên xô cũ đã đưa ra định nghĩa: "Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng"

Theo ý nghĩa tổng quát, quản lý giáo dục là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo con người theo yêu cầu phát triển xã hội

Trang 35

Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã viết: "Quản lý giáo dục (và nói riêng, quản lý trường học) là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới

về chất"

Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã viết: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với trường học"

Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường

Vì vậy quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập, tự giáo dục của trò diễn ra trong quá trình dạy học -giáo dục Có thể nói rằng quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học giáo dục

Ngày nay, với quan điểm học thường xuyên, học suốt đời, nên quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng được hiểu là hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

2.2.3 Một số vấn đề về lý luận quản lý giáo dục

a Mục tiêu quản lý giáo dục

Mục tiêu quản lý nhà trường là những chỉ tiêu cho mọi hoạt động được dự kiến trước khi triển khai những hoạt động đó Hệ thống mục tiêu trong quản lý giáo dục chính là những nhiệm vụ mà các cấp quản lý giáo dục phải thực hiện

Trang 36

trong một thời gian Đó cũng là những nhiệm vụ các cấp quản lý giáo dục phải thực hiện trong quá trình hoạt động và cũng chính là cái đạt được khi kết thúc hoạt động

b Nguyên tắc quản lý giáo dục

Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tư tưởng chỉ đạo việc lựa chọn nội dung phương pháp, hình thức tổ chức quản lý giáo dục Nguyên tắc quản lý giáo dục chỉ đạo toàn bộ tiến trình quản lý giáo dục Một số nguyên tắc quản lý giáo

dục có thể kể đến là: nguyên tắc tính Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý địa phương và vùng lãnh thổ, nguyên tắc tính khoa học

c Chức năng quản lý giáo dục

Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý đặc biệt, thông qua đó, chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định Các chức năng quản lý xác định nội dung của quá trình quản lý và trả lời câu hỏi: Phải làm gì trong hệ thống quản lý?

Một số chức năng quản lý chung là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá vv

d Người Hiệu trưởng trường THCS

Người Hiệu trưởng là thủ trưởng cơ quan giáo dục của Nhà nước Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục theo nguyên tắc thủ trưởng chịu trách nhiệm đối với cấp trên và cấp dưới, có quyền xử lý và ra quyết định trong một quyền hạn nhất định đối với các hoạt động trong nhà trường

Người Hiệu trưởng trước hết phải là người có phẩm chất đạo đức chính trị, biết vận động quần chúng tự giác thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời phải có chuyên môn vững vàng, biết phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo, đoàn kết đưa nhà trường đạt đến mục tiêu dạy học, giáo dục

Trang 37

Người Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường

3 Lý luận quản lý HĐGDNGLL

3.1 Khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL)

Theo T.A.Ilina: "Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được gọi là công tác giáo dục ngoại khóa Công tác này, bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dục nội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và năng lực trẻ em, thức tỉnh thiên hướng và hứng thú của học sinh đối với một hoạt động nào đó, đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và là cơ

sở để tổ chức việc học tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinh nghiệm của hành vi này"

Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: "HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục

thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường ) "

Từ các định nghĩa trên có thể thấy rằng:

HĐGDNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở trường

THCS Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộ môn văn hóa

ở trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động

Trong quá trình tổ chức hoạt động có thể có sự tham gia, phối hợp các lực lượng giáo dục khác nhưng nhà trường vẫn giữ vai trò chủ đạo Đây là một trong ba hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường, hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp

Trang 38

HĐGDNGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể

của mình trong hoạt động, nâng cao được tính tích cực hoạt động, qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ

HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lí với sự tham gia của các

lực lượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẻ họat động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong

suốt thời năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc

3.2 Mục tiêu, vai trò, vị trí, nguyên tắc HĐGDNGLL

a Mục tiêu

HĐGDNGLL nhằm các mục tiêu sau:

 Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức của các môn học, đồng thời nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết thực tiễn về các lĩnh vực đời sống xã hội của các em

 Rèn luyện các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS như:

kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, tự quản, Kỹ năng tổ chức, quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể, kỹ năng giao lưu, họat động xã hội, hoạt động tập thể, kiểm tra đánh giá, tự hoàn thiện, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

 Củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội

 Bồi dưỡng thái độ đúng đắn, phẩm chất đạo đức, tình cảm chân thành niềm tin trong sáng với cuộc sống, với con người, quê hương đất nước, có thái

độ đúng đắn và nhận thức được nghĩa vụ công dân tương lai, với Đảng, với dân tộc

b Vị trí vai trò của HĐGDNGLL

Trang 39

Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện thống nhất Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống còn phải giáo dục nhân cách và hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kĩ năng hoạt động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật Vì vậy, theo Bộ Giáo dục, nội dung giáo dục ở trường THCS bao gồm: Hoạt động chính khóa, hoạt động GDNGLL, hoạt động hướng nghiệp Hay nói cách khác, HĐGDNGLL là một trong ba nội dung cấu thành chương trình giáo dục toàn diện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS

HĐGDNGLL có vị trí rất quan trọng, then chốt trong quá trình giáo dục

nhằm điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục toàn diện Hiệu trưởng chỉ

đạo thực hiện các HĐGDNGLL nhằm hình thành và phát triển những phẩm

chất chính trị đạo đức cho học sinh Thật vậy, sản phẩm cuối cùng của giáo dục

là những con người với nhân cách hoàn thiện, được thể hiện qua hành vi, kỹ năng, kỹ xảo, cách giao tiếp, ứng xử, thái độ đối với cuộc sống Những yếu tố

ấy chỉ có thể đạt hiệu quả thiết thực khi nó có điều kiện thực hành, rèn luyện thông qua các hoạt động cụ thể thông qua sự hướng dẫn của các nhà giáo dục

HĐGDNGLL góp phần củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở

rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh, hình thành nơi học sinh những kỹ năng cơ bản, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và hoạt động xã hội, bồi dưỡng cho học sinh thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động

HĐGDNGLL góp phần thỏa mản các nhu cầu đa dạng cho học sinh, đặc

biệt là nhu cầu vui chơi giao tiếp, lôi cuốn thời gian của học sinh vào các hoạt động có ích, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường đến trẻ

Trang 40

Việc tổ chức các HĐGDNGLL một cách thường xuyên góp phần tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận, gia nhập đời sống xã hội, giáo dục học sinh kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh vận dụng, thể nghiệm những gì trẻ tiếp thu được trong những giờ học chính khóa, nhờ đó kết quả giáo dục trở nên sâu sắc, bền vững trọn vẹn hơn về nhận thức, tình cảm kỹ năng hành vi

c Nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong nhà trường

* Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức

HĐGDNGLL giúp học sinh bổ sung, khắc sâu và hoàn thiện kiến thức đã

học trên lớp đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về cuộc sống, về xã hội, tình hình thời sự, đặc biệt những vấn đề của thời đại: môi trường, dân số, hiểm họa ma túy, các cuộc đấu tranh vì hòa bình, công lý vv

HĐGDNGLL giúp học sinh có điều kiện vận dụng kiến thức đã học vào

đời sống, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, trở thành người có kinh nghiệm và nhanh chóng trưởng thành, chững chạc

HĐGDNGLL giúp học sinh tiếp cận với lý tưởng cách mạng thông qua

hoạt động, có định hướng chính trị rõ ràng, hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh của dân tộc, có niềm tự hào về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đồng thời tăng thêm hiểu biết về văn hóa của các nước trên thế giới thông qua các hoạt động giao lưu, hữu nghị, thông tin

* Nhiệm vụ giáo dục về thái độ, tình cảm

Nhiệm vụ của HĐGDNGLL không những hình thành ở học sinh những niềm tin, thái độ, tình cảm đúng mà còn giúp các em bày tỏ thái độ, tình cảm của mình qua các hoạt động và các mối quan hệ khác nhau, qua đó tình cảm trẻ được củng cố khẳng định và trở nên bền vững

Ngày đăng: 02/01/2021, 13:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w