1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hồn quê việt nam trong thơ nguyễn bính

107 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 732,46 KB

Nội dung

Các tác giả này đã khẳng định: "Nguyễn Bính đã tìm đến điệu thơ dân tộc và có được phần nào cái tình tứ duyên dáng mộc mạc của ca dao, Trong lúc thơ Mới đang đầy dẫy những cảm xúc phức t

Trang 3

3 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN:8 128

4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:8 138

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:8 148

6 CẤU TRÚC LUẬN ÁN:8 148

CHƯƠNG 1: HỒN QUÊ VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ HỒN QUÊ VIỆT NAM TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ MỚI8 15

1.2.2.1 Nét "Hồn quê " trong một số thi phẩm của văn học Lý -Trần:8 238

1.2.2.2 Nét "Hồn quê "trong một số bài thơ của Nguyễn Trãi:8 248

1.2.2.3 Nét hồn quê trong thơ Nguvễn Du:8 248

1.2.2.4 Nét hồn quê trong thơ Nguyễn Khuyến:8 268

1.2.3 Nét "Hồn quê Việt Nam " trong Thơ Mới:8 278

1.2.3.1 Thơ Mới với nguồn thi hứng đồng quê:8 278

1.2.3.2 Nét “Hồn Quê Việt Nam" trong thơ Hàn Mạc Tử, Huy Cận và Tế Hanh:8 288

1.2.3.3 Nét "Hồn quê Việt Nam'' trong thơ Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Anh Thơ:8 298

CHƯƠNG 2: HỒN QUÊ VIỆT NAM - GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH8 32

8

2.1 Cội nguồn cảm hứng:8 328

2.1.1 Nguồn thơ gắn với cảnh sắc và cuộc sống quê hương:8 328

2.1.2 Thi vị hóa làng quê - nét đặc trưng trong cảm hứng trữ tình của Nguyễn Bính:8 338

2.1.2.1 Nguồn thơ gắn với chất liệu hiện thực:8 338

2.1.2.2 Nguồn thơ gắn với cảm hứng lãng mạn:8 34

Trang 4

2.2.2 Khát vọng tình yêu gắn với sự lỡ làng:8 558

2.2.2.1 Cảnh sắc và cuộc sống làng quê - Mối cơ duyên tác hợp lứa đôi:8 558

2.2.2.2 Tình yêu lỡ làng - nỗi đau thầm lặng:8 618

2.3 Khát vọng trở về “chân quê” trở thành niềm khắc khoải:8 668

2.3.1 Làng quê trong sự chuyển mình:8 668

2.3.1.1 Làng quê truyền thống đẹp trong hoài niệm:8 668

2.3.1.2 Làng quê chuyển mình về mặt tâm lý, ý thức:8 688

2.3.1.3 Những cuộc ly hương đậm màu phiêu lãng – hệ quả của sự biến đổi tâm lý,

ý thức:8 698

2.3.2 Tự ý thức sự tha hóa - khao khát được trở về quê hương:8 708

2.3.2.1 Ý thức sự tha hóa trong những ngày ở "đô thị":8 708

2.3.2.2 Khao khát được trở về quê hương:8 738

CHƯƠNG 3: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN

"HỒN QUÊ VIỆT NAM"8 77

3.2.1 Thể thơ và cách thức thể hiện:8 958

3.2.2 Hệ thống từ ngữ và hình ảnh:8 978

KẾT LUẬN8 99

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO8 102

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận án "Hồn quê Việt nam trong thơ Nguyễn Bính" đã được hoàn thành Nhân dịp

này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao dạy dỗ và giúp đỡ của các quý thầy thuộc trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Nhà giáo ưu tú, PGS - PTS Trần Hữu Tá - Người thầy trực tiếp hướng dẫn - đã chỉ bảo tận tình và chu đáo cho tôi trong cả quá trình thực hiện luận

án

Tôi cũng xin được cảm ơn bà quả phụ Nguyễn Hồng Châu và chị Ái Nữ Hồng Cầu (vợ

và con gái cố thi sĩ Nguyễn Bính) đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý về cuộc đời và sự nghiệp văn học của thi sĩ Nguyễn Bính, tạo điều kiện thuận lợi lớn cho tôi hoàn thành luận

án

Cũng nhân dịp này tôi xin cám ơn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Trường Phổ Thông Trung Học Thăng Long (Lâm Hà, Lâm Đồng), đặc biệt là anh chị em Tổ Văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập

Thành Phố Hồ Chí Minh tháng 12-1997

Người thực hiện luận án

Đặng Trọng Hộ

Trang 6

DẪN LUẬN

Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám năm

1945 Ở giai đoạn đó, ông đã để lại bảy tập thơ, một truyện thơ, một kịch thơ và một số bài thơ lẻ chưa xuất bản Sau cách mạng tháng tám năm 1945, thơ ông vẫn đọng lại nhiều giá trị nhưng chưa được sưu tập một cách đầy đủ Suốt mấy chục năm, cùng số phận với thơ Mới,

thơ Nguyễn Bính ít được nghiên cứu Nhưng từ năm 1986 đến nay đã có rất nhiều ý kiến

đánh giá thơ Nguyễn Bính Các ý kiến đó dù đứng ở góc độ này hay góc độ khác, về phương diện này hay phương diện khác nhưng đều góp phần khẳng định thành tựu và vị trí của thơ Nguyễn Bính trong thơ Mới nói riêng và trong văn học Việt Nam nói chung

Giá trị và thành tựu nổi bật nhất của thơ Nguyễn Bính thuộc giai đoạn sáng tác trước năm 1945 Ở đó ông đã bộc lộ đầy đủ tài năng và cá tính sáng tạo của mình Hầu hết các nhà nghiên cứu đã chú trọng khám phá giá trị của thơ ông trong giai đoạn sáng tác trên Thơ Nguyễn Bính là một hiện tượng khá đặc biệt Điều gì khiến thơ ông đã sống, và cứ ngân nga mãi trong tâm hồn biết bao thế hệ độc giả Việt Nam? Thành tựu nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính trong suốt hơn nửa thế kỷ qua đã góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng của nhiệm vụ trên những điều đó vẫn tiếp tục được đặt ra đối với giới nghiên cứu văn học Hơn nữa trong xu hướng quay về khám phá và tôn vinh những giá trị mang bản sắc văn học dân tộc hiện nay, việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính càng có một ý nghĩa lớn lao hơn Vì vậy

đề tài nghiên cứu này muốn được góp một phần nhỏ vào nhiệm vụ chung đó

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, luận án này có mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Tìm hiểu vài nét cơ bản về hồn quê Việt Nam và hồn quê Việt Nam trong thơ của một

số tác giả thời Trung đại và trong phong trào thơ Mới

- Tìm hiểu và đánh giá một phương diện đặc sắc về tư tưởng nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính : Những vần thơ mang đậm hồn quê

- Tìm hiểu và đánh giá các phương diện nghệ thuật đặc sắc của thơ Nguyễn Bính để thấy rõ khả năng khám phá và biểu đạt "Hồn quê " của chúng

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn Bính là nhà thơ duy nhất sống bằng sự

nghiệp sáng tác thơ của mình Kể từ bài thơ "Cô hái mơ" được đăng báo Ngày nay năm 1936

đến năm 1945, Nguyễn Bính đã xuất bản được bảy tập thơ Đây là tác giả có số tập thơ trình

Trang 7

công chúng nhiều nhất thời ấy Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vấn đề nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính có giai đoạn hầu như là bị lãng quên, có giai đoạn lại được hết sức chú ý

Và cũng từ đó, có giai đoạn thơ ông không được đề cao, có giai đoạn lại được định giá một cách khách quan và đặt ông vào hàng của những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ Mới Không phải ngay từ đầu thơ Nguyễn Bính đã tạo được sự chú ý đối với độc giả Phải từ khi

tập "Tâm hồn tôi" được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1937 và nhất là đến "Lỡ

bước sang ngang" được đăng liền nhiều số trên Tiểu thuyết thứ năm thì thơ ông mới thực sự

có sức thu hút mạnh mẽ đối với độc giả và đã có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học lúc bấy giờ Thời đó, trên tờ Tin mới, tác giả Nghị sĩ chê thơ Nguyễn Bính là ''làm vè chứ

không phải làm thơ"7

(1)

P Đến năm 1941, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài

Chân lại đánh giá cao thơ Nguyễn Bính và đã khẳng định ông là nhà thơ của chân quê: "Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm Và thơ Nguyễn Bính

đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta Ta bỗng thấy vườn cam bụi chuối là

hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình căn bản của ta”7

(2)

P

Hai ông tiếp tục nhận định: “Thành ra cái đặc sắc của Nguyễn Bính, chỗ Nguyễn Bính hơn các nhà thơ khác, ít được người ta nhìn thấy Đó là một điều đáng phàn nàn với Nguyễn Bính Đáng trách chăng giữa những bài giống hệt ca dao Người bỗng chen vào một đôi lời quá mới Ta thấy khó chịu như khi vào một ngôi chùa có những ngọn đèn điện trên bàn thờ Phật Cái lối gặp gỡ ấy của hai thời đại rất dễ trở nên lố lăng”7

(3)

P Lời phàn nàn này không phải không có cơ sở Nhưng ta có thể chia xẻ được với Nguyễn Bính vì ông là nhà thơ của thế hệ 1932 - 1945 Nhưng Hoài Thanh và Hoài Chân cũng đã khuyến cáo người đọc lúc bây giờ: “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt vào con mắt các nhà thông thái thời nay Tình cờ có đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo: "Thơ như thế này thì có gì?" Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu được bằng lý trí, một điều quý vô ngần: Hồn xưa của đất nước ''P

(4)

Sự đánh giá của Hoài Thanh và Hoài Chân về thơ Nguyễn Bính xuất phát từ một sự cảm nhận tinh tế và sắc sảo Tuy sự đánh giá đó chủ yếu thiên về một phương diện cơ bản của nội dung và nghệ thuật nhưng cũng chính là một ý kiến cơ bản nhất và mở đầu cho lịch

sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính

(1)Hoàng Tấn Nguyễn Bính - Một vì sao (dẫn theo Hoàng Việt Nguyễn Bính - Thỉ sĩ của yêu thương-Nhà xuất

bản Hội nhà văn , Hà Nội, 1992, Trang 73.

Trang 8

Sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc, sự nhìn nhận đánh giá thơ Mới chịu sự chi phối sâu sắc của đời sống chính trị Thơ Mới không những chưa được đặt đúng nấc thang giá trị của nó mà còn bị phê phán nặng nề Sự đánh giá thơ Nguyễn Bính một phần cũng chịu ảnh hưởng xu hướng đó

Giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) sau khi đánh giá sự

tiếp thu thể thơ lục bát của thơ Mới nói chung và của Nguyễn Bính nói riêng đã phê phán:

"Ngay cả những câu ca dao có tính chiến đấu, có sức tố cáo hiện thực cũng không vào được thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư Rõ ràng là về mặt nghệ thuật thơ Mới có một số thành tựu nhưng cũng có nhiều hạn chế…”7

(1)

P

Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -

cách thơ ca dân gian Nhưng nội dung của thơ ông rất nghèo nàn Ông rất dài lời về tình chị

em, về tình yêu không thỏa mãn; tình cảm trong thơ ông nhiều khi loãng và giả tạo Có khi ông lại gán cho nông dân tình cảm của tiểu tư sản thành thị "7

(2)

P Cùng với khuynh hướng

đánh giá này, giáo sư Bùi Văn Nguyên- Hà Minh Đức - Thơ ca Việt nam - Hình thức và thể

loại, sau khi khẳng định thơ lục bát của Nguyễn Bính thuộc khuynh hướng trở về với làn điệu

ca dao đã có một đôi điều đáng tiếc về thơ ông là "Nguyễn Bính về thực chất không phải là một nhà thơ của đồng quê Nguyễn Bính là một nhà thơ tiểu tư sản thích viết về nông thôn theo cảm xúc và suy nghĩ riêng của mình Thơ lục bát của Nguyễn Bính còn thiếu cái chất phác bình dị trong nội dung cảm xúc Tác giả hay thi vị hóa cuộc sống ở nông thôn Nguyễn Bính lại dùng nhiều từ sáo và màu mè để diễn tả những mối tình không được bù đắp, có tình cảm éo le bi đát "7

(3)

P Các tác giả Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoàng Khung, Nguyễn

Đăng Mạnh, Nguyễn Trác trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, phần I, xuất bản năm

1978 (có sửa chữa), đánh giá thơ Nguyễn Bính không có gì thay đổi so với lần xuất bản năm

1973 Các tác giả này đã khẳng định: "Nguyễn Bính đã tìm đến điệu thơ dân tộc và có được phần nào cái tình tứ duyên dáng mộc mạc của ca dao, Trong lúc thơ Mới đang đầy dẫy những cảm xúc phức tạp của cái "tôi" được nuôi dưỡng từ văn hóa Âu Tây, thơ Nguyễn Bính cũng được nhiều người ưa thích và khá được phổ biến Mượn giọng ca dao, Nguyễn Bính trở lại hình ảnh những giàn trầu, hàng cau, vườn dâu, bến đò, những nỗi lòng ngậm ngùi của người con gái "lỡ bước sang ngang", của "cô lái đò", mơ "quan trạng", của "cô hàng xóm" quay tơ và đã đưa lại trong thơ Mới ít nhiều không khí của quê hương xa xưa”P

(3)

P Nhưng ngay sau

đó các tác giả đã phê rằng "Nguồn thơ Nguyễn Bính cũng rất đơn điệu, chỉ quanh quẩn với

(1)Phan Cự Đệ -Phong trào Thơ Mới (1932-1945) NXB KHXH HN 1982, trang 252

(2) Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 NXB Văn Học Hà Nội, 1964, trang 159

(3) Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại NXB KHXH, HN, 1968, trang

302

Trang 9

những mối tình dở dang, ngậm ngùi với giọng than thở dài dòng, dễ dãi, nhiều khi giả tạo, nhạt nhẽo”7

(6)

P

Đến năm 1984, bộ Từ điển văn học7

(7)

Pra đời, trong phần viết về

Nguyễn Bính, ông Nguyễn Hoàng Khung vẫn đánh giá căn bản giống như cuốn Lịch sử văn

học Việt Nam của nhóm tác giả trên

Như thế, hầu hết các ý kiến trên đều khẳng định thơ Nguyễn Bính ít nhiều khơi dậy được không khí của quê hương xa xưa Nhưng cũng đã có mấy khuynh hướng chủ yếu khi phê phán thơ Nguyễn Bính như sau : Một là Nguyễn Bính là nhà thơ tiểu tư sản viết về nông thôn, nên thiếu sự chất phác bình dị, hai là nguồn thơ Nguyễn Bính còn đơn điệu, có lúc giả tạo, nhạt nhẽo, ba là thơ ông về mặt nghệ thuật còn dễ dãi, dùng từ sáo và màu mè Có thể ở góc độ này hay góc độ kia ta không chia sẻ được với những ý kiến này nhưng ta cũng không

có quyền đòi hỏi gì hơn ở tác giả Nguyễn Bính cũng như các nhà nghiên cứu khi mà những sản phẩm tinh thần và trí tuệ ấy ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định

Trong thập niên sáu mươi và đầu thập niên bảy mươi, ở Miền Nam, các nhà nghiên cứu dành cho Nguyễn Bính một sự quan tâm đáng quý Đặc biệt là trong dịp kỷ niệm 5 năm ngày

mất của thi sĩ Nguyễn Bính , tạp chí Văn số 189/1971 - Số đặc biệt - đã có rất nhiều hồi ký,

bài viết về cuộc đời và thơ của Ông Ở giai đoạn đó, có hàng chục ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính nhưng đáng chú ý hơn cả là các ý kiến sau :

Sớm hơn cả là nhận định của nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ Trong Việt Nam văn học

sử giản ước tân biên ông chủ yếu đánh giá thơ Nguyễn Bính ở phương diện nghệ thuật Ở

đây, ông khẳng định nhược điểm của thơ Nguyễn Bính là "'thơ ông kỹ thuật hơi dễ, nhiều chỗ ngả sang vè đều là những lời than thở não nùng về cuộc thất tình với một nàng Oanh nào đó

hoặc về bước sang ngang lỡ làng của một người chị tên Trúc." Nhưng ông cũng đã thấy được rằng: “Trong nhiều bài ông từ bỏ được cái điệu rền rĩ sống sượng giữ giọng trữ tình ở chỗ

chừng mực hàm súc, đó là những bài có giá trị hơn cả của ông: "Hai lòng", "Thời trước",

"Chờ mong", về sau ông cũng chuyển sang thể bảy chữ và cũng có nhiều bài chứa chan thi vị

bình dân súc tích: "Cô lái đò", "Lời mẹ", “Lòng mẹ"7

(1)

P

Cũng ở công trình nghiên cứu này, ông Phạm Thế Ngũ đã khẳng định thơ lục bát là sở trường của Nguyễn Bính ở giai đoạn 1932

Việt Nam, Tập V, phần I NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1978, trang 106, 107

(7)Nguyễn Hoành Khung Nguyễn Bính (Dẫn theo từ điển Văn học, tập II NXB KHXH, HN, 1984.

(1) Phạm Thế Ngũ Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên, tập III NXB Quốc học Tùng Thư, 1961, trang 594

Trang 10

- 1940 Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long - Phan Canh đứng từ góc độ khuynh hướng nghệ thuật để xếp thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Bàng Bá Lân và Đoàn Văn Cừ vào khuynh hướng hiện thực và đã ca ngợi: "Vườn thơ của họ có đủ màu sắc và rất gần gũi với con mắt chúng ta"7

phất trong mỗi câu thơ, từ Lỡ bước sang ngang đến những bài thơ cuối cuộc đời ông Nguyễn

Bính trước sau vẫn chỉ là một thi sĩ giang hồ, một thi sĩ tha hương”7

(4)

P Chính ở đây, ông Đào TrườngPhúc đã gián tiếp khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ của quê hương, của cội nguồn Tựu trung lại, các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính ở Miền Nam trước năm 1975 chủ yếu theo ba khuynh hướng: Nguyễn Bính - nhà thơ của truyền thống; Nguyễn Bính - nhà thơ của tương tư; Nguyễn Bính - nhà thơ giang hồ lãng tử, nhà thơ của tha hương Cho dù các ý kiến về thơ Nguyễn Bính ở giai đoạn trên như thế nào chăng nữa thì ta cũng thấy được rằng các cây bút này có cái nhìn cởi mở đối với thơ ông và đã góp phần đưa thơ Nguyễn Bính trở lại với nguồn mạch văn học dân tộc nói chung, khẳng định vị trí của thơ ông trong phong trào thơ Mới nói riêng

Từ năm 1986, trong xu thế đổi mới, thơ Nguyễn Bính lại được tái bản và được các nhà nghiên cứu đề cập đến nhiều hơn Ngay trong năm này, hai nhà xuất bản đã cho ra đời hai

tuyển tập thơ Nguyễn Bính mở đầu cho việc định giá lại thơ ông Lời nói đầu trong Thơ

Nguyễn Bính (Tuyển tập của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh) viết: "Đó là những câu

thơ mang phong vị đồng quê rất đậm đà, thân thuộc và cảm động Những câu thơ cứ như nhắn gửi, như lay gọi, khơi dậy những tình cảm quê hương của mỗi chúng ta"7

(1)

P Còn trong

lời giới thiệu Nguyễn Bính - Tuyển tập, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định Nguyễn Bính là nhà

thơ của quê hương, là nhà thơ "tầm vóc, thật tầm vóc''7

(2)

P Sang thập niên chín mươi, thơ Nguyễn Bính càng được xuất bản với số lượng lớn hơn và chưa bao giờ thơ ông lại được giới

nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá một cách sâu rộng như vậy Trong bài viết ''Nguyễn Bính - Nhà

thơ chân quê", Tôn Phương Lan đã khẳng định: "Khi Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và

phần lớn các nhà thơ đương thời chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây và chính đó đã đem lại

(2) Nguyễn Tấn Long – Phan Cảnh Khuynh hướng thi ca tiền chiến: Một biến cố Văn học thế hệ 1932 – 1945, NXB Sống Mới, Sài Gòn, 1968

(3) Vũ Bằng Nguyễn Bính – Một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư (Dẫn theo tạp chí Văn số 189, năm 1971)

(4) Đào Trường Phúc: Nguyễn Bính: Những mùa xuân tha hương (Dẫn theo tạp chí Văn số 189, năm 1971)

(1) Lời giới thiệu Thơ Nguyễn Bính (Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh) NXB Văn học, HN,

1986

(2)

Tô Hoài Lời giới thiệu - Nguyễn Bính - Tuyển tập NXB Văn học, HN, 1986

Trang 11

cho phong trào thơ Mới những nét đặc sắc thì Nguyễn Bính mang đến cho phong trào thơ một phong cách mộc mạc, chân quê, một lối ví von đậm đà màu sắc ca dao "7

(3)

P.P PTrong cuốn

(4)

P(tái bản năm 1992) Hoài Việt đã tập hợp được khá nhiều ý kiến về thơ Nguyễn Bính Đáng chú ý hơn cả là các bài viết của Hoài Việt, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên An và của Đỗ Lai Thúy7

(5)

P Các tác giả này đánh giá rất cao thơ Nguyễn Bính Mặc dù điểm nhìn có khác nhau nhưng họ đều gặp nhau ở chỗ khẳng định thơ Nguyễn Bính là hồn thơ nặng tình nặng nghĩa với quê hương, ông là nhà thơ của chân quê,

của hồn quê Cũng trong cuốn sách này, với bài viết "Thông điệp Nguyễn Bính", Nguyễn

Phan Cảnh và Phạm Thị Hòa lại khai thác từ góc độ thật - ảo trong thơ Nguyễn Bính để kết luận thơ Nguyễn Bính là một thông điệp ''dự báo đầy thiên tài về một hiện thực "thật - ảo" sẽ diễn ra trong tiến trình xã hội tộc người Việt Nam"7

(6)

P Cũng trong năm 1992 đã diễn ra một cuộc hội thảo Thơ Mới và một cuộc hội thảo về thơ Nguyễn Bính Cuộc hội thảo về thơ Mới ngày 15-02-1992 đã cho ra đời cuốn sách "Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca"7

(7)

P(Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên) Trong cuốn sách này, Đoàn Thị Đặng Hương đã khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê và đánh giá rất cao thơ ông7

(8)

P Đến ngày 12-06-1992, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn

Bính Đây là cuộc gặp mặt có tính chất một cuộc hội thảo và đã có khá nhiều ý kiến về thơ

Nguyễn Bính Đáng chú ý nhất là ý kiến của Vũ Quần Phương trong bài viết Đóng góp của

thơ Nguyễn Bính Với thức độ trân trọng và cách đánh giá khách quan, Vũ Quần Phương đã

ca ngợi: "Đọc thơ Nguyễn Bính chúng ta như được nhập vào hồn của làng mạc, quê hương, vườn cau mái rạ"7

(9)

P

Tiếp đến năm 1993, trong lời giới thiệu 150 bài thơ tình Nguyễn Bính,

giáo sư Lê Đình Kỵ đã khẳng định thơ Nguyễn Bính vừa đậm đà giá trị truyền thống vừa mang sức sống của thời đại7

(10)

P Đặc biệt, cuối năm 1995 đầu năm 1996 là thời gian có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính nhất Công trình nghiên cứu của

giáo sư Hà Minh Đức - Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê - là những nhận định có tính chất

''nhìn nhận lại" thơ Nguyễn Bính mà ông đã nhận định gần 30 năm trước đó: “Có thể nói rằng trong thơ ca thời kỳ hiện đại, Nguyễn Bính là người có công hơn cả trên mảng thơ viết về

(3)Tôn Phương Lan Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê (Dẫn theo tạp chí Văn học số 3, 1990)

(4)Hoài Việt Nguyễn Bính - Thi sĩ của yêu thương NXB Hội nhà văn, HN, 1992

(5)Vương Trí Nhàn Thi sĩ của hồn quê (Dẫn theo Hoài Việt Sách đã dẫn)

(6)Nguyễn Phan Cảnh - Phạm Thị Hòa Thông điệp Nguyễn Bính (Dẫn theo Hoài Việt, sách đã dẫn)

(7) Huy Cận – Hà Minh Đức – Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (60 năm phong trào Thơ Mới) NXB Giáo Dục, HN, 1993

(8) Đoàn Thị Đặng Hương Nguyễn Bính – Nhà thơ “chân quê” (Dẫn theo Huy Cận, Hà Minh Đức Sách đã dẫn,

Trang 12

làng quê Ông đã khơi dậy ở mỗi người đọc tình cảm quê hương Ông yêu mến và trân trọng giới thiệu những hình ảnh đẹp tiêu biểu của làng quê Việt Nam mà mỗi cảnh vật, con người đều thấm đậm hồn quê…7

(11)

P Như vậy giáo sư Hà Minh Đức đã khẳng định Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê Trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Bính (20/01/1996) đã có hàng loạt bài viết về thơ ông được đăng tải trên các báo PGS-PTS Trần Hữu Tá - một trong những người tổ chức lễ kỷ niệm đó tại Tp Hồ Chí Minh - với bài viết

Nguyễn Bính - Nhà thơ của nông thôn Việt Nam đã khẳng định : "Ông để lại cho đời non

2000 bài thơ, trong đó không hiếm những viên ngọc quý có sức lan tỏa lắng sâu Đó quả thật

là một hồn thơ thuần khiết, tài hoa, một khuôn mặt khả ái trong nền thơ hiện đại của dân tộc

Có thể thấy giá trị của thơ ông trên nhiều phương diện khác nhau Nhưng nền tảng của giá trị thơ Nguyễn Bính, như trên đã nói đó là hồn quê, tình quê, lòng quê chân chất, sáng trong tình

nghĩa "7

(12)

P

Mặc dù trong phạm vi một bài viết ngắn, nhưng nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã

có một cái nhìn bao quát đầy đủ các phương diện và các khía cạnh khác nhau về nội dung và nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính Đây chính là ý tưởng cho một công trình nghiên cứu đầy

đủ, cụ thể về thơ Nguyễn Bính Ông Trần Mạnh Hảo với cái cảm tinh tế và sự rung động sâu sắc của một nhà thơ trước hồn thơ Nguyễn Bính đã khẳng định rằng Nguyễn Bính là "nhà thơ hiện đại" Ông không nhất trí với cách đánh giá Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, hồn quê, nhà thơ của ca dao mới, thậm chí là văn hóa làng quê Việt Nam Ông viết: "Theo thiển ý của chúng tôi, thơ Nguyễn Bính là hành trình từ dân tộc tới hiện đại, đi tới tận cùng cái hồn Việt Nam nên nó đã bắt gặp hồn vía của nhân loại "7

(13)

P Cũng trong dịp này có hai bài viết đáng

chú ý của Vương Trí Nhàn - Thế giới hôm qua7

(14)

P

- và của Đoàn Đức Phương - Thơ Nguyễn

(15)

P

Ở đó hai ông đã khẳng định vị trí của thơ Nguyễn Bính trong việc lưu giữ, biểu hiện những giá trị của một thời đã qua

Điểm qua một số ý kiến về thơ Nguyễn Bính từ năm 1986 đến nay, ta thấy các ý kiến

này đều đánh giá rất cao thơ Nguyễn Bính Nếu như ở mấy chục năm trước có sự phê phán thơ ông thì trong giai đoạn này lại thiên về sự ca ngợi: Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, nhà thơ của hồn quê, tình quê, nghệ thuật biểu hiện đậm đà giá trị truyền thống Duy có hai ý kiến cũng rất ca ngợi thơ Nguyễn Bính nhưng thuộc một khuynh hướng khác đó là ông Hoài Anh trong Chân dung văn học khi viết về Nguyễn Bính đã cho rằng: ''Nét chủ đạo trong thơ ông

trước năm 1945 là thuộc dòng bi tráng của thâm tâm, Trần Huyền Trân, chứ không phải dòng

(11)Hà Minh Đức Nguyễn Bính - Thi sĩ của đồng quê NXB Giáo Dục, HN, 1995, trang 14

(12) Trần Hữu Tá Nguyễn Bính – Nhà thơ của nông thôn Việt Nam (Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, số 3, 1996)

(13) Trần Mạnh Hảo Nguyễn Bính – Nhà thơ hiện đại (báo Văn Nghệ, số 4, 1996)

(14) Vương Trí Nhàn Thế giới hôm qua (Báo Tuổi trẻ, số xuân Bính Tý, 1996)

(15) Đoàn Đức Phương Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện đậm đà sắc thái văn hóa dân gian (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 3, 1996)

Trang 13

thơ điền viên của Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân"7

(16)

P Và ông Trần Mạnh Hảo khẳng định Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại7

(17)

P.Như vậy, trong sáu mươi năm qua đã có rất nhiều ý kiến đánh giá về thơ Nguyễn Bính

Sự khen - chê, khẳng định - phủ định là một tất yếu trước sự ra đời và tồn tại của một hiện tượng như thơ Nguyễn Bính Nhưng điều đáng mừng là trong vòng 10 năm trở lại đây, thơ của ông đã được phục hồi giá trị Từ các nhà nghiên cứu văn học đến những độc giả bình thường đều rất đề cao thơ Nguyễn Bính Điều đó chứng tỏ sức sống, sự thấm đượm, lan tỏa của thơ ông và thái độ nâng niu, trân trọng đối với một hồn thơ đã "đi đến tận cùng cái hồn quê Việt Nam", đã làm sống dậy "hồn xưa của đất nước'' Các ý kiến đánh giá thơ Nguyễn Bính ở những cấp độ, phương diện và khuynh hướng có khác nhau nhưng đó đều là thành quả của tâm huyết và trí tuệ Mặc dù các ý kiến hầu hết ở dạng các phần nhỏ trong các giáo trình, các bài viết trong các cuốn sách và các bài báo nhưng đã gợi mở cho tôi nhiều vấn đề

khi làm đề tài này Tuy vấn đề Hồn quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính đã được một số nhà

nghiên cứu đề cập đến nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các tác giả chỉ mới có những nhận định chung hoặc ở mức độ khái quát Do đó chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể vấn đề trên

Nguyễn Bính là một nhà thơ tài hoa, một hồn thơ phong phú và đa dạng Giá trị của thơ ông được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau Trong phạm vi một luận văn, chúng tôi không có điều kiện để tìm hiểu và khái quát tư tưởng nghệ thuật của ông Như phần lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu đã nói, ở đây chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu một phương diện mà chúng tôi cho là cơ bản nhất, bao trùm nhất và đặc sắc nhất trong thơ Nguyễn Bính

đó là vấn đề Hồn quê Việt Nam Khi giải quyết vấn đề, luận án này sẽ có những đóng góp

mới sau:

dậy một làng quê bình dị, chất phác và thi vị Đó là cái hồn của quê hương Nguyễn Bính nhưng cũng chính là cái hồn của quê hương Việt Nam của con người Việt Nam

niềm khát vọng được trở về với quê hương trong những ngày "sầu đô thị"

(16)

Hoài Anh Chân dung văn học NXB Văn Nghệ, TP.Hồ Chí Minh, 1995, trang 194

(17) Trần Mạnh Hảo Tài liệu đã dẫn

Trang 14

3 Thơ Nguyễn Bính thâu giữ được Hồn quê Việt Nam trước hết phải nói đến phương

diện nghệ thuật - phương tiện khám phá và lý giải cuộc sống - mang tính cảm tính vừa mang tính quan niệm của Nguyễn Bính như thể thơ, ngôn từ, hình ảnh đến nghệ thuật biểu hiện đến quan niệm nghệ thuật về con người, giọng điệu nghệ thuật, thời gian và không gian nghệ thuật

Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đặt thơ Nguyễn Bính trong hệ quy chiếu

với Văn hóa làng Việt Nam - Yếu tố mang đậm hồn quê Việt Nam - đã được hình thành và phát triển hàng ngàn năm nay Đồng thời chúng tôi cũng đặt Hồn quê Việt Nam trong thơ

Nguyễn Bính bên cạnh Hồn quê Viêt Nam đã được các tác giả khác từ thời Trung đại tới thời

thơ Mới thể hiện để thấy rõ hơn sự đặc sắc của thơ Nguyễn Bính

Trong ngót 40 năm sáng tác, Nguyễn Bính đã để lại một khối lượng thơ lớn nhưng cho

đến nay chưa thể nói là đã sưu tập được đầy đủ Những sáng tác của ông trong những năm

kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ và những năm tập kết ra Bắc cũng rất giá trị nhưng như ở

phần lý do chọn đề tài đã nói Hồn quê Việt Nam trong thơ ông: tỏa sáng nhất, thấm đượm

nhất, là ở những sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Vì thế khi tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chú trọng tìm hiểu, khảo sát Hồn quê Việt Nam trong các tập thơ sau :

1 Lỡ bước sang ngang

2 Tâm hồn tôi

3 Hương cố nhân

4 Một nghìn cửa sổ

5 Người con gái ở lầu hoa

6 Mười hai bến nước

7 Mây Tần

Cạnh bảy tập thơ này, chúng tôi còn căn cứ vào những bài thơ của Nguyễn Bính sáng tác trong giai đoạn trên nhưng chưa được in thành tập Cũng có những bài thơ lẻ của Nguyễn Bính trước năm 1945 gửi cho ông Bùi Hạnh Cẩn ở dạng các bức thư và đã được đưa vào

trong cuốn Nguyễn Bính và tôiP

(34)

Pxuất bản năm 1995 Như thế trong tay chúng tôi có hơn

250 bài thơ của Nguyễn Bính được sáng tác trong khoang thời gian 10 năm trước cách mạng

Trang 15

tháng tám 1945 Đây là nguồn tài liệu cơ bản để chúng tôi tìm hiểu vấn đề Hồn quê Việt Nam

trong thơ ông

Với việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên luận án này chủ yếu đi vào thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính nên sẽ sử dụng các phương pháp chính sau :

- Đóng góp mới của luận án

- Giới hạn phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu và Cấu trúc của luận án

Ở phần NỘI DUNG gồm có ba chương:

Trang 16

C HƯƠNG 1: HỒN QUÊ VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT VỀ HỒN QUÊ VIỆT

NAM TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ MỚI

"Hồn quê Việt Nam" là gì? Nó được hun đúc từ đâu và có thể miêu tả nó ra sao? Đây là một vấn đề lớn và phức tạp Hồn quê có thể cảm nhận được nhưng rất khó cụ thể hóa, mô hình hóa Nhưng chắc chắn rằng ''Hồn quê" được toát ra từ đời sống vật chất và tinh thần của

làng quê Hay nói cách khác, "Hồn quê" được khởi nguyên từ Văn hóa làng Trước khi đi vào trình bày khái niệm "Hồn quê Việt Nam", chúng tôi xin được điểm qua vài nét đặc trưng của làng Việt Nam và Văn hóa làng Việt Nam - nơi hun đúc, lưu giữ "Hồn quê Việt

Nam"

Làng là một đơn vị địa bàn cư trú ở nông thôn Đó là một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính cấp thấp nhất thời phong kiến Làng Việt Nam là một hiện tượng lạ ở Đông Nam Á và trên thế giới Gần đây có nhiều nhà xã hội học, văn hóa học của Việt Nam và thế giới nghiên cứu địa bàn này Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh, thì làng Việt Nam được hình thành từ thời Hùng Vương7

(1)

P Đến cuối đời Trần thì làng nước ta đã có cơ cấu hoàn chỉnh và nhà nước phong kiến trung ương đã biến làng thành đơn vị hành chính tự quản7

(2)

P

Như vậy tính đến cuối thế kỷ XX, làng Việt Nam đã phát sinh, phát triển và tồn tại hàng ngàn năm Và ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ làng xã Việt Nam đều có những sự biến đổi nhất định Dù vậy làng xã Việt Nam vẫn có những đặc trưng cơ bản, được PGS Thành Duy7

(3)

Prút ra như sau :

- Ý thức cộng đồng là một đặc trưng của làng xã Việt Nam Ý thức này có trước ý thức cộng đồng dân tộc Nó thể hiện trên hầu hết các mặt của cuộc sống ở nông thôn như tính cộng đồng trong lao động sản xuất, trong việc chống ngoại xâm, bảo vệ làng xã, bảo vệ dân tộc, trong việc xây dựng văn hóa, lối sống đạo đức

- Do ý thức cộng đồng làng xã rất mạnh nên nhà nước phong kiến để cho làng có một

vị trí độc lập tương đối, do đó nảy sinh ý thức tự quản Ý thức này được thể hiện trong hương ước Mỗi làng có một hương ước khác nhau, do người dân tham gia xây dựng và tự nguyện thực hiện Đây là một nhu cầu tự quản, một đặc trưng của làng xã Việt Nam

(1)

Toan Anh Ta về ta tắm ao ta NXB Thuận Hóa, Huế, 1992, trang 87

(2) Đỗ Long - Trần Hiệp Tâm lý cộng đồng làng và di sản NXB KHXH, HN, 1993, trang 63

(3) Nguyễn Duy Quý - Vũ Ngọc Khánh - Thành Duy - Bùi Khắc Việt Văn hóa làng và làng văn hóa (Dẫn theo

tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 (43), 1993)

Trang 17

- Một đặc trưng khác là tính đặc thù, độc đáo rất riêng của một làng Có khi hai làng rất gần nhau nhưng không làng nào giống làng nào Giữa các làng thường khác nhau về nội dung hương ước, về tập quán, nếp sống, về đời sống tâm linh, về tôn giáo và thậm chí về cách ứng

xử

1.1.2 Vài nét về văn hóa làng:

Ở đây chúng tôi không đặt vấn đề tìm hiểu kỹ và miêu tả văn hóa làng mà chủ đích chính là nêu lên những nét đặc trưng của bộ phận văn hóa này theo hướng yêu cầu của luận

án

Trước kia Văn hóa làng chưa được nhận thức một cách đầy đủ nhưng gần đây các nhà

nghiên cứu đã khẳng định có một văn hóa làng "Dùng thuật ngữ văn hóa làng" chính là muốn làm rõ nét đặc sắc truyền thống dân tộc ở địa bàn cơ sở Vì vậy có khả năng được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận Đó là một thuật ngữ, một khái niệm có một nội hàm và một ngoại diên xác định nên chúng ta có thể chấp nhận được Nó giúp chúng ta hiểu được nội dung của văn hóa làng xã, văn hóa cơ sở"7

(1)

P.Bất kỳ một nền văn hóa nào cũng đều là sản phẩm của một cộng đồng Đến lượt nó, văn hóa lại tạo ra một động lực phát triển của cộng đồng và nhu cầu hưởng thụ của cộng

đồng Văn hóa làng cũng không nằm ngoài mối quan hệ này Ba đặc trưng của làng xã Việt Nam đã chi phối đến Văn hóa làng và tạo nên đặc trưng cơ bản cũng như nội dung của bộ

phận văn hóa này

Những giá trị về vật chất và tinh thần của làng xã phải do cả cộng đồng từ thế hệ này đến thế hệ khác góp công sáng tạo nên Từ con đường làng, đến bến nước, ngôi đình, lớp học cho con em đều do cộng đồng góp công, góp của để làm nên; những dịp hội hè đình đám cả cộng đồng phải tham gia; trong làng, ai có việc vui, buồn cả làng đều có mặt Tính cộng đồng của văn hóa làng đã làm cho cái "tôi" ít có dịp được bộc lộ mà chỉ có cái ta là trên hết Người

ta thường nói ''làng ta" (làng ta phong cảnh hữu tình) mà ít khi nói "làng tôi" Mà khi có nói

"làng tôi" thì người nói đó cũng đang đứng ở vị thế của một người đại diện cho cộng đồng làng để thực hiện công việc "đối ngoại" Nhờ tính cộng đồng trong văn hóa làng mà mọi người sống kết chặt với nhau Những điều tốt đẹp được thăng hoa, được đề cao Nhiều điều

(1) Nguyễn Duy Quý – Vũ Ngọc Khánh – Thành Duy – Bùi Khắc Việt Tài liệu đã dẫn

Trang 18

xấu bị cơ chế dư luận lên án và bài trừ, làm cho thuần phong mỹ tục được giữ vững, được bổ sung và phát triển

Tính tự trị trong văn hóa làng được biểu hiện trên nhiều phương diện Trước hết đó là việc tự sáng tạo cho mình một đời sống văn hóa Có nhiều giá trị mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng cho làng đều do những người dân làng tự tạo nên Mái đình to hay nhỏ, quay theo hướng nào; cổng làng được thiết kế ra sao; lũy tre làng có đủ khả năng để thể hiện tính tự trị của làng hay không Tất cả đều được chú ý xây dựng một cách cẩn thận Kế đến mỗi làng đều thờ Thành Hoàng để thể hiện tính độc lập về đời sống tâm linh, tín ngưỡng với làng khác Đặc biệt là mỗi làng có một hương ước Ở đây đã quy định tất cả mọi hoạt động của người dân làng Tính chất, nội dung của bản hương ước ấy đã thể hiện được ý thức tự trị, tự quản của làng Đã gọi là một làng thì phải có bản sắc văn hóa riêng Người dân làng ai cũng có tình cảm tự nhiên sâu đậm đối với làng của mình Ý thức này đã thấm sâu trong đời sống tâm linh của cộng đồng Một người trai làng đậu đạt cao, vinh hiển mà đi ở rể ở làng khác dứt khoát là bên làng ''trai" không chịu Làng này tự hào hơn làng khác ở số người đỗ đạt, ở trình độ học vấn và ngay cả khả năng, quy mô của các phường hội trong làng Tính tự trị trong văn hóa làng còn được thể hiện ở việc người dân làng tự sáng tạo ra các giá trị để đáp ứng nhu cầu của mình Họ tự lập phường chèo, tự dựng lên những vở diễn và hoạt động theo nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của người dân làng Như thế người dân làng rất có ý thức khẳng định "cái ta làng"7

(1)

Pđể phân biệt với cái chung

chưa được chuyên môn hóa:

Văn hóa là một hệ thống giá trị bao gồm cả văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội Trong văn hóa làng, các phương diện này còn mang đậm tính nguyên hợp Những sáng tạo về vật chất như cây đa, bến nước, đình làng, lũy tre làng trước hết là những hoạt động sản xuất vật chất nhưng đồng thời cũng

có giá trị như một thực thể tất yếu trong đời sống tư tưởng tình cảm của người nông dân ở làng xã Nếu xét theo nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa (nghệ thuật) thì văn hóa làng không

có một lực lượng hoạt động chuyên nghiệp Người sáng tạo, người thực hiện và người hưởng thụ đều là những người nông dân làm ruộng Nhiều khi họ tạo ra những giá trị tinh thần ngay trong hoạt động sản xuất vật chất

(1) Đỗ Long – Trần Hiệp Sách đã dẫn

Trang 19

1.1.2.2 N ội dung cơ bản của văn hóa làng:

Văn hóa làng là một bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc, là đặc trưng của văn hóa dân

tộc Cùng với những đặc trưng cơ bản trên Văn hóa làng có một nội dung phong phú và đa

Văn hóa làng xét từ bình diện xã hội là xét việc tổ chức cộng đồng tập thể và ý nghĩa

của nó (giá trị) Đặc trưng của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng, và tính tự trị (tự quản) và tính độc đáo riêng biệt Từ đây chúng ta sẽ thấy rõ hơn việc tổ chức cộng đồng làng xã Cộng đồng ấy được kết chặt, được thể hiện ở mấy cấp độ sau :

- Trước hết là mối quan hệ gia đình và dòng tộc Đây là mối quan hệ rất đặc biệt Trong gia đình phải tuân thủ chặt chẽ theo thứ bậc: con cái, cháu chắt phải kính trọng ông

bà, cha mẹ; cha mẹ, ông bà phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái, cháu chắt Chính mối quan

hệ này đã tạo nên nét đẹp trong tính cách và nếp sống của người Việt Nam Và giá trị của

mối quan hệ này

- Thứ hai là mối quan hệ làng xóm ở làng xã được xây dựng trên cơ sở đùm bọc lẫn nhau Điều này do tính cộng đồng và tính tự trị quy định

Một làng thường có đình làng, ngôi đền thờ Thành Hoàng, lũy tre, giếng nước, cây đa, bến đò tất cả đã trở thành giá trị biểu trưng cho đời sống tâm linh Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng với những tập tục như cưới xin, ma chay, ngày tết ngày hội đều để lại những giá trị quý báu mà ngày nay chúng ta vẫn cần tiếp tục bảo lưu và phát triển

Văn hóa làng ở bình diện này có nhiều giá trị độc đáo và thú vị Nó được biểu hiện ở

các khía cạnh sau :

- Những phường chèo, phường trống của làng biểu diễn trong ngày hội với niềm phấn

chấn hân hoan của người dân làng Thường thì những vở diễn đề cao cái thiện, cái tốt, bài trừ cái xấu, cái ác

(2) Nguyễn Duy Quý – Vũ Ngọc Khánh – Thanh Duy – Bùi Khắc Việt Tài liệu đã dẫn

Trang 20

- Những đêm hát giao duyên, những đêm hát trong lao động của các phường, hội Chính trong lời ca, tiếng hát này, vẻ đẹp tự nhiên của tâm hồn người dân quê được bộc lộ

- Những bức tranh dân gian và cách trang trí cho ngôi chùa, ngôi đền và đình làng cũng thể hiện cách cảm, cách nghĩ và lối thể hiện vừa mộc mạc vừa sâu sắc

Ba bình diện của văn hóa làng kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và thường là đan

xen nhau góp phần tạo nên bản sắc riêng độc đáo cho văn hóa dân tộc

Theo Từ điển tiếng Việt7

(1)

P: Hồn d.l Thực thể tinh thần mà tôn giáo và triết học duy tâm cho là độc lập với thể xác, khi nhập vào thể xác thì tạo ra sự sống và tâm lý của con người; linh hồn 2 Tư tưởng và tình cảm của con người (nói khái quát) Quê d.1 Nơi gia đình , dòng họ đã nhiều đời làm ăn sinh sống , thường đối với mình có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm 2 Nông thôn, nơi có đồng ruộng và làng mạc

Qua việc xác định nghĩa của các từ này, ta thấy "Hồn quê" là sự kết hợp từ tạo nên một

tổ hợp nghĩa Vậy chưa kết luận "Hồn quê" là một thuật ngữ biểu đạt khái niệm, ta hãy nói đến "Hồn quê" và đặc trưng của "hồn quê" là gì?

Thứ nhất, từ "Quê" ở đây là một danh từ, do đó không đề cập đến khía cạnh quê mùa

"Quê" có thể đồng nhất với làng ở phương diện địa bàn cư trú của những người nông dân gắn

bó với nghề làm ruộng Cao hơn nữa, "Quê" là quê hương bản quán Và ở cấp độ vĩ mô

"Quê" là đất nước, là quốc gia "Quê" được hiểu ở cấp độ đó là xuất phát từ văn hóa tổ chức cộng đồng của tộc người Việt Nam như PGS-TS Trần Ngọc Thêm khẳng định "Một nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình như Việt Nam thì tổ chức nông thôn lại là lĩnh vực quan trọng nhất Nó chi phối cả truyền thống tổ chức quốc gia lẫn tổ chức đô thị, cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người Nắm vững những đặc thù của tổ chức nông thôn tức là nắm được chìa khóa trong việc tổ chức đời sống cộng đồng của người Việt Nam”7

(1)

P

Về địa bàn cư trú có thể đồng nhất "Quê" với làng Tuy nhiên từ ''Quê" được dùng với một sắc thái biểu cảm còn làng chỉ mang tính chất trung tính

Thứ hai, người ta vẫn thường nói "Bức tranh này có hồn'' , "Bài thơ này rất có hồn"

Đó chính là sự khẳng định giá trị tinh thần tinh túy nhất toát ra từ bức tranh, từ bài thơ "Hồn" chính là yếu tố tạo nên sức sống cho một thực thể, yếu tố làm cho một thực thể nào đó tồn tại

(1)Từ điển tiếng Việt Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992

(1) Trần Ngọc Thêm Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam NXB Tp Hồ Chí Minh, 1997, trang 200

Trang 21

trong cảm thức của con người ''Hồn" của thực thể như thế nào đó là do sự cảm nhận phong phú đa dạng của con người Chính vì thế "Hồn" rất khó miêu tả về mặt lý thuyết

Trở lại với "hồn quê" - "Hồn quê Việt Nam" - giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc nhất của làng quê, làng xã Cái tạo nên thực thể là văn hóa Văn hóa bao trùm lên tất cả mọi hoạt động của cộng đồng Những giá trị đẹp nhất, tinh túy nhất, đặc sắc nhất đã kết tụ lại tạo

nên cái hồn của làng quê, làng xã Việt Nam Đó chính là cái đã tạo nên sức sống, tạo nên sự

trường tồn của làng quê, làng xã Việt Nam

Như vậy "Hồn quê Việt Nam" là cái linh hồn của làng quê Việt Nam Ba yếu tố: Làng

xã - Văn hóa - Làng và "Hồn quê" quan hệ hữu cơ với nhau Văn hóa rộng hơn "Hồn quê"

Nó bao gồm cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, còn "Hồn quê" là giá trị tinh thần của văn hóa Chính vì thế văn hóa là yếu tố thâu giữ "Hồn quê" Hay nói cách khác "Hồn quê" được

bộc lộ từ văn hóa và là yếu tố đặc sắc nhất, tinh hoa nhất của văn hóa Có thể người ta không

được giáo dục nhiều, nhận thức nhiều về văn hóa nên có thể người ta không chú ý nhiều đến

nó hoặc có thể không ý thức về nó Nhưng "Hồn quê", hồn làng thì không Một món ăn đậm

đà hương vị quê hương, một nét phong cảnh hữu tình sẽ đọng mãi trong tình cảm của các thế hệ người dân làng Điều đó cũng đủ thấy "Hồn quê" gắn bó và ăn sâu trong đời sống tình cảm của người dân như thế nào

Như trên đã nói, "Hồn quê Việt Nam" gắn chặt với văn hóa làng Việt Nam Trong cuộc sống thường nhật, người ta ít chú ý đến những biểu hiện của văn hóa mặc dù nó hết sức cần thiết Nhưng khi có một khoảng cách về thời gian hoặc không gian thì những yếu tố của văn hóa lại trở thành niềm khao khát mong chờ, trở thành những điều gần gũi thân thương nhất, sâu đậm nhất trong tình cảm của mỗi một con người Người cao tuổi xa quê thường nhớ quê

da diết hơn Ở nơi xa lạ, họ nghe một giọng nói quê hương thường muốn bắt chuyện làm quen để giãi bày nỗi niềm về quê hương Trong ngày rằm tháng bảy (ngày giỗ tổ), một cụ già theo con cháu từ ngoài Bắc vào định cư tại Đà Lạt cứ thẫn thờ vì nhớ quê hương, nhớ họ hàng, nhớ ngày thiêng liêng nhất của dòng tộc mình Một Việt kiều ở Pháp nuôi ếch trong vườn để được nghe tiếng ếch kêu, để được hoài niệm về quê hương xứ sở của mìnhP

(1)

P Văn hóa Việt Nam là văn hóa gốc nông nghiệp nên ở tầng sâu xa nhất, những gì thân thuộc nhất,

gần gũi nhất, tự nhiên nhất đã thuộc về địa bàn nông thôn Với việc tổ chức làng xã, với

những phong tục tập quán, với mối quan hệ cộng đồng chặt chẽ, với những lễ hội, với những hoạt động nghệ thuật sinh động, thuần phác, với những cảnh sắc thơ mộng bình dị mà chứa bao nỗi thân thương trìu mến Chính nơi ấy, tổ tiên mình đã ngàn đời sinh sống, chính nơi ấy

(1) Hoài Việt Sách đã dẫn, trang 17

Trang 22

còn để lại bao dấu tích công lao của cha ông mình Chính nơi ấy cha ông mình đã gửi nắm

xương tàn về với đất Và chính nơi ấy đã trở thành một phần máu thịt của mình

Vì thế "Hồn quê Việt Nam" chính là tâm hồn Việt Nam Người ta rung động, xúc cảm một cách rất tự nhiên trước một sự vật, một hiện tượng mà người ta cảm thấy gần gũi Người

ta cảm thấy đó như là cái của mình, của quê hương, đất nước mình Chính sự vật hiện tượng

ấy đã đánh thức tâm khảm người ta, đã khơi dậy những gì sâu kín nhất trong đời sống nội tâm của người ta

Như vậy cơ chế để tạo nên "Hồn quê Việt Nam" là: cảnh sắc và cuộc sống làng quê phải chứa đựng một giá trị tinh thần tinh túy nhất, đặc sắc nhất Giá trị tinh thần ấy phải có khả năng tác động vào ý thức, vào tâm hồn của con người, phải gợi được những tình cảm sâu đậm, thuần phác, và tự nhiên nhất

Đã có nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn học nói riêng dùng từ "Hồn quê" để biểu đạt cái mà họ cảm nhận được và làm rung động lòng người từ các làng quê làng

xã nói riêng Từ quê hương, đất nước Việt Nam nói chung Chúng ta nhận thấy có "Hồn quê Việt Nam" Và từ đó chúng ta chấp nhận "Hồn quê Việt Nam" là một thuật ngữ, là một khái niệm

Như vậy ta có thể tạm đưa ra một định nghĩa "Hồn quê Việt Nam" như sau: "Hồn quê

Việt Nam'' là tinh thần đặc biệt của làng quê Việt Nam, do những giá trị văn hóa lâu đời kết tinh lại mà thành, tạo nên sức sống của làng quê Việt Nam, đã làm rung động những tình cảm sâu đậm nhất, thuần phác nhất và sâu kín nhất trong đời sống nội tâm của con người Việt Nam

1.2.1 Thơ ca với "Hồn quê Việt Nam"

Văn học là một hình thái ý thức xã hội, là một hoạt động tinh thần của con người Nó thuộc về văn hóa nghệ thuật Ở một nước có nền văn hóa gốc nông nghiệp như ở nước ta, con

người sống thiên về duy cảm, trọng tình cho nên thơ ca cũng thể hiện khuynh hướng ấy rất

rõ Lê Quý Đôn quan niệm thơ bao gồm tình - cảnh - sự Cái tình, cảnh, sự ấy ở nước ta gắn liền với cuộc sống nông nghiệp, nông thôn đến mấy nghìn năm Nó chỉ mới bị pha tạp, giao hòa khoảng hơn một thế kỷ nay Chính vì thế mà thơ ca Việt Nam có một luồng mạch quan trọng gắn liền với văn hóa nông nghiệp nói chung và văn hóa làng nói riêng Nó đã thể rõ giá

trị Chân - thiện - mỹ Việt Nam theo cách cảm nhận và cách nghĩ Việt Nam Cuộc sống gian

khó đau thương và đậm đà tình nghĩa với tính tình mộc mạc, với khát vọng một cuộc sống ấm

Trang 23

no hạnh phúc cùng với phong cảnh hữu tình là một nguồn thi hứng vô tận cho thơ ca Việt Nam Hơn ai hết, nhà thơ - chủ thể trữ tình - là những người rất nhạy cảm trước cuộc sống

Họ chắt lọc, họ cảm nhận được những vấn đề tinh túy nhất, đẹp nhất và sâu sắc nhất, cho dù những vấn đề ấy nhiều khi chỉ là những nét thoáng qua

Người đọc thấy được một cuộc sống làng quê Việt Nam trong các trang thơ Cuộc sống

đó được cảm nhận tinh tế, được biểu hiện bằng cả tình yêu tha thiết Đó có thể chỉ là một chiếc lá vàng rơi trong tiết heo may thu sớm, một sắc cỏ mùa xuân, đó có thể chỉ là một con

đò gối bãi bên con sông quen thuộc của quê hương, là một cánh diều no gió chơi vơi trên tầng không trong trẻo, hoặc chỉ là một nét phong tục tập quán từ ngàn xưa để lại

Về phương diện này có thể nói ca dao ta đã bộc lộ rõ nhất và sâu đậm nhất Thơ ca của

văn chương bác học cũng có nhiều tác phẩm hay khi viết về làng quê, về quê hương đất nước mình Tuy chưa trở thành một hệ thống, mọt luồng mạch riêng, nhưng các tác giả của các tác phẩm ấy đã đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn Việt Nam Qua đó họ

đã thể hiện cái tình với quê hương mình

Như vậy trong lịch sử văn học Việt Nam, không ít tác giả, tác phẩm đá chú ý miêu tả những nét đẹp Việt Nam mà địa bàn nông thôn làng xã Việt Nam là cơ sở Và cao hơn, rộng hơn là quê hương đất nước Việt Nam Chính giá trị này đã tạo nên yếu tố "Hồn quê Việt Nam" trong thơ ca Việt Nam

"Hồn quê Việt Nam" trong thơ ca chính là sự đề cập, biểu hiện những yếu tố mang tinh thần đặc biệt của làng quê Việt Nam, do những giá trị văn hóa lâu đời kết tinh lại mà thành, tạo nên sức sống của hình tượng làng quê trong thơ và đã làm rung động những tình cảm sâu đậm nhất, thuần phác nhất trong đời sống nội tâm của con người Việt Nam

Như thế chúng ta thấy, để có một "Hồn quê Việt Nam" trong thơ phải có hai quá trình: Quá trình thứ nhất: Nhà thơ cảm nhận cái hồn của cảnh vật và thể hiện trong lời thơ của mình Quá trình thứ hai: người đọc cảm nhận cái hồn của cảnh vật từ trang thơ tức là từ thế giới hình tượng trong thơ Cả hai quá trình này đều đòi hỏi phải có một tâm hồn tinh tế Ta

có thể mô hình hóa như sau :

Trang 24

1.2 2 Nét "Hồn quê Việt Nam " trong một số tác giả, tác phẩm của văn học Trung Đại:

Cảm hứng chủ đạo của văn học Lý - Trần là cảm hứng dân tộc với biểu hiện cơ bản là tinh thần yêu nước và ý chí quật cường trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm - Cảm hứng

đó còn biểu hiện ở sự ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, ở tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương Tuy không nhiều nhưng chúng ta có thể bắt gặp những vẻ đẹp , những tình cảm đó trong một số thi phẩm của giai đoạn này Trần Nhân Tông - một vị vua tài đức đã viết:

"Thôn Hậu, thôn Tiền đạm tự yên,

Mục đồng địch Lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền"

(Thiên trường vãn vọng)7

(1)

Bài thơ là một bức tranh thôn quê, giản dị, chân chất, mà chan chứa một niềm vui, một

tình yêu sâu sắc Nét hồn quê ở bài thơ toát ra từ sự mờ ảo sương khói của chôn quê, từ bước

chân trâu đi trong tiếng nhạc, từ một cánh cò trên mặt ruộng xanh Một cảnh quê bình yên và hạnh phúc Bài thơ có lẽ sống mãi là nhờ những hình ảnh giản dị, mộc mạc và thơ mộng đó Trần Nhân Tông được gợi hứng trực tiếp từ cảnh sắc của Thiên Trường Còn Nguyễn Trung Ngạn viết về quê hương từ một sự gợi hứng khác : Từ nỗi nhớ, từ sự đối lập cảnh và tình :

Lão tang, diệp lạc, tàm phương tận Tảo đạo hoa hương, giải chính phì Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo Giang Nam tuy lạc bất như quy,

(1)Thơ văn Lý – Trần, tập II, thượng NXB KHXH, HN, 1989

(1) Tuyển tác phẩm văn học 10, tập 1, NXB Giáo Dục, 1990

Trang 25

Lúa sớm nở hoa thơm, cua đang lúc béo Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà )

Tình ý bài thơ thật giản đơn mà thật sâu sắc Tác giả đi xa mong muốn được trở về Giữa chốn sang trọng vui vẻ lại muốn trở về với sự nghèo khổ của quê hương Cái sâu sắc của bài thơ chính là chỗ đó Và hồn quê toát ra cũng từ chỗ đó Từ mảnh đất Giang Nam xa xôi xứ người ấy, tác giả thực sự trở về quê hương xứ sở bằng tâm tưởng, bằng tình yêu và bằng cả bản lĩnh văn hóa của mình

Tuy chưa phải là nguồn mạch chủ yếu nhưng một số thi phẩm của văn học Lý - Trần

đã thể hiện được những vẻ đẹp tao nhã, thanh khiết và mộc mạc của thôn quê, của quê hương Việt Nam với một tình cảm mến yêu và gắn bó tha thiết Đây là một vốn quý cho nguồn thi hứng đồng quê của văn học Việt Nam sau này

Nguyễn Trãi có nhiều bài thơ hay về quê hương, về cảnh vật nơi thôn dã Có đến hàng trăm bài thơ của ông (trong tập Quốc Ẩm thi tập và Ức Trai thi tập) đã gợi cho người đọc sự khát khao được sống giao hòa với thiên nhiên và đặc biệt hơn sự ý thức về quê hương mình Bài thơ "Thanh Minh" gây xúc động cho người đọc khi ông bấm đốt ngón tay nhẩm tính mấy tiết thanh minh đã qua để rồi buồn đau vì không chăm nom được phần mộ của người thân ở quê nhà Và nỗi buồn đó càng trầm sâu khi ông tự ép mình một chén rượu hòng vơi bớt nỗi buồn, nỗi nhớ ấy Ta lại gặp ý thơ này, tình cảm này trong bài thơ "Quy còn sơn chu trung

cảm tác" Một nét phong tục lâu đời và thiêng liêng của dân tộc đã trở thành thổn thức và

thiêng liêng gấp bội qua lời thơ Nguyễn Trãi

Hai bài thơ ''Trại đầu xuân độ" và "Mộ xuân tức sự" lại tác động đến tình cảm người

đọc bằng vài nét về cảnh sắc mùa xuân Mùa xuân ở đây được miêu tả với những hình ảnh quen thuộc : màu xanh miên man của đồng cỏ, lất phất làn mưa xuân , hoa xoan nở trong mưa

bụi, một con đò trên sông vắng Nhưng cái đặc sắc ở đây là những cảnh vật ấ y đã nhuốm

một tâm trạng bâng khuâng một nỗi niềm hoài niệm, tạo một dư vị ngọt ngào trong tâm hồn người đọc

Cũng như bao người con quê hương, Nguyễn Du luôn hoài niệm về xứ sở của mình Chính từ đó đã tạo cảm hứng cho ông sáng tác nhiều bài thơ hay về quê hương Tiên Điền

Tình cảm này được thể hiện rõ nhất trong tập "Thanh Hiên thi tập" và "Nam trung tạp ngâm"

Trang 26

Ở đó tình cảm và tâm trạng của Nguyễn Du phần nào giống với Nguyễn Trãi Đó là một nỗi nhớ da diết, một tình yêu thiết tha và một nỗi buồn sâu đậm đối với quê hương trong những ngày xa cách "Xuân dạ":

"Ky lữ đa niên đăng hạ lệ, Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm Nam Đài thôn ngoại Long Giang thủy, Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (Kim)"

Cái hồn quê của bài thơ cứ bàng bạc mặc dù tứ thơ không mới Cùng với mạch cảm

hứng này, cái hồn quê, tình quê trong bài:"Độ Long vĩ giang" (Qua sông Long Vĩ) càng thấm đượm hơn và cảm động hơn Phải có một sự gắn bó đến mức nào đó mới có được cái tình "cố

quốc hồi đầu lệ" (quê cũ ngoái nhìn nước mắt rơi) Cuộc chia tay ở đây tuy buồn nhưng ấm

áp tình nghĩa bà con bạn bè chứ không cô đơn như Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ "Qua

đèo ngang"

"Thân bằng tân khẩu vọng

Vi ngã nhất tiêm càn"

(Bà con bạn bè ở bến sông trông theo

Vì ta thảy đều nước mắt thấm khăn),

Trong tập "Nam trung tạp ngâm" có một chùm thơ năm bài ("Ngẫu hứng") viết về quê

hương Tình quê, cảnh quê vừa thuần phác, đằm thắm nhưng cũng chứa đựng nỗi buồn đau

về sự đói khổ, vì sự xa cách Ở bài "Kì tứ", ông viết:

"Cố hương canh hạn cửu phương nông Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng Thí tự thuần lô tối quan thiết

Bài thơ sử dụng điển tích một cách hợp lý nên đã biểu đạt rất thành công tâm trạng của Nguyễn Du trước tình cảnh quê hương và con cái gian truân đói khổ cũng như niềm khao khát được trở về với những hương vị đậm đà tình quê

Hình tượng nghệ thuật cũng như cách cảm nhận trong những bài thơ viết về quê hương của Nguyễn Du mang đậm sắc thái dân tộc Phải chăng điều này đã tạo sức sống riêng cho

Trang 27

mảng thơ chữ Hán của ông? Sức sống ấy được tạo nên có lẽ nhờ hồn thơ của ông đã cảm được cái hồn của quê hương ông

Cuối thế kỷ XX, bên cạnh thơ văn của phong trào Cần Vương, xuất hiện một nhà thơ

có phong cách hiện thực - trữ tình Đó là nhà thơ Nguyễn Khuyến Lâu nay Nguyễn Khuyến được đánh giá là nhà thơ của nông thôn Việt Nam, nhà thơ của làng cảnh Việt Nam Sự đánh giá này hoàn toàn có lý Chính mảng thơ về làng cảnh Việt Nam đã tạo nên sự đặc sắc của thơ Nguyễn Khuyến Mảng thơ này đã bộc lộ quan niệm và tình cảm của ông đối với cuộc sống và cảnh sắc của quê hương ông Mặc dù Nguyễn Khuyến đỗ đạt cao, đã làm quan, đã thấm sâu chất Hán học nhưng cách cảm, cách nghĩ đến cách diễn đạt đều mang đậm bản sắc dân tộc Cảnh vật và cuộc sống nông thôn thấm đượm tình cảm của ông Cảnh sinh hoạt và cuộc sống thôn quê qua thơ Nguyễn Khuyến hiện lên với bao nỗi gian truân vất vả nhưng hồn

hậu, chân chất và thanh đạm Đó là sự đói kém vì nạn lụt: "Nước lụt Hà Nam", "Vịnh lụt",

"Lụt hỏi thăm bạn” Rồi tiếng đòi nợ trong những ngày giáp Tết:

"Hàng quán người về nghe xáo xác

Nợ nần năm hết hỏi lung tung"

Trong đó đặc sắc nhất vẫn là chùm thơ thu của ông (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) Mùa thu có

một sức hút kỳ lạ đối với thi nhân Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ v.v… đều

có những bài thơ hay về đề tài này Các tác giả đó chủ yếu mượn tiết thu để bộc lộ sở chí của mình mà ít chú trọng đến cảnh thu Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến là cảnh ở làng quê

ông, cũng là cảnh đặc trưng cho vùng nông thôn Bắc bộ Vẫn là những cảnh thu quen thuộc

nhưng khi đi vào thơ Nguyễn Khuyến, nó lại có một sức sống riêng, một sức lan tỏa riêng Không gian mùa thu ấy trở nên thoáng đãng hơn, cảnh vật trở nên bàng bạc, lấp lánh và gợi cảm hơn Một màu xanh da trời, một làn nước biếc, một chút mờ ảo như sương như khói, một ngõ trúc quanh co vắng khách, một chiếc lá vàng cuốn theo chiều gió, một tiếng ngỗng điểm vào đêm khuya thanh vắng như lắng cả cái hồn làng quê xứ Bắc Nguyễn Khuyến là người vẽ tranh thu bằng thơ Gam màu chủ đạo của những bức tranh ấy là màu xanh Và cảnh vật được

Trang 28

lột tả, cảm nhận ở những nét đặc thù nhất nên những bức tranh thu này đã trở nên sống động

và có hồn

Nguyễn Khuyến là nhà thơ thành công hơn cả trong mảng thơ viết về làng quê Thành công ấy là kết quả của sự hòa hợp giữa tình cảm gắn bó tha thiết của ông đối với quê hương ông và tài năng, sở trường của ông trong việc tinh tế chớp lấy cái tinh thần đặc biệt tạo nên sức sống của làng quê để thể hiện nó qua lời thơ của mình

Sau khi tìm hiểu nét hồn quê trong thơ của một số tác giả trong thời kỳ Văn học trung đại ta có thể đưa ra mấy nhận xét sau :

- Số lượng tác giả và tác phẩm viết về tình quê, cảnh quê chưa nhiều và chưa đến độ khắc khoải một nỗi niềm hoài niệm

- Dưới ánh sáng của thi pháp văn học cổ các hình ảnh về cuộc sống và cảnh sắc làng quê tuy mới là những nét chấm phá nhưng đã tạo được một sức gợi tương đối sâu đậm trong tâm hồn người đọc Họ nhận thấy đó là cảnh sắc Việt Nam, tâm hồn Việt Nam và có những rung động thẩm mỹ cao đẹp

- Trong số các tác giả đã tìm hiểu thì thơ Nguyễn Khuyến có nét đặc sắc hơn cả Chất giọng trầm lắng, dịu dàng, cách cảm nhận tinh tế và sâu sắc cùng với việc dùng từ thuần Việt của ông đã tạo nên được giá trị đó

1.2.3 Nét "Hồn quê Việt Nam " trong Thơ Mới:

Bước sang đầu thế kỷ XX, cùng với việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa đã xuất hiện ở nước ta Tại đây xuất hiện tầng lớp Tây học Tầng lớp này ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tiến bộ của Cách mạng Tư sản Pháp Tư tưởng

đó đã thấm sâu trong tư duy sáng tác của các nhà văn và thị hiếu thẩm mỹ của người đọc Chính yếu tố này là một tiền đề thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung

và sự ra đời của phong trào Thơ Mới nói riêng Hầu như nói đến Thơ Mới là nói đến khuynh hướng văn học lãng mạn Ở đó người nghệ sĩ ưu tiên cho mộng tưởng chủ quan bay bổng Và

có lẽ nhờ cái "tôi" sáng tạo của nghệ sĩ được giải phóng mà Thơ Mới đạt nhiều thành tựu đặc sắc

Thơ Mới ra đời và phát triển trong bối cảnh mà quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn

ra tương đối nhanh chóng Làng quê Việt Nam là một xã hội khép kín, có đời sống văn hóa thiên về "Trọng tĩnh"7

(1)

P "Nhưng nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến Cả nền

(1) Trần Ngọc Thêm Sách đã dẫn, trang 53

Trang 29

tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay Sự gặp gỡ Phương Tây là một cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ”7

(2)

P Điều ấy có nghĩa là cuộc sống nông thôn

sẽ bị xáo trộn, sẽ có sự đổi thay tạo nên nhiều kết quả tốt và để lại những hệ quả tiêu cực khó lường Như thế, cuộc sống và văn hóa làng xã, làng quê bị đặt trong thế đối cực giữa bảo tồn, phát triển với pha tạp, phôi pha Cuộc sống vốn có qui luật riêng của nó nhiều khi trở nên nghiệt ngã Các nhà thơ là những người rất nhạy cảm trước sự đổi thay ấy Chính vì thế mà nguồn thi hứng của thơ Mới cũng rất phong phú

Riêng ở nguồn thi hứng đồng quê này phải kể đến những tác giả như Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tế Hanh và chuyên chú hơn là bốn tác giả: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân và Anh Thơ Một điều làm ta chú ý là Thơ Mới ra đời và phát triển chỉ hơn mười năm

mà có nhiều nhà thơ viết về đồng quê như thế Hơn nữa đa số hồn thơ các thi nhân lúc bấy giờ chủ yếu ca ngợi tình yêu với đầy đủ hương sắc của nó Điều này cũng phù hợp với tâm lý sáng tạo và cá tính sáng tạo của khuynh hướng văn học lãng mạn Tại sao bên cạnh đó lại xuất hiện những hồn thơ "quê mùa"7

(1)

P Điều đó xuất phát từ vốn sống, cá tính và sở trường của từng nghệ sĩ Hơn nữa, các nhà thơ này có cảm thức đặc biệt trước sự chuyển mình của làng quê nên hồn thơ của họ trở nên tha thiết hơn, như một sự níu kéo những giá trị đẹp đẽ đang có nguy cơ pha tạp và hòa tan "Những tác giả chuyên chú về đề tài đồng quê đã tạo nên một mảng thơ quê hương đậm đà màu sắc dân tộc và có giá trị"7

(2)

P Nhưng mỗi tác giả lại khai thác đề tài đồng quê theo cách riêng của mình và đã tạo nên những giá trị khác nhau

Ba tác giả này không phải là những người viết nhiều về đồng quê Nhưng họ có những bài thơ hay về đề tài này Hàn Mặc Tử bộc lộ tình quê bằng ba bài thơ: "Mùa xuân chín",

"Tình quê" và "Đây thôn Vĩ Giạ" Có lẽ bài thơ "Mùa xuân chín" có "Hồn quê" sâu đậm hơn

cả Cảnh trong sáng, thanh khiết pha lẫn một chút mơ màng, tình bâng khuâng gửi hồn mộng

về với quê nhà là điều mà hồn thơ Hàn Mặc Tử muốn gửi gắm trong bài thơ này Huy Cận chỉ cần nói :

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà "

(Tràng giang)

(2) Hoài Thanh – Hoài Chân Sách đã dẫn, trang 15

(1) Hoài Thanh – Hoài Chân Sách đã dẫn, trang 29

(2) Hà Minh Đức Sách đã dẫn, trang 14

Trang 30

cũng đủ để cảm được lòng người đọc bằng cách thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của mình

Còn bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh gợi hồn quê bằng sự hồi tưởng về quê hương

mình Trong đó đặc sắc nhất, có hồn nhất phải nói đến hai câu thơ:

" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng "

" Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá."

Không cứ phải nhiều cảnh quê mới có hồn quê Vấn đề là thi nhân cảm nhận và thể

hiện hồn quê ấy như thế nào Hàn Mặc Tử, Huy Cận và Tế Hanh từ một không gian xa cách

hồi tưởng, và nhớ về quê hương với cả một nỗi niềm tha thiết như thế cũng đủ để hồn quê không phụ bạc thi nhân mà xuất đầu lộ diện chiếm lấy hồn người đọc

Hồn thơ Đoàn Văn Cừ rất có duyên với cảnh sắc và cuộc sống sinh hoạt thôn quê Ông

có nhiều bài thơ hay về làng quê và mỗi bài thơ ấy là một bức tranh thôn quê Đọc thơ Đoàn

Văn Cừ, nhất là tập "Thôn ca ta thấy cảnh sắc và cuộc sống làng quê hiện lên đầy đủ đường

nét, màu sắc và sức sống của nó Cũng như Bàng Bá Lân, Anh Thơ và Nguyễn Bính, ông đặc biệt chú ý đến các mùa (xuân, hạ, thu, đông), những cảnh sắc, những sinh hoạt bình dị, đặc

biệt là ngày Tết và ngày Hội ở làng quê Ông viết bài "Chợ Tết" bằng sự quan sát và nhận xét

rất tinh tế từng chi tiết:

"Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,

Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản, Tay mài nghiên hý hoáy viết thơ xuân

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm, Miệng nhẩm đọc đôi hàng câu đối đỏ

Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau

Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu, Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu

Trang 31

Á o cụ Lý bị người chen sấn kéo, Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra

Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà Quên cả chị bên đường đang đứng gọi"

Qua tâm tưởng của ông, hình ảnh quê hương và người mẹ dịu hiền hiện lên thật ấm áp

và cảm động :

"Thúng cắp bên hông nón đội đầu, Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, Trông u chẳng khác thời con gái Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au , Chiều mát đường xa nhạt nắng vàng, Đoàn người về ấp gánh khoai lang, Trời xanh cò trắng bay từng lớp, Xóm chợ lều phơi xác lá bàng "

(Đường về quê mẹ)

Nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Châu đã nhận xét rất tinh: "Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như các bức tranh xưa của Á Đông Bức tranh nào cũng đầy rẫy sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt Người xem hoa mắt vì những nét, những màu hình như rối rít cả lại; nhưng nhìn kỹ thì màu nào nét nào cũng ngộ nghĩnh vui vui "7

(1)

P Hồn quê toát ra từ thế giới linh hoạt và đầy hình sắc ấy và nó đã nhập vào tâm hồn người đọc Hồn của cảnh và hồn của thi nhân như hòa quyện vào một để gây một cảm giác bâng khuâng về một thời mà giờ đây chỉ còn là những ký ức của dĩ vãng

Thơ Bàng Bá Lân không ngồn ngộn cảnh như Đoàn Văn Cừ và Anh Thơ, cũng không thiên về gợi như Nguyễn Bính Cái đặc sắc của Bàng Bá Lân là ở chỗ ông đã kịp chớp lấy hồn quê của cảnh quê mà tưởng chừng nó chỉ bộc lộ trong giây lát:

(1) Hoài Thanh – Hoài Chân Sách đã dẫn, trang 178

Trang 32

Bà hàng thưa khách ngủ thiu thiu Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm

Đứng lặng trong mây một cánh diều."

" Cả cái hồn lặng lẽ và ngây ngất của đồng quê dưới nắng trưa như ngưng đọng lại trong mấy câu thơ ấy ”7

(1)

P

Còn Anh Thơ gần Đoàn Văn Cừ ở chỗ thơ của bà cũng lắm cảnh Bài thơ "Chiều ba

mươi tết" của bà làm ta nhớ đến "Chợ tết" của Đoàn Văn Cừ Hai tác giả này tả cảnh quê rất

tỉ mỉ Điều đó cũng có cái duyên riêng Vì chính người đọc vẫn nhận được cái tình của thi nhân bàng bạc sau những hình ảnh đó Và đặc biệt hơn, những hình ảnh ấy đã trở thành hoài niệm, lắng sâu trong tâm hồn người đọc Hồn quê trong Anh Thơ là chỗ đó

Như vậy mảng thơ đồng quê của thơ Mới thực sự là những vần thơ có hồn Đó chính là ''Hồn quê Việt Nam" được khai thác từ cảnh sắc và cuộc sống của đồng quê Việt Nam Qua tìm hiểu vài nét về hồn quê trong thơ Mới, ta có thể rút ra mấy điểm sau :

- Các nhà thơ chọn đề tài đồng quê không phải xuất phát từ cảm hứng "điền viên sơn thủy" mà từ sự mến yêu và nhận thức được những nét đẹp của cuộc sống đồng quê đang có nguy cơ pha tạp và tàn lụi trước sự tấn công của quá trình đô thị hóa

- Hồn thơ của các tác giả đã rung động mãnh liệt trước cảnh sắc và cuộc sống của đồng quê để chớp lấy hồn quê trong từng cảnh vật và cuộc sống ấy Ở đó, mỗi nhà thơ lại có một cách cảm nhận riêng biểu hiện riêng và nét đặc sắc riêng

- Từ đó các nhà thơ này đã dâng tặng cho người đọc những vần thơ đậm đà sắc thái dân tộc từ hệ thống hình tượng đến nghệ thuật biểu hiện Qua những vần thơ đó, người đọc bắt gặp được những cảnh sắc thân thuộc của quê hương, những giá trị tình thần của tâm hồn Việt Nam và tình cảm Việt Nam Nó đã tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, mơ hồ như nghe một tiếng chuông chùa, một tiếng gọi đò vọng về từ dĩ vãng

Chúng tôi đã sơ lược tìm hiểu đặc trưng của làng quê Việt Nam, "Hồn quê Việt Nam" Chúng tôi cũng đã bước đầu nhận xét "Hồn quê Việt Nam" được khai thác và biểu hiện như thế nào trong một số thi phẩm trong thơ Trung đại và Thơ Mới Chúng tôi hy vọng từ góc độ lịch đại và đồng đại đó, ta có thể thấy rõ hơn giá trị đặc sắc về "Hồn quê Việt Nam" trong thơ Nguyễn Bính

(1) Hoài Thanh – Hoài Chân Sách đã dẫn, trang 166

Trang 33

C HƯƠNG 2: HỒN QUÊ VIỆT NAM - GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG

THƠ NGUYỄN BÍNH

Nguyễn Bính sinh ra và lớn lên tại làng Thiên Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Từ tấm bé ông đã phải chịu nỗi đau mất mẹ nhưng bù lại phần nào, ông được sống trong sự đùm bọc, chở che của những người thân và bà con làng xóm "Con nhà nho cũ" ấy cũng như con bao người nông dân khác ở xóm Trạm đã chan hòa với những niềm vui tuổi thơ Thuở ấy, Nguyễn Bính cũng chơi trốn tìm trong những vườn chè, vườn cau, cũng tha thẩn bên giàn thiên lý, bên khóm hồng, khóm cúc của ông ngoại Bùi Trình Khiêm nơi thôn Vân mơ mộng Rồi những đêm hát đùm, hát trống quân, những ngày

lễ hội, hồn ông lại phấn chấn hút theo tiếng trống hội chèo, lại rạo rực cả nỗi lòng vì con mắt

lá răm của cô Diễm, cô Mơ, cô Na, cô Mận, cô Mây, cô Sáng Ông Bùi Hạnh Cẩn (con cụ Bùi Trình Khiêm) nhớ lại :"Cho tới bây giờ trước mắt tôi vẫn có thể hiện ra những hình ảnh của mấy cô con gái dáng vóc thon thả mặc áo nâu non ngăn ngắn, đeo vuông yếm sồi cổ hình trái tim kín kín hở hở trước lồng ngực đang tuổi dậy thì, lúc mang váy, lúc mang quần, đôi chân nho nhỏ đi đất đặc biệt là những ánh mắt, màu môi âm thầm mà khêu gợi…”7

(1)

P Nguyễn Bính sống chan hòa với cảnh vật và con người của quê hương, cùng chung nỗi niềm với quê hương Nhưng rồi đến một ngày "từng cô, từng cô xóm Tây, xóm Bến, xóm Đình, xóm Nội đi dần Đi lấy chồng và cả lưu lạc phương xa nữa Bọn tôi cùng lần lượt tạm biệt thôn Vân, Nguyễn Bính làm thơ nhớ bà lão lưng còng và nhất là những cô con gái ”P

(1)

, (2) Bùi Hạnh Cẩn Nguyễn Bính và Tôi NXB Văn hóa – Thông tin, 1995, trang 36, 37

Trang 34

2.1.2 Thi vị hóa làng quê - nét đặc trưng trong cảm hứng trữ tình của Nguyễn Bính:

Làng quê Nguyễn Bính cũng như bao làng quê khác, cũng có những niềm vui và những nỗi buồn, cũng có những giờ phút thoải mái và bình yên, cũng có những giờ phút gian truân tắt mặt tối mày vì thiên tai, vì công việc của ruộng đồng Nhà văn Tô Hoài nhớ lại: "Làng Thiện Vịnh thật có giữa vùng chiêm khê mùa thối đất Nam Định, Thái Bình, đâu đâu cũng xơ xác nước trắng đồng, gió lùa sông đồng cồn lên, quẫn lại lật thuyền mảng, cả đến người ra cứu lúa cũng chết đuối Mỗi năm, mỗi mùa biết bao nhiêu người bỏ làng đi tha phương ”7

(1)

P P

"làng nước xám ngắt, quang cảnh tiêu điều lam lũ ảm đạm, nheo nhóc ”P

(2)

P Hoàn cảnh sống này đã được Nguyễn Khuyến miêu tả rất thành công trong những bài thơ làng quê của ông Còn trong thơ Nguyễn Bính hầu như không thấy cái cảnh ảm đạm, đau buồn vì đời sống vật

chất mà chỉ thấy cái đẹp và sự thăng hoa của cái đẹp Nào là "Bữa ấy mưa xuân phơi phới

"Sáng giăng chia nửa vườn chè/ Một gian nhà nhỏ đi về có nhau" v.v Tuổi ấu thơ của

Nguyễn Bính phần nhiều sống ở quê ngoại - Thôn Vân Đó là một cái làng nhỏ, đẹp và thơ mộng, con người sống hiền hòa và đôn hậu Điều này đã được ông Bùi Hạnh Cẩn nói rõ trong cuốn ''Nguyễn Bính và Tôi”7

Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen Hiu hiu gió quạt giăng đèn Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi

Ăn gỏi cá, đánh cờ người Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân"

Trang 35

(Thôn Vân)

Cảm hứng của các bài thơ "Con nhà nho cũ" và "Hoa với rượu" cũng xuất phát từ

những cảnh thực, cuộc sống và con người thực của thôn Vân7

(1)

P

Cảnh sắc và con người trong

nhiều bài thơ của Nguyễn Bính đẹp như những bức tranh là kết quả của việc hồn thơ ông bắt gặp cái hồn của cảnh sắc và nỗi niềm của những con người trong cuộc sống thực

Như trên đã nói, thơ Nguyễn Bính ít đề cập đến những lo lắng, những toan tính về đời sống vật chất, có chăng cũng là để đề cao, để ca ngợi vẻ đẹp của nó Tất nhiên vẻ đẹp thơ mộng, bình dị và chất phác nơi thôn dã trong thơ ông được hình thành từ những chất liệu của cuộc sống làng quê ông Qua cách cảm, cách nhìn và cá tính sáng tạo của Nguyễn Bính, cảnh vật và con người đã mất hết dáng vẻ lam lũ, chỉ còn lại sự thơ mộng, bình yên và có chiều sâu của sự gợi cảm

Thơ là tiếng nói tâm tình, tiếng nói tình cảm, là niềm khát vọng cao đẹp của nhà thơ về cuộc đời Ở các nhà Thơ Mới, điều đó lại càng được thể hiện rõ, cảm hứng trữ tình của các nhà thơ bao giờ cũng được ưu tiên bay bổng, hướng tới một vẻ đẹp lung linh huyền diệu Cũng như bao nhà thơ lãng mạn của thơ ca giai đoạn 1932 -1945, cái nhìn về cảnh sắc

và cuộc sống của Nguyễn Bính đậm đà chất thi vị Ở điểm này Nguyễn Bính gần với Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ và phần nào ở một số bài thơ về quê hương của Hàn Mặc

Tử Các nhà thơ khi nhìn cảnh, nhìn đời ở làng quê hầu như chỉ chú trọng chắt lọc vẻ đẹp của

nó Anh Thơ nhìn "Chiều Xuân":

"Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời "

(Chiều Xuân)

Đoàn Văn Cừ thì nhìn chợ Tết thật vui tươi ấm áp :

"Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa

(1) Bùi Hạnh Cẩn Sách đã dẫn, trang 17

Trang 36

Những mẹt cam đỏ chót tựa ráng pha Thúng gạo tuyết đong đầy như núi tuyết Con gà sống mào thâm như cục tiết Một người mua cầm cẳng dốc lên xem"

( Chợ Tết)

Còn Hàn Mặc Tử thì nhìn cảnh thật đẹp :

"Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang "

(Mùa xuân chín)

Với cái nhìn thi vị như vậy, các nhà thơ này đã dựng nên những bức tranh đẹp Các bức tranh ấy thức gọi tâm cảm của người đọc bằng hàng loạt chi tiết, hàng loạt hình ảnh

Vẫn cái nhìn thi vị ấy, Nguyễn Bính đã làm sống lại một làng quê đẹp như trong những

giấc mộng Phải chăng đó chính là mơ ước của tác giả, của chính những người dân quê về một cuộc sống hiền hòa, bình dị và thơ mộng? Phải chăng đó là niềm khát khao vô bờ, sâu thẳm của tác giả và của bao thân phận, bao cuộc đời và sự giao cảm đậm đà tình nghĩa về

một cuộc sống thanh thoát, trong trắng và bình yên? Quả thật cái nhìn thi vị của Nguyễn

Bính về làng quê đã xuất phát từ cấp độ văn hóa, từ chiều sâu văn hóa (mặc dù điều này diễn

ra một cách vô thức) Chính vì thế, ông nhìn cảnh không chỉ để thấy cảnh, nhìn cuộc sống

không đơn thuần là chỉ để thấy cuộc sống đang vận động Cái nhìn của Nguyễn Bính bao giờ

cũng bàng bạc một nỗi niềm :

" Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân dày Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày "

(Mưa Xuân)

Chính nỗi niềm thấm sâu vào từng cảnh vật và cuộc đời ấy đã tạo nên chất "Hồn quê "

trong thơ ông

Trang 37

2.1 2.2.2 Cái tôi trữ tình đằm thắm dịu nhẹ

Nói đến thơ Mới là nói đến "cái tôi" trữ tình của người nghệ sĩ Mỗi tác giả có một "cái tôi" trữ tình khác nhau Chính sự dị biệt này đã góp phần quan trọng tạo nên phong cách tác giả

"Cái tôi" trữ tình của Nguyễn Bính hẳn phải có sự dị biệt trong sự tương đồng với "cái tôi" của các nhà Thơ Mới nhất là những tác giả chuyên chú về đề tài đồng quê

Trước hết "cái tôi" trữ tình của Nguyễn Bính trong mảng thơ về đồng quê là "cái tôi" nhập cuộc và hòa quyện với những nỗi niềm của làng quê Mặc dù được giải phóng nhưng

"cái tôi" trữ tình của Nguyễn Bính ở đây không lồ lộ góc cạnh như "cái tôi" trữ tình của Xuân Diệu, Chế Lan Viên hay Hàn Mặc Tử "Cái tôi" của Nguyễn Bính dịu dàng, cảm thông và san

sẻ để đi đến tận cùng và hòa quyện với linh hồn của quê hương Khi ông nhắc nhở cô gái quê một cách ý nhị nhưng không thiếu sự nghiêm khắc :

Thứ hai, "cái tôi" trữ tình của Nguyễn Bính ở mảng thơ làng quê là "cái tôi" ngậm ngùi Hồn thơ ngậm ngùi ấy không bắt nguồn từ tâm trạng "Trời hỡi trời hôm nay tôi chán hết/ những sắc màu hình ảnh của trần gian" (Chế Lan Viên) mà bắt nguồn từ cái nhìn đau đáu về

sự lỡ làng duyên phận, về sự cảm thông sâu sắc với những ước vọng không thành, về sự tỉnh ngộ vì đã "Bỏ vườn cam, bỏ mái gianh" mà "đi dan díu với kinh thành" Sự ngậm ngùi ấy còn bắt nguồn từ nỗi nhớ niềm thương trong những ngày chia xa với gia đình, với người thân, với

Trang 38

bè bạn "Cái tôi" ngậm ngùi ấy hết sức nhân bản Chính vì vậy, ở mảng thơ đồng quê, chủ thể trữ tình là con người trong cuộc hóa thân vào từng cảnh vật, từng nỗi niềm của từng thân phận Thơ ông ngậm ngùi đây nhưng không ảm đạm, không hoài nghi, chán nản, ngậm ngùi

mà vẫn để dư vị ngọt ngào và bâng khuâng trong tâm hồn người đọc "Cái tôi" trữ tình ngậm ngùi ấy đã tạo điều kiện tối đa cho cảm xúc được bộc lộ, và cũng chính từ đó sức gợi của hình tượng thơ càng sâu sắc, càng có sức mạnh và tạo được những tác động thẩm mỹ cao đẹp

Trong hồn thơ Nguyễn Bính, quê hương có một vị trí thật đặc biệt Chất liệu thơ của ông hầu như chủ yếu lấy từ đồng quê Đó là làn mưa xuân, mưa thưa, mưa bụi, là vườn cam, vườn cải, vườn dâu, là dậu mồng tơi, là mái tranh, lũy tre làng, là những mối tình quê dang

dở v.v Với những chất liệu này, thơ Nguyễn Bính đã tạo nên một làng quê khác - Làng quê đẹp như giấc mộng

Điều đặc biệt hơn ở Nguyễn Bính là khi hồn thơ ông hòa quyện với hồn của cảnh vật

và con người làng quê thì giọng điệu bao giờ cũng thân thương, trìu mến và đằm thắm Khi viết về chốn kinh thành giọng điệu của ông lại trở nên chua chát, thậm chí có khi đay nghiến:

"Một trăm con gái thời nay ấy Đừng nói ân tình với thủy chung"

(Xuân Tha Hương)

Và ngay trong một bài thơ, giọng điệu cũng đổi khác :

"Nợ thế trả chưa đầy một món Sòng đời thua đến trắng hai tay Quê nhà xa lắc xa lơ đó

Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay"

Trang 39

phú, Nguyễn Bính như lắng được cả cái hồn của quê hương hàng xóm Ông đã nhận ra được một sự thật:

"Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"

(Chân quê)

Chất "hương đồng gió nội" bị nhạt phai ấy không chỉ đơn thuần là sự đổi thay về y phục mà thuộc về chiều sâu của ý thức bản thể, của tâm lý một cộng đồng Nguyễn Bính cảm thấy lo sợ một sự rạn nứt, một cuộc xâm lăng đối với làng quê Việt Nam mấy ngàn năm bình yên và thuần phác bằng lối sống tha hóa Điều này đã được ông ý thức rất rõ ràng bằng sự đối lập :

"Hồn tôi giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh Hồn cô cát bụi kinh thành

Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe"

(Tình Tôi)

Điều dự báo này thuộc về lĩnh vực văn hóa và trở thành nỗi ám ảnh sâu sắc trong hồn thơ Nguyễn Bính Chính sự nghiền ngẫm và dự báo về tương lai làng quê Việt Nam ở góc độ văn hóa đã tạo cho hồn thơ của Nguyễn Bính tha thiết hơn, đằm thắm hơn Đó chính là một

sự níu kéo giằng co để giữ lấy ''Chân quê", hướng về ''Chân quê" Điều dự báo ấy đã là một thực tế, đã để lại những hệ quả :

"Hình như vắng thắt lưng xanh Mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần Vắng yếm sầu ngực thanh tân

Hình như cũng có đôi phần lỏng lơi"

( Nguyễn Vũ Tiềm-Thi sĩ Chân quê)7

(1)

Như vậy nguồn thơ Nguyễn Bính xuất phát từ sự gắn bó tự nhiên và tha thiết với quê hương bằng cả tình cảm của một người con của quê hương Nguồn thơ ông còn xuất phát từ cảm hứng lãng mạn với cái nhìn thi vị ngọt ngào, đằm thắm và "cái tôi" trữ tình hòa quyện

(1)Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994

Trang 40

với cảnh sắc, với cuộc sống làng quê "Cái tôi" trữ tình ấy chi phối mọi cảm hứng của hồn thơ Nguyễn Bính Tuy nhiên, "cái tôi" trữ tình ấy được đặt trong một cảm quan văn hóa mang tính dự báo cao về

tương lai, về số phận của những giá trị tinh thần tinh túy và đặc sắc của làng quê

Mùa xuân là mùa vạn vật giao hòa, sinh sôi nảy nở Ở nước ta, thời gian nông nhàn lại trùng với mùa xuân Và từ xưa ông cha ta đã lấy mùa xuân và một phần thời gian mùa thu

để tổ chức lễ hội Cảnh sắc, đất trời tươi đẹp, không khí sinh hoạt lễ hội khoáng đạt đã tạo điều kiện cho đời sống tâm linh của người dân làng có dịp thăng hoa Xét về bình diện văn hóa, đời sống tâm linh của người dân làng quê ít có dịp được bộc lộ Thường thì nó bị mờ đi

và trở thành thứ yếu khi tính cộng đồng trùm lên cả tâm lý con người Chính vì vậy vào mùa xuân và dịp lễ hội, "cái tôi" của người dân làng quê có cơ hội được "bùng nổ" Nguyễn Bính đã cảm nhận được điều đó một cách sâu sắc bằng cả niềm vui sướng của mình Hồn thơ ông như bị hút vào không khí chung của làng quê vào hội mùa xuân Điều này đã giúp

cho ông có hàng loạt bài thơ về mùa xuân và ngày hội: "Một lần", "Xuân về", "Cô lái đò",

"Rượu xuân", "Gái xuân", "Mưa xuân", "Quán trọ", "Xuân tha hương", "Đêm cuối cùng",

"Đường mơ", "Đôi khuyên bạc" v.v

Hồn thơ Đoàn Văn Cừ và Anh Thơ cũng rất có duyên với mùa xuân và lễ hội ở làng quê Cái đặc sắc của hai tác giả này là miêu tả rất cụ thể bằng hàng loạt chi tiết, hàng loạt hình ảnh với niềm mong muốn lưu giữ được thật nhiều những nét đẹp thanh tao của cảnh sắc

và cuộc sống xa xưa của làng quê, đất nước Việt nam

Cái nhìn về mùa xuân và ngày hội của Nguyễn Bính có phần khác với hai tác giả trên Ông chỉ điểm xuyến bằng vài nét của cảnh để nhằm mục đích chính là cảnh phải trở thành một tác nhân cho "nỗi niềm mùa xuân và lễ hội" bộc lộ Chính vì thế, ông không đặt hai đối tượng này vào vị trí khách thể để miêu tả và tái hiện Hồn thơ ông đã nhập vào cảnh, hòa quyện với cảnh khéo đến mức cảnh mùa xuân và lễ hội ấy mờ dần mờ dần và tâm trạng tác giả, "nỗi niềm mùa xuân và lễ hội" hiện dần và choán ngợp tất cả :

Với trên màu má gái chưa chồng

Ngày đăng: 01/01/2021, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w