LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, được đánh dấu bằng sự kiện gia nhập WTO- tổ chức thương mại thế giới. Việc hội nhập này đã tạo ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam, thị trường sẽ ngày càng sôi động và tăng tính cạnh tranh. Theo xu hướng này, bên cạnh những thuận lợi của quá trình hội nhập đem lại, là không ít những khó khăn mà các doanh nghiệp trong nước gặp phải, không kịp đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường. Chính điều này, đã khiến tiến trình tiến trình cổphầnhóa của doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy hợp lý, nâng cao trình độ chuyên môn, phát triểnhoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước đây, các doanh nghiệp Nhà nước huy động vốn chủ yếu là qua các Ngân hàng thương mại, nhưng không phải NHTM có thể đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn của một số lượng đông các doanh nghiệp. Điều đó, cũng làm ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ra đời của thị trường chứng khoán đã tạo ra một kênh huy động vốn mới cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp Nhà nước khi đã tiến hành cổphần hóa, trở thành công ty cổ phần, có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu. Nhờ đó, không những đáp ứng được nhu cầu về vốn để mở rộng hoạtđộng của công ty, mà còn làm hàng hóa trên thị truờng chứng khoán ngày càng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành quá trình cổphầnhóa phải trải qua nhiều giai đoạn như: xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổphần hóa, tổ chức đấu giá cổphần lần đầu, tổ chức đại hội cổđông thành lập. Không ít những doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn trong quá trình này, làm giảm tốc độ cổphần hóa, tốn nhiều chi phí mà không đạt được hiệu quả cao. Cụ thể như là: Các doanh nghiệp không thể tự tổ chức khâu xác định giá trị doanh nghiệp; việc tổ chức đại hội cổđông thành lập doanh nghiệp có thể tự tiến hành được, nhưng sẽ tốn kém nhiều vì thiếu chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Riêng bán đấu giá cổphần lần đầu là hoạtđộng chỉ có công ty chứng khoán được thực hiện. Công ty chứng khoán nhận thấy được sự cần thiết và khả năng đem lại doanh thu trong tương lai của hoạtđộng này. Các công ty chứng khoán ngoài thực hiện những nghiệp vụ chính như môi giới, tưvấn đầu tư, tưvấn niêm yết, bảo lãnh phát hành còn triển khai hoạtđộngtưvấncổphầnhóa nhằm đẩy nhanh tiến trình cổphầnhóa của doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào doanh thu của công ty. Công ty chứng khoán ACB (ACBS) là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực này, hoạtđộngtưvấncổphầnhóa của ACBS luôn mang đến cho khách hàng sự tin cậy, góp phần tạo nên sự thành công cho công tác cổphầnhóa của doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty chứng khoán ACB, thấy được những tiềm năng của hoạtđộng này, em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triểnhoạtđộng tư vấncổphầnhóa của Công ty chứng khoán ACB”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất: - Hệ thống lý luận về các hoạtđộng của công ty chứng khoán và hoạtđộngtưvấncổphầnhóa - Phân tích, đánh giá về thực trạng hoạtđộngtưvấncổphầnhóa tại công ty chứng khoán ACB - Đề xuất giải pháppháttriểnhoạtđộng tư vấncổphầnhóa tại công ty chứng khoán ACB Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài chia làm 3 chương: Chương 1: Hoạtđộng tư vấncổphần hóa của công ty chứng khoán ACB Chương 2: Thực trạng hoạtđộngtưvấncổphầnhóa của Công ty chứng khoán ACB Chương 3: Giải pháppháttriểnhoạtđộng tư vấncổphầnhóa của công ty chứng khoán ACB Em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Tất Thành, nhân viên chi nhánh công ty chứng khoán ACB Hà Nội đã hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình để em hoàn thiện chuyên đề này. . giá về thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại công ty chứng khoán ACB - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hóa tại công ty chứng. Hoạt động tư vấn cổ phần hóa của công ty chứng khoán ACB Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hóa của Công ty chứng khoán ACB Chương 3: Giải pháp