Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

75 1.4K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC CHẾ BIẾN, THƯƠNG MẠI NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ NGHỀ MUỐI

Trang 2

MỞ ĐẦU

I SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY HOẠCH

Công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong 10 năm trởlại đây Các doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản xuấtđồ gỗ nội thất, ngoại thất và đồ gỗ mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuấtkhẩu Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc giathông qua hơn gần 1.000 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp Những thịtrường lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 38-41%), EU (chiếm 28-44%) vàNhật Bản (chiếm 12-15%) thị phần giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đứng vị trí số một trong các mặt hàng lâmsản xuất khẩu của nước ta Năm 2007 đạt 2,4 tỷ USD, tăng gấp 11 lần so với năm2000 (219 triệu USD) Theo thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuấtkhẩu năm sau so với năm trước luôn đạt mức tăng xấp xỉ 500 triệu USD/năm Kimngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm gần đây là:

- 2004: 1.154 triệu USD - 2006: 2.000 triệu USD- 2005: 1.562 triệu USD - 2007: 2.400 triệu USD.- 2008: 2.650 triệu USD - 2009: 2.620 triệu USD.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng và thuận lợi của ngành, hiện nay, lĩnhvực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kémtừ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung mệnh lệnh sang cơ chế thị trường.Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát,chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa

Trang 3

có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…), chưa xây dựng được thương hiệutrên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ.

Việc cung ứng và sử dụng nguyên liệu gỗ còn bất hợp lý Hàng năm ViệtNam xuất khẩu một lượng lớn gỗ rừng trồng dưới dạng dăm gỗ ảnh hưởng đến Kếhoạch phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn và phát triển công nghiệp ván nhân tạo.Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 80% nguyên liệu gỗ để sản xuất sản phẩmđồ mộc, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ hàng năm tương đương khoảng 40-45% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Cụ thể, năm 2005: 667 triệu USD; năm2006: 760 triệu USD; năm 2007: trên 1 tỷ USD; năm 2009: 1.134 triệu USD.

Nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến gỗ còn yếu, hiện chưa có chínhsách thu hút lao động đúng mức để ổn định sản xuất Đội ngũ chuyên gia và côngnhân kỹ thuật chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành

Mặc dù chúng ta sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn song hiểu biếtvà ý thức về thương hiệu, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm gỗ chưa cao, đặc biệt làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp thiếu những kiến thức về luậtthương mại, đặc biệt là luật thương mại quốc tế Năng lực cạnh tranh thị trườngkém, thiếu thông tin dẫn đến dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tế, bị chènép trong các khâu mua, bán…

Trong cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của ngành chế biến gỗ Việt Nam trên thịtrường chế biến gỗ thế giới hiện nay, sau hội nhập WTO, ngành chế biến gỗ ViệtNam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu,pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử…v.v Đó là chưa kể đến những cạnh tranh (kể cả cạnh tranh không lành mạnh)trong nội bộ các doanh nghiệp trong nước, cũng là một trong số các nguyên nhânlàm cho các doanh nghiệp Việt Nam chỉ gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu màkhông mang thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế

Trang 4

Xuất phát từ thực tế trên đây, việc xây dựng Quy hochj Công nghiệp chế biếngỗ là hết sức cần thiết Quy hoạch này là cơ sở để góp phần giải quyết những yếukém, khó khăn thách thức của công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và định hướngcho công nghiệp chế biến gỗ nước ta phát triển một cách ổn định và bền vững.

II CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Quyết định số 20/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nôngnghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaCục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối;

- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việcchuẩn bị các dự án trong kế hoạch năm 2009 trong Quyết định 2511/BNN-KHngày 20/8/2008;

- Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 được phêduyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

- Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ Nông nghiệp vàPTNT về Ban hành Quy định tạm thời về quản lý quy hoạch ngành công nghiệpvà PTNT.

- Công văn số 4045/BKH-TH ngày 11/6/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vềkhung hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2008;

- Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về ban hành định mức chiphí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ yếu;

Trang 5

III MỤC TIÊU CHUNG

Xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển công nghiệp chế biếngỗ Việt Nam trên phạm vi cả nước đến năm 2015 và định hướng (tầm nhìn) đếnnăm 2025, phù hợp với chiến lược phát triển ngành và phù hợp với chiến lượcphát triển quốc gia trong nền kinh tế thị trường.

Trang 6

1.2 Khả năng đáp ứng nguồn nguyên liệu gỗ

Hiện nay, cùng với chủ trương hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên, ngànhlâm nghiệp đã và đang thúc đẩy chương trình trồng rừng nguyên liệu phục vụcông nghiệp chế biến Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến,hiện nay nhà nước đang tạo điều kiện thông thoáng cho phép nhập khẩu nguyênliệu gỗ Mặc dù có tiềm năng về nguyên liệu gỗ nhưng hiện tại và khoảng 10 nămtiếp theo, Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ phục vụ chế biến.

Trang 7

II BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1 Xu thế của thế giới tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước

- Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu và mởrộng ra hầu hết các lĩnh vực, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiềuyếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia Cạnh tranhkinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường,nguồn vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt Khoa học và côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hìnhthành nền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnhvực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia;

- Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế.Những vấn đề toàn cầu như dân số; môi trường; an ninh tài chính, lương thực;bệnh tật… trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên,chi phối ngay từ đầu sự lựa chọn chiến lược phát triển của tất cả các ngành kinh tếkỹ thuật trong nước, trong đó bao gồm công nghiệp chế biến gỗ Việc xây dựngtuyến giao thông xuyên Á và hành lang kinh tế nối vùng Bắc Việt Nam với TâyNam Trung Quốc sẽ tạo nhiều cơ hội cho phát triển sản xuất, chế biến và thươngmại nông lâm thủy sản;

- Đối với các dòng vốn nước ngoài: xu thế chung, vốn ODA sẽ theo chiềuhướng giảm đi, vốn FDI sẽ tăng lên, hướng tới những vùng lãnh thổ có môi trườngđầu tư thuận lợi và các ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao;

Những xu thế phát triển này của thế giới và khu vực sẽ có tác động mạnh mẽđến tình hình trong nước Đây là những cơ hội để tạo ra bước tiến mới trong pháttriển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp chế biến gỗ nói riêng.

2.2 Bối cảnh phát triển trong nước những năm qua

Trang 8

- Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinhtế - xã hội Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% năm Tuy nhiên, tăng trưởngkinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng còn thấp;

- Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình quân 15,7%/năm, riêng khu vực chế biến lâm sản gần đây đã có sự khởi sắc, kim ngạch xuấtkhẩu sản phẩm gỗ tăng nhanh trong vòng 10 năm qua Những cải cách trong nôngnghiệp và nông thôn đã giúp tăng nhanh giá trị sản xuất, đưa Việt Nam trở thànhmột trong các nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu Tuynhiên, tốc độ đổi mới công nghệ chậm và năng lực cạnh tranh thấp; sử dụng đấtđai trong nông lâm nghiệp còn chưa hợp lý, năng suất chất lượng thấp, chuyểndịch cơ cấu sản xuất và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thônchậm; khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành cơ sở và động lực cho pháttriển sản xuất nông, lâm, thủy sản;

- Về mặt xã hội, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mức sống của ngườidân được cải thiện rõ rệt, tình trạng nghèo đói tiếp tục giảm Phát triển nguồn nhânlực đã có những chuyển biến tích cực kể cả đối với vùng nông thôn miền núi Tuynhiên, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao và nguy cơ tái nghèo vẫn tồn tại, đặc biệt trongnhóm các dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa; chất lượng nguồn nhân lựcchưa đáp ứng công cuộc đổi mới;

- Nhiều chính sách và Đạo luật được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơnvới cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra môi trường pháp lýđầy đủ, an toàn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh Tuynhiên, hệ thống pháp luật kinh tế còn chưa đầy đủ và đồng bộ Công tác cải cáchhành chính thiếu kiên quyết, bộ máy hành chính chậm đổi mới, kém hiệu lực vàhiệu quả, đội ngũ công chức còn yếu kém về năng lực và phẩm chất;

Trang 9

- Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều tiến triển quan trọng Tổng kim ngạchxuất khẩu tăng nhanh, trên 16%/năm Chính sách tự do hoá thương mại đã tạođộng lực khuyến khích các doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia trực tiếp vàocác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ.Việc tham gia và thực hiện các cam kết, công ước quốc tế liên quan đến lâmnghiệp nói chung, thương mại lâm sản nói riêng cũng như tiến trình hội nhập kinhtế quốc tế đầy đủ hơn đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng nảysinh không ít thách thức cho các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp trong cạnh tranhtrên thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp đang được triển khai mạnh mẽ, đầy đủ và sâurộng hơn trong giai đoạn mới là nền tảng thuận lợi để thực hiện Quy hoạch côngnghiệp chế biến gỗ Việt Nam

2.3 Nguồn nhân lực và Chất lượng lao động.

Theo các chuyên gia về nhân lực, nguồn nhân lực ở Việt Nam được đánh giálà rất dồi dào nhưng lại yếu về chất lượng Lao động ở Việt Nam được đánh giá làkhéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiệnđại được chuyển giao từ bên ngoài vào, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp Tính từnăm 2001 đến 2008 có khoảng trên 10 triệu người được đào tạo trong tổng số gần45 triệu người trong độ tuổi lao động- tức khoảng 25% “lao động qua đào tạo”

Riêng đối với khu vực nông thôn, trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuậtcủa lao động hiện nay thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước Trên 85% sốlao động ở nông thôn chưa từng qua trường lớp đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào,khoảng 18,9% số lao động nông thôn có trình độ văn hóa tiểu học Về thể lực củalao động nông thôn ở độ tuổi 20 -24, thống kê năm 2008 cho thấy, chỉ có 75% sốlao động có thể lực bình thường, 23,6% gầy, 1,4% thừa cân

Trang 10

Theo đánh giá của các nhà kinh tế năm 2008 yếu tố lao động của ViệtNam tham gia vào tăng trưởng nền kinh tế chiếm khoảng 20%, yếu tố vốnchiếm khoảng 57,7%, và các yếu tố khác chiếm 22,3%.

Trang 11

Phần thứ hai

HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM

II TÌNH HÌNH CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU GỖ

Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, mỗi năm Việt Nam chỉ khaithác khoảng 200 nghìn m3 gỗ rừng tự nhiên Để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗcho chế biến, ngành lâm nghiệp đã thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu harừng.

Theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010 của Bộ trưởngBộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng năm 2009, tính đến ngày31/12/2009, tổng diện tích rừng và rừng mới trồng toàn quốc là 13,258 triệu ha(độ che phủ rừng 39,1%), trong đó có 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và 2,919 triệuha rừng trồng và diện tích rừng mới trồng Diện tích rừng trồng là rừng sản xuất là2,141 triệu ha.

Đến nay, trữ lượng gỗ rừng trồng đạt khoảng 60 triệu m3, sản lượng gỗ rừngtrồng được khai thác đạt trên 3,2 triệu m3/năm và khoảng 1 triệu ste củi Đây lànguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho công nghiệp giấy, gỗ trụ mỏ, ván nhântạo, dăm mảnh gỗ xuất khẩu.

Năm 2009, tổng sản lượng khai thác gỗ là 3.766.000 m3/4.300.000 m3, đạt86% kế hoạch và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước Trong đó khai thác chínhgỗ rừng tự nhiên là 150.800 m3/200.000 m3, đạt 75,4 % kế hoạch Khai thác gỗrừng trồng: 3.626.000 m3/4.000.000 m3, đạt 90,60% so với kế hoạch (Nguồn:Tổng Cục Lâm nghiệp).

Trang 12

Năm 2009, giá trị kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ khoảng 1,134 tỷUSD, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm 2008.

Hiện nay, phần lớn gỗ rừng trồng (chủ yếu là Keo và Bạch đàn) được khaithác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sảnxuất sản phẩm gỗ Vì vậy, phần lớn nguyên liệu gỗ rừng trồng được dùng để sảnxuất dăm mảnh xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng làm các sản phẩm ván nhântạo, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, mộc dân dụng và sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu

Việc áp dụng công nghệ, thiết bị chế biến phù hợp gỗ rừng trồng đườngkính nhỏ như công nghệ bóc ván mỏng không trấu kẹp, công nghệ sản xuất vánghép thanh đã mở rộng khả năng sử dụng gỗ rừng trồng đường kính nhỏ để phụcvụ sản xuất đồ mộc Do đó, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng trong nước cho sản xuấtđồ mộc đã ngày càng tăng lên.

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ, Việt Nam đang phảinhập khẩu khối lượng lớn nguyên liệu gỗ, khoảng 70-80% nhu cầu nguyên liệumỗi năm.

Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mỗi năm Việt Namphải nhập khẩu khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo các loại, trong đó MDF chiếmkhoảng 60% Tổng kim ngạch nhập khẩu ván nhân tạo chiếm khoảng 25% tổngkim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ.

Nguyên liệu gỗ được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á, ChâuMỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương và Châu Âu Các nước xuất gỗ cho Việt Nam vớilượng lớn trong thời gian gần đây gồm Malaysia, Trung Quốc, Mỹ, Lào,Newzilan, Braxin…

Dưới đây là tổng hợp nguồn cung cấp nguyên liệu gỗ qua các năm.

Trang 13

Danh mụcĐơnvịtính

Sản lượngkhai thác

gỗ (*)

m32.375,62.996,4 3.128,5 3.461,83.552,93.766,74.700

Giá trị kimngạchnguyên

liệu gỗnhập khẩu

II TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ VÀ

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (Giai đoạn 2000 – 2009)

2.1 Về số lượng cơ sở và chế biến năng lực chế biến gỗ

Theo thống kê của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghềmuối và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng 2500doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, với công suất hoạt động tốithiểu 200 m3 gỗ tròn/năm

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh bùng nổ số lượngdoanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ đã có những thay đổi đáng kể

Trang 14

trong vòng 10 năm qua Năm 2000, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp chếbiến gỗ, đến 2005 có khoảng 1.500 cơ sở chế biến gỗ, đến 2007 có khoảng 2.000cơ sở chế biến gỗ, đến 2009 có khoảng 2.500 cơ sở chế biến gỗ như đã nêu trên

Sự phát triển công nghiệp chế biến gỗ được nhìn nhận qua việc tăng sốlượng cơ sở chế biến; tăng công suất (bao gồm việc mở rộng công suất thiết kếcủa nhiều doanh nghiệp) và tăng trưởng nhanh của giá trị kim ngạch xuất khẩu

Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn gần 15 triệu m3 gỗ tròn Trongđó năng lực của các nhà máy băm dăm mảnh khoảng 6,3 triệu m3 gỗ tròn rừngtrồng/năm (tương đương 3,150 tấn dăm khô/năm); năng lực sản xuất ván nhân tạoước đạt hơn 1 triệu m3 gỗ tròn/năm; năng lực sản xuất gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3 vàtổng công suất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2 – 2,5 triệu m3 sản phẩm.

Hiện tại, năng lực sản xuất ván nhân tạo các loại ước đạt khoảng 500.000m3 sản phẩm/năm, trong đó chủ yếu là ván sợi MDF, ván dăm (quy mô nhỏ), cònlại là các sơ sở sản xuất ván dán và ván ghép thanh quy mô nhỏ Các nhà máy sảnxuất ván dăm và ván sợi MDF hiện đang hoạt động gồm: Nhà máy ván sợi ViệtTrì: 2.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Quảng Ninh: 5.000 m3 sảnphẩm/năm; Nhà máy MDF liên doanh Việt Trung (Nghĩa Đàn – Nghệ An): 15.000m3 sản phẩm/năm; Nhà máy gỗ MDF COSEVCO – Quảng Trị (Công ty xây dựngvà sản xuất gỗ MDF): 60.000 m3 sản phẩm/năm; Nhà máy MDF Gia Lai: 54.000m3 sản phẩm/năm)

Hiện nay một số Nhà máy MDF có quy mô lớn hơn đang được xây dựng:tại ĐăkNông có Nhà máy MDF Long Việt và Khải Vy (tổng công suất hơn100.000 m3 sản phẩm/năm); tại Bình Phước có Nhà máy MDF Việt Nam và MDFThiên Sơn (tổng công suất khoảng 160.000 m3 sản phẩm/năm); tại Hoà Bình cóNhà máy MDF liên doanh của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam với công suất

Trang 15

đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất MDF với công suất 100.000 m3 sản phẩm/năm;Liên doanh giữa Tập đoàn Dongwha và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Namđang chuẩn bị xây dựng nhà máy MDF (gọi là Công ty cổ phần MDF VRGDongwha) tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước với công suất 300.000 m3 sảnphẩm/năm.

2.2 Cơ cấu cơ sở chế biến gỗ theo loại hình doanh nghiệp

- Số Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 421 (Nguồn: Bộ Kếhoạch và đầu tư – 2008).

- Công ty liên doanh: Rất ít (số liệu không rõ)

- Hình thức khác (bao gồm cơ sở hộ gia đình): 687 cơ sở

2.3 Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến gỗ theo các Vùng, Tiểu Vùng

Các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy quy mô lớn được mô tả tại hình 1.Các cơ sở chế biến gỗ có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đông Nam Bộ,như: Bình Dương (khoảng 370 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số khoảng 650 cơsở), trong đó hơn 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); Thành phốHồ Chí Minh, Đồng Nai (khoảng 219 cơ sở quy mô lớn (trong tổng số 706 cơ sở),trong đó có khoảng 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và Bình Định.

Các nhà máy băm dăm mảnh gỗ nằm tập trung tại Bắc Trung Bộ; vùngDuyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, giáp các cảng biển nước sâu và vùng

Trang 16

Vùng công nghiệp

rừng trồng, hoặc ở vị trí có hệ thống đường thuỷ thuận lợi, cự ly vận chuyểnkhoảng 200 km

Ngành giấy và bột giấy chủ yếu nằm ở miền Bắc và miền Nam

(Ghi chú: Giấy và bột giấy không thuộc đối tượng của Quy hoạch này).

Hình 1 Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng

2.3.1 Tiểu Vùng Đông bắc

Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 216, trong đó:

- 3 nhà máy sản xuất ván dăm với tổng công xuất thiết kế: 24.500 m3 sảnphẩm/năm.

- 2 nhà máy sản xuất MDF với tổng công xuất thiết kế: 7.000 m3 sản phẩm/năm.

- 7 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công xuất thiết kế: 123.000 m3

sản phẩm/năm.

Trang 17

- 4 cơ sở sản xuất ván dán với tổng công xuất thiết kế: 8.500 m3 sảnphẩm/năm

- 4 nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết kế: 300.000 tấnkhô/năm Các nhà máy này đều được đặt tại Quảng Ninh, nơi có Cảng Cái Lân.

2.3.2 Tiểu vùng Tây Bắc

Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 19, trong đó:

- 2 cơ sở sản xuất ván dăm với tổng công xuất thiết kế: 3.000 m3 sảnphẩm/năm.

- 2 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công xuất thiết kế: 6.000 m3 sảnphẩm/năm.

- 1 cơ sở băm dăm mảnh gỗ quy mô nhỏ, với tổng công xuất thiết kế: 5.000tấn khô/năm

Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 127, trong đó:

- 4 cơ sở sản xuất ván dăm với tổng công xuất thiết kế: 6.000 m3 sảnphẩm/năm.

- 2 nhà máy sản xuất MDF với tổng công xuất thiết kế: 75.000 m3 sảnphẩm/năm.

Trang 18

- 4 cơ sở sản xuất ván dán với tổng công xuất thiết kế: 2.000 m3 sảnphẩm/năm

- 11 nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết kế: 670.000 tấnkhô/năm.

2.3.5 Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 221, trong đó, có 17 nhà máy băm dăm mảnhgỗ với tổng công xuất thiết kế: 1.010.000 tấn khô/năm

- 5 làng nghề gỗ.

2.3.6 Vùng Tây Nguyên

Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 185, trong đó:

- 2 nhà máy sản xuất ván dăm với tổng công xuất thiết kế: 3.000 m3 sảnphẩm/năm.

- 1 nhà máy sản xuất MDF với tổng công xuất thiết kế: 54.000 m3 sảnphẩm/năm.

- 3 cơ sở sản xuất ván ghép thanh với tổng công xuất thiết kế: 10.000 sản m3

- Tổng sản lượng ván dăm ước khoảng: 20.000 m3.

Trang 19

- Tổng sản lượng ván ghép thanh ước khoảng: 45.000 m3.- Tổng sản lượng ván dán ước khoảng: 30.000 m3.

- 12 nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết kế: 470.000 tấnkhô/năm.

2.3.8 Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tổng số cơ sở chế biến gỗ: 166

- 05 Nhà máy băm dăm mảnh gỗ với tổng công xuất thiết kế: 330.000 tấnkhô/năm.

2.4 Phân loại doanh nghiệp theo tài sản

Căn cứ quy mô vốn, cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗ thể hiện tại Bảngdưới đây

Bảng 1: Diễn biến về số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn

Từ 1 tỷđến dưới5 tỷ đồng

Từ 5 tỷđến dưới

10 tỷđồng

Từ 10 tỷđếndưới 50tỷ đồng

Từ 50tỷ đếndưới200 tỷ

Từ 200tỷ đến

dưới500 tỷ

Từ 500tỷ đồngtrở lên

(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Ngoài các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô vốn tỷ 1 tỷ đồng trở lên,còn có các cơ sở quy mô hộ gia đình, hợp tác xã Cũng theo số liệu của Tổng cục

Trang 20

Thông kê, tính đến năm 2008, cả nước có khoảng trên 1.700 cơ sở chế biến gỗ quymô siêu nhỏ có vốn nhỏ hơn 1 tỷ đồng Các cơ sở này chủ yếu đóng tại các vùngnông thôn, miền núi sản xuất các sản phẩm mộc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địaphương.

2.5 Hiện trạng về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

2.5.1 Thị trường

Trong những năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã cónhững bước phát triển vượt bậc, với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng cao,năm 2009 đạt 2,6687 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đạt 750 triệu USD kim ngạch xuấtkhẩu sản phẩm gỗ năm 2004 và đạt 2 tỷ USD năm 2010 đã được đặt ra tại Chỉ thịsố 19/2004/CT-TTg ngày 01/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ Theo đó, sảnphẩm gỗ đã trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) sản phẩm gỗ trong những năm gần đây:Đơn vị tính: triệu USD

Trang 21

EU 160,74 379,1 457,63 500,23Nhật Bản 137,91 180 240,8 286,8

Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam không ngừng được mởrộng, nếu năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đếnhết năm 2006, đã có mặt tại trên 120 quốc gia Trong đó, 3 thị trường chính chiếmtỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ (chiếm 38 – 44%), EU (chiếm 28– 30%) và Nhật Bản (chiếm 12 – 15%) Việc tập trung vào 3 thị trường lớn này mộtmặt tạo ra sức tiêu thụ lớn, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đầy nhữngrủi ro khi chính các thị trường này có những biến động bất lợi Gần đây, thị trườngEU và Hoa Kỳ đã được ra những yêu cầu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ Vìvậy, ngoài việc duy trì khả năng tiêu thụ trên các thị trường lớn đã có, các doanhnghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển các thị trường mới như: Các Quốc giavùng Tây Á, Khu vực Đông Âu… và quan tâm hơn đến thị trường nội địa.

Năm 2009, tuy nền kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng thị trường tiêu thụsản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn được giữ vững, tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu cógiảm so với năm 2008 là 7% trong khi đó: Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nướcnăm 2009 so với năm 2008 giảm khoảng 9,5%.

- Năm 2003, sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt ở 63 quốc gia, vùng lãnhthổ.

- Năm 2008, sản phẩm gỗ của Việt Nam đã được tiêu thụ trên 120 Quốcgia, vùng lãnh thổ.

- Năm 2009, tuy nền kinh tế thế giới gặp khó khăn nhưng thị trường tiêuthụ sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn được giữ vững, tuy giá trị kim ngạch xuất

Trang 22

khẩu có giảm so với năm 2008 là 7% trong khi đó: Tổng kim ngạch xuất khẩu củacả nước năm 2009 so với năm 2008 giảm khoảng 9,5%.

- Ba thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm gỗ của Việt Nam luôn được giữ vữngtrong nhưng năm gần đay, đó là:

+ Hoa kỳ: Chiếm tỷ trọng 38 – 44%;+ EU: Chiếm 28 – 30%;

+ Nhật Bản: Chiếm 12 – 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩmgỗ của Việt Nam.

Việc tập trung vào 3 thị trường lớn này bên cạnh tạo ra sức tiêu thụ lớn,tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng đầy những rủi ro khi chính các thịtrường này có những biến động bất lợi Vì vậy, ngoài việc duy trì khả năng tiêuthụ trên các thị trường lớn đã có, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh pháttriển các thị trường mới như: Các Quốc gia vùng Tây Á, Khu vực Đông Âu… vàquan tâm hơn đến thị trường nội địa.

2.5.2 Sản phẩm

Chủng loại sản phẩm đa dạng hơn, trước năm 2003, sản phẩm gỗ của ViệtNam xuất khẩu sang các nước chủ yếu là ván sàn, bàn ghế ngoài trời Đến nhữngnăm gần đây, sản phẩm gỗ nội thất tăng trưởng mạnh và đang được các doanhnghiệp ngày càng quan tâm hơn Theo cách phân loại quốc tế, sản phẩm gỗ xuấtkhẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm HS 94 gồm: Ghế ngồi đệm; Ghế ngồi loạikhác; Nội thất văn phòng; Nội thất nhà bếp; Nội thất phòng ngủ và các loại khác.

Hiện có nhiều cách phân loại các sản phẩm gỗ dựa trên các quan điểm vềngành sản xuất, theo công dụng, theo cấu tạo sản phẩm Thực tế, sản phẩm gỗthường được phân thành các nhóm sau:

Trang 23

(1) Nhóm đồ gỗ mỹ nghệ

Bao gồm các sản phẩm chế biến có hàm lượng mỹ thuật cao được chế biếntừ gỗ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Đồ gỗ mỹ nghệ thường đượcchế biến bằng máy móc kết hợp công nghệ thủ công như chạm, khắc, khảm sơnmài Đồ gỗ mỹ nghệ bao gồm các loại sản phẩm sau đây:

- Các sản phẩm sơn mài.

- Các loại tượng bằng gỗ, các sản phẩm bằng gốc và rễ cây.

- Các lọai tranh gỗ: tranh chạm khắc, tranh khảm trai, tranh ghép gỗ.

- Các sản phẩm trang trí lưu niệm, quảng cáo như: cốc, chén, đĩa, khay, thìa(muỗng), quạt, lọ, bình cung kiếm, đế lọ, guốc bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp cácloại, huy hiệu, biểu tượng, biểu trưng khung tranh, khung ảnh, phào mỹ nghệ,thuyền buồm mỹ nghệ các loại, mành trang trí, giá đỡ hàng mỹ nghệ.

- Nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt cầu lông, vợt tennít, vượt bóng bàn, gậy chơibi-da, gậy chăn cừu, ót giầy (cái đón gót), chân tay giả, dù cán gỗ, cán dù, chổicán gỗ, cán chổi sơn.

- Bàn ghế giường tủ các loại, đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè, tủ chùa, tủđồng hồ, tủ gương, bàn thờ, tủ cao cấp, cao cấp.

- Sản phẩm gỗ mỹ nghệ kết hợp song, mây, tre, trúc, vật liệu khác.

(2) Nhóm đồ gỗ nội thất: Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc dùng trong

nhà như: bàn ghế các loại, giường tủ, giá kê sách, ván sàn… làm từ gỗ tự nhiên,gỗ rừng trồng và ván nhân tạo.

(3) Nhóm đồ gỗ ngoài trời: Bao gồm các loại sản phẩm đồ mộc kiểu Âu

Châu, thường dùng để ngoài vườn như: bàn ghế, vườn, ghế băng, dù che nắng, ghếxích đu, cầu trượt được sản xuất từ các loại gỗ rừng trồng.

Trang 24

(4) Nhóm sản phẩm gỗ kết hợp với các loại vật liệu khác

Bao gồm các sản phẩm gỗ được chế biến kết hợp với các loại vật liệu khácnhư: song mây, kim lọai, nhựa, vải, giả da không những làm cho sản phẩm cótính thẩm mỹ, tăng độ bền chắc mà còn có ý nghĩa tiết kiệm gỗ.

(5) Nhóm sản phẩm gỗ ván nhân tạo

Bao gồm các sản phẩm dạng tấm được sản xuất từ nguyên liệu gỗ và vậtliệu xơ sợi, được trộn keo và dán ép trong những điều kiện áp suất, nhiệt độ vàthời gian nhất định Các loại ván nhân tạo chủ yếu gồm: ván ghép thanh, ván dán,ván dăm, ván sợi.

2.6 Hiện trạng lao động trong công nghiệp chế biến gỗ

Theo số liệu tổng hợp của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản vànghề muối và theo tính toán của các chuyên gia, hiện tại công nghiệp chế biến gỗđang thu hút khoảng 250.000 lao động trực tiếp và gián tiếp.

Lực lượng lao động có trình độ cao từ đại học trở lên được đào tạo chủ yếutừ các trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Thủ Đức Các bộ kỹ thuậtvà công nhân lao động trực tiếp được đào tạo từ các trường công nhân kỹ thuậtlâm nghiệp tại Lạng Sơn, Hà Nam, Phú Yên, Đồng Nai Hiện nay, các trường nàyđã được nâng cấp thành trường Cao đằng nghề.

Với quy mô, năng lực và chất lượng đào tạo hiện có của hệ thống cơ sở đàotạo chế biến gỗ, số lượng công nhân kỹ thuật chế biến gỗ không đủ đáp ứng nhucầu của công nghiệp chế biến gỗ Vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang lựachọn hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi công nhân đi đào tạo theo nhu cầu Chỉ cómột số doanh nghiệp lớn tự thiết lập được các tổ chức đào tạo trực thuộc doanhnghiệp Nội dung đào tạo chủ yếu là hướng dẫn học viên (công nhân) sử dụng

Trang 25

công cụ cầm tay và một số loại máy chế biến gỗ thông dụng Nội dung đào tạochuyên sâu theo từng công nghệ, từng vị trí thao tác máy còn hạn chế

Đối với bậc đào tạo đại học, hiện tại tập trung chủ yếu vào nội dung đào tạokỹ sư công nghệ Số lượng kỹ sư được đào tạo chuyên ngành thiết kế mẫu mã sảnphẩm mộc còn rất hạn chế, đồng thời nội dung chưa thật sự phù hợp nhu cầu thựctế sản xuất

Trên thực tế, phần lớn sản phẩm gỗ của Việt Nam được sản xuất theo đơnđặt hàng của khách hàng nước ngoài Vì vậy, công nghiệp chế biến gỗ Việt Namhiện nay cơ bản được coi là một ngành gia công phục vụ thị trường thế giới.Nguyên nhân chủ quan là do bản thân các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Namchưa thật sự đủ năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu Theo đó, chính các doanhnghiệp chưa tạo ra nhu cầu đủ mạnh để thúc đẩy phát triển đội ngũ chuyên giathiết kế vốn được đạo tạo chưa phù hợp thực tế như đã nêu trên đây.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp chế biến gỗ phục vụ việc lập Báo cáoQuy hoạch này, tổng số lao động của 120 doanh nghiệp là 36.890 người, trong đó,cơ cấu và chất lượng lao động được mô tả theo Bảng x:

Bảng x: Cơ cấu và chất lượng lao động tại các doanh nghiệp khảo sát

Tình hình lao động

120doanhnghiệpkhảo sát

Đồngbằng sông

Hồng vàmiền núiphía Bắc

BắcTrung bộvà Duyênhải miền

ĐôngNam bộ,

Tổng số lao động 36.890 2.866 10.725 3.760 19.545Lao động theo hợp

đồng không xác địnhthời hạn (%)

Trang 26

Lao động có trình độ đại học còn ít, chỉ đạt dưới 10% Thực tế số lao độngcó trình độ, có tay nghề cao chỉ tập trung ở một số doanh nghiệp nhà nước và cáccông ty lớn, còn ở các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ, số lao động đã qua đào tạo rất

Trang 27

thấp, có trường hợp cả công ty không có ai có trình độ trung cấp trở lên và cũngchưa từng tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nào.

Tỷ lệ giới trong ngành tương đối cân bằng, tuy nhiên trong các doanhnghiệp sơ chế, tỷ lệ nam thường cao hơn nữ nhiều Số năm làm việc bình quân 5năm, là bình thường trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao như chế biến gỗ

2.7 Hiện trạng trang thiết bị và công nghệ chế biến

Qua số liệu phân tích trên đây cho thấy, về cơ bản công nghiệp chế biến gỗViệt Nam 10 năm qua đã phát triển theo mô hình chiều rộng Trong tổng sốkhoảng 2.500 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện có thì khoảng hơn 50% số cơ sở chếbiến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất các sảnphẩm có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc làm gia công (sơ chế)nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp lớn hơn.

Hiện có khoảng 970 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ (baogồm doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và các doanh nghiệp vệ tinh) Trong đó, chỉvới khoảng hơn 400 doanh nghiệp FDI đã tạo ra khoảng hơn 50% giá trị kimngạch xuất khẩu.

Qua phân tích và kết quả khảo sát bổ sung cho thấy, trình độ công nghệthiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng có sự khác nhau theo vùng.

2.7.1 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Đông bằng Bắc bộ và Trung dumiền núi phía Bắc

Kết quả khảo sát 15 doanh nghiệp tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, YênBái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình cho thấy: Có 10 doanh nghiệp sản xuất gỗxẻ (trong đó có đơn vị kết hợp sản xuất ván dán, ván sàn, gỗ xây dựng); Có 3 cơsở sản xuất đồ nội thất; 2 cơ sở sản xuất ván nhân tạo (tại Thái Nguyên và YênBái) Trong 15 cơ sở này, chỉ có Nhà máy ván dăm Thái Nguyên được đầu tư thiết

Trang 28

bị ở quy mô công nghiệp với công suất thiết kế 16.500 m3 sản phẩm/năm Công tyCổ phần Lâm sản Thái Nguyên có chủng loại sản phẩm đa dạng nên doanh nghiệprất quan tâm đến đầu tư và đổi mới thiết bị, đồng thời Công ty còn có năng lực tựchế tạo thiết bị chế biến như hệ thống thiết bị ép để sản xuất ván dán, lò sấy Còn lại, các cơ sở sản xuất gỗ xẻ có quy mô không lớn, công suất thiết kế trungbình từ 3.000 – 5.000 m3 sản phẩm/ năm Qua theo dõi và phân tích cho thấy, khuvực này đang hình thành mạng lưới các các cơ sở vệ tinh chuyên sơ chế và cungcấp bán sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rừng trồng cho các cơ sở sản xuất đồ mộc nộingoại thất ở khu vực Đồng bằng Trang thiết bị ở mức trung bình, được mua sắmkhoảng 5 – 15 năm trở lại đây Có một số cơ sở sản xuất đồ nội thất thì thiết bịtinh chế được mua sắm từ 1-5 năm trở lại đây.

2.7.2 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Đồng bằng Sông Hồng,

Kết quả khảo sát 15 doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố Hà Nội, NamĐịnh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh cho thấy: Sản phẩm chủ yếu là sản phẩmmộc (nội thất và ngoại thất); gỗ xẻ và ván sàn Trong đó, tỉnh Bắc Ninh có làngnghệ truyền thống sản xuất đồ mộc mỹ nghệ cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩuchủ yếu sang Trung quốc với nguyên liệu chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên Thực tếcho thấy, trang thiết bị sử dụng ở làng nghề đều ở mức trung bình đến thấp, rất ítcơ sở đầu tư lò sấy, chỉ có một số cơ sở đầu tư lò sấy hơi đốt Hiện nay, đã có mộtsố đối tác Trung quốc đầu tư thiết bị chạm khắc tự động để làm dịch vụ cho làngnghề

2.7.3 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải NamTrung Bộ

- Kết quả khảo sát 10 doanh nghiệp Vùng Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa vàđến Huế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp có công nghệ thiết bị trung bình,

Trang 29

- Kết quả khảo sát 20 doanh nghiệp Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chothấy, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ sản phẩm gỗ ngoại thất và gỗ xẻ vớicông suất thiết kế trung bình từ 5.000 m3 sản phẩm/năm trở lên Về công suất hoạtđộng: có khoảng 30 % DN đạt so với công suất thiết kế.

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các chuyên gia,công nghiệp chế biến gỗ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung vàosản phẩm gỗ ngoại thất phục vụ xuất khẩu Nhìn chung, phần lớn (khoảng 80 %)thiết bị xẻ gỗ, lò sấy gỗ, thiết bị phụ trợ và dây chuyền hoàn thiện sản phẩm đượcchế tạo trong nước Các thiết bị khác được nhập khẩu chủ yếu từ các nước ĐàiLoan (chủ yếu), Italia, Trung Quốc, Đức Tuy nhiên thiết bị phụ trợ được sảnxuất trong nước

Kết quả khảo sát cho thấy, 100 % dây chuyền sản xuất của các doanhnghiệp được khảo sát là bán tự động Khoảng 30 % trong số đó trình độ công nghệđạt tiên tiến, còn lại 70% có trình độ công nghệ ở mức trung bình Công tác xử lýmôi trường đã được các doanh nghiệp quan tâm, khoảng 80 % số doanh nghiệpđược khảo sát có hệ thống thiết bị xử lý môi trường đảm bảo sức khỏe cho ngườilao động.

2.7.4 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Tây Nguyên

Kết quả khảo sát 20 doanh nghiệp chế biến gỗ khu vực miền Tây Nguyêncho thấy, hầu hết các doanh nghiệp có công nghệ thiết bị trung bình Nhiều doanhnghiệp đầu tư thiết bị không đồng bộ có nguồn gốc khác nhau Hiện tại, có khoảng57 % số doanh nghiệp được khảo sát có hệ thống thiết bị xử lý môi trường đảmbảo sức khỏe cho người lao động.

2.7.5 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Đông Nam Bộ

Trang 30

Đây là vùng có công nghiệp chế biến gỗ phát triển cả về số lượng doanhnghiệp, quy mô, công nghệ thiết bị và có tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếmtỷ lệ lớn so với cả nước Các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, ĐồngNai đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Việt Nam (cùng với tỉnh Bình Định tạiVùng Duyên Hải Nam Trung Bộ) Vùng này tập trung nhiều doanh nghiệp lớn,bao gồm các doanh nghiệp FDI

Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nhiều doanh nghiệptại đây đã đầu tư và đổi mới thiết bị hiện đại để sản xuất đồ mộc nội thất, ngoạithất xuất khẩu, chủ yếu phục vụ xuất khẩu Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư muasắm thiết bị công nghệ đồng bộ, có thể tổ chức sản xuất khép kín, hiện đại từ cácnước Đài Loan, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Italia… Nhiều dây chuyền côngnghệ thiết bị đước đánh giá tương đương trình độ trong khu vực.

Đây là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp có khả năng giao dịch thươngmại quốc tế, vì vậy công tác xử lý ô nhiễm môi trường công nghiệp đã được nhiềudoanh nghiệp quan tâm giải quyết để đảm bảo sức khỏe người lao động.

2.7.6 Hiện trạng công nghệ, thiết bị Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của các chuyên gia, phần lớn doanhnghiệp chế biến gỗ tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có công nghệ thiết bị cũ,lạc hậu.

Nhận xét chung về công nghệ, thiết bị:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trongnước sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sử dụng công nghệ thiết bị trung bình và tiên tiến.

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sản xuất đồ gỗ tiêu thụ nội địa với khốilượng nhỏ sử dụng thiết bị lạc hậu có tuổi đời trên 10 năm Các doanh nghiệp này

Trang 31

gặp khó khăn về tài chính và chưa có khả năng tìm kiếm thị trường là nhữngnguyên nhân chính kìm hãm khả năng đổi mới công nghệ, thiết bị.

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam,hiện tại các doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu ứng dụngkhoa học công nghệ Tuy nhiên, công nghiệp chế biến gỗ hiện tại được đánh giá làlĩnh vực kỹ thuật tương đối đơn giản, chưa đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao…Thực tế có ít doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến công nghệ thiết bị để cải thiện chấtlượng dây chuyền sản xuất, đồng thời góp phần giảm chi phí đầu tư thiết bị nhằmnâng cao khả năng cạnh trạnh.

Đến nay, rất ít kết quả nghiên cứu khoa học của các đơn vị nghiên cứu, đàotạo được áp dụng vào thực tế sản xuất do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyênnhân chưa theo kịp hoặc chưa đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất.

2.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, chi phí nguyên liệugỗ nhập khẩu chiếm khoảng hơn 40% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩmgỗ Hoạt động sản xuất kinh doanh còn bị ảnh hướng lớn bởi vấn đề tỷ giá vì hoạtđộng nhập khẩu nguyên liệu gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ đều phải sự dụng ngoạitệ Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện tại chi phí vốn sản xuất kinhdoanh tại Việt Nam là khá cao so với các nước trong khu vực, trong đó lãi xuấtvay vốn khá cao, khoảng 15-17%/năm.

Là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và lao động chưa qua đào tạo,với khoảng 250.000 lao động nhưng chỉ tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng3 tỷ USD cho thấy hiệu quả sản xuất vẫn còn hạn chế Tính toán sơ bộ cho thấy,hiện nay ngành chế biến gỗ Việt Nam trung bình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩukhoảng 10.000 USD/công nhân/năm, trong khi tại Trung quốc là 16.000

Trang 32

USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng70.000 USD/công nhân/ năm.

Theo kết quả khảo sát tổng thể công nghiệp chế biến gỗ tỉnh ĐakLak, khôngcó liên hệ rõ ràng giữa quy mô vốn đầu tư nói chung, đầu tư vào tài sản cố địnhnói riêng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Các doanh nghiệp quy mônhỏ, ít đầu tư vào tài sản cố định (không quá 2 tỷ) đa số có lãi nhưng tỷ suất lợinhuận thấp Thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất có hệ thống báocáo kế toán, thống kê rất kém.

Có sự khác biệt lớn về hiệu quả kinh doanh của các cơ sở đầu tư tài sản cốđịnh vừa phải từ 2-5 tỷ đồng – có doanh nghiệp lãi gần 20% trên vốn chủ sở hữu,cũng có doanh nghiệp báo cáo mức lỗ trên 20% Các doanh nghiệp này đều thuộcnhóm sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm khác, có mức đầu tư khá vào nhà xưởng vàmáy móc thiết bị (từ 1-3 tỷ đồng) Xem xét thêm về năng suất lao động cũng khôngthấy có sự khác biệt đáng kể ở nhóm các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào máymóc thiết bị so với các doanh nghiệp ít đầu tư vào máy móc thiết bị Nguyên nhân cóthể là do một số doanh nghiệp có thiết bị đã cũ, lạc hậu, không được đầu tư nâng cấp,và/hoặc thiếu nguồn nguyên liệu Các doanh nghiệp nhỏ ít đầu tư vào máy móc thiếtbị có năng suất lao động thấp hơn, nhưng đa số đều có lãi nhờ linh hoạt hơn tronghoạt động kinh doanh, và tận dụng được nguồn lao động rẻ

Qua phân tích hiện trạng phát triển công nghiệp chế biến và thương mại sảnphẩm gỗ cho thấy, hiện các doanh nghiệp FDI và một số ít doanh nghiệp trongnước là lực lượng chính tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, trong đó,chỉ với khoảng hơn 400 doanh nghiệp FDI đã tạo ra khoảng hơn 50% giá trị kimngạch xuất khẩu Hiện tại, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ sản xuất theo đơn đặthàng của khách hàng nước ngoài (gia công cho người nước ngoài) Theo đánh giá

Trang 33

của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện tại, hiệu quả của ngành chế biến gỗchưa cao

Theo báo cáo tại Kỳ họp Quốc hội tháng 11/2010, hiện tại khoảng 99% sốdoanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó khoảng 60% doanh nghiệpkhai lỗ Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp FDIcó công ty mẹ tại nước ngoài và có thể họ đã cố tình chuyển giá để chuyển lợinhuận ra nước ngoài Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế hiệu quả hơnđể quản lý các doanh nghiệp này

2.9 Hiện trạng quản lý nhà nước

Công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản là lĩnh vực quan trọng của kinh tếlâm nghiệp, liên quan đến nhiều chuyên ngành hẹp như: sản xuất lâm nghiệp, côngnghiệp rừng (bao gồm quản lý sử dụng rừng), phân phối lưu thông, lao động, xuất-nhập khẩu… Vì vậy, hiện có nhiều Bộ ngành cùng quản lý lĩnh vực này, trongphạm vi chuyên ngành hẹp được phân công.

Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn quy định: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng thốngnhất quản lý lĩnh vực chế biến lâm sản.

Hiện nay, ở Trung ương có hai cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cùng quản lý các lĩnh vực chuyên ngành hẹp củacông nghiệp chế biến, thương mại lâm sản: Tổng Cục Lâm nghiệp (quản lý lĩnh vựcsản xuất lâm nghiệp và sử dụng rừng; bảo vệ rừng và kiểm soát lưu thông lâm sản);Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (quản lý lĩnh vực chếbiến và thương mại lâm sản) Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phâncông, các cơ quan này thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và xây dựng cơ

Trang 34

chế, chính sách phù hợp để quản lý điều chỉnh công nghiệp chế biến thương mạilâm sản.

Ở cấp tỉnh, hiện có các Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm thuộc SởNông nghiệp và phát triển nông thôn là các cơ quan chịu sự chỉ đạo về chuyên môn,nghiệp vụ từ Tổng Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm Đối với lĩnh vực chế biến,thương mại lâm sản, hiện ở cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hầunhư chưa có Phòng hoặc Chi Cục chuyên ngành phụ trách lĩnh vực chế biến,thương mại lâm sản Lĩnh vực này hiện được các Phòng, Ban, Chi Cục (có thể làChi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm, Chi Cục Kinh tế và Hợp tác) Ở một số tỉnh,Sở Công thương cũng theo dõi lĩnh vực chế biến, thương mại lâm sản.

2.10 Vấn đề môi trường trong công nghiệp chế biến gỗ

Như đã nêu, trong tổng số khoảng 2.500 doanh nghiệp chế biến gỗ hiện cóthì khoảng hơn 50% số cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản vàchưa có biện pháp hạn chế các nguồn gây tác động đến môi trường Chỉ nhữngdoanh nghiệp quy mô lớn, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu mới có khả năngđầu tư xử lý ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, công nghiệp chế biến gỗ ít gâyô nhiễm môi trường nghiêm trọng (không kể công nghiệp sản xuất giấy và sảnxuất ván sợi theo phương pháp ướt).

Với công nghệ hiện nay, công nghiệp chế biến gỗ tạo ra các nguồn gây ônhiễm chủ yếu sau:

2.10.1 Chất thải rắn

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quátrình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào Tùy

Trang 35

theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh vớilượng khác nhau.

Đối với các cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi, dăm mảnh thì chất thải rắn chủyếu là vỏ cây, bụi gỗ dạng mịn Do đặc thù công nghệ sản xuất có khả năng tậndụng nguyên liệu gỗ cao nên lượng phế thải rắn của loại hình sản xuất này khônglớn Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các công đoạn băm, nghiền dăm phát sinhnhiều chất thải rắn bạng bụi mịn, gây nhiễm môi trường không khí trong phânxưởng sản xuất Một số cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi quy mô lớn như nhà máyMDF Gia lai, Nhà máy ván dăm Thái nguyên đã được đầu tư hệ thống hút bụitrực tiếp tại các công đoạn sản xuất phát sinh bụi gỗ mịn Còn lại các cơ sở sảnxuất quy mô nhỏ hầu như chưa được quan tâm đầu tư Đây là một trong các nguycơ gây các bệnh về đường hô hấp cho người lao động

Đối với các cở sở sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, đồ mộc chất thải rắn baogồm vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào, bụi gỗ mịn Ước tính với tỷlệ sử dụng gỗ khoảng 50% đối với các sản phẩm mộc thì lượng phế thải rắn phátsinh là rất lớn Nguồn phế thải này thường được các cơ sở sản xuất tận dụng đểlàm nhiên liệu đốt để cung cấp nhiệt cho nồi hơi Tuy nhiên ở phần lớn các cơ sởsản xuất nhỏ, phân tán không đầu tư thiết bị sấy gỗ thì lượng phế thải rắn nàyđược chưa thu gom để sử dụng có hiệu quả, mà thường được đốt tạo ra khí thảigây ô nhiễm môi trường Mặt khác, nguồn phế thải rắn nếu không quản lý tốt sẽ làmột nguy cơ gây cháy cho cơ sở sản xuất Nếu phát triển cơ sở chế biến gỗ theoquy hoạch, theo từng cụm thì có thể tận dụng tối đa lượng phế thải rắn để sản xuấtván dăm, viên đốt, làm giá thể nuôi trồng nấm

Vấn đề phát sinh bụi mịn tại các công đoạn chế biến từ khâu xẻ đến khâuđánh nhẵn là rất lớn Nhiều nhà máy chế biến gỗ có quy mô công nghiệp đều bố tríhệ thống thu hồi bụi nhưng khá đơn giản (xyclon đơn), chỉ có khả năng thu hồi bụi

Trang 36

có kích thước lớn mà không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các công đoạn chànhám, đánh bóng Hiện nay, một số cơ sở chế biến gỗ đã có một số công nghệ xửlý bụi hiệu quả như: Hút bụi túi di động, hút trực tiếp từng máy; Hệ thống hút bụivà xử lý bụi dùng Cylon lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi dùng Finter lọc; Hệthống hút bụi và xử lý bụi tự động Optiflow.

2.10.2 Chất thải lỏng

Chất thải lỏng trong công nghiệp chế biến gỗ thường chủ yếu là dung dịchthừa trong quá trình xử lý bảo quản gỗ, nước luộc gỗ, dung dịch keo dán, sơn còndư lại trên thiết bị, trong bao bì đựng Thực tế trong quá trinh sản xuất, để đảm bảohiệu quả kinh tế, các cơ sở kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng triệt để nguyên phụ liệu.Vì vậy, lượng phát thải dạng lỏng trong công nghiệp chế biến gỗ không lớn

Tuy nhiên, trong công nghiệp chế biến gỗ, nguyên liệu sơn, keo và dungmôi pha chế là nhóm nguyên liệu có nguy cơ gây cháy nổ cao Đặc biệt, gỗ là vậtliệu rất dễ bắt cháy trong điều kiện nhiệt độ không khí cao Do đó vấn đề phòngcháy chữa cháy cũng đã được các cơ sở quan tâm Những cơ sở sản xuất quy mônhỏ không đủ diện tích sản xuất nên chưa tuân thủ đúng quy định về an toànphòng cháy chữa cháy như kho tàng, quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinhnhiệt, thông gió, thu dọn bao bì có dính sơn, dung môi trong mỗi ca sản xuất

Với các cơ sở chế biến gỗ nằm trong các khu công nghiệp, chất thải lỏngđược gom tập trung để xử lý Các cơ sở nằm phân phân tán và các làng nghề chếbiến gỗ thì hầu như chất thải lỏng không được được quan tâm xử lý trước khi thảira môi trường

2.10.3 Chất thải khí

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải dạng khí có nguy cơ cao gây ônhiễm môi trường thường phát sinh trong quá trình phun sơn, ép nhiệt khi sử dụng

Trang 37

các loại keo nhiệt dẻo như keo phenol foocmadehyt, xử lý bảo quản gỗ bằng cáchóa chất có mùi hắc, khói lò phát sinh tại khâu sấy gỗ

Các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp thường được trang bị các hệ thốngchụp hút và các cửa hút gió với áp suất đủ lớn để thu gom các nguồn phát khí thải.Công đoạn phun sơn thường được áp dụng công nghệ sơn tự động trong các buồngsơn kín bằng các đầu phun sơn lắp đặt cố định hoặc thực hiện trong môi trường hởsong có dàn xủ lý hấp thụ bằng nước.

Đối với cở sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ, công đoạn phun sơn phổ biếnbiến được thực hiện bằng súng phun sơn thủ công Mặc dù được trang bị khẩutrang, nhưng công nhân vẫn có nguy cơ mắc bệnh hô hấp do hít phải dung môihữu cơ Mặt khác theo thống kê cho thấy, công đoạn phun sơn thủ công rất dễ gâycháy nổ.

Các cơ sở chế biến gỗ sử dụng lò sấy hơi nước hoặc hơi đốt thường phát sinhkhói bụi là chứa khí độc NO2 và SO2 do đốt nhiên liệu củi, than và dầu.

2.11 Đánh giá chung

Kể từ khi Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, côngnghiệp chế biến gỗ đã trải qua các giai đoạn phát triển, suy giảm gắn liền vớinhững thay đổi của ngành lâm nghiệp nói chung.

Giai đoạn 1986-1995:

Theo tinh thần đổi mới cơ chế quản lý gỗ và lâm sản, gỗ được coi là mộtloại hàng hóa thông thường, được quản lý theo cơ chế thị trường và lưu thông tựdo Sau quá trình hợp nhất và hình thành các cơ sở chế biến gắn với khai thác vàxuất nhập khẩu, đến thánh 1 năm 1990 cả nước có 62 xí nghiệp chế biến gỗ (23 xínghiệp trung ương và 39 xí nghiệp địa phương).

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:14

Hình ảnh liên quan

II. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN (Giai đoạn 2000 – 2009) - Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

iai.

đoạn 2000 – 2009) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1. Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng - Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

Hình 1..

Vị trí phân bố các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn theo các vùng Xem tại trang 16 của tài liệu.
Căn cứ quy mô vốn, cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗ thể hiện tại Bảng dưới đây.  - Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

n.

cứ quy mô vốn, cơ cấu doanh nghiệp chế biến gỗ thể hiện tại Bảng dưới đây. Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng x: Cơ cấu và chất lượng lao động tại các doanh nghiệp khảo sát - Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ việt nam (đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025)

Bảng x.

Cơ cấu và chất lượng lao động tại các doanh nghiệp khảo sát Xem tại trang 25 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan