0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Chất thải rắn

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM (ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025) (Trang 34 -36 )

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào.... Tùy

theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với lượng khác nhau.

Đối với các cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi, dăm mảnh thì chất thải rắn chủ yếu là vỏ cây, bụi gỗ dạng mịn. Do đặc thù công nghệ sản xuất có khả năng tận dụng nguyên liệu gỗ cao nên lượng phế thải rắn của loại hình sản xuất này không lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các công đoạn băm, nghiền dăm phát sinh nhiều chất thải rắn bạng bụi mịn, gây nhiễm môi trường không khí trong phân xưởng sản xuất. Một số cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi quy mô lớn như nhà máy MDF Gia lai, Nhà máy ván dăm Thái nguyên... đã được đầu tư hệ thống hút bụi trực tiếp tại các công đoạn sản xuất phát sinh bụi gỗ mịn. Còn lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hầu như chưa được quan tâm đầu tư. Đây là một trong các nguy cơ gây các bệnh về đường hô hấp cho người lao động.

Đối với các cở sở sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, đồ mộc chất thải rắn bao gồm vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào, bụi gỗ mịn... Ước tính với tỷ lệ sử dụng gỗ khoảng 50% đối với các sản phẩm mộc thì lượng phế thải rắn phát sinh là rất lớn. Nguồn phế thải này thường được các cơ sở sản xuất tận dụng để làm nhiên liệu đốt để cung cấp nhiệt cho nồi hơi. Tuy nhiên ở phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán không đầu tư thiết bị sấy gỗ thì lượng phế thải rắn này được chưa thu gom để sử dụng có hiệu quả, mà thường được đốt tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nguồn phế thải rắn nếu không quản lý tốt sẽ là một nguy cơ gây cháy cho cơ sở sản xuất. Nếu phát triển cơ sở chế biến gỗ theo quy hoạch, theo từng cụm thì có thể tận dụng tối đa lượng phế thải rắn để sản xuất ván dăm, viên đốt, làm giá thể nuôi trồng nấm...

Vấn đề phát sinh bụi mịn tại các công đoạn chế biến từ khâu xẻ đến khâu đánh nhẵn là rất lớn. Nhiều nhà máy chế biến gỗ có quy mô công nghiệp đều bố trí hệ thống thu hồi bụi nhưng khá đơn giản (xyclon đơn), chỉ có khả năng thu hồi bụi

có kích thước lớn mà không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các công đoạn chà nhám, đánh bóng. Hiện nay, một số cơ sở chế biến gỗ đã có một số công nghệ xử lý bụi hiệu quả như: Hút bụi túi di động, hút trực tiếp từng máy; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi dùng Cylon lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi dùng Finter lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi tự động Optiflow.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM (ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025) (Trang 34 -36 )

×