MT 6 BAI 12

5 305 0
MT 6 BAI 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần : 12 Trường THCS - THPT Mỹ Thuận Tiết theo PPCT : 12 GV: Nguyễn Thanh Tịnh Lớp: 6 Bài 12 Thường thức mỹ thuật MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MỸ THUẬT THỜI LÝ I. Mục tiêu - Hs hiểu biết thêm về nghệ thuật của một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý. - Hs nhận thức đầy đủ hơn về vẻ đẹp của các công trình mỹ thuật thời Lý. - Hs biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lý nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung. II. Chuẩn bò - Giáo viên + Tranh, ảnh minh họa các công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý. + Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, câu hỏi thảo luận. - Học sinh + Sưu tầm tranh, ảnh các công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý (Nếu có). + Sách giáo khoa… III. Phương pháp - Phương pháp trực quan. - Phương pháp gợi mở-vấn đáp. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp thuyết trình. IV. Tiến trình lên lớp 1. Ổn đònh lớp (1 phút) (Kiểm tra só số) 2.Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút) s Giới thiệu một số hệ màu được dùng trong trang trí? s Màu tương phản thường dùng trong trang trí gì? Tìm một số cặp màu tương phản? 3.Bài mới (40 phút) Gv: Giới thiệu Trong hơn hai thế kỉ, dưới Vương Triều nhà Lý (1010-1025), nhà nước Đại Việt bước vào thời kì phong kiến hùng mạnh. Đạo phật được đề cao và giữ đòa vò quốc giáo, nghệ thuật kiến trúc cung đình, nhất là phật giáo phát triển mạnh. Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng, đặc biệt là ở vùng kinh Bắc, quê hương của các vò vua nhà Lý. Kiến trúc cung đình, kiến trúc phật giáo phát triển tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc, trang trí thờ kì này cũng phát triển theo. T. gian NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 (15p) I. Kiến trúc Chùa Một Cột - Chùa Một Cột (Hà Nội) được xây dựng năm 1049 thời nhà Lý. - Chùa có kiến trúc như khối vuông đặt trên cột đá đường kính 1.25m. Chùa có hình dáng như đóa sen đang nở, xung quanh có lan can bao bọc. Chùa còn có tên là Diên Hựu. - Chùa được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc ban đầu. - Gv: Giới thiệu hình ảnh các công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý. Gợi ý hs chia nhóm thảo luận tìm hiểu. * Câu hỏi thảo luận s Chùa Một Cột thuộc kiểu kiến trúc gì? Được xây dựng ở đâu? Năm mấy? Có những đặc điểm gì? - Gv: Nhận xét, nhấn mạnh. + Ý nghóa của hình dáng ngôi chùa: xuất phát từ một ước mơ mong muốn có hoàng tử nối nghiệp và giấc mơ gặp Quan Âm Bồ Tát hiện trên đài sen của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). + Chùa một cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lý, đồng thời là một công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc. - Hs: Quan sát. Chia nhóm, thảo luận tìm hiểu.  HS trả lời: + Chùa Một Cột thuộc kiểu kiến trúc phật giáo. Được xây dựng ở Hà Nội. Năm 1049. + Ngôi chùa có kết cấu hình vuông (mỗi chiều rộng 3m) đặt trên cột đá có đường kính 1.25m. Chùa có hình dáng như một đóa sen nở giữa hồ, xung quanh có lan can bao bọc. + Ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc ban đầu. - Hs: Chú ý hiểu thêm. HĐ2 (25ph) II. Điêu khắc và gốm - Gv: Giới thiệu tranh, ảnh. Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận tìm hiểu. - Hs: Quan sát tranh, ảnh. Chia nhóm thảo luận tìm hiểu. (5phút). T. gian NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Điêu khắc Tượng A-di-đà Tượng A-di-đà (Chùa Phật Tích, Bắc Ninh) tạc từ đá nguyên khối màu xanh xám, có hai phần: - Tượng: Có khuôn mặt và hình dáng chung biểu hiện vẻ dòu dàng, đôn hậu của Đức Phật. - Bệ đá gồm 2 tầng: Tầng trên là tòa sen hình tròn, tầng dưới là đế tượng hình bát giác xung quanh được trang trí rất tinh tế. * Câu hỏi thảo luận s Tượng A-di-đà ở đâu? Bằng chất liệu gì? Có những đặc điểm nào? - Gv:Nhận xét, nhấn mạnh: + Cách sắp xếp chung của pho tượng cân đối, hài hòa. + Tượng A-di-đà tuy tuân thủ theo quy ước của phật giáo song không gò bó bởi cách diễn tả mềm mại, nuột nà…  Nhóm 2 trả lời Tượng A-di-đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Tạc từ đá nguyên khối màu xanh xám, tượng được chia thành hai phần: tượng và bệ. + Tượng: Phật A-di- đà ngồi xếp bằng, hai bàn tay ngửa, dáng ngồi thoải mái, các nếp áo choàng bó sát người được buông từ vai xuống dưới tạo nên những đường cong mềm mại, mình tượng thanh mảnh, khuôn mặt phúc hậu, dòu hiền. + Bệ: gồm 2 tầng  Tầng trên là tòa sen hình tròn, có hai tầng cánh sen, các cánh sen được chạm đôi rồng theo lối đục nông, mỏng…  Tầng dưới là đế tượng hình bát giác, xung quanh được chạm trổ nhiều họa tiết hình hoa dây, chữ S và sóng nước… - Hs: Chú ý hiểu thêm về tượng A-di-đà. T. gian NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Con Rồng Hình Rồng (thời Lý) Rồng thời Lý có dáng dấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu, có hình giống chữ S, thân uốn khúc nhòp nhàng theo kiểu thắt túi, không có vẩy… gọi là rồng trơn, rồng lươn, rồng rắn. 2. Gốm + Pho tượng là hình mẫu của cô gái với vẻ đẹp trong sáng, lặng lẽ và lắng đọng, đầy nữ tính nhưng lại không mất đi vẻ trầm mặc của phật A-di-đà. * Câu hỏi thảo luận s Hình rồng thời Lý có những đặc điểm gì? - Gv: Nhận xét, nhấn mạnh. + Rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực của vua, rồng thời Lý có những đặc điểm, cấu tạo khác hẳn với các thời khác, con rồng nước ngoài… Rồng thời Lý là sản phẩm của sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam. + Rồng thời Lý chỉ được chạm khắc ở những di tích liên quan trực tiếp tới vua như: Kinh đô, chùa… * Câu hỏi thảo luận s Đồ gốm thời Lý có những đặc điểm gì? Có những loại nước men nào?  Nhóm 3 trả lời Hình rồng thời Lý có dáng dấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu chỉ có hình giống cữ S, thân hình uốn khúc nhòp nhàng, không có vẩy (trơn) còn gọi là rồng lươn,rồng rắn, rồng trơn… - Hs: Theo dõi, biết thêm về hình tượng con rồng thời Lý.  Nhóm 4 trả lời + Gốm thời Lý có đặc điểm: xương gốm mỏng, nhẹ, hình dáng thanh thoát, trau chuốt, trang trọng, họa tiết trang trí có nét khắc chìm uyển chuyển, đề tài trang trí thường là chim muông, T. gian NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS Đồ gốm (thời Lý) Nghệ thuật gốm thời Lý rất tinh xảo: nước men phong phú, xương gốm mỏng nhẹ, hình dáng thanh thoát, đường nét của họa tiết trang trí mềm mại, uyển chuyển… - Gv: Giới thiệu tranh, nhấn mạnh. + Nước ta có các trung tâm sản xuất gốm lớn và nổi tiếng như: Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hóa… + Đồ gốm có nhiều thể dạng khác nhau như: bát đóa, ấm chén, bình liễn… hoa sen, hoa cúc… + Có các loại men như: men ngọc, men da lươn, men trắng ngà, men lam… - Hs: Chú ý biết thêm về nghệ thuật gốm thời Lý. 4. Củng cố (3 phút) s Chùa Một Cột ở đâu? Có những đặc điểm gì? s Tượng A-di-đà bằng chất liệu gì? Có đặc điểm gì? Ở đâu? 5. Dặn dò (1 phút) - Học bài ở SGK, vở ghi chép. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mỹ thuật thời Lý. - Xem trước bài 13 Đề tài bộ đội. - Chuẩn bò giấy vẽ, bút chì, màu vẽ… . Tuần : 12 Trường THCS - THPT Mỹ Thuận Tiết theo PPCT : 12 GV: Nguyễn Thanh Tịnh Lớp: 6 Bài 12 Thường thức mỹ thuật MỘT SỐ CÔNG

Ngày đăng: 26/10/2013, 09:11

Hình ảnh liên quan

- Gv: Giới thiệu hình ảnh các công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời  Lý. Gợi ý hs chia nhóm thảo luận  tìm hiểu. - MT 6 BAI 12

v.

Giới thiệu hình ảnh các công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lý. Gợi ý hs chia nhóm thảo luận tìm hiểu Xem tại trang 2 của tài liệu.
Hình Rồng (thời Lý) - MT 6 BAI 12

nh.

Rồng (thời Lý) Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan