TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

26 557 0
TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay trung dài hạn của NHTM 1.1.1. Khái niệm cho vay trung dài hạn Cho vay là “một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lãi” 1 . Nghiệp vụ cho vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tài sản thế chấp, căn cứ vào hạn mức tín dụng, căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, căn cứ vào thời gian vay. Theo tiêu thức thời gian vay, cho vay được chia ra thành: cho vay ngắn hạn (cho vay theo đặc điểm tuần hoàn luân chuyển của vốn) thường để bổ sung cho cho vốn lưu động của khách hàng; ngược lại cho vay trung dài hạn là để bổ sung cho tài sản cố định của người đi vay nhằm phát triển sản xuất theo chiều rộng chiều sâu. Cho vay trung dài hạn của ngân hàng là các khoản cho vay có thời hạn trên 01 năm nhưng không dài hơn thời gian sử dụng còn lại của tài sản hình thành bằng vốn vay. Việc phân định cụ thể thời gian của cho vay trung hạn dài hạn tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, theo “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” 2 thì: “Cho vay trung hạn là các khoản vay có 1 Điều 3, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN 2 Điều 8, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên”. 1.1.2. Vai trò của cho vay trung dài hạn 1.1.2.1. Vai trò của cho vay trung dài hạn đối với NHTM  Mang lại lợi nhuận cao hơn cho vay ngắn hạn Trong các loại tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (thường là 70%) là khoản mục mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong tổng thể các hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM thì chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù đắp nổi các chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí thuế các chi phí rủi ro đầu tư… Hoạt động cho vay trung dài hạn tuy chiếm tỷ trọng nhỏ do tính rủi ro cao nhưng cũng chính tính rủi ro của những khoản cho vay này lại đem lại lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay ngắn hạn của NHTM. Thu nhập từ tiền cho vay biểu hiện dưới dạng lãi tiền vay phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn món vay. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Do đó, ngân hàng nào càng mở rộng cho vay trung dài hạn thì càng có cơ hội kiếm lời nhiều hơn.  Mở rộng thị phần cho NHTM Nguồn huy động vốn trung dài hạn – cơ sở để phát triển cho vay trung dài hạn của NHTM là nguồn khan hiếm đắt đỏ do đó khả năng mở rộng tín dụng trung dài hạn thể hiện tiềm lực về vốn của ngân hàng góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng. Đó là cơ sở để tạo lòng tin cho các khách hàng hiện tại khách hàng tương lai. Hơn thế nữa, phát triển cho vay trung dài hạn còn được coi là một vũ khí cạnh tranh lợi hại. Bởi lẽ, doanh nghiệp được vay vốn trung dài hạn họ sẽ có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị mở rộng sản xuất, … do đó sẽ nảy sinh nhu cầu cần vốn lưu động. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về thanh toán, bảo lãnh, tư vấn, … cũng từ đó mà phát triển. Trong trường hợp đó, ngân hàngdoanh nghiệp đã vay nợ trung dài hạn sẽ là địa chỉ đầu tiên mà doanh nghiệp tìm tới cho các nhu cầu về vốn, cũng như các dịch vụ ngân hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay của NHTM Một khi đã đồng ý cho vay ký kết hợp đồng tín dụng trung dài hạn với khách hàng nghĩa là NHTM đó đã xác định sẽ tạo lập quan hệ lâu dài với khách hàng đó. Quan hệ lâu dài không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian dài của một khoản vay mà là nhiều khoản vay khác nữa sau đó. Hơn thế nữa, thì việc phát triển cho vay trung dài hạn còn góp phần đảm phát triển các khoản cho vay ngắn hạn các dịch vụ khác của ngân hàng . Mối quan hệ này được tạo lập dựa trên quá trình thẩm định kỹ càng khách hàng do đó sẽ đảm bảo tính an toàn cho những khoản vay. Như vậy thông qua cho vay trung dài hạn NHTM tạo sự gắn bó với khách hàng, tạo ra nhóm khách hàng trung thành của NHTM, là cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, một mặt thì do nhu cầu khách quan của nền kinh tế, mặt khác để đạt được mục tiêu phát triển cho chính mình thì đối với các NHTM cho vay trung dài hạn luôn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng. 1.1.2.2. Đối với nền kinh tế Cho vay trung dài hạn của NHTM góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nó là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển bằng việc cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian dài, mức vốn lớn. Bên cạnh đó Nhà nước còn có thể tài trợ cho những ngành kinh tế mũi nhọn - các ngành này phát triển sẽ tạo cơ sở cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Bên cạnh đó, khi cho vay thì một trong những yêu cầu đầu tiên mà ngân hàng đặt ra là phải đảm bảo được tính an toàn. Chính vì vậyngân hàng luôn có các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong sau khi cho vay đối với mọi dự án. cũng không giống như nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn từ ngân hàng được cấp dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vì vậy người đi vay sẽ phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Đây chính là điểm ưu việt của nguồn vốn vay trung dài hạn của NHTM so với nguồn từ ngân sách Nhà nước. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nguồn vốn trung dài hạn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Thêm vào đó, nó là công cụ đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế hàng hoá, hình thành góp phần ổn định nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, thị trường tài chính – tiền tệ, nhất là thị trường vốn chưa phát triển thì toàn bộ áp lực về vốn trung dài hạn đang dồn lên vai các ngân hàng. 1.1.3. Đặc điểm của cho vay trung, dài hạn của NHTM 1.1.3.1. Mục đích cho vay “Bên cho vay cho bên vay vay vốn trung hạn dài hạn để đầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội pháp luật của Nhà nước” 3 Cho vay trung dài hạn của NHTM nhằm tài trợ vốn cho việc hình thành tài sản cố định của khách hàng. Cụ thể là: Cho vay trung hạn là loại cho vay vốn được sử dụng để tài trợ cho tài sản cố định như phương tiện vận tải, một số cây trồng vật nuôi, trang thiết bị chóng bị hao 3 Điều 4, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN mòn; cải tiến đổi mới kỹ thuật sản phẩm; mở rộng sản xuất kinh doanh; xây dựng các dự án có quy mô nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh… Cho vay dài hạn là loại cho vay được sử dụng tài trợ cho công trình xây dựng cải tạo như nhà, cầu đường, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu dài. 1.1.3.2. Đối tượng cho vay Cho vay trung dài hạn của NHTM xác định đối tượng cho vay: “ Là các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, bao gồm: giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao, sáng chế phát minh; chi phí nhân công; giá thuê chuyển nhượng đất đai; giá thuê mua các tài sản khác trong khuôn khổ Luật định; chi phí mua bảo hiểm tài sản thuộc dự án đầu tư; chi phí khác” 4 1.1.3.3. Nguồn hình thành nguồn vốn trung dài hạn của NHTM Tín dụng trung, dài hạn hình thành từ 5 nguồn: vốn chủ sở hữu; vốn huy động dài hạn (trái phiếu, tiền gửi dài hạn); huy động ngắn hạn; vay nước ngoài; vốn nhận uỷ thác vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư của Nhà nước, của tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng - xã hội ở trong ngoài nước Vốn chủ sở hữu hình thành do vốn góp hay do tích luỹ được trong quá trình kinh doanh có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần xác định quy mô cơ cấu của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay đầu tư, đặc biệt là trung dài hạn. Số vốn này thuộc về sở hữu của NHTM nên dùng để cho vay trung dài hạn là khá an toàn. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng nhỏ, thường chỉ từ 5% đến 7% nên không dễ dàng mở rộng cho vay. Nguồn hình thành từ hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng huy động tiền gửi dài hạn của khách hàng: Nguồn từ phát hành trái phiếu không có tính 4 Điều 8, quyết định 367/1995/QĐ-NHNN thường xuyên cũng chỉ chiếm từ 4% đến 6,7% lượng vốn mà NHTM huy động được. Còn nguồn từ tiền gửi dài hạn của khách hàng tại ngân hàng thì còn hạn chế về cả khối lượng thời gian gửi. Hơn nữa lãi mà ngân hàng phải trả cho tiền huy động dài hạn lại cao hơn khi huy động ngắn hạn. Do đó nguồn này được xem là khan hiếm đắt đỏ. Nguồn do huy động ngắn hạn chiếm tới 70% tổng lượng vốn huy động của NHTM do đó có thể xem đây là một nguồn dồi dào. với công cụ chuyển hoán kỳ hạn thì nguồn ngắn hạn có thể dùng để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên NHNN cũng quy định một tỷ lệ tối đa cho việc chuyển hoán này nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM. Vay nợ nước ngoài: việc vay nợ nước ngoài để có nguồn vốn cho vay trung dài hạn phổ biến ở các ngân hàng trên Thế giới. Nguồn này có khối lượng lớn, lãi suất phù hợp, chất lượng vốn cao nhưng đối với các nước đang phát triển như nước ta do trình độ quản lý còn thấp nên hiệu quả sử dụng vốn không cao sẽ dễ dẫn tới tình trạng không trả được nợ. Nguồn vốn nhận uỷ thác vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư là nguồn chỉ có tính chất thời điểm. Tóm lại, nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các NHTM hiện nay còn rất hạn hẹp. Nguồn vốn hạn hẹp dẫn tới khả năng cho vay trung dài hạn của các ngân hàng là không đáng kể, hạn chế mở rộng quan hệ của ngân hàng với khách hàng. 1.1.3.4. Lãi suất khoản vay Theo cấu trúc rủi ro lãi suất thì “thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao”. Nguyên nhân là, thời hạn cho vay chính là thời gian sử dụng vốn nên thời hạn càng dài giá trị sử dụng càng lớn thì lãi suất càng cao. Hơn nữa, thời gian càng dài thì xác suất để món vay gặp rủi ro càng lớn. Đó là lý do mà NHTM định ra mức lãi suất của các khoản cho vay trung dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, không những để bù đắp cho chi phí của việc huy động vốn dài hạn mà còn nhằm mục đích bù lại những thiệt hại có thể xẩy ra. Đó là chưa kể đến việc ngân hàng sẽ mất cơ hội sử dụng khoản cho vay một cách linh hoạt trong khoảng thời gian dài của một hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất cho vay do NHTM khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN 5 . Lãi suất áp dụng ở đây có thể là cố định suốt thời hạn vay vốn (gọi là lãi suất cố định), cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc sự biến động của thị trường (gọi là lãi suất thả nổi). Tuy nhiên với các khoản cho vay có thời gian là trung dài hạn thì NHTM thường áp dụng lãi suất thả nổi nhằm đảm bảo cả hai mục tiêu là an toàn sinh lợi. 1.1.3.7. Cho vay trung dài hạn có tính rủi ro cao So với các khoản cho vay ngắn hạn với thời gian dưới 01 năm thì cho vay trung dài hạn là hoạt động có tính rủi ro cao. Tính chất rủi ro của các khoản cho vay trung dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vay dài quy mô cho vay lớn của chúng.  “Thời hạn cho vay được TCTD khách hàng thoả thuận căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời gian thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng nguồn vốn cho vay của TCTD. Đối với các pháp nhân Việt Nam nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc theo giấy phép hoạt động tại Việt Nam” 6 . Do mục đích của các khoản vay như đã trình bày thì thời gian để khách hàng có thể hoàn vốn là rất dài đồng thời khối lượng vốn vay lại rất lớn. Trong thời gian đó nhiều biến động không mong muốn có thể xảy ra như khách hàng làm ăn thua lỗ, dự án không được hoàn thành, lãi suất thị trường tăng cao trong khi lãi suất cho vay đã được cố định từ trước trong hợp đồng tín dụng, … đều có thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của NHTM. 5 Điều 11 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN 6 Điều 10 Quyết định 1627/QĐ-NHNN  Tính rủi ro của các khoản cho vay trung dài hạn còn thể hiện ở chỗ đây là những tài sản kém thanh khoản, khó có thể chuyển nhượng hay thế chấp được. Do đó một khi ngân hàng đã đồng ý cho vay thì đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự rủi ro trong suốt thời hạn tín dụng cam kết trên hợp đồng.  Thêm vào đó, việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của NHTM cũng được cảnh báo là tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành, các NHTM được phép dùng tối đa 40% tổng nguồn vốn ngắn hạn của mình để sử dụng cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn 7 : Giá trị nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn Tn = Dư nợ cho vay dài hạn Sở dĩ phải quy định tỷ lệ chuyển hoán này bởi vì đặc trưng hoạt động của NHTM là dùng tiền huy động được để cho vay. Vốn huy động không kỳ hạn có thể bị khách hàng rút ra bất cứ lúc nào; vốn huy động dưới 01 năm nếu dùng quá nhiều để cho vay trung dài hạn thì khi đáo hạn khách hàng đến rút tiền ngân hàng sẽ không thể chi trả. Việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn ngắn để cho vay trung dài hạn nếu vượt quá mức an toàn do các NHTM mải chạy theo lợi nhuận sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. quan trọng hơn là trong điều kiện kinh tế thế giới đang thiếu ổn định, cho vay trung dài hạn nhiều dễ gặp rủi ro trong tương lai. Tóm lại, các đặc điểm của khoản cho vay trung dài hạn như quy mô món vay, thời hạn cho vay, cũng như mục đích sử dụng của khoản vay đều cho thấy tính 7 Nghiệp vụ ngân hàng (Trường ĐH Kinh tế TPHCM – NXB Thống kê 2005 chất rủi ro của tín dụng trung dài hạn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là nguyên nhân vì sao tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các NHTM thường cao hơn tín dụng trung dài hạn. Tuy rủi ro cao song lợi nhuận nó đem lại cho ngân hàng (như đã phân tích ở phần vai trò của cho vay trung dài hạn) lại rất hứa hẹn nếu không xảy ra các tình huống ngoài dự đoán của ngân hàng. Như vậy vấn đề đặt ra không phải là hạn chế cho vay trung dài hạn để giảm rủi ro mà phải biết tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay trung dài hạn để tìm hướng giải quyết hợp lý sao cho vừa đảm bảo được tính an toàn vừa nâng cao lợi nhuận 1.2. Khái quát về DNNQD tại Việt Nam Hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội mỗi nước khác nhau sẽ tạo nên những đặc điểm không thể giống nhau của khối kinh tế ngoài quốc doanh. Tại Việt Nam thì khối DNNQD mới chỉ được Đảng chính thức công nhận như một thành phần kinh tế tất yếu khách quan từ năm 1986. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bám sát tình hình thực tế của Việt Nam cũng như có đầy đủ các số liệu nhằm làm rõ các vấn đề nêu ra thì trong giới hạn của chuyên đề này, em xin được tập trung tìm hiểu riêng về DNNQD tại Việt Nam. 1.2.1. Khái niệm DNNQD Sách Quản trị doanh nghiệp 8 đã đưa ra một khái niệm được xem là đầy đủ nhất về DNNQD. Theo đó thì: “DNNQD là các doanh nghiệp vốn trong nước, mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân một người hay một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống. DNNQD bao gồm: _ Các hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) _ Doanh nghiệp tư nhân 8 Quản trị doanh nghiệp (Nguyễn Hải Sản – NXB Thống kê) _ Công ty hợp danh _ Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn Nhà nước từ 50% trở xuống) _ Các công ty cổ phần tư nhân _ Các công ty cổ phần có vốn Nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống” 1.2.2. Đặc điểm của DNNQD tại Việt Nam 1.2.2.1. Quy mô nhỏ Khu vực DNNQD với 96% số doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ (có vốn đăng ký kinh doanh dưới 10 tỷ đồng, có số lao động thường xuyên làm việc dưới 300 người). Các DNNQD bình quân chỉ có 40 lao động, 7 tỷ đồng vốn. Trong khi đó với DNQD, con số này là 421 lao động 167 tỷ đồng vốn. Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con số tương ứng là 299 lao động, 152 tỷ đồng vốn 9 . Quy mô nhỏ, năng lực tài chính thấp làm doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ. DNNQD rất cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng đối với họ thì muốn thu hút thêm vốn đầu tư cũng khó khăn vì không có đủ uy tín trên thị trường với ngân hàng. Do đó “khát vốn” hiện vẫn đang là vấn đề cấp thiết đối với khối DNNQD. 1.2.2.2. Kỹ thuật, công nghệ sản xuất lạc hậu Các DNNQD bị giới hạn trong các ngành nghề nhỏ lẻ đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh lao động giản đơn. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu cũng chủ yếu là hàng nông sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ, … là những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Vốn ít đã khiến các DNNQD ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồng đối với 9 Niên giám Thống kê năm 2007 (NXB Thống kê) [...]... cho vay, tỷ lệ tối đa nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, …) đều ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển nghiệp vụ này tại các NHTM 1.3.1.4 Nhu cầu vốn trung dài hạn của DNNQD Nhu cầu vốn trung dài hạn của DNNQD cao hay thấp cũng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay trung dài hạn của NHTM Ngay cả khi cung về vốn trung dài hạn của ngân hàng dồi dào mà cầu vốn trung dài hạn. .. chính xác về doanh nghiệp mà mình cho vay, hạn chế được rủi ro tín dụng Như vậy, với những ưu điểm kể trên có thể khẳng định rằng vốn vay trung dài hạn từ NHTM là trợ thủ đắc lực cho DNNQD thoả mãn các cơ hội kinh doanh của mình 1.2.4.3 Tình hình hoạt động vay trung dài hạn của NHTM với DNNQD hiện nay Trong một thời gian dài các NHTM không cho vay dài hạn, thậm chí cũng không cho vay trung hạn NHTM... nhánh tại hầu hết các tỉnh, thành phố Hơn nữa, thế mạnh của là tài trợ cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp thương nghiệp – đây cũng là lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp vừa nhỏ hiện nay 1.2.4 Cho vay trung dài hạn của NHTM đối với DNNQD 1.2.4.1 Nguồn huy động vốn trung dài hạn của DNNQD hiện nay Vốn trung dài hạn dành cho đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng và. .. tuân thủ khi cho vay là “chỉ được phép cho vay trung dài hạn khi ngân hàng thực có nguồn vốn trung dài hạn Do đó quy mô của nguồn huy động 16 Nguồn: website của NHCTVN(www.icb.com.vn) trung dài hạn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng Bên cạnh đó các nguồn ngắn hạn nếu có tính ổn định cao (tức là người gửi tiền không rút tiền trước hạn vì bất... dụng để cho vay trung dài hạn trong một giới hạn nhất định mà vẫn đảm bảo an toàn 1.3.2.3 Công tác dự báo rủi ro giám sát, xử lý các tình huống khi cho vay trung dài hạn Cho vay trung dài hạnnghiệp vụ chứa đựng đầy rủi ro cho bất cứ ngân hàng nào Do đó công tác dự báo dự phòng rủi ro nếu làm tốt sẽ hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra Công tác dự báo bao gồm dự báo về nguồn... hình thức cho vay trung dài hạn vẫn là quan trọng khả thi nhất  Không làm ảnh hưởng tới quyền kiểm soát của doanh nghiệp Việc vay nợ trung dài hạn từ NHTM giúp chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mình Các doanh nghiệp ưa huy động vốn vay nhằm tránh phát hành cổ phiếu - hình thức huy động vốn sẽ dẫn đến sự phân chia quyền lợi kiểm soát đối với doanh nghiệp Tài... Tài sản cố định nói chung của doanh nghiệp được tài trợ bằng cách tăng vốn cổ phần vay nợ dài hạn Tuy nhiên việc sử dụng vốn vay trung dài hạn tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn việc doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu Ưu thế của vốn vay trung dài hạn so với việc phát hành cổ phiếu thể hiện qua 3 mặt như sau: Thứ nhất, mức lãi suất phải trả cho khoản vay trung dài hạn thường nhỏ hơn tỷ lệ lợi tức... cấp; chênh lệch về lãi suất giữa gửi tiền dài hạn ngắn hạn chưa đủ sức hấp dẫn người gửi tiền; những cơn sốt của thị trường bất động sản đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư dài hạn vào bất động sản Trong các nguồn huy động của NHTM dùng cho vay trung dài hạn thì phù hợp về kỳ hạn nhất đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng nhất phải kể đến là nguồn huy động trung dài hạn Nguyên tắc... được hoàn trả lại cho ngân hàng nhanh chóng Hơn nữa doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn có thể chủ động điều chỉnh kỳ hạn nợ Tức là khi không còn cần vốn nữa họ có thể trả nợ sớm thời hạn tín dụng đã ký kết với NHTM Việc trả nợ vay trung dài hạn cũng được ấn định theo sự phân chia ổn định hợp lý được doanh nghiệp NHTM thoả thuận cụ thể trong hợp đồng vì vậy mà các doanh nghiệp có thể chủ... hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng 1.3.2.2 Quy mô, kỳ hạn tính ổn định của nguồn NHTM là các trung gian tài chính trong nền kinh tế thực hiện “đi vay để cho vay Do đó nguồn vốn huy động được có dồi dào bền vững thì mới đảm bảo hoạt động cho vay được tiến hành thuận lợi an toàn Quy mô cơ cấu nguồn vốn quyết định việc ngân hàng lựa chọn các hình thức đầu tư cho vay Hiện nay, . TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay trung và dài hạn của. khoản cho vay trung và dài hạn cao xuất phát từ đặc điểm về thời hạn cho vay dài và quy mô cho vay lớn của chúng.  “Thời hạn cho vay được TCTD và khách hàng

Ngày đăng: 26/10/2013, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan