3 - Mùa thu - đông, khí hậu khô, lượng nước trong đất giảm, nhiệt độ giảm nên hoạt động hô hấp của rễ giảm, cây bị thiếu nước, cây tăng cường tổng hợp ABA.. - ABA tích lũy nhiều thúc đẩy[r]
(1)SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNGNăm học: 2018 - 2019 Môn: SINH HỌC LỚP 11
Ngày thi : 28/09/2018
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 ( 2.0 điểm)
1 Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách
chiết từ các loài khác nhau như sau:
Ađênin Guanin Timin Xitôzin Uraxin
Loài 1 21 29 21 29 0
Loài 2 21 21 29 29 0
Loài 3 21 29 0 29 21
Loài 4 21 21 0 29 21
Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên?
2 Một gen có tổng số 1288 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn Trên mạch số 1 của gen có số
nuclêôtit loại T = 1,5A; có G = A + T; có X = T – A Tính số nuclêôtit mỗi loại của mạch số 1
Câu 2 (3,0 điểm).
1 Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, cho biết :
(a) Cá ở sông và cá ở biển khi bảo quản lạnh thì loại nào bảo quản được lâu hơn Vì sao? (b) Cơ sở khoa học của việc dùng vì sinh vật khuyết dưỡng để kiểm các chất trong thực phẩm? (c) Vì sao chất kháng sinh penicillin không tiêu diệt được Mycoplasma?
(d) Khi bị nhiễm khuẩn, cơ thể thường phản ứng lại bằng cách làm tăng nhiệt độ cơ thể làm ta bị sốt Phản ứng như vậy có tác dụng gì?
2 Hai tế bào vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quanh tế bào của nó,
trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian hẹp chứa peptidoglican Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-? Tại sao vi
khuẩn G- lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+ ? Câu 3 (3,0 điểm).
1 Phân biệt hóa tổng hợp với quang tổng hợp
Giải thích tại sao quang tổng hợp lại ưu thế hơn hóa tổng hợp?
2 Trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào nhân thực, ATP đã được tạo ra ở những giai đoạn
nào? Giai đoạn nào tạo nhiều ATP nhất? Trình bày cơ chế tạo ATP ở giai đoạn đó.?
3 Dòng dịch chuyển của H+ do hoạt động của bơm prôton trong quang hợp và trong hô hấp ở tế
bào nhân thực khác nhau như thế nào?
Câu 4 (3,0 điểm).
a Hình dưới đây (Hình 1) mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang phân bào Em hãy cho biết tế
(2)
b Một loài có 2n=20 Có 10 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 4 đợt Tất cả tế bào
con đều trải qua giảm phân tạo giao tử
- Có bao nhiêu giao tử đực được sinh ra?
- Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân?
- Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử? - Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau Tính số loại giao tử của loài
Câu 5 (3,0 điểm).
1 Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng đó ?
2 Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây ?
3 Tại sao nhiều loài thực vật nhiệt đới về mùa thu - đông, lá thường chuyển từ màu xanh lục sang màu vàng và có hiện tượng rụng hàng loạt ? Hiện tượng này có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?
Câu 6 (3.0 điểm)
1 Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà
khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
2 Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ vai trò, triệu chứng khi thiếu) Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc ?
Câu 7 ( 3 điểm)
1 Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất ? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn ? 2 Vì sao quá trình cố định nitơ chỉ xảy ra trong điều kiện kị khí?
3 Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi
đặc tính nào của đất? Giải thích?
HẾT …
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học: 2018 - 2019
Môn: SINH HỌC LỚP 11 1 2
(3)
Ngày thi : 28/09/2018
Câu 1: ( 2,0 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 + Loài 1: Do A = T = 21, G = X = 29 nên có ADN sợi kép
+ Loài 2: Do A ≠ T, G ≠ X → ADN mạch đơn
+ Loài 3: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này là ARN hơn nữa do G = X = 29, A= U = 21 → ARN sợi kép
+ Loài 4: Do vật chất di truyền không có nuclêôtit T → VCDT của loài này là ARN hơn nữa do G ≠ X, A= U = 21 → ARN sợi đơn
0,25 0,25
0,25
0,25
2
b Tổng số liên kết hidro của gen là : 2Agen + 3Ggen = 1288
mà Agen = A1 + T1, Ggen = G1 + X1
à 2Agen + 3Ggen = 2(A1 + T1) + 3(G1 + X1) = 1288
- Trên mạch 1 có : T1 = 1,5 A1;
G1 = A1 + T1 = 2,5A1;
X1 = T1 – A1 = 0,5A1
à 2(A1 + 1,5 A1) + 3(2,5A1 + 0,5A1)
= 2(2,5A1) + 3(3A1) = 1288 1288
14 = 5A1 +9A1 = 14A1 = 1288 à A1 = = 92.
- Số nuclêôtit mỗi loại của mạch 1 là:
A1 = 92; T1 = 92 × 1,5 = 138; G1 = 92 × 2,5 = 230; X1 = 92 × 0,5 = 46
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 ( 3,0 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 (a) Cá sông bảo quản lâu hơn Vì vi sinh vật kí sinh trên cá biển là các vi sinh vật ưa lạnh, khi bảo quản lạnh chúng ít bị ức chế
(b) Vi sinh vật khuyết dưỡng không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng Nếu trong thực phẩm có nhân tố sinh trưởng thì vi sinh vật sẽ phát triển mạnh hơn
(c) Vì Mycoplasma không có thành tế bào nên không chịu tác động của penicillin (d) Nhiệt độ cao ức chế hoạt động sinh sản hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
0.5
0.5
0.5 0.5
2 - Vi khuẩn A là vi khuẩn G+, vi khuẩn B là vi khuẩin G-
- Vi khuẩn G- có lớp màng ngoài LPS (lipopôli saccarit) có khả năng ngăn cản được sự
xâm nhập của kháng sinh, bảo vệ các thành phần của TB
0.5 0.5
Câu 3 ( 3,0 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 * Phân biệt:
(4)Không cần ánh sáng Cần ánh sáng Năng lượng để tổng hợp chất hữu cơ
lấy từ sự ôxi hóa các hợp chất vô cơ
Năng lượng để tổng chất hữu cơ lấy từ ánh sáng
- Quang tổng hợp ưu thế hơn vì:
+/Quang tổng hợp sử dụng H2O làm chất cho hiđrô, đây là chất phổ biến hơn với các
chất cho hiđrô của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp
+/ Quang tổng hợp sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ, đây là nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên
0,25
0,25
0,25
0,25
2 - Trong hô hấp hiếu khí, ATP được tạo ra ở giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi vận chuyển điện tử
- Giai đoạn vận chuyển electron và hóa thẩm tạo nhiều ATP nhất - Cơ chế:
Sự vận chuyển electron trong hô hấp tạo ra động lực bơm H+ từ chất nền ti thể vào
xoang gian màng
-> xuất hiện sự chênh lệch nồng độ H+ giữa 2 phía màng trong ti thể
-> H+ di chuyển theo chiều gradien nồng độ từ xoang gian màng qua kênh ATP
syntetaza vào chất nền tạo ATP từ ADP và Pv
0.25
0.25
0.5
3 - Trong quang hợp: H+ được bơm từ chất nền lục lạp vào trong xoang tilacôit vì vậy
nồng độ H+ trong xoang lớn hơn nồng độ ngoài chất nền
- Trong hô hấp: H+ được bơm từ chất nền ti thể ra khoảng không gian giữa hai lớp màng
vì vậy nồng độ H+ trong khoảng không gian giữa hai lớp màng lớn hơn trong chất nền
0,5
0,5
Câu 4 ( 3 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
a - Đây là kì giữa của giảm phân I
- Vì 4 NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào Có sự trao đổi chéo giữa các cromatit trong các cặp NST kép tương đồng
0,5
0,5
b * Số giao tử đực được sinh ra: - Số tế bào sinh tinh là: 10 x 24=160
- Số giao tử đực được sinh ra là: 160x4=640
* Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân là: 10 x (24-1) x 2n = 3000 NST
* Nếu không xảy ra đột biến và trao đổi đoạn, loài trên có thể cho tối đa 210 loại giao tử
* Khi xảy ra trao đổi đoạn 1 điểm ở 2 trong số các cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, số loại giao tử của loài
2n-k x 4k = 2n+k loại = 210+2=212 loại.
0,25 0,25
0,5 0,5 0,5
Câu 5 ( 3 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động
- Iôn khoáng từ đất vào rễ theo građien nồng độ
- Không hoặc ít tiêu tốn ATP
- Ngược građien nồng độ
- Tiêu tốn ATP
0,5
(5)- Không cần chất mang - Cần chất mang 0,25
2
- Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ động cần tới ATP và các chất tải ion
- Quá trình hô hấp tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ
0,5
0,5
3 - Mùa thu - đông, khí hậu khô, lượng nước trong đất giảm, nhiệt độ giảm nên hoạt động hô hấp của rễ giảm, cây bị thiếu nước, cây tăng cường tổng hợp ABA
- ABA tích lũy nhiều thúc đẩy sự già hóa của tế bào: ức chế tổng hợp các chất, diệp lục bị phân giải, còn lại các sắc tố carôten và xantôphin nên lá có màu vàng ABA tích lũy nhiều thúc đẩy hình thành tầng rời, gây hiện tượng rụng lá
- Ý nghĩa:
+ hàm lượng ABA tăng có vài trò điều tiết sự đóng mở khí khổng, hạn chế quá trình thoát hơi nước
+ rụng lá làm giảm sự mất nước qua thoát hơi nước ở lá…
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6 ( 3 điểm )
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 - 2 nguyên tố : Nitơ và S
- Cách kiểm tra: Dùng phân bón: ure( chứa N) hoặc sunphat amon( chứa N và S)
+ Nếu chỉ thiếu hụt S -> thì ruộng bón sunphat amon sẽ xanh trở lại + Nếu chỉ thiếu N thì cả 2 ruộng sẽ xanh trở lại
0.25 0.25
0.25 0.25
2 - Dạng hấp thụ: PO3-
- Vai trò:
+ Cấu tạo axit nucleic, prôtêin, ATP…
+ Cần thiết cho sự phân chia tế bào, sự sinh trưởng của mô phân sinh, kích thích phát triển của rễ, ra hoa quả và hạt
+ Tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh sinh trưởng, làm tăng cường hoạt tính Rhizobia và các nốt sần ở rễ
- Triệu chứng: Toàn thân còi cọc ,lá màu sẫm, khi thiếu trầm trọng lá và thân có màu tía Rễ kém phát triển Chín chậm không có hạt và quả phát triển kém Duy trì ưu thế đỉnh ít phân cành Gây ra việc thiếu các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe ( khi
thừa)
- Đào thành rãnh quanh gốc, vì: P liên kết chặt với đất ít di động chủ yếu nhờ khuyếch tán, tốc độ khuyếch tán rất thấp-> tăng cường tiếp xúc với vùng hoạt động của rễ-> tăng khả năng hút P
0.25
0.25 0.25
0.25
0.5
0,5
Câu 7 ( 3 điểm)
Ý Nội dung trả lời Điểm
1 - Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4+ và NO3
- Trong 2 dạng này thì NH4+ dễ làm cho đất bị chua vì:
+ Ion này có thể trao đổi với H+ trên bề mặt keo đất giải phóng ion H+ trở thành dạng tự
do
+ Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ chua của đất: NH 4+ +
H2O → NH3 + H3O+
0,25 0,25 0,25
(6)2 Quá trình cố định nitơ chỉ xảy ra trong điều kiện kị khí vì:
- Quá trình cố định nitơ do enzim nitrôgenaza thực hiện, enzim này gồm 2 thành phần proten cao phân tử chứa sắt, môlipđen và protein chứa sắt không hem nhạy cảm với ôxi - Khi có mặt ôxi, enzim này mất hoạt tính, chỉ cố định nitơ khi nồng độ ôxi bằng 0 hoặc gần bằng 0
0,5
0,5
3 b Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của
đất Vì:
+ Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường Cl- và SO42- sẽ kết
hợp với H+ tạo HCl và H
2SO4 dẫn đến môi trường
axit
+ Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại Na+ kết hợp với OH- tạo môi trường
bazơ
0,5
0,25
0,25