Khi thế nước trong cây thấp hơn thế nước của dung dịch đất, cây sẽ hút nước chủ động bằng cách tăng cường quá trình phân giải các chất tạo ra nồng độ chất tan cao để làm tăng áp suất thẩ[r]
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC – LỚP 11 NĂM HỌC 2016 -2017 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 8/4/2017
(Đề thi gồm 1 trang, có 7 câu)
Câu 1: (3,0 điểm)
So sánh quá trình quang hợp của lúa và ngô?Loài nào cho năng suất sinh học cao hơn? Vì sao?
Câu 2: (3,0 điểm)
Xác định các câu sau đúng hay sai và giải thích:
a Cây chỉ hút được nước khi thế nước của dung dịch đất cao hơn dịch bào của rễ
b Cây chỉ thoát được nước khi độ ẩm không khí bão hòa
c Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố cây cần với lượng lớn
d Quá trình phóng điện trong cơn giông đã cung cấp một lượng NH3 đáng kể cho cây
Câu 3: (3,0 điểm)
Ứng động là gì? Gồm những dạng nào? Phân biệt các kiểu ứng động ở Thực vật?
Câu 4: (2,5 điểm)
a Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60
lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75
ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu?
b Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể?
Câu 5: (2,5 điểm)
Cho biết độ dài ruột của một số động vật như sau:
Trâu, bò 55 – 60m; heo 22m; chó 7m; cừu 32m
a Nhận xét về mối liên quan giữa thức ăn với độ dài ruột của mỗi loài?
b Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó?
Câu 6: (3,0 điểm)
Trình bày chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh động vật?
Trang 2Câu 7: (3,0 điểm)
GH (hoocmon sinh trưởng) và tiroxin đều kích thích quá trình sinh trưởng của động vật
có xương sống nhưng tác dụng của chúng khác nhau như thế nào? Khi thiếu hay thừa mỗi loại hoocmon này ở trẻ em có biểu hiện ra sao?
Trang 3SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC – LỚP 11 NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3,0 điểm)
Lúa là thực vật C3, còn ngô thuộc thực vật C4
a Giống nhau:
- Đều diễn ra qua 2 pha: Pha sáng và pha tối
- Diễn biến của pha sáng hoàn toàn giống nhau (điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm,
hệ enzim )
- Pha tối đều sử dụng nguyên liệu là CO2, ATP, NADPH do pha sáng cung cấp để
tổng hợp glucozo theo chu trình Canvin
- Diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng
b Khác nhau:
1 Con đường cố định
CO2
2 Nơi diễn ra
3 Điểm bù ánh sáng
4 Điểm bù CO2
5 Chất nhận CO2 đầu
tiên
6 Sản phẩm đầu tiên
7 Hô hấp sáng
8 Năng suất sinh học
Theo chu trình Canvin (Chỉ có chu trình C3) Lục lạp của TB mô giậu
Thấp Cao Ribulozo 1,5- diphotphat
Axit photphoglixeric Mạnh
Thấp
Theo chu trình Hatch – Slack (gồm chu trình C3 và C4)
Lục lạp của TB mô giậu và
TB bao bó mạch Cao
Thấp Photpho enol piruvat (PEP)
Axit oxaloaxetic Không có
Cao
0,5 1,0
1,5
Câu 2: (3,0 điểm)
Trang 4a Đúng
Cây hút nước chủ yếu theo cơ chế thẩm thấu từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế
nước thấp TB lông hút của rễ có cấu tạo thích nghi với việc hút nước theo cách
này Khi thế nước trong cây thấp hơn thế nước của dung dịch đất, cây sẽ hút nước
chủ động bằng cách tăng cường quá trình phân giải các chất tạo ra nồng độ chất tan
cao để làm tăng áp suất thẩm thấu, nhờ đó nước vẫn được hấp thu vào
b Sai
Cây thoát nước chủ yếu dưới dạng hơi, quá trình này tuân theo quy luật vật lý nên
diễn ra thuận lợi khi độ ẩm không khí chưa bão hòa.Tuy nhiên khi độ ẩm không khí
bão hòa, cây vẫn có thể thoát nước thành giọt do hoạt động chủ yếu của TB khí
khổng
c Sai
Các nguyên tố khoáng thiết yếu là nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình trao
đổi chất của cơ thể mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống và
không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác
d Sai
Quá trình phóng điện trong cơn giông đã tạo ra NO3 chứ không phải NH3
0,75
0,75
0,75
0,75
Câu 3 (3,0 điểm)
a Khái niệm ứng động:…
b Các dạng ứng động……
c Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng:
Tiêu chí Ứng động sinh trưởng Ứng động không sinh trưởng
Ví dụ
Biểu hiện
Cơ chế
Sự nở và khép cánh hoa ở cây hoa thược dược
Chậm hơn và có tính chu kì
Ảnh hưởng của auxin dẫn đến sự sinh trưởng không đều ở mặt trên và mặt dưới
Sự cụp và xòe lá ở cây trinh nữ
Nhanh, rõ rệt hơn và không
có tính chu kỳ Không kiên quan đến sự sinh trưởng, mà do biến đổi hàm lượng nước trong TB chuyên
0,25 0,25
0,5 1,0 1,0
Trang 5cánh hoa hóa
Câu 4: (2,5 điểm)
a Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
- Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim
Nếu xét riêng hoạt động của thành cơ thuộc các ngăn tim thì thời gian nghỉ nhiều
hơn thời gian co của các ngăn tim (tâm nhỉ co 0,1s nghỉ 0,7s; co thất 0,3s nghỉ 0,5 s;
dãn chung là 0,4 s)
- Lượng máu bơm phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng
tim (thể tích tâm thu): 60 ( 120 – 75) = 2700ml/phút
b Nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể:
- Do tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cơ thể khác nhau: động vật càng nhỏ thì tỉ lệ
này càng lớn > tiêu tốn nhiều năng lượng cho duy trì thân nhiệt, tốc độ chuyển hoá
cao, nhu cầu ôxi cao, nhịp tim và nhịp thở cao
1,0
0,5
1,0
Câu 5: (2,5 điểm)
* Nhận xét:
- Trâu, bò, cừu: Là ĐV ăn cỏ, có ruột dài nhất
- Lợn: Ăn tạp, Có ruột dài trung bình
- Chó: là loài ăn thịt, có ruột ngắn nhất
* Giải thích, ý nghĩa:
- ĐV ăn cỏ có ruột dài nhất vì thức ăn cứng, khó tiêu, nghèo chất dinh dưỡng Do
vậy, ruột dài giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn triệt để
- Thức ăn thịt thường mềm, dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng nên chỉ cần ruột ngắn,
Mặt khác, ruột ngắn giúp giảm khối lượng cơ thể giúp ĐV dễ dàng di chuyển khi
săn mồi
- ĐV ăn tạp là dạng trung gian giữa 2 dạng trên
1,0
1,5
Câu 6: (3,0 điểm)
Hệ thần kinh của ĐV tiến hóa từ dạng chưa có đến có, từ hệ thần kinh dạng lưới đến
hệ TK dạng chuỗi, hạch và HTK dạng ống
Trong quá trình tiến hóa của HTK, có 4 cu hướng tiến hóa chính:
- Số lượng TBTK ngày càng nhiều và được tổ chức theo hướng tập trung hóa nhờ
0,5 0,5
Trang 6đó có sự phối hợp hoạt động giữa các TB ngày càng hiệu quả
- Hệ TK chuyển từ đối xứng tỏa tròn sang đối xứng 2 bên
- Hiện tượng đầu hóa ngày càng rõ tức là có sự tập trung các TBTK lên đầu tạo
thành não bộ
- Song song với xu hướng tập trung các TBTK thì có sự phân hóa cấu tạo, chuyên
hóa chức năng ngày càng sâu sắc, phản ứng của cơ thể ngày càng nhanh chóng,
chính xác và khoa học
0,5 0,5 1,0
Câu 7: (3,0 điểm)
a GH và tiroxin:
- GH: Do thùy trước tuyến yên tiết ra, có tác dụng tăng cường tổng hợp protein làm
tăng kích thước TB và kích thích sự phân bào nên tăng cường quá trình sinh trưởng,
thúc đẩy quá trình phát trie3enr xương ở trẻ em
- Tiroxin: Do tuyến giáp tiết ra, có tác dụng tăng cường chuyển hóa cơ bản do đó
thúc đẩy quá trình sinh trưởng, đặc biệt giai đoạn còn non
b Biểu hiện khi thiếu:
- Thiếu GH ở trẻ em sẽ làm cho xương ngắn, người bị bệnh lùn, cân đối
- Thiếu tiroxin ở trẻ em làm cho xương, mô thần kinh sinh trưởng không bình
thường gây bệnh lùn do ngắn chi (lùn không cân đối) và có thể bị đần độn
c Biểu hiện khi thiếu:
- Thừa GH: Làm xương dài ra gây bệnh người khổng lồ
- Thừa tiroxin: làm chuyển hóa cơ bản tăng cao đãn đến triệu chứng gầy, sút cân,
kèm theo mắt lồi và bướu tuyến giáp
0,5 0,5
0,5 0,5 0,5 0,5