1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ki thuat su dung loi noi tren lop

9 1,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

2. Kỹ thuật sử dụng lời nói trong lớp - Những hình thức sử dụng lời nói trên lớp + Dùng lời để thông báo, trình bày chính thức. Lời nói dùng để thông báo, trình bày mô tả, giải thích thông tin, tài liệu học tập, hướng dẫn, yêu cầu, kiểm tra. Nó cũng là phương tiện để tổ chức chỉ đạo quá trình học tập của học sinh và quan hệ dạy học trên lớp. Sử dụng không chính thức: Giáo viên kết hợp lời nói với sự kết hợp của các phương tiện khác: Đồ dùng trực quan, thí nghiệm, thực hành, thuật nghe nhìn .thông qua sử dụng phiếu học tập, câu hỏi. Hoạt động của hoạt động được khuyến khích trên lớp: Hỏi giáo viên, trả lời câu hỏi, nhận định và đánh giá, thực nghiệm, nêu ý tưởng và giải pháp, tổng kết những quan sát, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm . Sử dụng vắn tắt: Giáo viên chỉ dùng lời nói để hỗ trợ các phương tiện khác và hoạt động của học sinh khi cần, mỗi lần không quá 3 phút, chẳng hạn: giải thích điều khó hiểu, hướng dẫn tiến hành thí nghiệm, nhận xét, kiểm tra. Hình thức dùng với mục đích chuyên biệt: Khuyến khích, tổ chức các hoạt động của học sinh. + Khả năng sử dụng lời nói theo mô hình đa phương tiện Kết hợp tất cả những hành động lời nói với nhau một cách hài hòa, đúng lúc và hợp với tình huống. Những hành động lời nói trên lớp của giáo viên sử dụng gồm: Thông báo, trình bày, mô tả, giải thích, minh họa, hỏi, yêu cầu, kiểm tra, nhận xét, chấp nhận. Quy tắc kết hợp: Thông báo: Dùng để nói rõ nhiệm vụ, yêu cầu học tập, kết quả kiểm tra-đánh giá, xác định cụ thể các danh mục tài liệu học tập, công việc .mà học sinh cần làm, quy định về tổ chức cách thức làm việc, nội dung tài liệu hay hoạt động. Kết hợp với việc yêu cầu học sinh tiếp thu và hiểu rõ thông báo, khi cần phải giải thích những tình tiết quan trọng, phức tạp, khó hiểu. Không dùng lời nói để thông báo liên tục và đơn điệu quá 5 phút. Khi nội dung thông báo lớn thì phải kết hợp nội dung thông báo với những hành động lời nói bổ trợ và chia nó ra thành những thành phần nhỏ hơn. Mô tả dùng để tái tạo sự vật, hiện tượng, hoàn cảnh, trạng thái, nội dung, phương thức của quá trình, hệ thống .hoặc làm rõ yêu cầu, chỉ thị khi học sinh chưa hiểu đầy đủ. Để mô tả sinh động cần chú ý ngữ nghĩa nếu phải dùng từ mà học sinh chưa quen, nhấn mạnh những chi tiết quan trọng, diễn đạt biểu cảm, sắp xếp các ý có logic. Chú ý dựa vào kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh khi mô tả, so sánh các chi tiết với từ ngữ quen thuộc và dễ hiểu đối với học sinh. Thời lượng không quá 5 phút. Giải thích dùng để làm sâu sắc thêm các thông báo và mô tả, các lập luận, ý tưởng và chỉ dẫn, các sự kiện và bằng chứng mới hoặc những thay đổi của chúng. Thời lượng không quá 5 phút. Phải sử dụng các năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp, phân loại, hệ thống hóa để làm rõ những chi tiết tìm ẩn trong tài liệu hoặc sự vật. Không lạm dụng giải thích vì sẽ làm giảm tính tích cực của học sinh. Minh họa thường kéo theo so sánh, ví von, liệt kê .làm phong phú thêm những gì đã mô tả, giải thích. Cần động viên học sinh đưa ra các ví dụ, bằng chứng, thí nghiệm, so sánh với mô hình của giáo viên. Không sa đà biến nó thành cuộc săn lùng sự kiện, hiện tượng, xa rời việc làm rõ bản chất và nội dung sự vật, khái niệm cần lĩnh hội. Hỏi và yêu cầu: Hỏi có thể xen vào bất hành động nào của giáo viên và điều tiết các hành động lời nói khác có tác dụng huy động sự tham gia ý kiến, hoạt hóa kinh nghiệm và suy nghĩ của học sinh về suy nghĩ và hành động của mình, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Yêu cần bằng lời dùng để giao nhiệm vụ. Vì vậy, yêu cầu càng ngắn gọn, dứt khoát, tránh phong cách chỉ thị mệnh lệnh, mà nên đưa ra dưới dạng câu hỏi, lời nhận xét, lời hướng dẫn, khuyên nhẹ nhàng. Hướng dẫn: Hướng dẫn thực chất là kết hợp các dạng lời nói nhằm giúp học sinh hiểu rõ nhiệm vụ, thực hiện được yêu cầu công việc, lĩnh hội được nội dung bài học. Các loại lời hướng dẫn: Nói về nguyên tắc, cấu trúc công việc: Có mấy phần, chủ yếu là gì, trình tự công việc. Nói về phương thức hoạt động: gợi ý một số dữ kiện, cách tìm tư liệu và thu thập dữ kiện, phương tiện và điều kiện học tập. Chỉ bảo các thao tác mẫu, cách kiểm tra, quan sát, ghi chép, xử lí số liệu và thao tác với các dụng cụ, đối tượng, đặc điểm hoạt động. Kiểm tra: Chính là câu hỏi chẩn đoán, thăm dò mục đích chẩn đoán để đánh giá tiếp diễn quá trình học tập và hiệu quả học tập qua từng bước dạy học. Lời nói kiểm tra có thể là lời nhận xét, chấp nhận, làm sáng tỏ yêu cầu. Phối hợp các hình thức trên tạo ra các cảm giác đó không phải là kiểm tra mà là những lời chỉ dẫn, cung cấp thông tin có ích cho học sinh học tập. Nhận xét: Bao gồm chỉ trích và tán dương hay đồng thời cả hai. Không lạm dụng lời nhận xét để thỏa mãn tâm trạng và thái độ riêng của giáo viên vì bất lí do gì. Lời nói chấp nhận nghiêng về nghi thức giao tiếp thông thường. Khi chấp nhận chủ động lời chấp nhận cần kết hợp với giải thích, minh họa; khi chấp nhận đồng cảm, cần kết hợp với câu hỏi nhằm vào giá trị, lời hướng dẫn và nhận xét phù hợp với tình huống + Kết hợp các hành động lời nói với các hành vi không lời và các phương tiện dạy học khác. Lời nói và bảng lớp, bảng vở ghi học sinh. Kết hợp lời nói vào trình bày bảng: Ghi ý chính, tóm tắt, tốt nhất là theo kiểu mô hình hóa, sơ đồ(sơ đồ cây, cột). Bảng cần chia thành 2, 3 cột. Cột ghi những ý chính, thuật ngữ sự kiện . đang cần giải thích và làm sáng tỏ; cột để vẽ sơ đồ, ghi ví dụ. Cần ghi chính xác các thuật ngữ, tên người, địa danh, sách, tài liệu mà học sinh phải dùng; các hướng dẫn hoạt động, chi tiết trong yêu cầu; các luận cứ, luận điểm trong lời mô tả, giải thích .cần ghi theo trình tự, rành mạch, đánh số thứ tự, dấu rõ ràng. Đối với các khái niệm, tư tưởng, sự kiện khoa học thì kết hợp bảng và lời nói là đặc biệt cần thiết. Kết hợp hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cá nhân, các dụng cụ học tập khác để tham gia ý kiến, hành động vào việc làm sáng tỏ vấn đề học tập. Lời nói, trung thành với SGK và tài liệu học tập song không quá lệ thuộc vào văn bản. không nên trực tiếp xem SGK và tài liệu khi thông báo, giải thích trước học sinh. Cần tận dụng cơ hội để hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu, SGK trước khi thông báo, giải thích .cần hướng dẫn học sinh tóm tắt thông báo, mô tả sự kiện, giải thích lí thuyết theo cách riêng của mình khi đọc, phân tích, khái quát những gì đã đọc. Kết hợp lời nói mô tả giải thích với các PTTQ, đặc biệt khi hướng dẫn, minh họa các chi tiết trừu tượng, phức tạp. Không cầu kỳ và tính thuật cao khi dùng tài liệu minh họa mà cần chú yếu tính chất thực tế, xác thực của chúng với tình huống học tập. Không lạm dụng trực quan. Lời nói và phương tiện nghe nhìn. Khi kết hợp với các phương tiên âm thanh cần hạn chế sử dụng lời nói, vì nó gây nhiễu. Chỉ dùng lời để hướng dẫn, đặt câu hỏi nhằm giúp học sinh quan sát thông tin đầy đủ, tập trung vào các chi tiết cốt yếu, . Khi kết hợp với phương tiện hình ảnh, dùng lời để giải thích, đặt câu hỏi, hướng dẫn quan sát, ghi chép những tư liệu quan trọng. Khi sử dụng các phương tiện nghe nhìn đa năng càng hạn chế sử dụng phương tiện lời nói, chỉ dùng để nêu câu hỏi, thông báo trình tự, quy tắc, hướng dẫn, quan sát và ghi chép; nhận xét-chẩn đoán tiến trình quan sát của học sinh. Lời nói và các dụng cụ, thiết bị thực hành. Dùng để thông báo nhiệm vu, nêu yêu cầu, hướng dẫn hoạt động, nhận xét, kiểm tra tiến trình hoạt động của học sinh. Trong những hình thức thảo luận kết hợp với tìm tòi thí nghiệm, dùng lời để nêu câu hỏi, giải đáp, ứng xử tình huống, nhận xét câu trả lời, hướng dẫn các hành động tham gia và quan sát, làm sáng tỏ và tổng kết bài học. Dùng để giải thích giúp học sinh làn quen, hiểu tính chất và cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị, các qui tắc an toàn, yêu cầu khi tổ chức công việc. Lời nói và việc sử dụng Computer. Máy tính giúp giáo viên trình bày tài liệu, tổ chức hoạt động nhận thức, luyện tập, kiểm tra .lời nói chủ yếu giúp định hướng quá trình suy nghĩ, hành động của học sinh. Trước lúc bắt đầu dạy học, lời nói dùng để thông báo nhiệm vụ, hướng dẫn và giải thích bản chất và qui trình truy cập, khai thác dữ liệu; mô tả giải thích các sự cố có thể xảy ra và cách khắc phục; chỉ dẫn cách làm việc của giáo viên và học sinh; các qui định an toàn. *Qui trình chung sử dụng lời nói trên lớp. + Thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh bằng cách: Kể chuyện ngắn gọn như hóm hỉnh, chan hòa. Tốt nhất là những câu chuyện có liên quan đến tài liệu học tập là cái cớ để đặt câu hỏi, nhiệm vụ học tập, tạo tình huống. Kiểm tra bài trước với nhận xét dương tính để gợi nhớ kinh nghiệm, cảm xúc tích cực của học sinh. Thông báo, hỏi han với thái độ ân cần, gợi kỉ niệm và ấn tượng đẹp . Lời nói, hành vi trang nhã, sinh động, hấp dẫn để có sức duy trì hứng thú của học sinh mỗi khi gặp gỡ. + Chuẩn bị các nhiệm vụ và hành động lời nói để dạy học trên lớp. Tóm tắt các khái niệm, tư tưởng, lý thuyết, . bằng lời và thể hiện chúng trong hành động lời nói. Những hành động và nội dung đó được phân bố trong sự kết hợp với các phương tiện dạy học, hoạt động tổ chức, quan hệ khác trên lớp. Xác định những điểm chốt trong nội dung mô tả, giải thích .và biện pháp phối hợp những hành động với sử dụng các phương tiện khác. Chú ý câu hỏi và kĩ thuật sử dụng câu hỏi, nhận xét, chấp nhận khi đáp lại hành vi ứng xử của học sinh. + Xác định và thực hiện nhịp độ lời nói, dung lượng phát ngôn. Không nên nói đều đều và như nhau với các loại lợi nói khác nhau; nhịp độ cao dần theo lứa tuổi. Không nên kéo dài quá 5 phút liên tục, chỉ riêng ở lớp lớn có thể đến 10 phút. Đối với hành động mô tả, hướng dẫn, thông báo, kiểm tra, với giải thích minh họa cần ngắn hơn; xen kẽ với hành động lời nói. Tốc độ phù hợp với độ khó và khối lượng nội dung tài liệu, nhịp độ học tập của học sinh. + Tạo lập các tình huống dạy học và không khí học tập, chăm chú hấp dẫn. Kết hợp thuyết trình và tài liệu trực quan là cách tốt để tạo tình huống dạy học. Lời nói kết hợp với các phương tiện dạy học khác có vai trò giải thích, minh họa, hướng dẫn là chính để tạo tình huống day học. Lời nói phù hợp với tính sẵn sàng học tập, kinh nghiệm của học sinh phù hợp với vấn để và nội dung học tập. Tạo cấu trúc và tiến trình thích hợp cho các hành động lời nói (tính tổ chức và tính logic của gia đình lời nói) +Một số tiêu chuẩn cấu trúc và logic của lời nói: -Tính trôi chảy, mạch lạc: Liền mạch, lưu loát, uyển chuyển. -Tính giản dị trong cấu trúc ngữ pháp và ngôn từ; tránh dùng nhiều câu phức tạp, từ nằm ngoài vốn kiến thức của học sinh; nên dùng ít từ, ít câu mà đủ ý, chính xác, cô đọng, nội dung toàn vẹn, tương tác đa chiều. -Tính tường minh: phong cách sáng sủa, từ và câu đẹp, diễn cảm, ý cụ thể và chính xác, có giải thích và minh họa kèm theo. +Yêu cầu đối với cấu trúc và tiến trình dùng lời nói: Tạo được nhiều phản ứng và câu hỏi của học sinh và sự đa dạng của chúng. Tạo được sự thích ứng cao của tiến trình học tập đối với nội dung và mục tiêu học tập, đảm bảo tiến độ dạy học; Tạo được nhiều cơ hội tác động giáo dục hành vi, giá trị, hướng dẫn năng học tập, cung cấp nhiều thông tin phản hồi cho học sinh để phát triển các năng đánh giá, nhu cầu, hứng thú học tập, cung cấp được nhiều thông tin chuyên biệt về hướng dẫn học độc lập, học ở nhà và khai khác các nguồn học tập khác. + Hình thành các nhân tố tổ chức thích hợp. Các nhân tố tổ chức bao gồm: Sắp xếp chỗ làm việc, ghép nhóm, tạo dựng các phương tiện hoạt động, tuyển lựa những học sinh cốt cán. Các hình thức sử dụng lời nói và các phương tiện khác phải được đảm bảo bằng những nhân tố tổ chức thích hợp. Thành phần nhóm có 4-6 là tối ưu. + Tránh lan man và chống nhiễu trong giờ học: -Từ ngữ tránh dùng hai nghĩa, mơ hồ .thông điệp áng chừng.Ví dụ: khoảng chừng, hầu như, có lẽ .tào lao, -Nói đại.ví dụ: bất cứ cái gì, ai ai cũng vậy, mọi người đều biết . -Thiếu tự tin và thiếu mạch lạc.Ví dụ: Tôi không chắc, không biết điều đó có đúng vậy không . -Lấp lửng: một vài, một số . -Sa đà vào các sự kiện vụn vặt khi minh họa giải thích, thí nghiệm đi chệch khỏi nội dung cơ bản của tài liệu, xa rời chiến lược hay biện pháp dạy hoc đã qui định. Quá buông lỏng những hành vi lơ đãng, mất tập trung, quậy phá của hoc sinh. + Tổng kết nội dung. Gồm tổng kết từng phần và tổng kết cuối cùng. Khi tổng kết từng phần cần khuyến khích học sinh tham gia ý kiến, nhận xét, đánh giá bằng các câu hỏi chẩn đoán, làm sáng tỏ, hành vi đáp lại có tác dụng bổ trợ. Tính chất chung của phần tiểu kết phải cung cấp thông tin hồi tiếp và giúp học sinh chủ động kiểm tra, điều chỉnh hoạt động, nâng cao động cơ học tập của học sinh. Tổng kết bài phải kèm theo giao và giải thích nhiệm vụ học tập ở nhà, công việc cần chuẩn bị cho bài sau. Lúc này lời nói cần rõ ràng, xác định yêu cầu cụ thể và có lời hướng dẫn đủ mức cần thiết. . lời nói khác có tác dụng huy động sự tham gia ý ki n, hoạt hóa kinh nghiệm và suy nghĩ của học sinh về suy nghĩ và hành động của mình, tự đặt vấn đề và. động: gợi ý một số dữ ki n, cách tìm tư liệu và thu thập dữ ki n, phương tiện và điều ki n học tập. Chỉ bảo các thao tác mẫu, cách ki m tra, quan sát, ghi

Ngày đăng: 25/10/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w