1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyên đề môn Sinh -Cum -NH-2010-2011

11 928 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 563 KB

Nội dung

Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… Chuyên đề: Một vài kinh nghiệm dạy học sinh học theo phương pháp dạy học tích cực A.Đặt vấn đề: Vấn đề tích cực của người học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. đây là một trong những phương hướng cải cách phương pháp dạy học ( PPDH) nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân để phục vụ và phát triển đất nước. Tuy nhiên cho đến nay sự chuyển biến về PPDH diễn ra còn chậm. Để đáp ứng yêu cầu càng cao của xã hội, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo toàn ngành giáo dục đang đổi mới PPDH ở tất cả các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, tập trung vào hoạt động của học sinh. Vậy dạy thế nào, học thế nào để học sinh nắm được kiến thức và vận dụng vào cuộc sống, mỗi thầy cô giáo chúng ta ai cũng phải có nhiệm vụ xây dựng và phát triển một mô hình dạy học tích cực. với những lí do trên là giáo viên dạy học môn sinh học, trong những năm qua tôi đã cố gắng thực hiện theo chỉ đạo của ngành giáo dục, dạy học theo phương pháp dạy học tích cực và cũng đã có một số kinh nghiệm nhỏ. Chính vì vậy tôi đã chọn chuyên đề: “ Một vài kinh nghiệm dạy học sinh học theo phương pháp dạy học tích cực”. B. Giải quyết vấn đề : 1. Cơ sở lý luận: Phương pháp tích cực (PPDHTC )là một thuộc ngữ rút gọn để chỉ các phương pháp nhằm đề cao vai trò, tự giác tích cực độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Tích cực trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với hoạt động thụ động, chứ không dùng trái nghĩa với tiêu cực. Phương pháp day học tích cực tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Người dạy phải đóng vai trò chỉ đạo, người học đóng vai trò chiếm lĩnh tri thức, cách dạy chỉ đạo cách học. Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực phải luôn có sự hợp tác giữa người dạy và người học, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Như vậy thuật ngữ PPDHTC hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học Người học là khách thể của hoạt động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động học. Họ được tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy. Xu thế dạy học truyền thống mang tính nhồi nhắc tri thức cho người học không còn phát huy hiệu quả tích cực thì phương pháp tự học sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nguồn lực vốn có trong mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ nâng lên gấp bội Khi áp dụng PPDHTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành thuận lợi bằng những hoạt động độc lập cá nhân mà lớp học là môi trường giao tiếp của thầy và trò, trò với trò tạo nên mối quan hệ hợp tác cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm từ mỗi học sinh và cả lớp chứ không dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của thầy giáo 2.Cơ sở thực tiễn: Môn sinh học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn sinh học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi của sinh vật. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ thú trong tự nhiên, trong cuộc sống hàng ngày. Những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhiều học sinh cho rằng Sinh học là một môn học thuộc lòng không có gì sáng tạo, một số khác lại cho rằng đây là môn học khó vì kiến thức rộng rất khó nhớ và đặc biệt là thi khó đạt được điểm cao (nhất là điểm tối đa). Những nhận xét trên đều có phần đúng và không đúng. -Thứ nhất, Sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải giỏi cả các môn học khác như toán, hoá và lí và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác người học cần phải ghi nhớ kiến thức với các khái niệm cơ bản và học cách vận dụng kiến thức chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc. - Thứ hai, Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo thi gặp các câu hỏi vận dụng đôi chút học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học ở cấp học THCS từ lớp 6 đến lớp 9 tôi có những nhận xét sau: Xử dụng PPDHTC đã phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên tính tích cực chưa thực hiện đồng bộ với học sinh trong lớp, tôi đã tìm hiểu và biết được một số nguyên nhân như sau: - Việc học và chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo - Khi trả lời câu hỏi còn dựa vào tóm tắt SGK - Hoạt động nhóm chưa nghiêm túc, các thành viên trong nhóm chưa thật sự bàn bạc mà còn dựa dẫm vào học sinh khá giỏi 3. Biện pháp: Để khắc phục tồn tại trên là giáo viên tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp : * Lập kế hoạch bài học: Dạy học tích cực đòi hỏi vai trò của người giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được mục tiêu kiến thức cần đạt theo chương trình đổi mới. Muốn làm được những điều trên tôi thấy người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức kiến thức, kinh nghiệm, trong công tác chuẩn bị bài dạy ….thì mới có thể thực hiện giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, mới làm được cương vị là người gợi mở, xúc tác, động viên cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi tranh luận của học sinh. Khi chuẩn bị baì dạy người giáo viên phải chuẩn bị đủ 6 bước theo yêu cầu và mục tiêu của mỗi bước Ví dụ: Bước 1: Xác định mục tiêu của bài theo chuẩn kiến thức. + Khi xác định mục tiêu, cần chú ý đến những kiến thức và đặc biệt là các kỹ năng thái độ ẩn chứa trong nội dung từng bài. + Trong mục tiêu nêu rõ sau khi học song phần đó học sinh biết cách tiến hành hoạt động để có thể có được kiến thức mới nào?kỹ năng mới nào ?có thái độ tích cực gì ? Ví dụ mục tiêu bài: Đa dạng, đặc điểm chung của ngành ruột khoang( Sinh7) Sau bài này,HS phải: - Nêu được những đặc điểm chung của ruột khoang. - Nêu được vai trò của Ruột khoang đối với con người và hệ sinh thái biển là chủ yếu. …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… - Rèn luyện khả năng quan sát , phân tích, tổng hợp. Có thể nói, nếu thành công trong việc lập kế hoạch bài học thì coi như thành công một nữa giờ dạy. * Tạo hứng thú trong kiểm tra bài cũ: Trong quá trình kiểm tra bài cũ dù kiến thức dễ, nội dung ngắn vẫn có học sinh không thuật bài vì lừa học, chưa có động lực, hứng thú trong học tập. Thường thì trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức bài trước đã học. Nhưng muốn tạo hứng thú, giáo viên nên ghi điểm đúng, chính xác, có khen ngợi đối với học sinh trả lời tốt, còn đối với học sinh không trả lời được câu hỏi giáo viên nên động viên – khuyến khích các em cần phải học bài tốt hơn tránh chì chiết, mắng nhiếc, quát nạt các em. Hệ thống câu hỏi phải tường minh rõ ràng tránh quá rộng hoặc quá vụn vặt. Cũng có thể giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức liên hệ với thực tế hoặc câu hỏi có nội dung liên quan đến bài mới, từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề của bài mới. Chú ý câu hỏi cần đặt đúng đối tượng học sinh, cần dự kiến trước phương án trả lời của học sinh.Cũng có thể dùng trò chơi kiểm tra bài cũ, tranh ảnh để kiểm tra bài cũ ở nhiều bài học. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ bài 7 sinh 6: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ cho bết Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? HS: Quan sát tham gia trả lời: Nhân, Màng sinh chất, Vách tế bào, Chất tế bào Tranh ảnh đã gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ một cách nhanh chóng, giúp học sinh tham gia trả lời bài cũ dễ dàng chính xát có hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời học sinh dưới lớp cũng nhớ lại được bài cũ, nhận xét câu trả lời của bạn một cách nhanh chóng.Giúp cho các em nhớ kiến lâu hơn . *Tạo tình huống trong khâu giới thiệu bài mới: Để thực hiện có hiệu quả phải tạo hứng thú trong khâu “Đặt vấn đề" . Phải đưa ra các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận trên kênh hình – kênh chữ, giữa những ý kiến trái ngược nhau đó chính là nội dung mà học sinh sẽ biết được qua bài học mới. Ví dụ bài tôm sông: Cua, nhện, châu chấu là những đại diện ngành chân khớp thuộc lớp giáp xác, hình nhện, sâu bọ., hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu lớp giáp xác.Trong lớp giáp xác có động vật “ Đầu khóm trúc Lưng khúc rồng Sinh bạch tử hồng Xuân hạ thu đông Bốn mùa đều có” Đoán động vật trên có tên là gì? …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… HS: Đoán là con tôm GV: Tôm sông có những đặc điểm đặc trưng của lớp giáp xác, chúng ta cùng tìm hiểu tôm sông qua tiết 23: * Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: Đất nước ta đang hội nhập một cách mạnh mẽ nền kinh tế thị trường, có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trên thế giới, vì vậy năng lực hợp tác phải trở thành nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, chuẩn bị bước đường tương lai cho người học. Vì vậy nhiều năm qua trong mỗi bài dạy tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học tích cực như hoạt động hợp tác theo nhóm nhưng khi học sinh hoạt động chưa nghiêm túc, chưa tích cực, chưa tự tìm tòi kiến thức, chưa thật sự tham gia bàn bạc mà còn dựa dẫm vào học sinh khá giỏi, khi trả lời còn dựa vào tóm tắt SGK. Năm học này tôi đã áp dụng phương pháp hoạt động nhóm theo 2 hình thức mới: kỹ thuật khăn trải bàn và các mảnh ghép qua nhiều bài học Ví dụ: Hoạt động nhóm theo hình thức “khăn trãi bàn”trong bài đặc điểm chung của ngành ruột khoang: - GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm theo hình thức khăn trải bàn vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu và đã học, chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống ở bảng sau, thời gian 4 phút trong đó thời gian cho hoạt động cá nhân là 2 phút, trao đổi nhóm 2 phút. TT Thủy tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng 2 Cách di chuyển 3 Cách dinh dưỡng 4 Cách tự vệ 5 Số lớp tế bào của thành cơ thể. 6 Kiểu ruột Các nhóm tham gia hoạt động Kết quả: TT Thủy tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng Đốixứng toả tròn Đối xứng toả tròn Đối xứng toả tròn 2 Cách di chuyển Kiểu sâu đo Kiểu lộn đầu Co bóp dù Không di chuyển 3 Cách dinh dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng Dị dưỡng 4 Cách tự vệ Nhờ tế bào gai Nhờ di chuyển Nhờ tế bào gai 5 Số lớp tế bào của thành cơ thể. Cơ thể có hai lớp tế bào. Cơ thể có hai lớp tế bào. Cơ thể có hai lớp tế bào. 6 Kiểu ruột Ruột túi Ruột túi Ruột túi Những nội dung phức tạp hơn nên sử dụng hoạt động hợp tác theo hình thức các mảnh ghép Ví dụ: áp dụng khai thác kiến thức trong phần I bài ADN Và Bản Chất Của Gen.( Sinh 9) Vòng 1: N1: +Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi? N2: +Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN ? N3: …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… +Các nuclêôtit nào liên kết nhau thành từng cặp ? N4: +Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào? N5: Quá trình tự nhân đôi của ADN dựa theo những nguyên tắc nào? Vòng 2: Cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào? Ví dụ : Bài Sán lá gan ( Sinh 7) Vòng 1: Nhóm 1 + Trình bày hình dạng của sán lá gan? Nhóm 2 + Trình bày nơi sống của sán lá gan? Nhóm 3 + Trình bày cấu tạo , cách di chuyển của sán lá gan? Nhóm 4 + Trình bày cách dinh dưỡng của sán lá gan? Nhóm 5 + Trình bày cách sinh sản của sán lá gan? Vòng 2: Mô tả nơi sống, hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan? Kết quả: Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác, kích thích thúc đẩy từng học sinh không ỷ lại mà tham gia tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức. Nội dung, kết quả hoạt động thật sự là vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng học sinh và của cả nhóm, cả lớp. Tính cách năng lực mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắng, phát triễn tình bạn, tinh thần hổ trợ được phát huy. * Khai thác tối đa phương tiện dạy học: Trong dạy học sinh học phương tiện dạy học không kém phần quan trọng giúp học sinh học tập tích cực Cần chuẩn bị đủ, đúng các đồ dùng dạy học cần thiết, các phương tiện cần thiết phục vụ cho bài dạy một cách chu đáo. ( Cho từng cá nhân, cho từng nhóm, .). Cần khai thác tối đa phương tiện dạy học, nên ưu tiên học sinh quan sát mẫu vật (nếu có) trước, sau đó là mô hình, rồi đến hình vẽ. Khi được tiếp xúc đồ dùng trực quan cộng với tình huống giáo viên đưa ra sẽ gây hứng thú học tập rất lớn cho các em trong quá trình lĩnh hội tri thức. Như ta đã biết trong tiết học Sinh học cần nhiều rất nhiều đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, hình vẽ, phim minh hoạ, bảng phụ… Để có được một tranh phóng to, hình vẽ trong SGK, ngoài một số tranh có ở phòng thiết bị chúng ta không thể vẽ hoàn toàn giống như SGK. Đặc biệt với một số tranh khó hoặc ảnh chụp ta khó khăn vẽ cho chính xác, các phiếu học tập của HS .Tất cả những vấn đề trên sẽ thuận lợi nếu chúng ta sử dụng phần mềm micrrosoft Power point. Những vấn đề trên được thực hiện dễ dàng trên máy vi tính, giống y như chang đồng thời màu sắc lại đẹp và rõ ràng hơn chúng ta vẽ nhất là đối với tranh vẽ ở chương trình sinh học 7, 8 ta có thể lên mạng như các trang web sinh.hnue.com, quangnam.edu.vn, violet.vn … có thể download dễ dàng. Trong quá trình chúng ta dạy giáo án điện tử trên lớp có thể chúng ta kích nhẹ chuột là chúng ta có tranh cho HS quan sát dễ dàng. Hoặc khi ta đưa tranh và gắn liền với yêu cầu trả lời các câu hỏi SGK mà GV có thể đưa ra trên màn hình một cách dễ dàng thực hiện. Trong quá trình sử …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… dụng chúng ta có thể sử dụng các tranh mà trong SGK không có ta có thể quét các tranh liên quan đến bài học. *.Tạo hứng thú trong củng cố, đánh giá, hướng dẫn về nhà: Trong phần “củng cố, đánh giá” để tạo hứng thú cho các em, khi đánh giá giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm gọn, dễ nhớ. Yêu cầu học sinh làm trên phiếu học tập hoặc làm trên giấy trong (nếu sử dụng đèn chiếu). Sau đó giáo viên nêu đáp án, biểu điểm, học sinh có thể chấm bài của bạn. Khi chấm bài của bạn giúp các em lần nữa khắc sâu kiến thức cho bản thân mình, nếu cá nhân hoặc nhóm hoạt động tốt – nhanh có kết quả đúng thì cũng có thể ghi điểm hoặc có thưởng (tràng pháo tay). Có thể sử dụng hình thức trò chơi để khắc sau kiến thức gây hứng thú hoc tập Ở phần “hướng dẫn về nhà” để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên giao các công việc cụ thể cho các em. Cũng có thể cho học sinh sưu tầm mẫu vật hay tranh ảnh, hoặc cũng có thể cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến bài học sau… từ các công việc đó giúp các em khám phá, thích tìm hiểu khoa học. Giáo viên nên kiểm tra thường xuyên, cho điểm khuyến kích tuyên dương những học sinh tích cực, phê bình những học sinh lười soạn bài có như thế mới nắm bắt tinh thần học tập của các em. * Trao đổi học hỏi kinh nghiệm các đồng nghiệp: Phải thường xuyên trao đổi kiến thức, phương pháp với đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bằng những kinh nghiệm nhỏ tôi đã áp dụng vào dạy học ví dụ: bài “ Nhện- Sự Đa Dạng Lớp Hình Nhện” LỚP HÌNH NHỆN TIẾT 26: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm của lớp hình nhện - Mô tả được hình thái cấu tạo và hoạt động của nhện, nêu được một số tập tính một đại diện của lớp hình nhện. - Trình bày sự đa dạng của lớp hình nhện. - Nhận biết thêm được một số đại diện khác của lớp hình nhện trong thiên nhiên, như bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, . có liên quan đến con người và gia súc. - HS nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện đối với tự nhiên và đời sống con người. 2. Kỹ năng - Khai thác, tìm tòi phát hiện. - Quan sát, so sánh tiếp nhận thông tin qua kênh hình, kênh chữ. - Khái quát để rút ra ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. II/Chuẩn bị: +GV: Tranh phóng to H.25.1, một số đại diện của lớp hình nhện, bảng 1, bảng 2. Bài giảng điện tử: Nhện và đa dạng của lớp hình nhện. +HS: kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở soạn. III/Tiến trình dạy học: -Kiểm tra bài cũ: * Hãy chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:( Làm vào bảng con) 1. Những đại diện nào sau đây thuộc lớp giáp xác …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… a) Con sun, mọt ẩm, còng, mực b) Rận nước, chân kiếm, cua nhện,rươi c) Cua đồng, ghẹ, tôm ở nhờ, tép 2. Con vật thường sống ở biển, bám vào vỏ tàu, thuyền, làm giảm tốt độ di chuyển của phương tiện giao thông thủy a) Sun b) Rận nước c) Cua nhện d) Mọt ẩm ĐA: 1-c; 2-a * Hãy xếp các cặp ý tương ứng giữa ý nghĩa thực tế và đại diện của lớp giáp xác: ( 1 HS làm bài tập ở bảng) Các mặt có ý nghĩa thực tiễn Đại diện Trả lời 1.Có hại cho giao thông thủy A. Sun 2. Nguyên liệu để làm mắm B. Chân kiếm kí sinh 3.Thực phẩm tươi sống, xuất khẩu C. Tôm, còng, ruốc 4.Kí sinh gây hại cá D.Cua bể, ghẹ, tôm tít, tôm càng xanh… ĐA: 1: A; 2:C; 3: D; 4: B -Bài mới: GV giới thiệu đặc điểm của lớp hình nhện qua một số tranh các đại diện GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh cho biết, tên động vật có trong tranh? HS: Con nhện GV:Ngoài ra còn nhiều đại diện như: Bọ cọp, ve bò, nhện đỏ . đây là những đại diện lớp hình nhện. Lớp hình nhện là đại diện của ngành chân khớp ở cạn đầu tiên. Nhện là đại diện tiêu biểu của lớp hình nhện. Để biết được cấu tạo của nhện và sự đa dạng lớp hình nhện hãy cùng tìm hiểu tiết 26: 1. Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo, tập tính của nhện * Mục tiêu: - Nêu được khái niệm của lớp hình nhện - Mô tả được hình thái cấu tạo và hoạt động của nhện, nêu được một số tập tính một đại diện của lớp hình nhện. Cách tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ -GV giới thiệu H25.1 ? Cơ thể nhện gồm có mấy phần chính? -Yêu cầu hs chỉ ra các bộ phận của mỗi phần -Gv giới thiệu nội dung bảng 1. Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng Phần đầu – ngực Đôi kìm có tuyến độc Chân xúc giác - Học sinh quan sát H. 25. 1, ghi nhớ kiến thức. -Vài hs lên bảng trả lời. -Các hs khác nhận xét, bổ sung, nêu được: Cơ thể gồm 2 phần: Phần đầu – ngực gồm: Đôi kìm, chân xúc giác, 4 đôi chân bò Phần bụng gồm: Đôi khe thở, 1 lỗ sinh dục, núm tuyến tơ. …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… ( Phủ đầy lông) 4 đôi chân bò Phần bụng Đôi khe thở 1 lỗ sinh dục Các núm tuyến tơ Các cụm từ gợi ý - Di chuyển và chăng lưới - Cảm giác về khứu giác, xúc giác - Bắt mồi và tự vệ - Sinh ra tơ nhện - Sinh sản - Hô hấp - Bài tiết -Yêu cầu HS thảo luận bằng hình thức khăn trải bàn, hoàn thành chức năng của từng bộ phận quan sát thấy ở cơ thể nhện.Thời gian 5 phút Làm việc cá nhân khoảng 2 phút Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến (3 phút) -GV giảng giải- đưa ra đáp án đúng. 2. Tập tính: +Chăng tơ: -HS tiến hành GV thu 1 bảng treo trên lớp, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung -Cho các nhóm còn lại tự chấm chéo lẫn nhau. ĐA: Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát thấy Chức năng Phần đầu – ngực Đôi kìm có tuyến độc Bắt mồi, tự vệ Chân xúc giác ( Phủ đầy lông) Cảm giác về xúc giác, khứu giác 4 đôi chân bò Di chuyển và chăng lưới Phần bụng Đôi khe thở Hô hấp 1 lỗ sinh dục Sinh sản Các núm tuyến tơ Sinh ra tơ nhện - 1 học sinh lên đọc kết quả đánh số thứ tự cho các H.25.2. (A, B, C, D). Học sinh khác bổ sung. -Vài hs trả lời. (Ban đêm) …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… - Quan sát H.25.2 (A, B, C, D) yêu cầu học sinh đánh số thứ tự đúng vào ô trống  của quá trình chăng lưới của nhện. -GV lần lượt giới thiệu các bước chăng tơ theo đúng thứ tự, sau đó cho vài hs đọc lại. ? Nhện hoạt động vào lúc nào? +Bắt mồi: -GV chiếu một đoạn phim về bắt mồi của nhện. - Tiếp tục cho học sinh đánh số thứ tự đúng vào các ô trống  ở cuối các cụm từ cho sẵn của phần bắt mồi.(Như SGK) -Gv đưa đáp án đúng, giới thiệu cách bắt mồi của một loài nhện khác. -Gv chốt lại kiến thức, rút ra tiểu kết. -hs chú ý ,theo dõi - yêu cầu hs thực hiện vào bảng con. *Tiểu kết: 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài: Học bảng 1 vở BT 2.Tập tính: -Chăng lưới -Bắt mồi -Hoạt động chủ yếu vào ban đêm +Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của lớp Hình nhện. * Mục tiêu: Học sinh biết thêm được một số đại diện quan trọng khác của lớp nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng đối với tự nhiên và đối với con người. * Tiến hành hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ +Các đại diện: GV giới thiệu các đại diện của lớp hình nhện: Bọ cạp, cái ghẻ, ve bò. -Yêu cầu hs đọc thông tin SGK, kết hợp những kiến thức mà các em biết, nêu các đặc điểm của các đại diện trên. -Gv giảng giải, giáo dục hs giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh bệnh ghẻ và các bệnh khác GV giới thiệu một số đại diện khác của lớp hình nhện. ? Qua quan sát các đại diện trên, cho biết: Sự đa dạng của lớp hình nhện thể hiện ở đặc điểm nào? +Ý nghĩa thực tiễn: - Gv yêu cầu hs trao đổi theo đôi bạn, hoàn thành bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. STT Các đại diện Nơi sông Hình thức sống ảnh hưởng đến con người Kí sinh Ăn thịt Có lợi Có hại -HS đọc thông tin phần chú thích của các hình, trả lời. -Vài hs khác nhận xét, bổ sung. +Đa dạng về số loài, cấu tạo cơ thể, lối sống, . - Giáo viên đi các nhóm kiểm tra việc thảo luận và điền bảng, giải thích các thắc mắc hoặc gợi ý cho các nhóm. - Thảo luận đôi bạn và điền bảng. - Đại diện của 2 - 3 đôi bạn đọc kết quả điền. các nhóm khác bổ sung. …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. Trường THCS Kim Đồng …………………………………………………………………………………………… 1 Nhện chăng lưới Trong nhà, ngoài vườn 2 Nhện nhà Trong nhà, ở các khe tường 3 Bọ cạp Hang hốc, nơi ẩm thấp hoang vắng 4 Cái ghẻ Da người 5 Con ve bò Lông, da trâu bò Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện? STT Các đại diện Nơi sông Hình thức sống ảnh hưởng đến con người Kí sinh Ăn thịt Có lợi Có hại 1 Nhện chăng lưới Trong nhà, ngoài vườn   2 Nhện nhà Trong nhà, ở các khe tường   3 Bọ cạp Hang hốc, nơi ẩm thấp hoang vắng   4 Cái ghẻ Da người   5 Con ve bò Lông, da trâu bò   HS:Trả lời Một số có hại (như cái ghẻ, ve bò…) còn đa số đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. *Tiểu kết : Một số có hại (như cái ghẻ, ve bò…) còn đa số đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. IV/Kiểm tra, đánh giá : *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK Cho hs chơi trò chơi ô chữ. (Như ở bài giảng điện tử) Gồm 6 ô hàng ngang và 1 ô chìa khóa Chia lớp làm 2 đội A và B Các đội lần lượt chọn câu hỏi và tham gia trả lời trong vòng 10 giây, đúng 10 điểm Ô chìa khoáng nội dung liên quan đến ô hàng ngang, các đội có quyền xung phong trả lời ô chìa khóa bất cứ lúc nào, đúng 40 điểm Câu 1: Gồm có 6 chữ cái: Đây là một bộ phận của có chức năng hô hấp? ĐA: Khe thở Câu 2: Gồm có 6 chữ cái: …………………………………………………………………………………………………………… GV thực hiện: Võ Thị Luyến. [...]... tích cực chủ động của học sinh tôi có một số kết luận như sau: - Chất lượng dạy học được nâng lên, học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực ý kiến xây dựng bài, luôn phát huy được óc tư duy khả năng sáng tạo của bản thân.Qua đó học sinh yêu thích bộ môn, ham học, ham khám phá thế giới xung quanh, có ý thức bảo vệ thiên nhiên - Dạy học bằng phương pháp tích cực giúp học sinh tự tin vào bản thân,... trong cuộc sống và nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc dạy học sinh học theo phương pháp dạy học tích cực Kính mong có sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng chí, đồng nghiệp để nâng cao chấtlượng giảng dạy nói chung và chất lượng giảng dạy bộ môn sinh học nói riêng, tôi xin trân trọng cảm ơn! ………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… GV . …………………………………………………………………………………………… Chuyên đề: Một vài kinh nghiệm dạy học sinh học theo phương pháp dạy học tích cực A.Đặt vấn đề: Vấn đề tích cực của người học sinh đã được. trên đều có phần đúng và không đúng. -Thứ nhất, Sinh học là một môn khoa học đa ngành vì thế nếu muốn học giỏi môn học này người học cần phải giỏi cả các môn

Ngày đăng: 25/10/2013, 18:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cua, nhện, châu chấu là những đại diện ngành chân khớp thuộc lớp giáp xác, hình nhện, sâu bọ., hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu lớp giáp xác.Trong lớp giáp xác có động vật - chuyên đề môn Sinh -Cum -NH-2010-2011
ua nhện, châu chấu là những đại diện ngành chân khớp thuộc lớp giáp xác, hình nhện, sâu bọ., hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu lớp giáp xác.Trong lớp giáp xác có động vật (Trang 3)
-Bài mới: GV giới thiệu đặc điểm của lớp hình nhện qua một số tranh các đại diện GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh cho biết, tên động vật có trong tranh? - chuyên đề môn Sinh -Cum -NH-2010-2011
i mới: GV giới thiệu đặc điểm của lớp hình nhện qua một số tranh các đại diện GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh cho biết, tên động vật có trong tranh? (Trang 7)
-Yêu cầu HS thảo luận bằng hình thức khăn trải bàn, hoàn thành chức năng của từng bộ phận  quan sát thấy ở cơ thể nhện.Thời gian 5 phút  Làm việc cá nhân khoảng 2 phút - chuyên đề môn Sinh -Cum -NH-2010-2011
u cầu HS thảo luận bằng hình thức khăn trải bàn, hoàn thành chức năng của từng bộ phận quan sát thấy ở cơ thể nhện.Thời gian 5 phút Làm việc cá nhân khoảng 2 phút (Trang 8)
Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện? - chuyên đề môn Sinh -Cum -NH-2010-2011
u ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện? (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w