Luật GD Điều 27. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học 1. Mục tiêu của giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông 1. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Điều lệ Điều 28. Đánh giá, xếp loại học sinh 1. Trường tiểu học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện theo Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởngtrường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học. Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên – chương 4. 1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 3. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. 4. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. 5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. 6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Điều 32. Quyền của giáo viên 1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. 2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo. 4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. 5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm 1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nộidung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 3. Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. 5. Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sử dụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp. 6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục. Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người tàn tật, khuyết tật. 3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Điều 39. Quyền của học sinh 1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. 2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định. 3. Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. 4. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh tàn tật, khuyết tật) theo quy định. 5. Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định. 6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 40. Các hành vi học sinh không được làm 1. Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác. 2. Gian dối trong học tập, kiểm tra. 3. Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng. Chuẩn GVTH Số: 14/2007/QĐ-BGDĐT QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Điều 2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. Điều 3. Mục đích ban hành Chuẩn 1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm. 2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học. 4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn. Điều 4. Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn 1. Lĩnh vực của Chuẩn là tập hợp các yêu cầu có nộidung liên quan trong cùng phạm vi thể hiện một mặt chủ yếu của năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Trong quy định này Chuẩn gồm có ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu. 2. Yêu cầu của Chuẩn là nộidung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí. 3. Tiêu chí của Chuẩn là nộidung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn thể hiện một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Thông tư 32. QUY ĐỊNH Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 2. Mục đích đánh giá và xếp loại 1. Góp phần thực hiện mục tiêu, nộidung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tiểu học. 2. Khuyến khích học sinh học tập chuyên cần; phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá và xếp loại 1. Đánh giá và xếp loại căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học và các nhiệm vụ của học sinh. 2. Kết hợp đánh giá định lượng và định tính; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh. 3. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. 4. Đánh giá và xếp loại kết quả đạt được và khả năng phát triển từng mặt của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh; không tạo áp lực cho cả học sinh và giáo viên. Điều 4. Nộidung đánh giá Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học: 1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. 2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. 3. Rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân. 4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông. 5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương. Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì 1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng. 5 2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh. a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết. b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì. Điều 7. Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học. 2. Kết quả học tập của học sinh được ghi nhận bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên: a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra; b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. 3. Số lần KTTX tối thiểu trong một tháng: a) Môn Tiếng Việt: 4 lần; b) Môn Toán: 2 lần; c) Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học: 1 lần/môn. 4. Số lần kiểm tra định kì (KTĐK): a) Các môn Tiếng Việt, Toán mỗi năm học có 4 lần KTĐK vào giữa học kì I (GK I), cuối học kì I (CK I), giữa học kì II (GK II) và cuối năm học (CN); mỗi lần KTĐK môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết; điểm KTĐK là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1); b) Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm học có 2 lần KTĐK vào CK I và CN. 5. Học sinh có điểm KTĐK bất thường so với kết quả học tập hàng ngày hoặc không đủ số điểm KTĐK đều được kiểm tra bổ sung. Điều 8. Đánh giá bằng nhận xét 1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét gồm: a) Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục; 6 b) Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục. 2. Kết quả học tập của học sinh không ghi nhận bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nộidung của từng môn học: a) Các nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh; b) Nội dung, số lượng nhận xét của mỗi học kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thể tại Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh. Câu 28. Nêu mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực ” là : a. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. b. Phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. c.Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. d. Cả a và b Câu 30. Nêu chủ đề năm học 2010 – 2011 của Ngành giáo dục là: a. Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. b. Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục. c.Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính, triển khai phong trào xây dựngtrường học thân thiện. . Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông 1. Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thi t về tự nhiên, xã. phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp. 2. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục