Sở GD – ĐT Bắc Giang GIÁO ÁN DỰ THI GVG – Môn Sinh học 11 Trường THPT Hiệp Hoà số 2 GV: Hoàng Phùng Xuân Ngày soạn: 20/10/2010 Ngày dạy 27/10/2010 (Bài gi ng ng d ng CNTT)ả ứ ụ PHẦN Bốn. SINH HỌC CƠ THỂ CHƯƠNG I. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 20. CÂN BẰNGNỘIMÔI I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học xong bài này học sinh phải: - Nêu được khái niệm cânbằngnộimôi (CBNM), ý nghĩa của CBNM và hậu quả của mất cânbằngnộimôi - Vẽ được sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cânbằngnộimôi - Nêu được vai trò của thận và gan trong cânbằng áp suất thẩm thấu (ASTT) - Nêu được vai trò của hệ đệm, thận và phổi trong cânbằng pH nộimôi 2. Kỹ năng - Quan sát, tìm tòi, tư duy phân tích độc lập - Độc lập nghiên cứu SGK - Thảo luận rì rầm nhóm nhỏ - Phương pháp bể cá 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tập, yêu thiên nhiên, ham học hỏi tìm tòi II. Phương pháp dạy học - Vấn đáp tìm tòi, gợi mở - Thực hành quan sát, phân tích tranh vẽ, hình ảnh III. Thiết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu - Giáo án, SGK - Giấy Kroky, băng dính, kéo, bảng phụ, bút dạ, nam châm… IV.Tiến trình bài mới 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sỹ số, vệ sinh, cơ sở vật chất (1 / ) 2. Kiểm tra bài cũ (2 / ) Khi vận động mạnh (chạy, nhảy .), các em thấy tim đập nhanh, thở dốc, huyết áp tăng cao. Ngồi nghỉ một thời gian, hiện tượng cơ thể (nhịp tim, nhịp thở) sẽ như thế nào? (Đáp án: Nhịp tim, nhịp thở bình thường) 3. Các hoạt động xây dựng nội dung bài mới: Mở bài: Như vậy, chúng ta thấy là trong cơ thể động vật nói chung và con người nói riêng luôn có một cơ chế điều hoà về huyết áp, áp suất thẩm thấu, thân nhiệt…Đó là cơ chế cânbằngnội môi. Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta cùng nhau học bài 20- CÂNBẰNGNỘIMÔI Thời gian (dự kiến) Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 5’ 22’ *Hoạt động 1 +GV giới thiệu luôn: Nộimôi là môi trường trong cơ thể, là môi trường mà tế bào trao đổi chất. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì môi trường trong gồm: Máu, bạch huyết và dịch mô với những chỉ tiêu lí, hoá nhất định. Sự biến động của môi trường trong gắn liền với sự biến động của 3 thành phần trên +GV lấy các VD về CBNM như trong SGK, yêu cầu HS nghiên cứu mục I – tr 86 và thảo luận từng đôi một (Phương pháp rì rầm nhóm nhỏ) để trả lời các câu hỏi của GV xoay quanh các vấn đề sau đây: - Khái niệm CBNM? Cho VD? Ý nghĩa của CBNM - Thế nào là mất cânbằngnội môi? Hậu quả của mất CBNM? + HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV + GV chốt kiến thức theo Slide 4 GV chốt lại về ý nghĩa của CBNM, và như vậy để các điều kiện lí hoá của môi trường trong duy trì ổn định cần nhờ đến các cơ chế duy trì CBNM Chuyển sang mục II *Hoạt động 2 + GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và bằng hiểu biết thực tế trả lời lệnh trang 87 về cơ chế điều hoà huyết áp (chiếu Slide 5 trên màn hình để phụ trợ) + GV chuẩn bị 2 sơ đồ 20.2 trên giấy Kroky và yêu cầu 2 HS lên khớp các bộ phận. +GV chữa bài làm của HS, kết luận đáp án đồng thời giải thích cơ chế điều hoà huyết áp, trong đó đặc biệt lưu ý đến mối liên hệ ngược. +GV kết luận: Đây là 1 VD cụ thể của cơ chế duy trì CBNM, vậy cơ chế I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CBNM 1.Khái niệm -CBNM là sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể VD. Duy trì thân nhiệt, duy trì nồng độ glucozơ trong máu (SGK) 2. Ý nghĩa của CBNM Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bình thường của động vật 3. Hậu quả của mất CBNM Rối loạn chức năng sinh lí, gây ra bệnh, thậm chí gây tử vong II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNGNỘIMÔI Sơ đồ - Hình 20.1 trang 86 SGK - Cơ chế duy trì CBNM có sự tham gia của 3 thành phần: +Bộ phận tiếp nhận KT +Bộ phận điều khiển +Bộ phận thực hiện - Cơ chế duy trì CBNM có sự tham gia của các hệ cơ quan: Bài tiết, tuần hoàn, thần kinh, nội tiết, hô hấp… CBNM có sự tham gia của những bộ phận nào? (GV chiếu Slide 6 để minh hoạ) + HS thảo luận theo 3 nhóm nhỏ và hoàn thiện phần việc của nhóm mình trên giấy kroky - Nhóm 1. Kể tên các cơ quan thuộc bộ phận tiếp nhận kích thích? chức năng? - Nhóm 2 (với bộ phận điều khiển) - Nhóm 3 (với bộ phận thực hiện) (GV chiếu Slide 7) Bộ phận Cáccơquan Chức năng Tiếp nhận Điều khiển Kích thích + HS hoàn thành nhệm vụ theo yêu cầu của GV, lên bảng dán bài làm, trình bày + GV sửa sai, chốt kiến thức + GV củng cố lại cơ chế duy trì CBNM bằng Slide 8 (theo hình 20.1) và đặt 3 câu hỏi lưu ý: 1. Vai trò của liên hệ ngược? 2.Nếu một bộ phận nào đó bị thiếu hoặc chức năng kém thì sao? 3.Cân bằngnộimôi có hiệu lực tuyệt đối trong mọi sự đổi thay của môi trường hay không? + HS trả lời bằng những kiến thức đã học và cho VD minh hoạ + GV chốt các lưu ý, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của liên hệ ngược bằng Slide 9, bổ sung bằng các VD + GV tiếp tục lấy VD về cơ chế điều hoà glucôzơ đường huyết của gan (Slide 10). Yêu cầu HS giải thích sơ đồ + Lấy các VD về cơ chế điều hoà nước và muối khoáng của thận (giải thích thế nào là ASTT: Áp lực của nồng độ chất hoà tan) - Chiếu Slide 11,12 để minh hoạ Lưu ý: - Liên hệ ngược sẽ báo hiệu thực trạng để bộ phận điều khiển tiếp tục điều chỉnh VD. Khi huyết áp tăng, được tim và mạch máu điều chỉnh cânbằng sẽ tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận - Mất cânbằngnộimôi sẽ xảy ra khi một trong ba bộ phận hoạt động kém. VD: Người bị suy tim (bộ phận thực hiện) thì sẽ thiếu máu, huyết áp thấp - Điều kiện môi trường vượt quá khả năng tự điều chỉnh thì sẽ phát sinh rối loạn, bệnh tật…VD.Trời quá rét, mặc áo không đủ ấm thì sẽ bị cảm lạnh 5’ 4’ + HS giải thích, GV chỉnh sửa lại để củng cố *Hoạt động 3 + Trên cơ sở các VD đã lồng ghép giới thiệu về quá trình điều hoà của gan và thận ở mục II, GV yêu cầu HS kết hợp nghiên cứu mục III 1 , III 2 để trả lời cụ thể về vai trò của gan và thận trong điều hoà ASTT (quay lại các Slide 10, 11,12 để HS nhận biết lại các sơ đồ) + HS cũng trả lời được lệnh trang 88 + GV sửa sai, bổ sung và chốt kiến thức bằng Slide 13 *Hoạt động 4 + Trước hết, để tìm hiểu được vai trò của hệ đệm, GV phải: - Thông báo cho HS là pH trong máu người duy trì ở 7,35-7,45. Tuy nhiên các hoạt động của tế bào luôn sản sinh ra H + (CO 2, axít lactic…) hoặc OH - làm cho pH luôn thay đổi, cần phải có tác động của hệ đệm. - Khái niệm về hệ đệm cho HS biết: Mỗi hệ đệm (đôi đệm) gồm một axit yếu và một muối kiềm mạnh của axit đó. VD: Hệ đệm bicácbonat được tạo bởi axít yếu là H 2 CO 3 và muối kiềm mạnh là NaHCO 3 (Slide 14) + GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên 3 hệ đệm chủ yếu trong máu, hệ đệm nào mạnh nhất? + Hs trả lời theo SGK + GV hỏi: Khi pH trong máu thay đổi do nồng độ H + , OH - dư thừa, hệ đệm sẽ làm gì? III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂNBẰNG ASTT 1. Vai trò của thận - Điều hoà lượng nước: + Nước giảm Thận tăng tái hấp thụ nước nhờ ADH, giảm tiết nước tiểu + Thừa nước Thận tăng bài tiết nước tiểu - Điều hoà muối khoáng (Na + ) + Thiếu Na + : Thận tăng tái hấp thu nhờ hoocmon Andosteron + Thừa Na + : Thận tăng thải Na + thông qua nước tiểu, mồ hôi 2. Vai trò của gan - Điều hoà glucozơ huyết, protein huyết tương. Ví dụ: Insulin Glucozơ Glicogen Glucagon IV. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂNBẰNG pH NỘIMÔI - Có 3 hệ đệm chủ yếu: + Hệ đệm bicacbonat + Hệ đệm phôtphat + Hệ đệm proteinat (Mạnh nhất) - Hệ đệm duy trì pH ổn định do chúng có khả năng lấy đi H + hoặc OH - Ngoài ra: - Thận tham gia điều hoà pH nhờ khả năng thải H + , tái hấp thụ Na + … - Phổi tham gia điều hoà pH bằng cách thải CO 2 (giảm tính axit) + HS trả lời + GV kết luận và giải thích thêm: Khi H + tăng lên, muối kiềm của đôi đệm sẽ trung hoà H + . Ngược lại, khi OH - tăng lên, axít của đôi đệm sẽ trung hoà kiềm làm pH ổn định + GV: Ngoài ra, thận và phổi cũng tham gia vào cânbằng pH nộimôi như thế nào? +HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi +GV kết luận, sửa sai cho HS 4. Củng cố (5’) - Hướng dẫn HS trò chơi ô chữ liên quan đến cân bằngnộimôi (Liên kết với file ô chữ ) - Trả lời câu hỏi củng cố dạng điền khuyết về cân bằngnộimôi (Chiếu Slide 16) 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài cũ - Vẽ hình: 20.1, 20.2 / trang 86, 87 (SGK). - Trả lời các câu hỏi: 1→6 / trang 90 (SGK). - Chuẩn bị mới: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. + Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ + Nhiệt kế để đo thân nhệt + Đồng hồ bấm giây. . Sở GD – ĐT Bắc Giang GIÁO ÁN DỰ THI GVG – Môn Sinh học 11 Trường THPT Hiệp Hoà số 2 GV: Hoàng Phùng Xuân Ngày soạn: