1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân Hàng thuơng mại trên địa bàn tỉnh Long An

56 402 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 272,04 KB

Nội dung

119 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 3.1- Đònh hướng phát triển kinh tế – xã hội Tỉnh Long An Long Ancửa ngõ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 4.492,9 km 2 , bằng 1,3% diện tích cả nước và 14,5% diện tích vùng Đồng Bằng sông Cửu Long với mạng lưới giao thông thuận lợi, tạo cho tỉnh một vò thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dân số cả tỉnh: 1.364.400 người. 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2010: - Phấn đấu đến năm 2010 GDP tăng gấp 2 lần so với năm 2002, tốc độ tăng GDP hàng năm bình quân từ 10,5 đến 11,3%. - Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 10 –11% và đạt 450 triệu USD vào năm 2010. - Nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 90% tổng số nhà ở. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tỉnh Long An cần phải có nguồn vốn đầu tư trên 58.000 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD), trong đó khả năng tự lực của tỉnh (vốn ngân sách) chỉ đáp ứng khoảng 20%. Thực hiện được mục tiêu của chương trình xây dựng nhà ở dân cư theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010, tỉnh Long an cần có nguồn vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng. Tiếp tục khắc phục những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy cao độ nội lực kết hợp với tranh thủ nguồn ngoại lực, đặc biệt là chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, 120 phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm nâng dần nhòp độ tăng trưởng kinh tế, tạo bước chuyển biến về sức cạnh tranh và hiệu quả một cách vững chắc. Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển nhân tố con người, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống của nhân dân để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn. 3.1.2. Dự báo về nhu cầu vốn đầu tư phát triển của tỉnh Long An: 3.1.2.1.Về nhu cầu : Trong 5 năm 2001-2005 hệ suất đầu tư (ICOR) dự kiến có sự gia tăng do phải tiếp tục đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng không trực tiếp tạo ra giá trò gia tăng nên dự kiến hệ suất đầu tư khoảng 3,4. Như vậy để đảm bảo mục tiêu phát triển 8-9%/năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 33,7% GDP, tức là khoảng 15.300 tỷ đồng. 3.1.2.2. Về khả năng nguồn vốn: - Đầu tư ngân sách nhà nước là 2.500 tỷ đồng. - Đầu tư tín dụng là 2.850 tỷ đồng. - Khu vực tư nhân đầu tư khoảng 4.750 tỷ đồng. - Đầu tư nước ngoài 5.200 tỷ đồng. 3.1.2.3. Dự kiến phân bổ nguồn vốn. - Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 4.088 tỷ đồng. - Đầu tư vào lónh vực công nghiệp, XD 4.955 tỷ đồng. - Đầu tư khu vực dòch vụ 6.257 tỷ đồng. Với điều kiện tự nhiên sinh thái của tỉnh Long An rất thuận lợi cho nền nông - công nghiệp phát triển toàn diện, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, phong phú: - Diện tích đất nông nghiệp là 319.000 ha. Sản lượng lương thực năm 2000 trên 1,57 triệu tấn. 121 - Diện tích nuôi trồng thủy sản là 3.100 ha, hàng năm đem lại hơn 8.000 tấn tôm, cá có giá trò xuất khẩu cao. Sản lượng đánh bắt hàng năm trên 13.000 tấn. Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản bình quân 8,7%. Giá trò tổng sản phẩm (GDP) năm 2002 là 7.578tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt 5.556 ngàn đồng/năm (khoảng 395USD). Với những lợi thế trên, tỉnh Long An có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cũng như trao đổi, mua bán với các nước trong khu vực thông qua cửa khẩu Mộc hoá và hệ thống cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh. Song bên cạnh đó đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về tình trạng nhà ở theo thống kê năm 2002 toàn tỉnh có 293.145 căn nhà. Trong đó: nhà kiên cố 9.155 căn chiếm tỷ trọng 3,1%; nhà bán kiên cố 102.110 căn chiếm tỷ trọng 34,8%; còn lại là nhà tạm bợ là 181.880 căn chiếm tỷ trọng 62,1%. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đònh hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy những lợi thế về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài để tạo cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Về lâu dài, quá trình phát triển kinh tế theo hướng tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng: đường bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, xây dựng các cụm, tuyến dân cư, nhà ở dân cư . đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện dân sinh. Xây dựng hệ thống kinh tế mở, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy các ưu thế về sản xuất nông nghiệp; bằng mọi biện pháp phát triển nhanh công nghiệp, dòch vụ; thực hiện tiết kiệm để tăng mức tích lũy cho đầu tư; phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng thò trường xuất khẩu. 122 Xây dựng hệ thống đô thò với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển; đầu tư tập trung có trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường sinh thái. Chú ý từng bước cải thiện nhà ở và đời sống nhân dân. Từng bước cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện quy hoạch các cụm, khu công nghiệp, xây dựng các dự án gọi vốn để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. 3.1.3. Khả năng huy động vốn và đầu tư tín dụng của NHTM trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An: Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tỉnh Long An cần phải có nguồn vốn đầu tư trên 58.000 tỷ đồng, trong đó khả năng tự lực của tỉnh chỉ vào khoảng 20%. Dự báo tổng vốn huy động trong giai đoạn 2001-2005 là 14.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay hàng năm là 12.780 tỷ đồng. Nâng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn từ 25% năm 2000 lên trên 38-40% năm 2005. Tốc độ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế bình quân tăng từ 20-25%/năm. Để khai thác được nguồn vốn huy động tại đòa phương các NHTM tỉnh Long An cần phải mở rộng mạng lưới để thuận tiện cho nhân dân gửi tiền và vay vốn. Tích cực huy động các nguồn vốn nhất là huy động vốn tại chổ, nâng cao chất lượng dòch vụ tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển của các đối tượng. Cho vay vốn gắn với việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, thúc đẩy liên kết các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các loại hình doanh nghiệp, cho vay tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản và mua vật tư. Đặc biệt tăng cường tín dụng trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất cho đòa phương. Đồng thời NHTM tiếp tục phục vụ để thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh đến năm 2010. 123 ( Nguồn:+ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của UBND tỉnh Long An từ năm 2000-2010 + Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2002 ) 3.2- Giải pháp ở tầm vó mô về các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM : 3.2.1. Giải pháp kiến nghò đối với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan: -Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn đònh, đồng bộ, hiệu quả minh bạch và đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính để tạo nên một thò trường là sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi thể nhân và pháp nhân thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào. -Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Ngân hàng bao gồm Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các Tổ chức tín dụng phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta và thông lệ quốc tế. Cần tạo một hành lang pháp lý bình đẳng để tạo sự canh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hiệu quả của hệ thống Ngân hàng. -Mỗi chủ trương chính sách tài chính - tiền tệ, khi đã chuẩn hóa trong các Bộ Luật, cần được thực hiện nghiêm túc theo Luật. Trường hợp cần phải có bước đi quá độ, chưa thể chuẩn hóa ngay theo Luật thì đòi hỏi cần có văn bản chỉ đạo cụ thể của Thủ Tướng Chính phủ cho nguyên tắc xữ lý. -Về phía Chính phủ cần xây dựng một lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ quốc tế, trên cơ sở đó các Bộ, ngành sẽ phối hợp xây dựng một chiến lược cụ thể để thực thi lộ trình đó. 124 -Xây dựng chính sách tài chính - tiền tệ vó mô ổn đònh và hợp lý để phát huy những lợi thế so sánh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. -Thực hiện các bước đàm phán cần thiết để tranh thủ các ưu đãi trong việc tham gia các Hiệp đònh quốc tế đặc biệt có lợi cho các quan hệ tài chính tiền tệ của Việt Nam. -Hỗ trợ tài chính cho hệ thống NHTM xử lý nợ xấu, mạnh dạn đóng cửa các DNNN làm ăn yếu kém, các công ty tài chính làm ăn thua lỗ không thể khắc phục. 3.2.2. Giải pháp kiến nghò đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : - Kiến nghò NHNN Việt Nam tiếp tục trình Quốc Hội bổ sung sữa đổi Luật NHNN và Luật các TCTD đối với những điều khoản còn chưa phù hợp khi áp dụng trong thực tế. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ ba, Quốc Hội khóa XI, ngày 17/06/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các Tổ chức tín dụng đã được thông qua tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XI, ngày 11/05/2004 nhưng về cơ bản vẫn còn nhiều điều bất cập. -Chủ động xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam; cải cách tổ chức và hoạt động của NHNN phù hợp với cải cách hành chính, trong đó cải cách hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế . -Xây dựng một Ngân hàng nhà nước Việt Nam đủ mạnh, có khả năng hoạch đònh và điều chính sách tiền tệ , đủ sức điều tiết thò trường tiền tệ và thò trường hối đoái, giữ vững ổn đònh tiền tệ, góp phần kiềm chế lạm phát ở mức cho phép, ổn đònh tỷ giá hối đoái với mức khuyến khích xuất khẩu, đồng thời khẩn trương hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thò trường tiền tệ để đi vào hoạt động mạnh mẽ, 125 sôi động hơn. Đặc biệt chú trọng thò trường liên ngân hàng, thò trường mở; xây dựng và hoàn thiện thò trường vốn . -Ngân hàng Nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ với các cơ quan liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay của Ngân hàng thương mại về: Các tỷ lệ đảm bảo an toàn, việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay cũng như qui đònh về đăng ký giao dòch, bảo đảm niêm yết, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên thò trường chứng khoán. -Thúc đẩy chương trình cơ cấu lại các NHTM nhằm tạo ra các ngân hàng có qui mô lớn, hoạt động an toàn hiệu quả có đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khi cơ cấu lại tổ chức, cần tách hoàn toàn các hoạt động cho vay theo chính sách của nhà nước ra khỏi hoạt động kinh doanh của các NHTM để các NHTM chủ động thực hiện tổ chức kinh doanh. Đối với cơ cấu lại tài chính, NHNN cần tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. -Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát: kiện toàn hệ thống thanh tra của NHNN, có cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất, đưa ra các tiêu chí thanh tra giám sát đúng vai trò của NHNN, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống Ngân hàng. -Hoàn thiện mạng lưới thông tin, đặc biệt là chương trình thông tin về hội nhập trên mạng internet để cập nhật thông tin về tài chính, tiền tệ thế giới và đặc biệt là cần có kế hoạch đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng. -Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách ( chính sách tín dụng, công cụ điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, kế toán thanh toán) cho phù hợp với yêu cầu của ngành Ngân hàng trong tiến trình hội nhập. -Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vó mô của Ngân hàng Nhà nước, 126 nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các NHTM . 3.2.3. Các giải pháp kiến nghò nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam: -Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động NHTM: Hiện nay, trong hoạt động tín dụng của NHTM, việc vận dụng các văn bản pháp luật của nhà nước, của ngành (1) phụ lục còn nhiều khó khăn. Kiến nghò: Các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách phải được xây dựng theo hướng ngày càng thông thoáng, đáp ứng dược yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển hệ thống Ngân hàng và từng bước phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. -Tái cơ cấu hệ thống cho phù hợp với tiến trình hội nhập: Để thực hiện đúng nội dung và lộ trình đề án cơ cấu lại hệ thống các NHTM giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt; Kiến nghò Chính phủ, các ngành, các cấp có liên quan tái cơ cấu hệ thống NHTM để NHTM Việt Nam trở thành NHTM tiên tiến trong khu vực và có uy tín trên thò trường quốc tế. Trong quá trình tái cơ cấu, tiếp tục để NHTM nhà nước giữ vò trí chủ đạo, trọng tâm trong hệ thống NHTM. - Hoàn thiện cơ chế lãi suất của NHTM: Lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vó mô. Lãi suất tác động đến quan hệ cung cầu vốn, phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, tác động đến các khối tiền tệ trong lưu thông, từ đó ảnh hưởng đến tỉ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Từ thực tiễn trong việc hoạch đònh và điều hành chính sách tiền tệ thì sự vận động, thay đổi cơ chế điều hành lãi suất có tác động nhanh và mạnh đến thò trường tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế lãi suất của hệ thống NHTM để tạo ra các hiệu ứng rõ rệt đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tác động đối với nền kinh tế tích cực hơn. Kiến nghò: Khi xây dựng lộ trình hoàn thiện cơ chế lãi suất tín dụng của NHTM cần: 127 + Bãi bỏ quy đònh khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của pháp nhân tại các NHTM, tự do hoá hoàn toàn lãi suất tiền gửi ngoại tệ. + Tách hoàn toàn hoạt động cho vay chính sách ra khỏi các hoạt động cho vay thông thường của các NHTM, nhằm thực hiện việc xóa bỏ các hình thức cho vay ưu đãi trong hệ thống NHTM vì đây là khâu tất yếu trong quá trình tự do hóa lãi suất. - Hoàn thiện cơ chế điều hành kinh doanh: NHTM cần lónh hội đầy đủ những yêu cầu cơ bản trong quá trình hoạt động kinh doanh về: tín dụng, thanh toán dòch vụ, đầu tư….để tăng sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế, đổi mới và thực hiện nghiêm túc các cơ chế điều hành kinh doanh trong hệ thống NHTM. - Hoàn chỉnh bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực điều hành kinh doanh: Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của từng NHTM. -Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM, thực hiện dân chủ, kòp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo , thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng …. Kinh nghiệm từ các vụ án như EPCO, Minh Phụng, Tamexco đã cho chúng ta những bài học đắt giá về hiện tượng cấu kết, tham nhũng, xem thường pháp luật trong hoạt động NHTM -> cần phải có cơ chế hiệu lực hơn trong kiểm tra kiểm soát để loại trừ mọi hành vi sai trái trong hoạt động các NHTM. 3.3. Các giải pháp kiến nghò về quản lý nhà nước của các ngành, các cấp đối với các NHTM trên đòa bàn tỉnh Long An: 3.3.1. Kiến nghò Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An : -Có giải pháp chỉ đạo kiên quyết và tập trung xử lý nợ quá hạn và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng. -Cần kiên quyết sắp xếp lại các DNNN trên đòa bàn, chỉ để tồn tại những Doanh nghiệp kinh doanhhiệu quả, những Doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dân sinh, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng nâng cao hiệu quả. Trong quá trình sắp 128 xếp các DNNN, cần có biện pháp đồng bộ để xử lý các khoản nợ Ngân hàng đối với các DNNN được sắp xếp hoặc giải thể. -Qui hoạch và xây dựng chương trình phát triển kinh tế của Tỉnh, bảo đảm tính ổn đònh và tập trung, chọn lọc những chương trình dự ántính khả thi và hiệu quả cao để các NHTM đầu tư tín dụng đúng mục tiêu. 3.3.2. Kiến nghò y Ban nhân dân xã, phường… các ngành, các cấp có liên quan: hổ trợ các NHTM trên đòa bàn trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn cũng như công tác thu hồi nợ, xử lý nợ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An: + Cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp ở đòa phương có liên quan như Ủy Ban nhân các cấp, cơ quan công chứng….để hoàn thành các thủ tục, hồ sơ thế chấp , cầm cố theo đúng qui đònh pháp luật. + Tăng cường sự phối hợp với Toà án, Tổ chức thi hành án …… đối với những món nợ đã có quyết đònh của toà án đến lúc phải phát mãi tài sản thế chấp… 3.3.3.Kiến nghò đối với NHNN Tỉnh Long An : Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM hoạt động trên đòa bàn Tỉnh Long An luôn tuân theo Luật NHNN, Luật Các TCTD và các qui đònh pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, các NHTM chi nhánh Tỉnh Long An cần thiết phải có sự giám sát, quản lý của NHNN về : tổ chức nhân sự, nghiệp vụ chuyên môn…. Xuất phát từ thực tế đòa phương, luận án đưa ra một số kiến nghò đối với NHNN Tỉnh Long An như: 3.3.3.1. Kiện toàn bộ máy NHNN đủ mạnh để quản lý các NHTM trên đòa bàn: Để cán bộ lãnh đạo điều hành của chi nhánh NHNN đủ trình độ, năng lực quản lý các NHTM trên đòa bàn khi sắp xếp lại bộ máy tổ chức cần phải chú trọng đến trình độ năng lực của cán bộ các cấp quản lý điều hành. Trong quá trình thực hiện cần làm tốt một số nội dung sau: [...]... hướng phát triển của Tỉnh Đảng bộ Long An đã đề ra 3.4.6 Các giải pháp trực tiếp để nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM chi nhánh Long An: Do đặc thù của Tỉnh Long An, kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp, nghiệp vụ truyền thống chủ yếu của các NHTM là tín dụng-cho vay Nên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Tỉnh Long An, ngoài các giải pháp đề xuất nêu trên, luận án... năng quản lý , điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng an toàn và đạt hiệu quả cao 3.4.2 Hoàn thiện qui trình vận hành,quản lý và kinh doanh ngân hàng: Có thể nói rằng, qui trình vận hành quản lý và kinh doanh là khâu yếu nhất hiện nay của các NHTM chi nhánh Long An Hàng loạt vấn đề qui trình vận hành, quản lý kinh doanh cần phải hoàn thiện, đổi mới khi chuyển đổi hệ thống Ngân hàng Long An sang kinh. .. khách hàng, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 137 đặt trụ sở tại Tỉnh Long An để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên đòa bàn Tỉnh Long An * Mở rộng mạng lưới thanh toán không dùng tiền mặt trên đòa bàn tỉnh và trong phạm vi cả nước: Hàng ngày, các NHTM trên đòa bàn rút tiền ra, nộp tiền vào NHNN và thực hiện thanh toán liên ngân hàng, thanh toán... chặn hiện tượng các doanh nghiệp lừa đảo, vay vốn chồng chéo nhiều nơi 3.4 Các giải pháp kiến nghò trực tiếp để nâng cao hiệu quả kinh doanh các chi nhánh NHTM trên đòa bàn Tỉnh Long An : 3.4.1 Các chi nhánh NHTM Tỉnh Long An phải đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh để điều hành hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh tiền tệ là hoạt động kinh doanh nhạy cảm gặp nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động,... đònh của Thống đốc NHNN Việt Nam, vì hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM tỉnh Long An khá cao, nếu tính riêng rẽ đã có NHTM tỷ lệ nợ quá hạn đến mức báo động >5% -Nói đến hiệu quả kinh doanh, trước tiên là hiệu quả tài chính , điều này các NHTM tỉnh Long An đã thể hiện được thông qua lợi nhuận trước thuế của các NHTM Long An khá cao (bảng 2.13) Song, tầm nhìn của hiệu quả kinh doanh của các NHTM tỉnh. .. An - Đòa bàn tỉnh Long An có nhiều doanh nghiệp liên doanh đóng trên đòa bàn, chúng ta cần học tập kinh nghiệm của Thành phố Cần Thơ tạo mọi điều kiện thuận 144 lợi cho Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Liên doanh sớm mở chi nhánh tại Long An - Sản phẩm của các NHTM Long An còn đơn điệu, yếu kém so với NHTM tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang ,thiết nghó trong giai đoạn 2005-2010, các NHTM Long An sớm đưa ra... xuất xoay quanh vấn đề chất lượng tín dụng của các NHTM Tỉnh Long An 3.4.6.1 Giải pháp nâng cao chất lượng đối với món vay mới: 146 * Chấn chỉnh khâu quản trò điều hành ở các NHTM Tỉnh: Quản trò điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Để nâng cao chất lượng tín dụng, đòi hỏi trong khâu quản trò cần... trạng khi ngân hàng cho vay , hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng kém không có khả năng trả nợ, đất đó được qui hoạch dẫn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng chậm + Tính phápcủa tài sản làm bảo đảm tiền vay tại các chi nhánh NHTM Tỉnh Long An: NHTM không nên coi tài sản bảo đảm tiền vay là chỗ dựa an toàn cho số tiền đã cho vay; vì nguồn trả nợ tốt nhất của khách hànghiệu quả của phương... cao Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và thu hút khách hàng mới, các NHTM phải chú trọng việc nâng cao công nghệ ngân hàng về máy móc cũng như con người sữ dụng Thanh toán và dòch vụ của các NHTM Tỉnh Long An phải thực sự đa dạng, phong phú, tiện lợi, hấp dẫn với những ứng dụng trong công nghệ thông tin như máy rút tiền tự động (ATM), Home Banking, thanh t an online… thì... Hòa… Đòa bàn Long An vẫn còn tiềm năng trong đầu tư tín dụng chưa được các NHTM khai thác triệt để, đó là: Các Doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở tại Long An Cụ thể: Các Doanh nghiệp nước ngoài tập trung ở các Khu công nghiệp Huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Thò xã Tân An Các doanh nghiệp này hiện nay chỉ quan hệ giao dòch với các NHTM ở Thành phố Hồ Chí Minh Các chi nhánh NHTM Tỉnh Long An cần có . CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN 3.1- Đònh hướng phát triển kinh tế. 3.4. Các giải pháp kiến nghò trực tiếp để nâng cao hiệu quả kinh doanh các chi nhánh NHTM trên đòa bàn Tỉnh Long An : 3.4.1. Các chi nhánh NHTM Tỉnh Long An

Ngày đăng: 25/10/2013, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.13 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH LONG AN  - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các Ngân Hàng thuơng mại trên địa bàn tỉnh Long An
Bảng 2.13 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TỈNH LONG AN (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w