Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
71,85 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀCHUNGVỀ HOẠT ĐỘNGKINHDOANHNHẬPKHẨUVÀPHÂNPHỐISẢNPHẨMNHẬPKHẨU 1. Khái niệm và vai trò của hoạtđộngkinhdoanhnhập khẩu: 1.1. Khái niệm: HoạtđộngNhậpkhẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế, xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng cũng như chiều sâu. Trước đây hoạtđộngNhậpkhẩu chủ yếu là quá trình trao đổi hàng hóa hữu hình giữa các quốc gia, hoặc các công ty các thể nhân của các quốc gia trong đó hàng hóa được di chuyển từ lãnh thổ quốc gia này tới lãnh thổ quốc gia khác. Đến nay nhậpkhẩu đã phát triển với rất nhiều hình thức, diễn ra với phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, cả trong hàng hóa hữu hình và vô hình. Như vậy có thể hiểu Nhậpkhẩu là quá trình đưa hàng hóa dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài vào trong nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận, nối liền sản xuất với tiêu dùng giữa các quốc gia. Nhậpkhẩu là hoạtđộngkinhdoanh buôn bán diễn ra giữa các nước, các chủ thể kinh tế khác nhau trên phạm vi toàn cầu vì vậy, hoạtđộngnhậpkhẩu thường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia, mỗi quốc gia quản lý hoạtđộngnhậpkhẩu thông qua các công cụ như: công cụ thuế quan, hạn ngạch, giấy phép, công cụ hàng rào kỹ thuật, cấm nhậpkhẩu . Các quốc gia tiến hành hoạtđộngkinhdoanhnhậpkhẩu nhằm mục đích là có được hiệu quả cao từ việc nhậpkhẩu các loại hàng hóa phục vụ cho tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống nhân dân trong nước, người dân mỗi nước có cơ hội lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hóa dịch vụ, đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ ngành sản xuất trong nước, giải quyết vấnđề thiếu hụt trên thị trường trong nước. Ngoài ra, hoạtđộngnhậpkhẩu còn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước phát triển ổn định khi mà khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, kết hợp hài hòa có hiệu quả giữa nhậpkhẩu với cải thiện cán cân thanh toán. 1.2. Lợi ích thu được từ hoạtđộngkinhdoanhNhập khẩu: Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra sôi nổi, các quốc gia không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán, trao đổi với nhau, thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Nhậpkhẩu với vai trò là một bộ phận của thương mại quốc tế cũng đóng góp một phần không nhỏ trong sự lớn mạnh này. Nó tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia về sức lao động, vốn, tài nguyên, khoa học kỹ thuật . Nhậpkhẩu thể hiện mối quan hệ kinh tế mức độ phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới do đó nhậpkhẩu có một vai trò rất quan trọng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Thứ nhất, Nhậpkhẩu làm đa dạng hoá hàng hoá như chủng loại, chất lượng, giá cả ., tăng khả năng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ. Sự đa dạng hóa sảnphẩm một mặt cho phép người tiêu dùng được tiêu dùng những mặt hàng sản xuất ở nước ngoài phù hợp với nhu cầu sản xuất ở trong nước. Đây là cơ sở để bổ sung hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặt khác sự cạnh tranh giữa nhiều nhà sản xuất như vậy dẫn đến những nỗ lực giảm giá thành sản xuất xuống mức thấp nhất có thể của nhà sản xuất. Vì vậy người tiêu dùng được hưởng lợi từ mức giá cạnh tranh quốc tế đó. Thứ hai, Nhậpkhẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất vàkinhdoanh thương mại vì qua hoạtđộngnhậpkhẩu cung cấp cho nền kinh tế một lượng lớn hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu cần thiết bổ sung kịp thời những thiếu hụt, mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Thứ ba, Nhậpkhẩu tạo ra sự liên kết giữa các nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao độngvà hợp tác quốc tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giúp khai thác được lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Một sảnphẩm có thể được hợp tác bởi nhiều quốc gia, một quốc gia có thể xuất nhậpkhẩu hàng hóa dịch vụ với các quốc gia khác. Họ có thể tập trung nguồn lực vào việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mà họ có lợi thế, nhậpkhẩunhững mặt hàng mà họ không có lợi thế. Như vậy, nhậpkhẩu tạo ra sự phát triển vượt bậc trong sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ xã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất vàkinhdoanh trong nước, phát huy nhân tố mới trong sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia và cạnh tranh trên thị trường. Thứ tư, Nhậpkhẩu là kênh chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhà đầu tư quốc tế mang theo vốn công nghệ và kỹ năng quản lý đến một nước với mong đợi thu được tỷ lệ lợi nhuận cao nhất thông qua khả năng nhậpkhẩu bán thành phẩmvà xuất khẩu bán thành phẩm đó ra thị trường thế giới một cách tự do. Như vậy nhậpkhẩu còn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu bởi vì nó cung cấp đầu vào cho sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Thứ năm, Nhậpkhẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Nhậpkhẩu tạo ra năng lực sản xuất mới, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, sản xuất ổn định đảm bảo đời sống người lao động, nhiều ngành nghề mới phát triển tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đời sống được cải thiện, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo thu nhậpvà ổn định phát triển kinh tế xã hội. 1.3. Sự cần thiết khách quan tiến hành hoạtđộngkinhdoanhNhập khẩu: 1.3.1. Nguồn lực sản xuất khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước: Theo quy luật khan hiếm, nguồn lực xã hội là một phạm trù hữu hạn, ngày càng khan hiếm và cạn kiệt do con người ngày càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của họ. Trong khi các nguồn lực sản xuất ngày càng giảm thì nhu cầu của con người ngày càng tăng và không có giới hạn. Do đó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Thị trường chỉ chấp nhận doanh nghiệp nào quyết định đúng loại sảnphẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấnđề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất lãng phí, không hiệu quả nguồn lực sản xuất xã hội và không có khả năng tồn tại. 1.3.2. Khoa học công nghệ phát triển là tiền đề đẩy mạnh hoạtđộngkinhdoanhnhập khẩu. Sự phát triển của kỹ thuật sản xuất đã tạo ra nhiều sảnphẩm mới, nhiều phương pháp chế tạo sảnphẩm được tìm ra. Kỹ thuật sản xuất phát triển cho phép với cùng một nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra nhiều nhữngchủng loại sảnphẩm khác nhau. Điều này cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế, lựa chọn sản xuất kinhdoanhsảnphẩm tối ưu. Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinhdoanh cao nhất , thu được nhiều lợi ích nhất. Sự tăng trưởng kết quả kinhdoanh của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế . nâng cao chất lượng các hoạtđộngkinh tế. Tóm lại, nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ hoạtđộngkinhdoanhnhậpkhẩu của doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh. 1.3.3 Thị trường nhậpkhẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt: Trong điều kiện còn có sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động, tự do thương mại đã làm cho nhậpkhẩu của các nước chậm phát triển tăng lên và nhiều hàng hóa nước ngoài trở nên cạnh tranh với hàng hóa trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Do đó nhữngdoanh nghiệp trong nước để tồn tại và phát triển phải luôn đổi mới để theo kịp sự thay đổi của môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín .Trong điều kiện nguồn lực sản xuất khan hiếm, để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài một trong những biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước là nhập khẩu. 1.4 Các hình thức nhậpkhẩu chủ yếu: Trên thị trường thế giới, những giao dịch ngoại thương đều được tiến hành theo những cách thức nhất định, hoạtđộngnhậpkhẩu cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có đặc điểm riêng, tùy từng trường hợp, chủng loại hàng hóa, các nhân tố tác động khác mà doanh nghiệp có thể chon lựa hình thức nhậpkhẩu phù hợp. 1.4.1 Nhậpkhẩu trực tiếp: 1.4.1.1 Khái niệm: Hoạtđộngnhậpkhẩu trực tiếp là hình thức nhậpkhẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện hoạtđộngnhậpkhẩu trực tiếp các hàng hóa và dịch vụ mà không qua một tổ chức trung gian nào. 1.4.1.2 Đặc điểm: Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được từ hoạtđộngnhậpkhẩu nhiều hơn so với các hình thức khác. Tuy nhiên đây là hình thức nhậpkhẩu mà tự doanh nghiệp đứng ra nhậpkhẩu nên doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất cũng như lợi nhuận thu được từ hoạtđộngnhậpkhẩu của mình. Doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan đến lĩnh vực nhậpkhẩu như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng Do đó cần phải xem xét kỹ lưỡng từng bước, từ nghiên cứu thị trường, đầu vào, đầu ra, cho đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng, bán hàng, thu tiền vềđể tránh gây tổn thất. Trong hợp đồng này doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để thanh toán và phải cân nhắc các khoản thu chi để đảm bảo kinhdoanh có lãi. 1.4.2 Nhậpkhẩu liên doanh: 1.4.2.1 Khái niệm: Nhậpkhẩu liên doanh là hoạtđộngnhậpkhẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp ( trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu trực tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch vàđề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạtđộngnhập khẩu, thúc đẩy hoạtđộng này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cùng chia, lỗ cùng chịu. 1.4.2.2 Đặc điểm: Ở hình thức này, các doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn so với hình thức nhậpkhẩu trực tiếp bởi mỗi doanh nghiệp tham gia nhậpkhẩu liên doanh chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân bổ theo số vốn góp. Việc phân chia chi phí, các loại thuế theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ tùy theo hai bên thỏa thuận phân chia. Trong hình thức nhậpkhẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhậpkhẩu hàng sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó. Doanh nghiệp đứng ra nhậpkhẩu trực tiếp phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. 1.4.3 Nhậpkhẩu ủy thác: 1.4.3.1 Khái niệm: Nhậpkhẩu ủy thác là hoạtđộng hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhậpkhẩu một loại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia nhậpkhẩu trực tiếp đã ủy thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhậpkhẩu theo yêu cầu của mình. Bên ủy thác sẽ tiến hành đàm phán với nước ngoài đểnhậpkhẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Hay nói cách khác, nhậpkhẩu ủy thác là doanh nghiệp nhậpkhẩuđóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhậpkhẩunhững thủ tục cần thiết đểnhập hàng và hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu. 1.4.3.2 Đặc điểm: Ở hình thức nhậpkhẩu này, doanh nghiệp trực tiếp nhậpkhẩu (bên nhận ủy thác) không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường hàng nhậpkhẩu mà chỉ đóng vai trò là đại diện cho bên ủy thác giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhậpkhẩu hàng cũng như thay mặt cho bên ủy thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất. Bên nhận ủy thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí có liên quan. Khi nhậpkhẩu ủy thác thì các doanh nghiệp nhận ủy thác phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng ngoại giữa doanh nghiệp nhậpkhẩu với đối tác nước ngoài và một hợp đồng nội giữa doanh nghiệp nhận ủy thác với doanh nghiệp ủy thác. Khi tiến hành nhậpkhẩu ủy thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí ủy thác chứ không được tính doanh thu và không phải tính thuế doanh thu. Hình thức nhậpkhẩu ủy thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra nhậpkhẩu không phải là người chịu mọi trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần vốn để mua hàng, phí ủy thác tuy ít nhưng nhận tiền nhanh, ít thủ tục và rủi ro. 1.4.4 Hình thức nhậpkhẩu hàng đổi hàng: 1.4.4.1 Khái niệm: Hình thức nhậpkhẩu hàng đổi hàng là một trong những loại hình của buôn bán đối lưu. Đây là phương thức trao đổi hàng hóa, trong đó nhậpkhẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng trao đi có giá trị tương ứng bằng lượng hàng nhập về, thanh toán trong trường hợp này không phải bằng tiền mà sử dụng bằng hàng hóa. Mục đích nhậpkhẩu ở đây không phải chỉ để thu lãi từ hoạtđộngnhậpkhẩu mà còn nhằm xuất khẩu được hàng, thu cả lãi từ hoạtđộng xuất khẩu. 1.4.4.2 Đặc điểm: Hàng hóa nhậpkhẩuvà xuất khẩu có sự cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hàng giao nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng. Bạn hàng trong hoạtđộng xuất khẩu cũng là bạn hàng trong hoạtđộngnhập khẩu. Doanh nghiệp nhậpkhẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhậpkhẩuvà kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhậpvà xuất khẩu. Hình thức của hợp đồngnhậpkhẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hóa hay một văn bản nguyên tắc ( có thể là một hợp đồng khung, một thỏa thuận chung hoặc bản ghi nhớ) trên cơ sở văn bản nguyên tắc, người ta ký kết các hợp đồng mua bán cụ thể để thực hiện. Hoạtđộngnhậpkhẩu này mang lại lợi ích hơn cho các bên liên quan bởi cùng một hợp đồng mà có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạtđộng xuất và nhập, do đó mà có thể thu lãi từ cả hai hoạtđộng này. Trong hợp đồngnhậpkhẩu đổi hàng thường có điều kiện đảm bảo đối lưu. Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những phương pháp sau: + Dùng thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal Letter of Credit): đây là một loại thư tín dụng mà trong nội dung của nó có các điều khoản quy định chung. Thư tín dụng đối ứng chỉ có hiệu lực khi người hưởng mở một thư tín dụng khác có kim ngạch tương đương. + Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hóa. Người này sẽ chỉ giao chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một chứng từ sở hữu hàng hóa có giá trị tương đương. + Phạt về việc giao thiếu hay giao chậm hàng, 1.4.5 Nhậpkhẩu theo đơn đặt hàng: 1.4.5.1 Khái niệm: Nhậpkhẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và mọi rủi ro đểnhậpkhẩu hàng hoá cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng còn đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. 1.4.5.2 Đặc điểm: Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về các mặt hàng, tên hàng, số lượng hàng, quy cách, chất lượng sản phẩm, điều kiện kỹ thuật và thời hạn giao hàng. Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là: phương pháp nhờ thu có chấp nhận. 1.4.6 Nhậpkhẩu tái xuất: 1.4.6.1 Khái niệm: Nhậpkhẩu tái xuất là hoạtđộng nhậpkhẩu hàng hoá vào trong nước nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khác nhằm thu lợi nhuận, những hàng nhậpkhẩu này không được qua chế biến ở nước tái xuất. Trong hoạtđộngnhậpkhẩu tái xuất luôn luôn có sự tham gia của ba nước là: nước xuất khẩu, nước nhậpkhẩuvà nước tái xuất. 1.4.6.2 Đặc điểm: Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng: hợp đồngnhậpkhẩuvà hợp đồng xuất khẩuvà không phải chịu thuế xuất nhậpkhẩuvề các hình thức kinh doanh. Doanh nghiệp nhậpkhẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mối bạn hàng xuất và bạn hàng nhập, đảm bảo sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi phí bỏ ra để tiến hành hoạtđộng này. Doanh nghiệp xuất nhập tái xuất trực tiếp được tính kim ngạch xuất khẩuvànhập khẩu, doanh số bán tính trên giá trị hàng xuất khẩu, do đó vẫn phải chịu thuế doanh thu. Hàng hoá nhậpkhẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể chuyển thẳng sang nước thứ ba, nhưng trả tiền phải luôn do nước tái xuất thu từ người nhậpkhẩuvà trả cho nước xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi thế về tiền hàng do thu nhanh trả chậm. Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C). 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạtđộngnhậpkhẩu của doanh nghiệp: 1.5.1. Chế độ chính sách chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế: Môi trường chính trị luật pháp bao gồm các văn bản dưới luật, các quy định pháp luật vềkinhdoanh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộngkinhdoanhnhập khẩu. Các yếu tố chính trị bao gồm sự ổn định của chính phủ, mức độ tham nhũng trong hệ thống chính trị, tiến trình chính trị có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế. Môi trường pháp lý lành mạnh là tiền đề quan trọng cho các hoạtđộng xuất nhậpkhẩu diễn ra thuận lợi, vừa điều chỉnh các hoạtđộngkinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả riêng mà còn chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp luật đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạtđộngkinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Khi tiến hành các hoạtđộngkinhdoanh mọi doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật, đặc biệt là kinhdoanh trên thị trường quốc tế. Bởi vì hoạtđộngnhậpkhẩu được tiến hành bởi các chủ thể ở các quốc gia khác nhau do đó nó chịu sự tác động của chính sách, chế độ ở quốc gia đó, đồng thời nó cũng phải tuân thủ những quy định luật pháp quốc tế chung. Trong quá trình hoạtđộngnhậpkhẩudoanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành kinhdoanh trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó. 1.5.2. Những yếu tố cạnh tranh: Bao gồm các biến số như số lượng các đối thủ cạnh tranh của công ty và chiến lược kinhdoanh của chúng, cơ cấu giá thành, chất lượng sản phẩm. Đây là nhân tố có tác động rất lớn đến hoạtđộngkinhdoanhnhậpkhẩu của từng doanh nghiệp. Ngoài ra còn tính đến việc cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào tới giá thành và mức độ sẵn có của các nguồn lực như lao động, vốn tài chính, nguyên liệu thô. Nếu có sự tồn đọng hàng hóa hay biến độngvề giá cả hay có sự suy giảm về nhu cầu của một mặt hàng nào đó ở thị trường trong nước sẽ làm giảm ngay lập tức lượng hàng đó ở thị trường nhậpkhẩuvà ngược lại. Cuối cùng các yếu tố cạnh tranh còn liên quan tới tính cách, hành vi cư xử và sở thích của người tiêu dùng đối với các sảnphẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh của nó. 1.5.3 Những biến động trong tỷ giá hối đoái: Hoạtđộngnhậpkhẩu không phải là hoạtđộng trao đổi hàng hóa thông thường bởi vì nó có sự tham gia trao đổi giữa các quốc gia, các chủ thể có quốc [...]... nhanh chóng trong quá trình nhậpkhẩu 1.5.5 Môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp: Môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: văn hóa, chính trị xã hội, công nghệ Các yếu tố thuộc về môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng tới các quyết định kinhdoanhnhậpkhẩu của doanh nghiệp Doanh nghiệp với điều kiện cơ bản của mình và căn cứ vào những biến động của các yếu tố đó... bán sảnphẩmnhậpkhẩu Tổ chức bán hàng nhậpkhẩu của doanh nghiệp ở trong nước là khâu cuối cùng trong việc thực hiện hợp đồngnhậpkhẩunhưng lại là khâu quyết định cho thành công của thương vụ nhậpkhẩu Tổ chức thực hiện tốt hoạtđộng bán hàng là một cách gián tiếp giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp 2.1 Phânphốisản phẩm: 2.1.1 Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân. .. cận và truyền tin tới thị trường mục tiêu Kết Luận: Hoạtđộngkinhdoanhnhậpkhẩu ngày càng diễn ra một cách sôi nổi dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, lĩnh vực hoạtđộng mà chọn ra một phương án phù hợp và có hiệu quả nhất Đểhoạtđộngkinhdoanhnhậpkhẩu thực sự thành công và hiệu quả thì công việc không kém phần quan trọng đó là tổ chức bán hàng nhập khẩu. .. cung cấp sảnphẩm với khối lượng lớn, lúc này trách nhiệm của đại lý là triển khai chính sách phânphối của doanh nghiệp ở khu vực mà họ phụ trách + Chiều rộng của kênh phân phối: đặc trưng bởi số lượng trung gian ở mỗi cấp độ phânphối Có ba phương thức phânphối là: - phânphối rộng rãi: Doanh nghiệp cố gắng bán sảnphẩm qua càng nhiều trung gian càng tốt, thường áp dụng đối với các sảnphẩmvà dịch... triển: Hệ thống giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hoạtđộngkinhdoanh xuất nhậpkhẩuHoạtđộngnhậpkhẩu diễn ra giữa các doanh nghiệp quốc gia khác nhau, xa cách nhau về không gian Do đó hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc có vai trò to lớn đối với hoạtđộngnhậpkhẩu Vấn đề cung cấp hàng hóa đầy đủ, chính xác, kịp thời đã trở thành nhu cầu số một, là... sẻ rủi ro: chia sẻ những rủi ro liên quan đến quá trình phânphốiDoanh nghiệp cần phải xác định phân chia chức năng của các thành viên trong kênh hợp lý như vậy sẽ giảm được chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả kinhdoanh 2.1.2 Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối: Cấu trúc kênh phânphối + chiều dài kênh phân phối: được đặc trưng bởi số cấp độ trung gian tham gia vào kênh phân phối, mỗi một loại... án kinhdoanh phù hợp Đây là những nhân tố khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức được chứ không thể tự mình tác độngđể làm nó biến đổi 2 Phânphốivà xúc tiến bán sản phẩm: Hoạtđộngnhậpkhẩu được thực hiện với nhiều khâuvà nghiệp vụ khác nhau như: nghiên cứu tiếp cận thị trường, lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, tiến hành các giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, và. .. thiết để lập chiến lược phânphối - Xúc tiến khuyếch trương cho nhữngsảnphẩm họ bán: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa - Thương lượng: để thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh Thỏa thuận về giá cả vànhững điều kiện phânphối khác - Phânphối vật chất: vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hóa - Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của người... phải căn cứ vào tổng chi phí phânphối của cả hệ thống kênh khi lựa chọn một kênh Mục tiêu của doanh nghiệp là tối ưu hóa hoạtđộng của cả hệ thống Doanh nghiệp phải lựa chọn được kênh phânphối có tổng chi phí phânphối thấp nhất 2.2 Xúc tiến bán hàng: Để hỗ trợ cho hoạtđộng bán hàng doanh nghiệp cần thực hiện các hoạtđộng như xúc tiến bán hàng hay các dịch vụ sau bán hàng Nó là một trong những công... bán hàng và đặc biệt là các hàng hóa nhậpkhẩu có giá trị cao 2.2.1 Bản chất của xúc tiến hỗn hợp: Xúc tiến hỗn hợp (promotion) là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu của Marketing-mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu kinhdoanh của doanh nghiệp Bản chất của các hoạtđộng xúc tiến chính là truyền tin về sự tồn tại của sảnphẩmvàdoanh nghiệp, những đặc . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NHẬP KHẨU 1. Khái niệm và vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: . động xuất khẩu cũng là bạn hàng trong hoạt động nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số