1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM

26 393 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 34 KB

Nội dung

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1.1. Thế nào là hoạt động kinh doanh nhập khẩu Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Có thể nói, hoạt động kinh doanh nhập khảuhoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngòai để tái sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu trong nước nhằm mục đích thu lợi. Như vậy, nhập khẩu là việc mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu đó trên thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận nối liền sản xuất với tiêu dùng. 1.1.2. Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu Ta xem xét tác động của hoạt động kinh doanh nhập nhẩu với 3 đối tượng đó là với nền kinh tế quốc dân, với doanh nghiệp với người tiêu dùng để thấy rõ hơn những tác động tích cực các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 1.1.2.1.1. Tác động tích cực Nhập khẩu hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Nhu cầu xã hội hiện nay rất đa dạng vì thế chất lượng, mẫu mã, giá cả, … của các sản phẩm càng đa dạng bao nhiêu càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội bấy nhiêu. Hoạt động nhập khẩu đã là cách tốt nhất hiện nay để tăng mức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng do hàng hóa được nhập về nhiều trên thị trường hiện nay có đa dạng hơn về chủng loại các mặt hàng. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là nhân tố tác động tích cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nền kinh tế. Tại sao lại có thể nói như vậy là do nhập khẩu tăng sẽ làm cho hàng hóa tự sản xuất trong nước buộc phải cải tiến kỹ thuật, sử dụng mẫu mã hình thức ưu mắt hơn thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại. Đồng thời, hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nước cũng sẽ phát triển hơn do những sản phẩm phục vụ cho kinh doanh dịch vụ được cung cấp đầy đủ, tiện nghi hiện đại hơn. Hoạt động này còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, nguồn thu thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ 1992 đến 1998, có những năm tỷ lệ đạt 26% tổng thu. Giai đoạn 1999 – 2004, do phải cắt giảm để thực hiện cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, tỷ trọng có giảm đi những vẫn chiếm 15,9%. Nếu tính cả thuế giá trị gia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng nhập khẩu thì tỷ trọng thu từ hàng hóa nhập khẩu giai đoạn này đạt rất cao (31,1%). Góp phần tạo việc làm cho một bộ phận người lao động, giảm gánh nặng thất nghiệp cho xã hội. Hiện nay, một bộ phận lớn người lao động đang làm việc trong lịnh vực nhập khẩu các lĩnh vực liên quan khác như thuế quan, ngân hàng, … 1.1.2.1.2. Tác động tiêu cực Nếu các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu định hướng không rõ ràng có thể gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cho nền kinh tế. Khủng hoảng thừa trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán nhiều hơn sức mua của thị trường hàng hóa nhập về ồ ạt sẽ làm cho hàng hóa không tiêu thụ được do cung lớn hơn cầu. Như trường hợp của Trung Quốc vào năm 2005 đã bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa khi mà lượng xe hơi tồn kho của Trung Quốc lên tới 600 nghìn chiếc, điện thoại di động tồn kho hơn 20 triệu chiếc cùng với 900 mặt hàng khác có nguy cơ khủng hoảng thừa. Như vậy, khủng hoảng thừa sẽ làm cho nền kinh tế giảm sút hiệu quả kinh doanh không được như mong muốn. Bên cạnh đó, tác động của khủng hoảng thiếu cũng mang lại nhiều mặt tiêu cực cho nền kinh tế. Khi mà các nhà kinh doanh nhập khẩu không tính toán đúng nhu cầu của thị trường, hàng hóa nhập về quá ít sẽ làm cho giá cả leo thang rất nhanh do cung không đáp ứng nổi cầu. Một trường hợp điển hình đó là ở Ai Cập thời gian từ đầu tháng 3/2008 đến nay đang có hiện tượng khủng hoảng thiếu bánh mỳ nghiêm trọng. Chính phủ đã phải cho nhập khẩu thêm bộ mỳ trợ giá các lò bánh giảm bớt tình trạng thường xuyên xảy ra chen lấn, tranh chấp, giành giật nhau để mua được bánh. Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu nếu không đựơc định hướng đúng sẽ rất dễ gây ra khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu làm thiệt hại cho nền kinh tế. 1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp 1.1.2.2.1. Tác động tích cực Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đảm bảo được việc làm cho cán bộ công nhân viên. Hàng hóa nhập về được tiêu thụ sẽ làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp với việc tính toán hợp lý giữa chi phí bỏ ra doanh thu đạt được sẽ tạo ra mức lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm một khoản dôi dư để trả lương cho cán bộ, tăng lương giúp cho người lao động đảm bảo hơn được chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thì các cán bộ phải thay đổi tư duy theo hướng chuyên môn hóa để đáp ứng được quan hệ quốc tế mới có hiệu quả trong vấn đề kinh doanh nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề tạo chữ tín. Các phòng ban phải tự vận động để nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu, tăng thêm sự hiểu biết về luật pháp, thông lệ trong thương mại quốc tế. Chính những yếu tố bắt buộc đó đã làm cho trình độ của các cán bộ được nâng cao. Cơ sở vật chất cũng phải thay đổi với điều kiện của hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng tốt hơn. Để doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm, thì buộc các doanh nghiệp phải có các xưởng đạt tiêu chuẩn GMP, các máy tính nối mạng, … Như vậy, để có hoạt động nhập khẩu buộc các doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất hiện đại hơn từ đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất hàng hóa với tiêu chuẩn tốt hơn. 1.1.2.2.2. Tác động tiêu cực Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu, chủng loại, số lượng hàng hóa thì dễ gây thua lỗ. Lúc này hoạt động nhập khẩu nghiễm nhiên trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân có thể do thuốc quá hạn sử dụng, bị tồn kho quá lâu mà không tiêu thụ được hoặc việc nhập những loại nguyên liệu không phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp không nhạy bén với xu thế phát triển của toàn cầu sẽ gây thất thoát về tài chính. Ví dụ trong trường hợp điển hình đó là giá trị hàng hóa đang tăng lên thì doanh nghiệp nhập vào khi giá hàng hóa đang xuống thì lại không nhập. Hoặc trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, khi đồng ngoại tệ tăng, đồng nội tệ giảm giá là lúc doanh nghiệp không nên nhập khẩu hàng hóa nhưng nếu không nắm đượcquá trình tăng giảm của tỷ giá thì doanh nghiệp rất dễ bị thất thoát về mặt tài chính ngay ở khâu đầu tiên. Nếu doanh nghiệp không xác định tốt được nhu cầu của thị trường thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp . Cụ thể là trong trường hợp tháng 11/2007 khi mà thị trường đang rất cần thuốc để … dịch tiêu chảy nhưng đến tận tháng 1/2008 doanh nghiệp mới nhập khẩu hàng về trong khi đó các doanh nghiệp khác đã tung thuốc ra tiêu thụ trên thị trường. Lúc này doanh nghiệp đã nhập khẩu chậm hơn các doanh nghiệp khác việc nhập khẩu thuốc chậm bỗng nhiên trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp khi mà lượng thuốc nhập về không còn tiêu thụ được nhiều trên thị trường. 1.1.2.3. Đối với người tiêu dùng 1.1.2.3.1. Tác động tích cực Hoạt động kinh doanh nhập khẩu giúp đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng theo ý muốn. Họ có thêm nhiều sự lựa chọn, có thể dùng mặt hàng tốt nhất với cùng một giá thành. Người tiêu dùng được đáp ứng nhu cầu nhanh cấp thiết. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở lĩnh vưc y tế. Lượng thuốc sản xuất trong nước hiện nay chưa đủ để đáp ứng cho người tiêu dùng. Một con số rõ nhất đấy là hiện nay trong các bệnh viện lượng thuốc ngoại chiếm tới 65% các chỉ định của bác sĩ, nhiều nhất là đối với những bệnh nhân ngoại trú. Như vậy, nếu không có lượng thuốc lớn từ hoạt động nhập khẩu sẽ không thể đáp ứng được ngay nhu cầu của các bệnh nhân đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu. 1.1.2.3.2. Tác động tiêu cực Có thể người tiêu dùng phải chịu giá cả quá cao nếu đó là hình thức nhập khẩu độc quyền tương đối. Một ví dụ để nói về hiện tượng độc quyền tương đối trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu đó là: nếu có dịch SAT thì doanh nghiệp nào nhập khẩu về trước thì có thể nâng giá thành lên cao, trong trường hợp này cung < cầu, cung không đáp ứng nổi cho cầu sẽ gây nên việc tăng giá đột ngột. Người tiêu dùng khi đó sẽ phải bỏ ra lượng tiền lớn hơn so với giá trị thực tế họ phải bỏ ra để nhận được các lợi ích mà họ cần. 1.2. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm bản chất của HQKD Mục đích chung của các công ty, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì họ đều có mục đích chung là tối đa hoá lợi nhuận. Vậy, với những nguồn lực hạn chế như: Trình độ nguồn nhân lực, khả năng vốn công nghệ,… làm sao có thể mang lại lợi nhuận cao nhất? Để lý giải điều này, người ta thường sử dụng thuật ngữ “HQKD”. Để hiểukhái niệm bản chất HQKD, chúng ta có thể xem xét sâu hơn một số quan niệm trong số đó. HQKD là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Theo đó, HQKD đã được đồng nhất với kết quả kinh doanh. Nghĩa là: chỉ cần các hoạt động kinh doanh khác nhau mang lại kết quả như nhau đã có thể kết luận rằng HQKD của các hoạt động đó là bằng nhau, mà không cần xem xét đến các mức chi phí, thời gian bỏ ra để đạt được kết quả đó có thể là khác nhau. Rõ rang, quan niệm này đã thể hiện sự không hợp lý về HQKD. HQKD là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả phần tăng thêm của chi phí Quan niệm này phản ánh mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc xem xét mối quan hệ đó cho biết một đơn vị chi phí tăng them tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết quả. Tuy nhiên, quan niệm này còn nhiều bất cập, đó là chỉ xét tới phần kết quả chi phí tăng them mà không đề cập đến kết quả chi phí ban đầu. Do vậy quan niệm này chỉ đánh giá được hiệu quả của hoạt động bổ sung mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. HQKD được so sánh giữa kết quả thu được chi phí bỏ ra Quan niệm này phản ánh HQKD chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mối quan hệ bản chất của HQKD đã được đề cập đến, có cả kết quả chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tuy nhiên, quan niệm này chưa thể hiện được tương quan về lượngvà về chất giữa kết quả chi phí. Điều đó thể hiện khi các hoạt động kinh doanh cùng tạo ra một mức lợi nhuận, nhưng thời gian để đạt mức lợi nhuận đó, quy mô của các hoạt động kinh doanh là khác nhau, như vậy chưa thể nói được rằng HQKD giữa các hoạt động đố là giống nhau được. HQKD là mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả với sự vận động của chi phí đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất Quan niệm này đã phản ảnh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp thông qua mối tương quan về lượng về chất giữa kết quả chi phí, sự vận động của kết quả sự vận động của chi phí. Như vậy, quan niệm thứ tư là quan niệm đúng đắn đầy đủ hơn cả. Tóm lại, ta có thể đưa ra khái niệm HQKD như sau: HQKD là phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả của hoạt động kinh doanh với sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với chi phí thấp nhất. Mặt định tính: Mức độ hiệu quả kinh doanh là những nỗ lực của doanh nghiệp phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp đồng thời gắn những nỗ lực đó với việc đáp ứng các mực tiêu yêu cầu của doanh nghiệp của xã hội về kinh tế, chính trị xã hội. Mặt định lượng: hiệu quả kinh doanh biểu hiện tương quan so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có được khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra. 1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 1.2.2.1. Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối: phạm trù chỉ lượng hiệu quả của từng phương án, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp bằng cách lấy chênh lệch giữa kết quả kinh doanh chi phí tạo ra kết quả đó. Tổng lợi nhuận = Tổng kết quả - Tổng chi phí Hiệu quả kinh doanh tương đối: phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp H 1 = KQ/CP hoặc H 2 = CP/KQ 1.2.2.2. Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả Hiệu quả kinh doanh tổng hợp: Hiệu quả kinh doanh được tính chung cho toàn doanh nghiệp, chó các bộ phận trong doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận: là hiệu quả kinh doanh tính riêng cho từng bộ phận của doanh nghiệp hoặc từng yếu tố sản xuất. 1.2.2.3. Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả kinh doanh được xét trong khoảng thời gian ngắn, mang lại ngay khi thực hiện hoạt động kinh doanh Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả được xét trong khoảng thời gian dài, mang lại sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định 1.2.2.4. Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả Hiệu quả kinh doanh trực tiếp: hiệu quả do chính việc thực hiện hoạt động kinh doanh đó mang lại. Hiệu quả kinh doanh gián tiếp: hiệu quả do một hoạt động kinh doanh khác mang lại. 1.2.2.5. Căn cứ vào khía cạnh khác của hiệu quả Hiệu quả tài chính: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp về mặt kinh tế tài chính được biểu hiện qua các chỉ tiêu thu chi trực tiếp của doanh nghiệp. Hiệu quả chính trị - xã hội: hiệu quả kinh doanh về khía cạnh chính trị - xã hội. 1.2.2.6. Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại Hiệu quả kinh doanh nội thương: hiệu quả do hoạt động kinh doanh nội địa mang lại. Hiệu quả kinh doanh ngoại thương: hiệu quả do hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại 1.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận: Trong cơ chế thị trường, lợi nhuận (P) vừa được coi là nhân tố để tính toán hiệu quả kinh tế, vừa được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính theo công thức: P = D – ( Z + th + TT) Trong đó: P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. D: Doanh thu tiêu thụ trong 1 kỳ kinh doanh. Z: Giá thành sản phẩm trong 1 kỳ kinh doanh. Th: Các loại thuế phải nộp sau mỗi kỳ TT: Các tổn thất sau mỗi kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này được tính theo hai cách: P dt = Tổng P/Tổng D hoặc P cp = Tổng P/Tổng CP 1.2.3.2. Chỉ tiêu mức vốn hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu này được tính theo công thức S = V/Q ( Tổng vốn/sản lượng) Trong đó: S v : Suất hao phí vốn. V: Tổng vốn. Q: Sản lượng (sản phẩm) Chỉ tiêu này cho ta biết được hiệu quả sử dụng các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Lượng vốn sử dụng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vốn đầu tư cơ bản, vốn cố định, vốn lưu động… 1.2.3.3. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư Chỉ tiêu này được tính toán căn cứ vào mức lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh do đó, nó cho biết rõ hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư sau khi đã được vật hoá. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư phản ảnh khoảng thời gian mà vốn đầu tư dần dần được thu hồi lại sau mỗi kỳ kinh doanh được xác định theo công thức sau: T v = V đt /P ( tổng vốn đầu tư trong thời kỳ kinh doanh/lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh doanh) Trong đó: T v : Thời hạn thu hồi vốn đầu tư. P: Lợi nhuận thu được sau mỗi kỳ kinh doanh. V đt : Tổng số vốn đầu tư chu kỳ kinh doanh đó. Chỉ tiêu này cho thấy thời hạn thu hồi vốn đầu tư mà càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ càng cao ngược lại. 1.2.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư [...]... lao động, việc làm ở đây không chỉ bó hẹp trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu mà còn các công việc khác liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu như vận tải, luật, thuế quan, ngân hàng,… 1.3 HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh. .. được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Số lượng lao động bình quân tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu này cho biết bình quân một người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Ta xem xét các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu dựa vào hai... thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các Công ty dược phẩm 1.3.5.1 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu trực tiếp của các công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường Cần phải nhắc lại rằng, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu luôn luôn là mực tiêu trực tiếp của các công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường Nếu không nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì các doanh nghiệp dược phẩm trong... hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.3.4.1 Xác định các mục tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cần đạt được Mục tiêu chủ yếu mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu muốn đạt được đó chính là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, nhưng để đạt được mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì mỗi doanh nghiệp phải xác định được hàng hóa nhập khẩu về cho đối tượng... hiệu quả thu đựơc từ hoạt động kinh doanh mà chưa phản ánh được trình độ sử dụng các chi phí, nguồn lực sản xuất để tạo ra hiệu quả đó 1.3.2.1.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối Các chỉ tiêu kinh doanh nhập khẩu tương đối bao gồm các chỉ tiêu về doanh lợi của vốn kinh doanh nhập khẩu, doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu, doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩu Doanh lợi của. .. tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, người ta thường dùng chỉ tiêu số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh nhập khẩu L VKD = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu / Vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì sẽ thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu, thể hiện số vòng luân chuyển của vốn nhập khẩu 1.3.2.2.2 Hiệu. .. động kinh doanh nhập khẩu trong phạm vi doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩuphạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự vận động của kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu với chi phí tạo ra kết quả đó Kết quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là toàn bộ những thành quảdoanh nghiệp thu được sau một quá trình kinh doanh như: sản lượng, giá trị hàng hóa, doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu, …... giới, sự biến động về giá cả trên thế giới sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Trước hết, nói đến sự biến động của các ngoại tệ mạnh Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ rất lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình vì vậy sự biến động của các ngoại tệ mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các ngoại tệ... phí của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là biểu hiện bằng tiền của tất cả các khoản chi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí tiền lương, thuê mặt bằng kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí giao dịch Do đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất khi kết quả đạt được là tối đa với chi phí bỏ ra là tối thiểu 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh. .. doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 1.3.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp 1.3.2.1.1 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tuyệt đối Trong thực tế, để xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, trước tiên người ta thường chú ý đến lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp . KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 1.3. HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh

Ngày đăng: 23/10/2013, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w