Những giải pháp phát triển cơ bản và xuyên suốt trong phát triển nguồn nhân lực ở nước ta đều chú trọng chăm lo phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo.Ngày 09 tháng 6 năm 2014,
Trang 1Triệu Thị Mỹ Duyên
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
Trang 2Triệu Thị Mỹ Duyên
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM SÓC TRĂNG
Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGÔ ĐÌNH QUA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
Trang 3dẫn của TS Ngô Đình Qua, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưatừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn
Triệu Thị Mỹ Duyên
Trang 4động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Đình Qua, ngườithầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thựchiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Khoa học Giáo dục, phòng Sau đại học, BanGiám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô giáo, cán bộ các phòng, khoa, tổ;Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, nơi tôi đang công tác đã tạođiều kiện, giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luônđộng viên, khuyến khích tôi trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin trân trọng cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn
Triệu Thị Mỹ Duyên
Trang 5Lời cam đoan 3
Lời cảm ơn 4
Mục lục 5
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn 8
Danh mục các bảng 9
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC 8
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường 10
1.2.2 Nghiệp vụ sư phạm 13
1.2.3 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 14
1.2.4 Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 15
1.3 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm 15
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm 15 1.3.2 Nội dung hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm 16 1.3.3 Phương thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm 21 1.3.4 Quy trình thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 22
1.3.5 Kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 22
1.4 Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học 25
1.4.1 Chủ thể quản lí 25
Trang 61.5 Những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm cho sinh viên 34
1.5.1 Yếu tố khách quan 34
1.5.2 Yếu tố chủ quan 35
Tiểu kết chương 1 39
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG 40
2.1 Khái quát về hoạt động của Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 40
2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 40
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 41
2.1.4 Đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 41
2.1.5 Quy mô và chất lượng đào tạo 42
2.1.6 Cơ sở vật chất 45
2.2 Khái quát về việc tổ chức khảo sát thực trạng 47
2.2.1 Mẫu nghiên cứu 47
2.2.2 Công cụ nghiên cứu 47
2.2.3 Cách thức xử lí số liệu 47
2.3 Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 48
2.3.1 Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 48 2.3.2 Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện NVSP ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 64 2.2.3 Thực trạng những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường CĐSP Sóc Trăng 72 Tiểu kết chương 2 75
Trang 7SÓC TRĂNG 76
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 76
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 76
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 76
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 76
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu đào tạo 77
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 77
3.2 Cơ sở đề xuất biện pháp 77
3.2.1 Cơ sở pháp lí 77
3.2.2 Cơ sở lí luận 78
3.2.3 Cơ sở thực tiễn 79
3.3 Biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 79
3.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinh viên về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 79 3.3.2 Xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 82 3.3.3 Tổ chức thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 87
3.3.4 Chỉ đạo thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên 88
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 92
3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 92
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 92
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 92
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 92
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 93
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC
Trang 81 BGH Ban giám hiệu
2 CBQL, GV, NV Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
Trang 9trường CĐSP Sóc Trăng 42 Bảng 2.2 Quy mô đào tạo của trường CĐSP Sóc Trăng giai đoạn
2012 - 2017 43 Bảng 2.3 Thống kê kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên cao
đẳng chính quy giai đoạn 2012 - 2017 44 Bảng 2.4 Thống kê kết quả rèn luyện NVSP của sinh viên cao đẳng
chính quy giai đoạn 2012 – 2017 44 Bảng 2.5 Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các
trang thiết bị 45 Bảng 2.6 Thống kê phòng học, Trường Cao đẳng sư phạm
Sóc Trăng 46 Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, sinh
viên về mục tiêu của việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay 48 Bảng 2.8 Mức độ đạt được các mục tiêu về rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 51 Bảng 2.9 Thực trạng nội dung hoạt động rèn luyện NVSP cho sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay 53 Bảng 2.10 Thực trạng trình độ các kỹ năng sư phạm của sinh viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng hiện nay 55 Bảng 2.11 Thực trạng việc sử dụng phương thức rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 58 Bảng 2.12 Thực trạng mức độ đáp ứng các điều kiện cần thiết cho
hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 59
Trang 10Trăng hiện nay 62
Bảng 2.15 Thực trạng xây dựng kế hoạch rèn luyện NVSP ở Trường
Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 64
Bảng 2.16 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện NVSP ở
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng66
Bảng 2.17 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện NVSP ở
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng67
Bảng 2.18 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện rèn luyện
NVSP ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng 70
Bảng 2.19 Thực trạng những yếu tố tác động đến quản lí hoạt động
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường CĐSP
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, con người được coi là vị trí trung tâm, là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định mục tiêu của sự nghiệp phát triển xã hội Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu phát triển toàn diện con người Những giải pháp phát triển cơ bản và xuyên suốt trong phát triển nguồn nhân lực ở nước
ta đều chú trọng chăm lo phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đào tạo.Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Chính phủ thông qua Nghị quyết số 44/NQ-CPban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.Chương trình hành động đã xác định: “Phát triển các chương trình giáo dục thườngxuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, nâng cao trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề của
người lao động” Bên cạnh đó, yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp đội ngũ nhà giáo và
cán bộ, công chức, viên chức quản lí giáo dục cũng được nhấn mạnh trong văn bảnnày Đây là những quan điểm chỉ đạo thực hiện rèn kỹ năng nghề nghiệp cho ngườihọc và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cho đội ngũ giáo viên nhằm tạo chấtkết dính giữa các thành tố giáo dục và nâng cao trình độ, chuẩn nghề nghiệp, kỹnăng thực tiễn cho đội ngũ nhà giáo lẫn người học Thực hiện nhiệm vụ đào tạo vàbồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp, các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành sưphạm – trong những năm qua đã và đang làm tròn sứ mệnh cao cả của mình Trong
hoạt động dạy học tại các trường sư phạm, bên cạnh việc giúp người học tích lũy và trau dồi kiến thức, việc rèn luyện kỹ năng sư phạm và rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp luôn là nhiệm vụ cần thiết Tùy thuộc vào đặc thù của từng trường,
từng địa phương, từng chuyên ngành đào tạo mà người quản lí lựa chọn nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy thích hợp, thường xuyên và liên tục nhằm rènluyện và bồi dưỡng cho người học hệ thống kiến thức và kỹ năng tổng hợp, toàndiện, giúp người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực cần thiết để thực hiện công
Trang 12tác giảng dạy trong tương lai Đó chính là hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.Hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình học tập của sinh viên và hiện diện hầuhết trong các học phần của khung chương trình đào tạo Hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm có nội dung học tập chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng tích hợpnhiều môn học, như tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học phù hợp vớimỗi chuyên ngành…
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên, bên cạnh việc giảngdạy kiến thức chuyên ngành, việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một trong nhữngyêu cầu cơ bản và quan trọng, có thể thực hiện bằng nhiều hình thức và phươngpháp khác nhau, có thể lồng ghép vào các tiết học chính khóa hoặc tổ chức thôngqua các tiết ngoại khóa Công tác quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạmcũng được tiến hành đồng bộ cùng các hoạt động quản lí chung của nhà trường, vớivai trò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo, khẳng định và nâng cao vị thế của nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụchính trị tại địa phương
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng – nơi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên từbậc học mầm non đến trung học cơ sở cho tỉnh nhà Thời gian qua, xác định đượctầm quan trọng của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Ban Giám hiệu (BGH)Nhà trường đã chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tăng cường tiết rèn nghiệp vụ sưphạm cho sinh viên các khóa quan tâm đến việc nâng cao tay nghề của sinh viêntrước khi đi kiến tập và thực tập Từ năm học 2010-2011, Nhà trường đã chuyển đổihình thức đào tạo sang học chế tín chỉ Nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đượcxây dựng lại gồm: đổi mới hoạt động dạy học, tăng thời lượng thực hiện nội dungrèn luyện nghiệp vụ sư phạm Trong những năm gần đây, hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên tại Trường có nhiều thuận lợi đối với việc thựchiện chức năng của người quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, từ khâuxây dựng chương trình (mang tính ổn định, có sự kế thừa và phát triển chương trìnhrèn luyện nghiệp vụ sư phạm từ các giai đoạn trước), đến tổ chức, chỉ đạo (có sựchủ động, được đội ngũ giảng viên ủng hộ và triển khai thực hiện đúng kế hoạch,quy trình) và kiểm tra đánh giá hoạt động này (người học đạt được mục tiêu rèn
Trang 13luyện nghiệp vụ sư phạm do Nhà trường xây dựng, kiểm soát và điều chỉnh kịpthời) Trên thực tế, quá trình quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của Nhà trườngvẫn gặp một số khó khăn về bố trí thời gian rèn phù hợp và khoa học: Việc tiếnhành rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phải được tiến hành sau khi học các môn phươngpháp và trước khi đi thực tập sư phạm; trong khi quá trình thực hiện thì không theoquy trình này, dẫn đến tình trạng giảng viên không đồng tình, các kỹ năng khôngđược trang bị đúng thời điểm (một số lớp sau khi đi thực tập về mới được rèn kỹnăng chính tả, trình bày bảng, xử lí tình huống sư phạm…); thiếu sự phối hợp chặtchẽ giữa hoạt động rèn luyện với giảng viên trong công tác xây dựng kế hoạch vàtriển khai thực hiện, do đó chưa có sự thống nhất và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệuquả học tập của sinh viên Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự rèn luyện của sinh viênchưa cao, còn lệ thuộc, trông chờ vào giảng viên Sinh viên còn thiếu tính tự giáctrong việc tự rèn các kỹ năng thông qua làm việc nhóm, tổ chức tự tập giảng dạy;chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạmtrong học tập…Do đó, hiệu quả và chất lượng rèn kỹ năng nghề chưa đều ở các sinhviên.
Thực trạng trên đặt ra cho các nhà quản lí giáo dục yêu cầu xây dựng các giảipháp cụ thể, hợp lí để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tại trường, đáp ứng vớiyêu cầu của xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cơ sở
lí luận, thực tiễn và đề ra những biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư
phạm là một nhiệm vụ cấp thiết và đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, xác định thực trang về hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên, đề xuất biện pháp quản lí hoạtđộng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, nhằm góp phần nâng cao trình
độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Trang 143.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng,đại học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ở Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng
4 Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Caođẳng sư phạm Sóc Trăng trong thời gian qua có thể đã đạt được một số kết quảtrong việc lập kế hoạch Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn khá nhiều hạn chế trongviệc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Nếu xác địnhđúng thực trạng sẽ đề xuất biện pháp nhằm cải tiến hiệu quả quản lý hoạt động rènluyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạmcho sinh viên
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạmcho sinh viên trường Cao đẳng sư pham Sóc Trăng
- Đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
7 Phương pháp luận nghiên cứu
7.1 Cơ sở phương pháp luận
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi dựa trên nền tảng các quan điểm, tư tưởng vềgiáo dục và quản lí giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời quán triệt, vận dụng
Trang 15sâu sắc quan điểm hệ thống-cấu trúc, logic-lịch sử và quan điểm thực tiễn trongnghiên cứu khoa học giáo dục, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng và luậngiải các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống - cấu trúc vào việc nghiên cứu đề tài, chúng tôixem hoạt động quản lí rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hệ thống bao gồm cácyếu tố cấu thành: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả quản lí,nhà quản lí, đối tượng quản lí, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố
đó Kế đến, chúng tôi cũng xem xét mối liên hệ giữa hoạt động quản lí rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm với các mặt quản lí khác trong nhà trường
7.1.2 Quan điểm thực tiễn
Dựa theo quan điểm này, chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn các giảngviên giảng dạy tại trường để biết được thực trạng quản lí hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm của chủ thể quản lí, từ đó đề xuất các biện pháp tác động phùhợp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sưphạm tại Trường
7.1.3 Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm logic được chúng tôi vận dụng vào việc sắp xếp cấu trúc của đề tàitheo logic nghiên cứu: lí luận được lấy làm nền tảng và soi đường cho việc nghiêncứu thực tiễn; đề tài chứa đựng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết là câu trả lời cótính chất phỏng đoán cho câu hỏi đó; việc nghiên cứu thực trạng nhằm tìm kiếmbằng chứng để chứng minh cho giả thuyết; nếu giả thuyết được chứng minh, giảthuyết sẽ trở thành kết luận của đề tài
Quan điểm lịch sử được chúng tôi vận dụng để đánh giá thực trạng trong hoàncảnh hiện tại, đòi hỏi việc nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên phải được đặt trong mối liên hệ với quá trình phát triểncủa Nhà trường Đồng thời, việc trình bày các nội dung, kết quả nghiên cứu phảituân theo trình tự phù hợp, thể hiện mối liên hệ logic chặt chẽ, khoa học
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và thực
Trang 167.2.1.2 Phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học liênquan đến quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo không gian, thời gian
để viết phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề của luận văn
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi xác định thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
ở Trường Cao đẳng sư pham Sóc Trăng thông qua việc sử dụng phối hợp cácphương pháp nghiên cứu khác nhau Trong đó, phương pháp điều tra viết là phươngpháp chính, các phương pháp còn lại như: phỏng vấn, quan sát và phương pháp thuthập và phân tích minh chứng là các phương pháp hỗ trợ
7.2.2.1 Phương pháp điều tra viết
- Mục đích điều tra: Phương pháp này được sử dụng để thu thập chứng cứ
để chứng minh giả thuyết nghiên cứu của đề tài
- Nội dung điều tra: Thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;thực trạng sử dụng các biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tạiTrường
- Đối tượng điều tra: 200 sinh viên năm thứ 3, năm thứ 2; 11 cán bộ quản lí
và 20 giảng viên của Trường
- Công cụ điều tra: 2 mẫu phiếu hỏi gồm (1) cán bộ quản lí và GV; (1) SV
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Bằng một số thuật toán của thống kê toán học áp dụng trong nghiên cứu giáo
Trang 17dục, chúng tôi xử lí các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.
8 Cấu trúc nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại các trường cao đẳng, đại học
Chương 2 Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng
Trang 18Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Yến Thoa:
Nghiên cứu về điều kiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: Các tác giả như B.F.Lomov,V.I.Dưcova, A.V.Petrovxki, V.A.Krutetxki, V.X.Cudin đều thống nhất rằng: rènluyện kỹ năng, kỹ xảo đó chính là các tri thức và kinh nghiệm mà cá nhân đã lĩnhhội được trước đó Muốn hình thành kỹ năng ở một lĩnh vực hoạt động nào trướctiên phải có tri thức về hoạt động đó Trên cơ sở tri thức cộng với vốn kinh nghiệm
đã có, nếu được luyện tập nhiều lần theo một định hướng nhất định sẽ cho các kỹnăng hành động như mong muốn
Nghiên cứu về mức độ hình thành kỹ năng: Với công trình nghiên cứu “Hình thành
kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện của nền giáo dục đại học”X.I.Kixegof đã phân tích khá sâu sắc khái niệm kỹ năng Ông là người đầu tiên nêulên sự phân biệt hai loại kỹ năng: kỹ năng bậc thấp (hay còn gọi là kỹ năng nguyênsinh) được hình thành qua các hoạt động giản đơn, nó là cơ sở hình thành kỹ xảo
Kỹ năng bậc cao (kỹ năng thứ sinh) – mà cơ sở của nó là tri thức và các kỹ xảoNghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo: Tuy có quan niệm khác nhaunhưng các nghiên cứu đều cho rằng kỹ năng thường có liên quan đến việc vận dụngkinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hành động mới, trong những điều kiệnmới Còn kỹ xảo là những dạng hành vi đã được củng cố vững chắc đáp ứng nhữngđiều kiện hoạt động không thay đổi Kỹ năng và kỹ xảo cùng được hình thành trên
cơ sở luyện tập trong thực tiễn
Trang 19Nghiên cứu mối quan hệ giữa rèn luyện kỹ năng và năng lực: Các nhà khoahọc thường đặt kỹ năng trong mối liên hệ với năng lực vì kỹ năng chính là mộtthành phần không thể thiếu của năng lực, kỹ năng và năng lực có quan hệ mật thiếtvới nhau Các tác giả như: Altet, M và J.D.Britten Altet, đều khẳng định: Muốnphát triển năng lực cần nắm vững tri thức và vận dụng sáng tạo những kỹ năng, kỹxảo đã có vào hoạt động thực tiễn.
Trong công trình nghiên cứu của Kixegof về “Hình thành các kỹ năng sưphạm”, tác giả đã vạch ra các kĩ năng cần thiết của giáo viên cần có, mối quan hệgiữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ cũng như việc rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên nhằm hình thành năng khiếu sư phạm thành năng lực sưphạm
Các tác giả đều khẳng định rèn luyện kỹ năng phải được tiến hành thông quahoạt động, được lặp lại nhiều lần với mức độ khó khăn ngày một cao, trong các tìnhhuống sư phạm giả định và tình huống thực Việc rèn luyện kỹ năng sư phạm nhấtthiết phải thường xuyên được kiểm tra, điều chỉnh Yếu tố tích cực rèn luyện củachủ thể quyết định trực tiếp đến hiệu quả quá trình rèn luyện này
1.1.2 Trong nước
Trong bài viết “Chất lượng giáo viên”, tác giả Trần Bá Hoành đưa ra cáccách tiếp cận chất lượng giáo viên dựa trên nhiều góc độ khác nhau như đặc điểmlao động của người giáo viên, sự thay đổi chức năng người giáo viên trước yêu cầuđổi mới giáo dục, mục tiêu sử dụng giáo viên, chất lượng từng giáo viên và chấtlượng đội ngũ giáo viên; đồng thời tác giả cũng giới thiệu các thành tố tạo nên chấtlượng giáo viên bao gồm phẩm chất người giáo viên và các nhân tố ảnh hưởng tớichất lượng giáo viên (Trần Bá Hoành ,1995)
Các tác giả Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí trong bài “Rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm thường xuyên” đã hệ thống các năng lực sư phạm cơ bản của ngườigiáo viên thành 08 nhóm năng lực chính: tri thức về môn học và khoa học giáo dục,năng lực chẩn đoán, năng lực lập kế hoạch, năng lực triển khai kế hoạch giáo dục vàdạy học, năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy học, năng lực giảiquyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, năng lực tự rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm phát triển nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, năng lực hợp tác
Trang 20(Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí, 2003)
Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc với bài “Nghề và nghiệp củangười giáo viên” đã cho rằng vai trò người giáo viên hiện nay đã có những sự thayđổi để phù hợp với các chức năng của người giáo viên rộng hơn, đồng thời chứngminh được giáo viên chính là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục, trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp đào tạo rèn luyện nghiệp vụ sư phạm giáo viên thông quađổi mới chương trình đào tạo giáo viên, tăng cường yếu tố cạnh tranh chất lượnggiáo viên, đào tạo giáo viên là trách nhiệm của Nhà nước và phải bằng chính sáchđầu tư nguồn vốn chủ yếu từ nhà nước, tổ chức các hội nghị giữa các trường sưphạm với các địa phương (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2005)
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên góp phần quan trọng gợi mở
cho chúng tôi nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng” đảm bảo không trùng lặp, có ý nghĩa lí
luận và mặt thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm ở trường cao đẳng sư phạm nói chung và quản lí hoạt động rènluyện nghiệp vụ sư phạm ở Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng nói riêng
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường
1.2.1.1 Quản lí
Nghiên cứu về quản lí có rất nhiều quan niệm khác nhau Các quan niệm nàyphản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình quản lí, song về cơ bảncác quan niệm đều khẳng định đến chủ thể, đối tượng quản lí, nội dung, phươngthức và mục đích của quá trình quản lí (Đặng Quốc Bảo, 1997)
Theo Từ điển Tâm lí học, Nxb Giáo dục, 1998, thuật ngữ quản lí được định
nghĩa là: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan” (Vũ Dũng,2000)
Theo C.Mác: “Quản lí là lao động điều khiển lao động” C Mác đã coi việcxuất hiện quản lí như là kết quả tất nhiên của sự chuyển nhiều quá trình lao động cábiệt, tản mạn, độc lập với nhau thành một quá trình xã hội được phối hợp lại C.Mác đã viết : “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một
Trang 21quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động
cá nhân….Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải
có nhạc trưởng” (C-Mác – Ăngghen, Toàn tập).
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lí) nhằm đạt được những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn Ngọc Quang, 1998).
Ngoài ra, theo từ điển Giáo dục học: “Quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” (Bùi Hiện - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hưu Quỳnh - Vũ Văn Tảo, 2001) Thuật ngữ “Quản lí” (tiếng Việt gốc Hán) đã lột
tả được bản chất hoạt động QL trong thực tiễn Nó gồm hai quá trình tích hợp vào
nhau: Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định; quá trình “Lí” gồm sự tự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ thống phát triển Nếu người đứng đầu chỉ chăm lo đến việc“Quản” tức là chăm lo đến việc coi sóc, giữ
gìn thì tổ chức ấy sẽ trì trệ, không phát triển Tuy nhiên, nếu chỉ chăm lo đến việc
“Lí” tức là chỉ lo đến việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới, mà không đặt trên nền tảng
của sự ổn định thì sự phát triển của tổ chức sẽ không bền vững Vậy, để hoạt động
QL có hiệu quả thì nên cân bằng giữa hai quá trình “Quản” và “Lí”.
Có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của hệ thống để đạt được mục tiêu định ra trong điều kiện biến động của môi trường 1.2.1.2 Quản lí giáo dục
Trong lịch sử phát triển của khoa học thì khoa học quản lý giáo dục ra đờimuộn hơn khoa học quản lý kinh tế Vì thế, trong các nước Tư bản chủ nghĩa người
ta thường vận dụng lý luận quản lý một xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục(trường học) và coi quản lý cơ sở giáo dục như quản lý một xí nghiệp đặc biệt.Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội, nó xuấthiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội Với cách tiếp cận khác nhau, các nhànghiên cứu đã đưa ra các khái niệm quản lý giáo dục như sau:
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả
Trang 22các khâu của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dụcchủ nghĩa Cộng sản cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của
họ Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũngnhư các quy luật khách quan của quá trình dạy học – giáo dục, của sự phát triển vềthể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” (Đặng Quốc Bảo,1997)
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có kếhoạch và hướng đích của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau, đến tất cả các khâu,các bộ phận của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thốngvận hành tối ưu Đảm bảo sự phát triển mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng đểđạt tới mục tiêu giáo dục” (Trần Kiểm, 2011)
Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cần tập trung giải quyết tốt cácvấn đề xã hội để phục vụ công tác giáo dục Ngoài ra, quản lý giáo dục còn đượcxem như quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo dục như trườnghọc, các Trung tâm kĩ thuật – hướng nghiệp dạy nghề mà đối tượng quản lý là độingũ giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kĩ thuật, các phương tiện, trang thiết bị phục
vụ cho giảng dạy và học tập
1.2.1.3 Quản lí nhà trường
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước- xã hội là nơitrực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ Nó nằm trong môitrường xã hội và có tác đông qua lại trong môi trường đó Theo Nguyễn Ngọc
Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lí giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã hội Do đó quản lí nhà trường nhất thiết vừa phải có tính nhà nước, vừa có tính xã hội” (Nguyễn Ngọc Quang, 1998).
Quản lí trường học là hoạt động của các cơ quan quản lí nhằm tập hợp và quản
lí các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng nhưhuy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhàtrường
Theo Phạm Minh Hạc: “ Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
Trang 23theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” (Phạm Minh Hạc, 2001).
Hoạt động quản lí nhà trường chịu tác động của những chủ thế quản lí bên trênnhà trường (Các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên) nhằm hướng dẫn và tạo điềukiện cho hoạt động của nhà trường và bên ngoài nhà trường (các thực thể bên ngoàinhà trường, cộng đồng) nhằm xây dựng những định hướng về sự phát triển của nhàtrường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường phát triển
Để hoạt động quản lí nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao,nhân tố hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường Quá trình quản lí nhàtrường thực chất chính là quản lí quá trình lao động của thầy giáo, quản lí hoạt độnghọc tập- tự học tập của học trò và quản lí cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ dạy vàhọc Trong đó người cán bộ quản lí phải trực tiếp và ưu tiên nhiều thời gian để quản
lí hoạt động của lực lượng trực tiếp đào tạo
Như vậy, quản lí trường học chính là quản lí giáo dục nhưng trong một phạm
vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường Thành công haythất bại của bất kỳ một sự cải tiến nào trong ngành giáo dục đều phụ thuộc rất lớnvào những điều kiện đang tồn tại, phổ biến trong nhà trường Vì vậy, muốn thựchiện có hiệu quả công tác giáo dục phải xem xét những đặc thù của nhà trường, phảichú trong những việc thực hiện, cải tiến công tác quản lí giáo dục đối với nhàtrường, nền tảng của giáo dục quốc dân
Tóm lại, từ các định nghĩa trên về quản lí nhà trường học mà các nhà quản lí
giáo dục đã nêu, ta có thể thấy rằng: Quản lí trường học thực chất là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của chủ thế quản lí, nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối
đa các nguồn lực giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường (Trần
Kiểm, 2011)
1.2.2 Nghiệp vụ sư phạm
Nghiệp vụ: là kỹ năng, biện pháp thực hiện công việc chuyên môn của mộtnghề; là phương pháp, biện pháp, kỹ năng thực hiện công việc; là nghề chuyênmôn, công việc chuyên môn của một nghề
Trang 24Sư phạm: là khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học.
Nghiệp vụ sư phạm: là một hoạt động quan trọng nhằm hình thành tay nghềcho sinh viên ngành sư phạm, gắn việc học tập các kiến thức cơ bản với việc rènluyện kĩ năng nghề nghiệp
Như vậy, có thể hiểu: “nghiệp vụ sư phạm là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo để có khả năng thực hiện nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy học sinh” (Nguyễn Văn Khôi, 2011).
1.2.3 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là toàn thể những việc làm của một tổchức, một cá nhân có liên hệ mật thiết với nhau nhằm vào một mục đích chung làhình thành tay nghề cho sinh viên ngành sư phạm Đây là một hoạt động khá phứctạp đòi hỏi người tiến hành phải có tri thức, vững lí luận về chuyên môn nghiệp vụ,phải có sự nổ lực luyện tập thường xuyên tại trường sư phạm và thực tế tại các cơ
sở giáo dục để thực hiện tốt những nội dung đa dạng, phong phú trong hoạt độngrèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai
Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Trung Thanh” “Hoạt động rènluyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động cơ bản trong chương trình đào tạo nghềgiáo viên Hoạt động này nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện một cách có hệ thốngnhững kỹ năng sư phạm trên cơ sở củng cố, mở rộng và đào sâu những tri thứcnghiệp vụ sư phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng tình cảm nghềnghiệp Chuẩn bị cho sinh viên những điều kiện cần thiết về tâm lí, về những yếu tố
sư phạm cần thiết để họ từng bước thích ứng với nghề nghiệp của mình Bằng hoạtđộng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, giảng viên giảng dạy cũng thể hiện được mốiquan hệ chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành” (Nguyễn ĐìnhChỉnh và Phạm Trung Thanh, 1999)
Như vậy, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động cơ bản trong chươngtrình đào tạo giáo viên Hoạt động này nhằm giúp cho sinh viên rèn luyện một cách
có hệ thống những kỹ năng sư phạm trên cơ sở củng cố, mở rộng và đào sâu nhữngtri thức sư phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp.Chuẩn bị cho sinh viên những điều kiện tâm lí, những yếu tố cần thiết để họ từng
Trang 25bước thích ứng với nghề nghiệp của mình Bằng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sưphạm, giảng viên giảng dạy cũng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lí luận và thựctiễn, học đi đôi với hành.
1.2.4 Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục, cóhướng dẫn, có tổ chức khoa học, bài bản, theo một chuẩn mực sư phạm nhất định.Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hoạt động cơ bản, quan trọng, vìvậy, việc quản lí, tổ chức hoạt động này trong các trường đại học sư phạm rất quantrọng và cần thiết
Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là sự tác động có tổ chức, cómục tiêu thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện cáchoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên nhằm hình thành phẩm chất
và năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm
1.3 Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm
1.3.1 Mục tiêu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm
Xác định mục tiêu đào tạo là yếu tố đầu tiên để định hướng việc lựa chọn nộidung, phương pháp và hình thức đào tạo phù hợp với việc hình thành và phát triểnnhân cách người giáo viên và có thể điều khiển, điều chỉnh quá trình hoạt động, họctập, và rèn luyện của sinh viên theo yêu cầu đặt ra
Mục tiêu chung: Hình thành cho sinh viên các phẩm chất, kỹ năng hoạtđộng nghề nghiệp phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên sẽgiảng dạy, giáo dục ở trường phổ thông
Mục tiêu cụ thể: Hình thành cho sinh viên một số kỹ năng cơ bản về hoạtđộng dạy học bộ môn: Kỹ năng nghiên cứu nội dung dạy học; kỹ năng soạn giáo
án, tập bài giảng; rèn luyện cách phát âm chuẩn, viết chữ, và trình bày bảng đẹp,làm đồ dùng dạy học; Rèn kỹ năng diễn đạt mạch lạc dễ hiểu; rèn kỹ năng giaotiếp, ứng xử các tình huống sư phạm xảy ra trong hoạt động giáo dục; rèn luyện
Trang 26các kỹ năng xem xét, quan sát, ghi chép, đánh giá trong khi đi dự giờ, trao đổi học thuật, trao đổi chuyên môn…
Về kiến thức: Người học được trang bị:
- Các kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lí giáo dục, vai trò và sứ mệnh củagiáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục hiện đại
- Các kiến thức cơ bản về giáo dục học, tâm lí học dạy học, đặc điểm tâm líhọc sinh, các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục
- Các phương pháp cơ bản về quan sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Các kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
- Các kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục
- Các kỹ năng xây dựng môi trường học tập và quản lí hồ sơ dạy học
- Các kỹ năng dạy học và sử dụng các phương tiện dạy học tiên tiến
- Các kỹ năng tổ chức một số hình thức hoạt động cơ bản trong giáo dục
- Các kỹ năng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh
- Các kỹ năng tổ chức, quản lí học sinh theo quy định và nhiệm vụ của giáoviên
- Các kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục;các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá
Trang 27yêu cầu phát triển giáo dục Trung học cơ sở cả về qui mô, chất lượng, hiệu quả,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Để đạt được mục tiêunày, trường Cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên cả về kiến thức
và kỹ năng để thực hiện tốt hai nhiệm vụ nêu trên Mục tiêu đào tạo là định hướng
cơ bản để xây dựng chương trình đào tạo của trường Cao đẳng sư phạm
Chương trình đào tạo về nghiệp vụ sư phạm là một phần không thể thiếu trongchương trình đào tạo của trường sư phạm Trong trường cao đẳng sư phạm, chươngtrình đào tạo nghiệp vụ sư phạm được chia làm 3 phần:
+ Các học phần có nhiệm vụ trọng tâm là trang bị kiến thức về khoa học sưphạm bao gồm: Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn, Phươngpháp nghiên cứu khoa học
+ Học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: dựa trên lí luận của các môn họctrong chương trình đào tạo, nhất là của các học phần Tâm lí học, Giáo dục học vàPhương pháp dạy học bộ môn nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống kỹ năng, kỹxảo nghề nghiệp cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội
+ Thực tập sư phạm: Là một quá trình tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạmtổng hợp, là quá trình sinh viên phải vận dụng tổng hợp vốn kiến thức chuyên môn,kiến thức khoa học sư phạm và hệ thống các kỹ năng sư phạm đã có để giải quyếtcác công việc trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục học sinh
Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nộidung cơ bản trong môn học rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Vì vậynghiên cứu để khẳng định tầm quan trọng và xây dựng nội dung chương trình rènluyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với điều kiệnhiện nay của các trường Cao đẳng sư phạm là rất cần thiết Hơn nữa do quỹ thờigian dành cho nội dung rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp trong môn học nghiệp vụ sư phạm lại không nhiều (chỉ từ 5 đến 15 tiết) Do đócần có những biện pháp rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp hợp lí để tận dụng tối đa các điều kiện, quỹ thời gian trong chương trình đào tạonghiệp vụ sư phạm nhằm đạt được mục tiêu đào tạo để ra
Nội dung của hoạt động rèn luyện NVSP phong phú và hình thức đa dạng
Trang 28Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo giáo viên Trunghọc cơ sở, căn cứ vào thực tiễn ở các trường đại học, cao đẳng Nội dung cơ bản củahoạt động rèn luyện NVSP gồm có:
Một là, rèn luyện kỹ năng soạn, giảng
Giảng viên tổ Phương pháp giảng dạy trực tiếp hướng dẫn sinh viên soạn,giảng, rèn luyện các kỹ năng giảng cơ bản sau:
Kỹ năng phân tích nội dung dạy học, từ đó xác định được mục tiêu, yêu cầubài giảng, xác định được các đơn vị kiến thức trong bài, biết chọn kiến thức cơ bản,kiến thức trọng tâm, kiến thức bổ trợ
Kỹ năng lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển tưduy của học sinh, sử dụng các phương tiện dạy học trong việc soạn bài và lên lớp,đặc biệt kỹ năng sử dụng đa phương tiện
Kỹ năng tổ chức các hình thức dạy học, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệmqua từng giờ giảng của người giáo viên phổ thông
Hai là, rèn luyện kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm
Quá trình giáo dục là một quá trình phức tạp, đa dạng, hết sức sinh động vàphong phú, vì vậy sinh viên phải có các kỹ năng:
Kỹ năng thiết kế, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm nhằm giúp người giáo viênchủ nhiệm vạch ra được chiến lược phát triển của tập thể lớp và cá nhân học sinh
Kỹ năng tổ chức các hoạt động của tập thể lớp, của cá nhân học sinh, tổ chứccác hoạt động của chính giáo viên chủ nhiệm một cách chính xác, khoa học giúpgiáo viên thực hiện các kế hoạch đã xây dựng một cách hiệu quả
Ba là, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Rèn
luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL là quá trình giáo viên đóng vai trò
chủ đạo còn sinh viên đóng vai trò chủ động, tự giác, tích cực tự điều khiển quátrình rèn luyện của bản thân Rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho sinhviên còn phải căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạocủa trường CĐSP Đó chính là cơ sở định hướng cho hoạt động rèn luyện NVSPcho sinh viên và cũng là một nội dung cơ bản trong học phần rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên (Nguyễn Thị Yến Thoa, 2014)
Trang 29Bốn là, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu
Tự học, tự nghiên cứu không phải là một năng lực có sẵn Để năng lực tự học,
tự nghiên cứu cho sinh viên cần chú trọng:
- Tạo động cơ nhận thức (phát hiện và nêu vấn đề) dựa vào mâu thuẫn nhận thức, nêu các vấn đề thực tế đời sống đang đòi hỏi nghiên cứu để giải quyết
- Chỉ ra con đường nhận thức (hướng suy nghĩ để giải quyết vấn đề), cách tư duy để tự chiếm lĩnh kiến thức mới
- Hướng dẫn nguồn tìm kiếm thông tin: tài liệu tham khảo, bài giảng, giáo trình hoặc từ internet
- Trao đổi với giảng viên để hiểu rõ tri thức mới thu nhận
Việc vận dụng linh hoạt các bước trên tùy thuộc khả năng của mỗi sinh viên.Biết tự học, tự nghiên cứu suốt đời là một bí quyết của thành công
Năm là, rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở tất cả các bậc học, các ngành học, cácmôn học đã giúp thay đổi căn bản phương pháp dạy, phương pháp học, kích thíchhứng thú học tập, đem lại niềm say mê sáng tạo cho sinh viên, góp phần nâng caochất lượng đào tạo Nhưng thật đáng tiếc, hiện nay một số sinh viên vẫn chưa khaithác được những thông tin trên mạng internet để vận dụng vào bài học Do vậy, cầnchú trọng bồi dưỡng các kỹ năng cho sinh viên:
- Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng, sử dụng máy tính để môphỏng các hiện tượng, các thí nghiệm, xây dựng các giáo án, bài giảng điện tử, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Việc tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong dạyhọc để từ đó có thể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạyhọc cũng cần được quan tâm
Sáu là, rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp sư phạm là điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển tâm lí,nhân cách người thầy giáo và học sinh Trong quá trình giao tiếp, người thầy sẽtruyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm của xã hội, bản thân …để học sinhtiếp thu và dần dần bồi dưỡn cho nhân cách phát triển tích cực Bản thân người giáo
Trang 30viên khi trao đổi, chia sẻ với trò sẽ tự rút ra những phẩm chất cần bồi đắp thêm đểhoàn thiện nhân cách, tâm lí cho chính mình.
Trở ngại lớn nhất cho quá trình làm việc tập thể và hợp tác trong dạy học hiệnnay chính là kỹ năng giao tiếp của từng sinh viên, vốn là điểm yếu của đa số sinhviên:
- Khả năng diễn đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ nói, viết
- Kỹ năng đặt những câu hỏi thông minh, những câu hỏi ngắn gọn có thể giúpmọi người tìm hiểu tiếp cận được bản chất của vấn đề sự việc
- Kỹ năng lắng nghe để hiểu đúng, hiểu đủ khi nghe ý kiến của người khác
Bảy là, rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho họcsinh Việc sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học được coi là yếu tố quan trọng trongviệc đổi mới phương pháp dạy học
Để giúp sinh viên khi ra trường sử dụng tốt thiết bị các môn học, chúng tôiđền ghị các khoa thực nghiệm cần tổ chức các khóa tập huấn cho sinh viên về các
kỹ năng lắp đặt, bảo dưỡng và sử dụng các thiết bị dạy học bộ môn
Tám là, rèn luyện kỹ năng xử lí các tình huống
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Bảo: Tình huống sư phạm là tìnhhuống mà trong đó xuất hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục Việc giải quyết tình huống đòi hỏi nhà giáo dục phải nhanhchóng phản ứng, phát hiện đúng tình hình, tìm ra những giải pháp giải pháp giảiquyết tối ưu tình hình đó nhằm hình thành và phát triển nhân cách người được giáodục và xây dựng tập thể người được giáo dục vững mạnh
Muốn trở thành một người nhà sư phạm khéo léo, tinh tế trong ứng xử, thànhcông trong giáo dục học sinh, giáo viên cần phải biết các kỹ năng xử lí các tìnhhuống sư phạm và tôn trọng các nguyên tắc ứng xử sư phạm Đây là một trong các
kỹ năng rất cần thiết để nâng cao năng lực sư phạm cho các sinh viên khi ra trường
Chín là, rèn luyện kỹ năng thực hiện tư thế, tác phong sư phạm hay còn gọi là
kỹ năng đứng lớp (fpt.utb.edu.vn)
Nhà Giáo dục học Nga, ông Usinxki cho rằng: Nhân cách mẫu mực của người
Trang 31thầy giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọi lời giáohuấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc Nhân cách mẫu mực ấythể hiện trong giao tiếp, trong công việc, trong sinh hoạt hằng ngày mang tính đạođức thẩm mỹ, khoa học và nghệ thuật với học sinh cùng mọi người được ổn định,bền vững thì người ta gọi đó là phong cách sư phạm thông qua phong cách sưphạm người thầy giáo nên tấm gương sống đẹp đẽ về nhiều majttw, làm cho họcsinh quý mến, noi theo Như vậy, phong cách sư phạm vừa là phương tiện vừa lànội dung giáo dục quan trọng và hiệu quả (giaoducthoidai.vn)
Tác phong sư phạm thể hiện thông qua: Dáng vẻ bề ngoài, cử chỉ đi đứng, thái
độ ứng xử, hảo luận, biện giải, giải đáp thắc mắc (Vũ Duy Yên,2011)
1.3.3 Phương thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học sư phạm
Quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm bắt đầu từ năm thứ nhất kéo dài liêntục cho đến hết năm thứ ba của quá trình đào tạo sinh viên sư phạm hệ Cao đẳng
Có rất nhiều hình thức và phương pháp để rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinhviên đạt hiệu quả
- Phương thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên: thông qua họcphần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm: thực hành tâm lí học, giáo dục học, giáo dục bộmôn, ngoại khóa tại trường và tại cơ sở thực hành
- Phương thức tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp khoa, cấp trường
- Phương thức tự học ngoài giờ lên lớp
Các phương thức trên có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và biện chứng vớinhau trong quá trình đào tạo tạo nên một chỉnh thể thống nhất góp phần nâng caochất lượng đào tạo người giáo viên trong giai đoạn hiện nay
Trang 321.3.4 Quy trình thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Bước 1: Xây dựng chương trình theo chương trình khung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Bước 2: Cung cấp cho sinh viên mục tiêu, nội dung, hình thức học tập Bước 3: Tổ chức cho sinh viên quan sát thực tế tại các cơ sở giáo dục hoặc
Trường Thực hành sư phạm, phân tích, rút kinh nghiệm sau tiết dự giờ
Bước 4: Chuẩn bị thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tại
trường sư phạm, tại nơi thực tập
Bước 5: Thực hành và đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực
tập sư phạm
Bước 6: Kiểm tra đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thông qua
đợt thực tập cuối khoá
1.3.5 Kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Nghề dạy học là một nghề có tính chất đặc biệt, đối tượng dạy học là các thế
hệ học sinh đang phát triển, đa dạng về tính cách, phong phú về tâm hồn và rất nhạycảm, do đó nó được xếp vào hàng các nghề “nặng nhọc”, là nghề có tính chất
“Thiên chức” Nhiệm vụ của người thầy giáo là dạy học và giáo dục, góp phần hìnhthành các phẩm chất và năng lực, nhân cách cho học sinh, do đó nghề dạy học rấtsáng tạo, nhân văn, cao quý và vinh quang Do đó, hoạt động rèn luyện NVSP cầnhình thành cho SV những phẩm chất và năng lực như:
Phẩm chất chính trị và lí tưởng nghề nghiệp.
- Xô crát có nói: “Nghề giáo viên là một nghề sứ mạng hơn là một nghề kiếmăn”, hay như Platon đã nói: “Nếu một người thợ giày là một người thợ tồi thì quốcgia sẽ không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém hơnmột chút, song nếu như giáo viên là những kẻ dốt nát vô luân, thì trên đất nước sẽxuất hiện cả một thế hệ kém cỏi, những con người xấu xa”
Do đó, đòi hỏi nhà giáo phải có ý thức trách nhiệm trước xã hội về nghềnghiệp của mình Đó là: Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động; Phải có những hiểu biết cần thiết vềthực tiễn cách mạng, thực tiễn giáo dục của đất nước; Nhận thức và ý thức đúng đắn
Trang 33về nghề dạy học, về người thầy giáo; Gắn bó giữa lí tưởng cách mạng và lí tưởngnghề nghiệp; Phải có niềm tin cách mạng, niềm tin nghề nghiệp, nhờ đó mà gắn bócuộc đời mình với sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Usinxki đã khẳng định rằng: “Con đường giáo dục chủ yếu là niềm tin và chỉ
có thể tác động đến niềm tin bằng niềm tin” Chương trình, nội dung, phương phápdạy học, giáo dục muốn có sức sống, sức mạnh trong hiện thực khi nó biến thànhniềm tin của nhà giáo dục
Có được phẩm chất chính trị vững vàng, lí tưởng nghề nghiệp cao đẹp, niềmtin trong sáng sẽ ngăn chặn và hạn chế được tiêu cực, bảo vệ danh dự và lương tâmngười thầy giáo
Người thầy phải có tình cảm trong sáng, cao thượng:
Tình cảm này được thể hiện: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội kết hợp tình cảmquốc tế chân chính; Yêu nghề, yêu người, yêu trẻ: “Càng yêu người bao nhiêu thìcàng yêu nghề bấy nhiêu”; Có được tình cảm trong sáng cao thượng một mặt sẽ tạocho chính bản thân mình sức mạnh, niềm tin đối với bản thân và đối với học sinh,mặt khác làm cho người giáo viên có được nhiệt huyết “tất cả vì học sinh thân yêu”,vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, trong nghề nghiệp
Người thầy giáo phải tin tưởng vào ý nghĩa, giá trị nhân văn của giáo dục và
sự lí thú trong giảng dạy, tin tưởng vào học sinh của mình như một vị lương y tintưởng vào sức khỏe của bệnh nhân
Các phẩm chất khác:
Đảm bảo sự thống nhất giữa: Tính mục đích và tính kế hoạch trong thiết kế và
tổ chức hoạt động sư phạm và tính tổ chức, kỷ luật và tính tự chủ trong việc chấphành đường lối, chủ trương giáo dục Tính nguyên tắc, tính kiên quyết và tính sángtạo, mền dẻo, chín chắn trong việc giải quyết các vấn đề giáo dục, các tình huống sưphạm Tính nghiêm khắc và lòng yêu thương, nhẫn nại trong đối xử
Trang 34Hiểu biết rộng: Cần có độ tinh xảo của các giác quan trí tuệ.
Tóm lại, hệ thống các phẩm chất, yêu cầu đối với người thầy giáo thể hiện sựthống nhất quan điểm, tình cảm và ý chí của người giáo viên Hệ thống tri thức vàcác kỹ năng thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên Cả hai hệ thống đó hòaquyện tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp người giáo viên hoàn thành sứ mạng củamình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nghề dạy học, đối với sựnghiệp giáo dục – đào tạo
Bên cạnh đó, người GV cần có nghệ thuật sư phạm đòi hỏi kết hợp các tri thức
về giáo dục học, tâm lí học, những kỹ năng, kỹ xảo sư phạm với đạo đức tư cáchngười giáo viên, với hoạt động sáng tạo của họ (đó là trình độ nghiệp vụ sư phạm)như: Theo dõi, học tập các điển hình tiên tiến về giáo dục; Thực hành thao tác kỹthuật giáo dục – giảng dạy (kỹ thuật được rèn luyện thì trở thành năng lực)
Nội dung này được thể hiện ở: Khả năng tìm hiểu học sinh; Khả năng trìnhbày diễn đạt; Kỹ năng giao tiếp; Khả năng đối xử khéo léo sư phạm; Khả năng tổchức điều khiển; Năng lực hoạt động trong công tác tập hợp các lực lượng giáo dụckhác để giáo dục học sinh
Trong đó, khả năng đối xử khéo léo sư phạm và khả năng tổ chức điều khiển
là biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật sư phạm
Khéo léo đối xử sư phạm: Người giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự pháttriển trí tuệ, tình cảm, ý chí của học sinh, tới cuộc sống của học sinh không nhữngkhi còn ngồi ở trên ghế nhà trường mà cả khi đã vào đời Nhiều giáo viên đã trởthành tấm gương sáng gắn bó suốt cuộc đời học sinh , hình ảnh người thầy khôngbao giờ phai trong tâm trí của họ
Do vậy, cần hình thành cho SV có thái độ đối xử khéo léo sư phạm được thểhiện ở sự thống nhất giữa: thái độ tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao đối với họcsinh và sự tiếp xúc vì công việc và sự tiếp xúc tâm lí với học sinh; sự tin tưởng và
sự kiểm tra có tính chất sư phạm; kiểm tra, đánh giá của giáo viên với tự kiểm trađánh giá của học sinh; tính nghiêm khắc, tính kiềm chế, tự chủ và lòng thương yêuđối với học sinh…(thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, cách nhìn…) tức là tùytừng tình huống sư phạm mà giáo viên ứng xử thích hợp
Trang 35Nghệ thuật sư phạm của giáo viên còn thể hiện ở kỹ năng hiểu biết nội tâmhọc sinh, hiểu những mong muốn, khát vọng, hứng thú của học sinh đồng thời đánhgiá một cách khách quan những ưu điểm, nhược điểm của học sinh, luôn luôn nhìn
ra điểm tốt để động viên, khuyến khích học sinh, đồng thời giáo viên luôn thể hiệnđược sự thiện chí của mình trong mọi hoạt động giáo dục
1.4 Quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên trường cao đẳng, đại học
1.4.1 Chủ thể quản lí
- Ban Giám hiệu Nhà trường: Ban Giám hiệu không chỉ đề ra mục tiêu chiếnlược và kế hoạch phát triển của Trường; tổ chức nhân sự; hợp tác quốc tế; thanh tra,pháp chế; kế hoạch tài chính; các chương trình và dự án; các loại hình bồi dưỡng.Còn tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo được quy định trong đó chụi tráchnhiệm trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo cho SV trong trường Rèn luyện NVSPcho SV là hoạt động quan trọng của mỗi trường sư phạm, vai trò của Ba giám hiệukhông chỉ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo còn theo dõi, giám sát các hoạt động rènluyện NVSP cho SV
- Trưởng, Phó Phòng Đào tạo: Có vai trò, chức năng tham mưu cho Ban Giámhiệu nhà trường không chỉ về công tác Tuyển sinh Đại học đến công tác giảng dạytrong và ngoài trường Đặc biệt, vai trò của Phòng đào tạo trong hoạt động rènluyện NVSP đây là nhiệm vụ thường xuyên không chỉ trong việc tiếp nhận, chỉ đạo,
tổ chức các hoạt động rèn luyện NVSP đến các khoa mà còn chủ động phối hợp với
Bộ môn Phương pháp giảng dạy của các khoa, Bộ môn Tâm lí-Giáo dục hướng dẫnsinh viên thực hành rèn nghề để nâng cao năng lực sư phạm Bên cạnh đó, tổ chứccho sinh viên đi thực tập tại các trường phổ thông
- Ban Chủ nhiệm Khoa: Có nhiệm vụ trong việc tổ chức đào tạo các ngànhnghề theo nhiệm vụ được phân công và qản lí hoạt động dạy và học đối với các họcphần do khoa phụ trách Trong hoạt động rèn luyện NVSP, khoa không chỉ trực tiếp
tổ chức cho SV kiến tập, thực tập còn theo dõi, đánh giá, phản hồi kết quả thực tập
- Trợ lí thực tập của Khoa: Thực hiện việc theo sát quá trình thực tập của sinhviên, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên vừa thực tập vừa đi học, xuống thăm, gặp
Trang 36gỡ, tiếp xúc và động viên sinh viên.
- Giảng viên hướng dẫn thực tập: Trực tiếp tổ chức các hoạt động rèn luyệnNVSP cho SV cũng là người luôn sát cánh cùng SV trong các hoạt động thực tập.Ngoài ra còn theo sát quá trình thực tập của sinh viên tại trường, kịp thời giúp đỡ sinh viên khi cần thiết
- Giáo viên hướng dẫn thực tập tại trường thực tập: Thực hiện việc tố chức cáchoạt động dự giờ, lên lớp, hướng dẫn viết giáo án, các hoạt động lên lớp của SV bênđặc biệt truyền kinh nghiệm chủ nhiệm cũng như giảng dạy, giúp đỡ sinh viên trongcác hoạt động giảng dạy và giáo dục của SV
1.4.2 Đối tượng quản lí
- Cấp dưới là đối tượng quản lí của cấp trên: Ngoài các thành phần chủ chốttham gia vào hoạt động rèn luyện NVSP cho SV như Ban giám hiệu, khoa, giảngviên thì các đối tượng như giáo vụ là đối tượng tham gia vào hoạt động rèn luyệnNVSP cho SV
- Sinh viên: Là đối tượng chính tham gia vào hoạt động rèn luyện NVSP cho
SV SV tham gia chính vào các hoạt động rèn luyện NVSP như soạn giáo án, thuthập tài liệu đến tập giảng và rèn luyện các kĩ năng cụ thể như: kĩ năng trình bàybảng và lời nói; kĩ năng trìnhh bày bằng lời nói; kĩ năng biểu đạt; kĩ năng ra câuhỏi; kĩ năng kết hợp giảng dạy với sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, kĩ năng tổchức thảo luận nhóm…
để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Trong mỗi kế hoạch thường bao gồmcác nội dung như xác định mục tiêu, xác định và đảm bảo các điều kiên, nguồn lựccủa tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào làcần thiết để đạt mục tiêu đặt ra (Trần Kiểm, 2011)
Trang 37Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là một nội dung đào tạo quantrọng của các trường Sư phạm, khoa Sư phạm Hoạt động này nhằm hình thành vàphát triển cho sinh viên ngành Sư phạm về phẩm chất đạo đức và kỹ năng nghềnghiệp vững vàng Vì vậy, cần có định hướng cho hoạt động phù hợp với mục tiêuđào tạo chung và mục tiêu đào tạo chuyên ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1986).Mục tiêu giáo dục là những dự kiến về kết quả đạt được của quá trình giáo dụctrong một thời gian nhất định Do đó, mục tiêu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm là hướng đến việc giúp sinh viên (với sự kết hợp với các lực lượng trong
và ngoài nhà trường) có đầy đủ những kỹ năng cơ bản của người thầy, những kỹnăng đó có thể tường minh qua các hoạt động cụ thể, có thời gian xác định, có kếtquả
Lập kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nhằm:
- Thiết lập và xem xét các mục tiêu của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sưphạm
- Thiết lập mục tiêu của từng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cụ thể
- Kiểm soát quá trình tổ chức các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Đánh giá hiệu quả hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được, rút kinh nghiệm thực tế
Để cho kế hoạch có tính khả thi và thực hiện có hiệu quả, chủ thể quản lí cầnphải tìm hiểu các cơ sở để xây dựng kế hoạch bao gồm:
+ Trên cơ sở phân tích kế hoạch chung của nhà trường để xây dựng kế hoạchrèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthống nhất với các kế hoạch đào tạo khác, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, khảnăng cụ thể của nhà trường
+ Đặc điểm, tình hình hiện tại của xã hội, của địa phương và của trường.+ Điều kiện giáo dục: cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, khả năng phối hợp với đoàn, công đoàn và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
- Kế hoạch (KH) giáo dục cần đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và có trọng tâm
Trang 38+ Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lí theo chức năng của các bộ phận
và các cá nhân trong mối quan hệ biện chứng, có tính hệ thống - cấu trúc và đồng
bộ cụ thể
- Lập kế hoạch hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên bao gồm kếhoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của cácnội dung cần rèn luyện Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện,
tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp rèn luyện Kế hoạch rènluyện nghiệp vụ sư phạm toàn diện phải được lãnh đạo nhà trường xây dựng trongnhiều năm
- Lập kế hoạch hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên dài hạndựa trên cơ sở đánh giá số lượng, yêu cầu chuẩn đầu ra cho sinh viên từng ngành
học
Thực tế xuất phát điểm của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chính làphải dựa vào ngành học, năm học, những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiệnhọc tập nghiệp vụ sư phạm của sinh viên tại nhà trường
Lập kế hoạch hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có liên quan tới rấtnhiều vấn đề: như mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm, các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực) đảm bảo cho việc tổ chức thựchiện các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Chính vì vậy khi lập kế hoạchhiệu trưởng cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các căn cứ hay cơ sở để lập kế hoạch, phân tích khái quátthực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trên cơ sở đánh giá nhu cầu họctập của sinh viên Đây là giai đoạn tìm kiếm thông tin có liên quan đến việc xâydựng kế hoạch rèn luyện NVSP
Trang 39Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, cần phảixác định rõ ràng và cụ thể
Bước 3: Xác định các nguồn lực thực hiện bao gồm:(nhân lực, vật lực, tài lực
1.4.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm làm cho họ thực hiện thành công kế hoạch
và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường Để tổ chức thực hiện một công việc,cần có những quyết định liên quan đến cách thức chia nhỏ công việc cần thực hiện,phân bổ con người và các nguồn lực để thực hiện và điều phối các kết quả, để đạtđược mục tiêu như mong muốn (Đặng Quốc Bảo, 1997)
Tổ chức công tác giáo dục xuất phát từ quan điểm là phát huy tính tích cực,chủ động của sinh viên sinh viên là chủ thể của hoạt động nhận thức và rèn luyệntính tích cực của học sinh trong hoạt động dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giảngviên mới có thể học tập và rèn luyện tốt
Tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm: tổ chức nhân lực để thực hiện kế hoạch,phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất - kỹ thuật, thực hiện cáchoạt động và giao lưu đã định (hoạt động dạy học trên lớp và hoạt động ngoài giờlên lớp)
- Tổ chức thực hiện nhân lực thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinhviên bao nghĩa là: Phân công công việc cụ thể cho nhóm và cá nhân, có sự phối hợpràng buộc giữa các bộ phận trong nhà trường trong tổ chức thực hiện rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
- Chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sưphạm cho sinh viên như:
Trang 40+ Chuẩn bị trụ sở (phòng học, phòng, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước,
tổ chức thực hiện nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông )
+ Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chosinh viên (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho GV, tiềnvăn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị ) và các khoản chi phí khác để phục vụ chohoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
- Sử dụng đa dạng các hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên:Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ vàluyện tập kỹ năng Khai thác triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
Việc sắp xếp tổ chức trong rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là mộtviệc làm cần thiết, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo cũng như chất lượngnghiệp vụ sư phạm của sinh viên khi ra trường Đây là một bước quan trọng để thựchiện kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
1.4.3.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Chỉ đạo là một chức năng trong quản lí mang tính chất điều hành, điều khiểncác hoạt động diễn ra trong thực tế Chỉ đạo bao gồm cả việc hướng dẫn thực hiệncác công việc, sự phối hợp giữa các đơn vị, khuyến khích, động viên các thành viêntrong nhà trường thực hiện đúng theo nội dung, chương trình để đạt được mục tiêu
đề ra (Trần Khánh Đức, 2013)
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một nội dung quan trọng trong chương trìnhđào tạo giáo viên ở các trường sư phạm Để hoạt động này đạt hiệu quả tốt, cần cómột lực lượng tham gia và hỗ trợ Sinh viên là chủ thể trong các hoạt động rènluyện nghiệp vụ sư phạm Do vậy, việc chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyệnnghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là nhiệm vụ của Khoa, Tổ bộ môn và giảng viênchuyên trách với sự hỗ trợ các phòng chức năng: phòng Đào tạo, phòng Kế toán tài
vụ, Ban Giám hiệu nhà trường, BGH và giáo viên các trường thực hành sư phạm(Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông)
“Khoa là đơn vị quản lí hành chính cơ sở của trường, có nhiệm vụ quản lí giảngviên, cán bộ, nhân viên và người học thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.”