Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
29,43 KB
Nội dung
NHỮNG VẤNĐỀCƠBẢNVỀ VĂN PHÒNGVÀCÔNGTÁCVĂNPHÒNG 1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀVĂNPHÒNG 1.1.1. Sự tồn tại tất yếu khách quan của vănphòng Bất cứ một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào, muốn duy trì hoạt động của mình đều phải thành lập vănphòng hoặc một bộ phận để thực hiện chức năng của văn phòng. Vănphòng được hiểu là bộ phận phụ trách công việc hành chính, giấy tờ của một cơ quan, bao gồm rất nhiều các công việc cụ thể như: tổ chức văn thư, đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho bộ máy lãnh đạo và quản lý… Đối với một cơ quan nhỏ, hoạt động vănphòng mang tính thuần nhất, đơn giản bộ phận vănphòng được tổ chức rất gọn nhẹ và ở đó cán bộ vănphòng phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Ở cơ quan lớn thì thành lập văn phòng, cơ quan nhỏ cóphòng hành chính hoặc ghép phòng hành chính với phòng tổ chức hoặc phòng tổ chức sản xuất kinh doanh. Ở đó chỉ cần một đến hai người đảm đương tất cả các công việc của văn phòng. Từ những điều trên đã cho thấy vănphòng được thành lập là xuất phát từ nhu cầu khách quan do công việc của tổ chức quy định. Nhưng tùy theo tính chất, quy mô, trình độ, cơ chế hoạt động của tổ chức mà vănphòng được thành lập theo các hình thức khác nhau cho phù hợp. 1.1.2. Khái niệm vănphòng Trên thực tế có rất nhiều khái niệm vềvăn phòng, ở các góc độ tiếp cận khác nhau thì khái niệm vềvănphòng cũng khác nhau. Nếu tiếp cận vănphòng theo phương diện tổ chức thì vănphòng là một đơn vị cấu thành tổ chức để thực hiện một phần chức năng nhiệm vụ của tổ chức. Khi tiếp cận vănphòng theo tiêu chí chức năng thì vănphòng là một thực thể tồn tại để thực hiện các chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần cho cơ quan, tổ chức. Còn tiếp cận vănphòng theo tính chất hoạt động thì vănphòng là một thực thể tồn tại để thực hiện việc quản lý thông tin phục vụ cho côngtác điều hành của nhà quản trị. Ngoài ra, nghiên cứu theo góc độ thực tế, vănphòng còn có thể hiểu là phòng làm việc của nhà lãnh đạo.Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan, của tổ chức, là địa điểm của mọi cán bộ, công chức hàng ngày đến đó để thực thi công việc.Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, của tổ chức. Tóm lại: Vănphòng là một thực thể tồn tại khách quan trong mỗi tổ chức, là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, là nơi thu thập và xử lý thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, là nơi chăm lo mọi vấnđềvề hậu cần và đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động của cơ quan được thông suốt và hiệu quả. 1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA VĂNPHÒNG 1.2.1. Vị trí của vănphòngVănphòng là cửa ngõ của một cơ quan, một tổ chức bởi vì vănphòng luôn luôn có mối quan hệ đối nội, đối ngoại thông qua hệ thống vănbản đi, vănbản đến, vănbản nội bộ. Đồng thời các hoạt động tham mưu, tổng hợp, hậu cần cũng liên quan trực tiếp đến các bộ phận, phòng ban, đơn vị khác trong tổ chức. Chính vì thế với vị trí hoạt động đa dạng đó mà vănphòng còn được gọi là “phòng văn”, “phòng vệ”, “phòng ở” cho các nhà lãnh đạo. Vănphòng là bộ phận gần gũi luôn có mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo trong mọi hoạt động của tổ chức. Bởi vì vănphòngcó nhiệm vụ trợ giúp cho các nhà quản lý vềcôngtác thông tin điều hành, cung cấp điều kiện kỹ thuật phục vụ cho việc quản lý, điều hành. Vănphòng là cơ thể trung gian thực hiện việc ghép nối các mối quan hệ trong quản lý, điều hành theo yêu cầu của người đứng đầu tổ chức. Do vănphòngcó trách nhiệm tổ chức giao tiếp đối nội, đối ngoại của cơ quan. Vănphòng giữ vai trò cầu nối giữa các cơ quan cấp trên, cơ quan ngang cấp vàcơ quan cấp dưới với nhân dân. Khác với các bộ phận khác trong tổ chức, vănphòng thực hiện nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên liên tục. Vănphòng phải có một bộ phận nhân sự làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm, ngay cả những lúc cơ quan ngừng hoạt động, những ngày nghỉ, lễ tết, thứ bảy, chủ nhật nhằm đảm bảo trật tự an ninh và thông tin thông suốt cho cơ quan. 1.2.2. Vai trò của vănphòngVănphòng là trung tâm thực hiện quá trình quản lý, điều hành của cơ quan và tổ chức. Bởi vì các quyết định, chỉ thị của thủ trưởng đều phải thông qua vănphòngđể chuyển giao đến các phòng ban, đơn vị khác. Vănphòng cũng phải theo dõi, đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các quyết định và sự chỉ đạo của lãnh đạo cơ quan. Vănphòng là nơi tiếp nhận tất cả các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ đối với các tổ chức khác vào cơ quan mình. Vănphòng được coi như cổng gác thông tin của cơ quan, tổ chức, bởi vì thông tin đến hay đi đều qua bộ phận văn phòng. Từ những nguồn thông tin tiếp nhận được, vănphòng sẽ phân loại thông tin theo những kênh thích hợp để chuyển phát hoặc lưu giữ. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng, nó quyết định đến thành bại của tổ chức. Vănphòng là bộ máy giúp việc của các nhà lãnh đạo. Vănphòng tổng hợp mọi thông tin, dữ liệu thu thập được trong quá trình hoạt động của mình sau đó sẽ báo cáo lại cho lãnh đạo. Ngoài ra, vănphòng còn là nơi lưu chuyển các vănbản dưới các quyết định của nhà lãnh đạo đến các bộ phận, phòngban cấp dưới và giúp thủ trưởng thực hiện các mục tiêu đề ra. Vănphòng là trung tâm khâu nối các hoạt động tổ chức, điều hành của cơ quan, tổ chức. Các bộ phận khác thì làm việc theo chuyên môn nghiệp vụ còn vănphòng là trung tâm khâu nối các bộ phận đó với nhau thành một hệ thống. Trong quá trình hoạt động khi có vướng mắc, trục trặc thì vănphòng là nơi báo cáo tình hình cho lãnh đạo để kịp thời giải quyết. Vănphòng là cầu nối giữa chủ thể quản lý với các đối tượng trong và ngoài tổ chức. Chủ thể quản lý hay người quản lý có thể bao gồm một con người cụ thể, một nhóm người, hay một tập thể người lãnh đạo (hội đồng quản trị); còn đối tượng quản lý là nhóm đối tượng thuộc về kỹ thuật, tồn tại hữu sinh dưới sự chỉ huy của con người. Vănphòng là người dịch vụ tổng hợp cho các hoạt động của các đơn vị nói chung và cho các nhà lãnh đạo nói riêng. Bởi lẽ mọi vấnđềvề hậu cần chủ yếu là do vănphòng đảm nhiệm, vănphòng cung cấp tất cả các nhu cầu về vật chất cho các bộ phận, phòngban trong cơ quan. 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂNPHÒNG 1.3.1. Chức năng của vănphòng Dựa trên quy mô và tính chất hoạt động của mỗi cơ quan mà vănphòng được tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Nhưng dù ở bất kỳ một cơ quan tổ chức nào vănphòngvẫn đảm bảo 3 chức năng là tham mưu, tổng hợp và hậu cần. * Chức năng tham mưu Tham mưu là hoạt động nhằm góp phần tìm kiếm những quyết định tối ưu cho quá trình quản lý của nhà lãnh đạo và nội dung của côngtác tham mưu chỉ rõ hoạt động tham vấn của côngtácvăn phòng. Trong hoạt động của bất kỳ một cơ quan nào, các nhà quản lý trước khi đưa ra quyết định đều dựa trên rất nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố chủ quan của nhà quản lý, muốn ra được những quyết định mang tính khoa học, tính thực tiễn nhà quản lý cần căn cứ vào nhiều yếu tố khách quan như ý kiến tham gia góp ý của người trợ giúp tham mưu. Tất cả những ý kiến này được vănphòng tổng hợp, chọn lọc đưa ra kết luận chung nhất nhằm cung cấp cho nhà quản lý những thông tin, phương án, sự phán quyết kịp thời và đúng đắn. Hoạt động tham mưu trợ giúp của vănphòng rất cần thiết đối với các cấp quản lý. Hơn nữa những ý kiến đóng góp tham mưu của người trợ giúp còn mang tính chuyên sâu, giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định phù hợp với yêu cầu thực tiễn. * Chức năng tổng hợp Vănphòng luôn luôn thu thập, quản lý, sử dụng thông tin ở cả đầu vào và đầu ra, thông tin trên mọi đối tượng lĩnh vực có liên quan đến quá trình hoạt động của cả cơ quan tổ chức. Tất cả những thông tin thu thập được vănphòng sẽ tổng hợp, phân tích và sử dụng theo yêu cầu của nhà quản lý. Quá trình này luôn phải tuân theo những quy tắcvà trình tự nhất định mới có thể mang lại kết quả. Chức năng tổng hợp và chức năng tham mưu có mối quan hệ gắn bó với nhau vì chức năng tham mưu tạo cơ sở, cótác dụng thiết thực với chức năng tổng hợp; ngược lại muốn làm tốt chức năng tham mưu thì phải làm tốt chức năng tổng hợp. Cả hai chức năng này đều nhằm mục đích trợ giúp cho thủ trưởng cócơ sở khoa học để lựa chọn quyết định tối ưu nhất, phục vụ cho mục tiêu hoạt động của cơ quan, tổ chức; quyết định đến sự thành công hay thất bại của cơ quan, tổ chức. * Chức năng hậu cần Chức năng hậu cần là chức năng mang tính đặc thù trong văn phòng, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, duy trì hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng không thể thiếu được các điều kiện vật chất như nhà cửa, phương tiện, thiết bị, công cụ tài chính… Các điều kiện phương tiện đó phải được quản lý, sắp xếp, phân phối và không ngừng được bổ sung để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho mọi nhu cầu hoạt động của cơ quan, đơn vị. Nội dung của công việc đó thuộc về chức năng hậu cần của văn phòng. Trụ sở vàphòng làm việc cần phải được sắp xếp một cách phù hợp với từng loại công việc, với từng cán bộ trong môi trường làm việc cụ thể. Nguồn tài chính cung cấp cho các hoạt động ở cơ quan cũng do vănphòng cung ứng trên cơ sở định mức tiêu dùng và kỳ hạn sử dụng. Muốn hoạt động phải cónhững nguyên liệu, vật liệu, nguồn tài chính, phương tiện nhưng hiệu quả hoạt động lại tuỳ thuộc vào phương thức quản lý, tuỳ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố đó như thế nào của mỗi văn phòng. Cho nên phương châm chung của hoạt động vănphòng là chi phí thấp nhất để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói rằng vănphòng là đầu mối giúp lãnh đạo thực hiện các chức năng tham mưu, tổng hợp, hậu cần. Các chức năng này vừa độc lập, bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm khẳng định sự cần thiết khách quan và sự tồn tại của bộ phận vănphòng trong mỗi cơ quan, tổ chức. 1.3.2. Nhiệm vụ của vănphòngĐể thực hiện tốt các chức năng trên của mình, vănphòngcónhững nhiệm vụ chủ yếu như sau: * Thứ nhất là: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị Mọi tổ chức muốn được sinh ra vàvận hành đi vào cuộc sống đều phải tuân theo những quy định về tổ chức, vềcơ chế hoạt động và các điều kiện để duy trì hoạt động. Nhưng các điều kiện đó không giống nhau giữa các cơ quan, đơn vị do tính chất hoạt động, vai trò và chức năng khác nhau nên mỗi tổ chức đều cần phải có nội quy, quy chế hoạt động riêng. Trình tự xây dựng dự thảo, lấy ý kiến tham gia hoàn chỉnh thông qua lãnh đạo, ban bố, thi hành, giám sát, bổ sung hoàn thiện nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan là thuộc vềcôngtácvăn phòng. Đây là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà vănphòng phải thực hiện khi cơ quan được tổ chức và đi vào hoạt động. * Thứ hai là: Xây dựng và quản lý chương trình kế hoạch hoạt động của cơ quan, đơn vị Các đơn vị đều có định hướng mục tiêu thông qua chiến lược phát triển. Bản chiến lược chỉ dự định cho thời gian dài 10-20 năm, còn mục tiêu, biện pháp cụ thể trong từng thời kỳ hoạt động: 5 năm, 1 năm, quý, tháng, tuần… cần phải có kế hoạch, chương trình cụ thể. Đơn vị muốn đạt được mục tiêu hoạt động thì phải biết khâu nối các kế hoạch trên thành một hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh để các bộ phận khớp nối với nhau, hỗ trợ nhau cùng hoạt động. Kế hoạch tổng thể ấy sẽ do vănphòng dự thảo và đôn đốc các bộ phận khác trong đơn vị cùng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chiến lược phát triển, vănphòng sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, tháng, quý, tuần cho cả cơ quan và từng bộ phận. Trên cơ sở những kế hoạch, chương trình đó mà các bộ phận chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cũng qua việc chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch chung của đơn vị mà các bộ phận trong cơ quan, đơn vị còn liên hệ, phối hợp với nhau mật thiết hơn, đồng bộ hơn. * Thứ ba là: Thu thập, xử lý, sử dụng, quản lý thông tin Hoạt động của bất kỳ đơn vị, cơ quan nào cũng cần phải cónhững yếu tố tối thiểu về thông tin. Thông tin bao gồm thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hành chính, dự báo… Thông tin là nguồn, là căn cứ để người lãnh đạo, quản lý đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời, hiệu quả. Người lãnh đạo không thể tự thu thập, xử lý thông tin được mà phải có người trợ giúp trong lĩnh vực này là văn phòng. Vănphòng được coi như “cổng gác thông tin” của một cơ quan vì tất cả các thông tin đến hay đi đều được thu thập, xử lý, chuyển phát tại văn phòng. Từ những thông tin tiếp nhận (bên ngoài và nội bộ), vănphòng phân loại theo các kênh thích hợp để chuyển tải hay lưu trữ. Đây là một hoạt động quan trọng trong cơ quan, nó liên quan đến sự thành bại trong hoạt động của tổ chức nên vănphòng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt vềvăn thư – lưu trữ khi thu thập, xử lý, bảo quản, chuyển phát thông tin. Nếu thông tin được thu thập đầy đủ, kịp thời, được xử lý khoa học đáp ứng được yêu cầu quản lý thì lãnh đạo sẽ có được quyết định hữu hiệu, nếu không quyết định của họ sẽ không hiệu quả ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của đơn vị. * Thứ tư là: Trợ giúp vềvănbảnVănbản là một phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin khá hữu hiệu. Hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng phương tiện này trong quản lý, điều hành hoạt động. Do tính năng, tác dụng của nó rất lớn nên khi sử dụng các vănbảnđể điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ thể với các đối tượng bị quản lý về kinh tế, chính trị, xã hội… phải tuân thủ các quy định một cách chặt chẽ về việc lưu trữ và lưu hành văn bản. Hiện nay ở nước ta đã có luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các phát sinh liên quan đến vănbản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào luật, chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành một số vănbản quan trọng liên quan đến các hoạt động kinh tế, xã hội của các đơn vị, tổ chức. Vănbản luật và pháp quy trên sẽ là căn cứ để các cơ quan, đơn vị ban hành nhữngvănbản nội bộ như điều lệ, nội quy, quy chế, các quyết định hành chính và quản lý thường nhật. Đểban hành được nhữngvănbảncó nội dung đầy đủ, hợp tình, hợp lý, đúng thẩm quyền vàcótác động đích thực đến đối tượng điều chỉnh, cần phải cónhững bộ phận, nhân viên chuyên trách giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Bộ phận đó phải nắm bắt được thông tin đầu vào, phân loại và xử lý thông tin, biết sử dụng và chuyển phát thông tin, đó chính là văn phòng. * Thứ năm là: Bảo đảm các yếu tố vật chất, tài chính cho hoạt động cơ quan Mỗi cơ quan, đơn vị muốn tồn tại và hoạt động đều phải có các yếu tố kĩ thuật và vật chất cần thiết. Các yếu tố này vừa là nguyên liệu duy trì tổ chức tồn tại, vừa là vật trung gian gắn kết tổ chức với môi trường. Đồng thời còn là phương tiện truyền dẫn các quá trình hoạt động của tổ chức đến mục tiêu kinh tế, xã hội. Các yếu tố kĩ thuật, vật chất, tài chính mà cơ quan cần cho hoạt động gồm có: nhà cửa, xe cộ, bàn ghế, các phương tiện nhận và truyền tin, các công cụ lao động, các chi phí cần thiết mang tính thường xuyên liên tục vì vậy vănphòng phải căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt động của đơn vị mà cung cấp kịp thời, đầy đủ. Nếu việc cung cấp các yếu tố đó không đủ về số lượng, sai lệch về chủng loại, phẩm chất kém, thời hạn không đúng, giá thành cao… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị. Để làm tốt nhiệm vụ cung ứng này, các cơ quan, đơn vị thường ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vănphòng thực thi nhiệm vụ. * Thứ sáu là: Củng cố tổ chức bộ máy vănphòng Đây là việc làm thiết thực mang tính khá ổn định của bộ máy vănphòng nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ nêu ra trên đây. Việc tổ chức bộ máy vănphòng cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chung của đơn vị để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống. Tuy nhiên cũng phải thấy được tính thống nhất đa dạng, phong phú trong côngtácvănphòngđể tổ chức bộ máy sao cho đáp ứng được cao nhất yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra với côngtácvăn phòng. Không những thế trong thời đại bùng nổ thông tin này đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải hết sức cố gắng theo kịp với tốc độ phát triển chung, trong đó sự nỗ lực lớn nhất nằm ở khối văn phòng. Yêu cầu đó đặt ra với vănphòng rất cao về mặt tổ chức và quản lý, điều hành công việc. *Thứ bảy là: Duy trì hoạt động thường nhật của vănphòng Khác với các hoạt động khác trong cơ quan, đơn vị, vănphòng phải hoạt động thường xuyên, liên tục trong cả lĩnh vực đối nội, đối ngoại, vừa lập quy, vừa thực thi, vừa kiểm tra, giám sát. Đặc tính này xuất phát từ chức năng của vănphòngđể đảm bảo tiếp nhận mọi nguồn tin của mọi đối tượng với hoạt động của cơ quan, đơn vị. Theo cách đó, vănphòng bao gồm một bộ phận làm việc trong giờ hoạt động chung của đơn vị còn một bộ phận không lớn làm việc liên tục ngày đêm ngay cả lúc đơn vị ngừng hoạt động để đảm bảo trật tự, an ninh và thông tin thông suốt. Hoạt động của vănphòng vừa gắn liền với hoạt động của lãnh đạo và đơn vị thông qua các nhiệm vụ trợ giúp, tham mưu, vừa gắn với các bộ phận khác bằng các nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, lại vừa tổ chức, quản lý lấy các hoạt động của chính mình cho phù hợp với các hoạt động trên. Vì thế duy trì được hoạt động của vănphòng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ phận, các cấp quản lý trong cơ quan, đơn vị. 1.4. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VĂNPHÒNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Nội dung hoạt động vănphòng thực chất là vấnđề tổ chức công việc văn phòng. Hoạt động vănphòng bao gồm những nội dung sau: 1.4.1. Tổ chức bộ máy và phân côngcông việc * Tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức hay nói cách khác bộ máy của cơ quan, đơn vị đòi hỏi phải được thiết kế sao cho gọn nhẹ, không cồng kềnh, không tầng nấc, mọi hoạt động trong bộ máy từ cấp trên xuống cấp dưới phải thông suốt có hiệu quả, các mối quan hệ phải xác định rõ ràng. Nhà quản lý sẽ tham gia vào việc phân côngcông việc tức là chỉ định và kết hợp trong phạm vi trách nhiệm của mình. Những kế hoạch, nỗ lực của cấp thấp hơn trong tổ chức phải được xem xét vì phải có sự phối hợp của các phòngbanđể tránh sự lặp lại hoặc trùng lặp không cần thiết. * Phân côngcông việc: Trong một tổ chức đặc biệt là trong côngtácvănphòng việc phân côngcông việc phải dựa vào nhữngcơ sở sau: - Phân công theo vị trí pháp lý và thẩm quyền (hai yếu tố này do luật (pháp luật) quy định). Mỗi cơ quan đơn vị đều có vị trí pháp lý và thẩm quyền khác nhau trong xã hội. Vì vậy đặc điểm hoạt động, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, tổ chức đó là hoàn toàn khác nhau, từ đó việc phân công lao động trong các cơ quan, đơn vị đó cũng khác nhau. - Phân công theo khối lượng công việc của cơ quan: việc phân côngcông việc này phải dựa trên các cơ sở sau: + Dựa vào kế hoạch côngtác được phê duyệt: theo tính chất của mỗi loại công việc, theo yêu cầu công việc trong thực tế. + Nguyên tắc quan trọng cho việc phân côngcông việc của cơ quan hay tổ chức đó là biên chế cơ quan. Không có chức năng, nhiệm vụ nào mà không có tổ chức hoặc con người đảm nhiệm. Không có tổ chức, con người nào lại không được phân công nhiệm [...]... quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị Côngtácvăn thư bao gồm những nội dung chính sau đây: - Xây dựng vàban hành vănbản như: soạn thảo văn bản, đánh máy, ban hành vănbản - Quản lý và giải quyết vănbản bao gồm quản lý và giải quyết vănbản đến, vănbản đi - Quản lý và sử dụng con dấu * Nghiệp vụ lưu trữ Lưu trữ là sự lựa chọn tài liệu, giữ lại và tổ chức khoa học nhữngvăn bản, tài liệu có giá... Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ Đối với hoạt động vănphòng thì côngtácvăn thư – lưu trữ giữ vị trí rất quan trọng Làm tốt nhiệm vụ này cũng chính là việc thực hiện các hoạt động vănphòng thông suốt và hiệu quả * Nghiệp vụ văn thư Côngtácvăn thư là hoạt động bảo đảm thông tin bằng vănbản phục vụ côngtác quản lý bao gồm toàn bộ các công việc về xây dựng vănbảnvà tổ chức quản lý, giải quyết vănbản hình... nhiều cơ quan hoặc nhiều người đảm nhiệm 1.4.2 Điều hành công việc vănphòng Yêu cầu quan trọng và cơbản đối với hoạt động vănphòng đó là điều hành công việc trong vănphòng Điều hành công việc trong vănphòng là sự đảm bảo cho cán bộ dưới quyền thực hiện tốt nhất công việc được giao đảm bảo cho họ tiếp nhận chính xác, kịp thời triển khai công việc được giao Điều hành công việc trong vănphòng là sự tác. .. hiện các hoạt động vănphòngĐể tổ chức được khoa học vănphòng cần căn cứ vào các điều kiện sau: - Căn cứ vào trình độ chuyên môn và sự hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong vănphòngđểcó thể bố trí, sắp xếp con người cho đúng người, đúng việc Đây là cơ sở đầu tiên cho côngtác quản trị vănphòng đem lại hiệu quả cao - Căn cứ vào cơ sở vật chất và trang thiết bị mà vănphòng được cung ứng 1.5.1... hiện công việc chậm, kém chính xác Chính vì vậy mà yếu tố công nghệ thông tin cho hoạt động vănphòngcó ý nghĩa lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động văn phòng, cần được các cơ quan, đơn vị xem xét, áp dụng kịp thời Yếu tố thứ tư là côngtácvăn thư – lưu trữ: côngtácvăn thư – lưu trữ nằm trong nghiệp vụ hành chính Đây chính là nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động vănphòng của cơ quan, đơn vị Làm tốt công. .. cho công việc của cơ quan luôn ổn định và phát triển đúng định hướng KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên đây là một số yếu tố lý luận vềvănphòngvàcôngtácvănphòng trong cơ quan tổ chức Qua đó chúng ta hiểu được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của vănphòng Chính vì vănphòng là bộ phận giữ vị trí rất quan trọng trong cơ quan, tổ chức cho nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động của văn. .. có quả cao và làm cho bản thân người lao động ngày càng hoàn thiện và phát triển Yếu tố thứ ba là công táccông nghệ thông tin: do sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều, các cơ quan, đơn vị áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động vănphòng của mình Nếu như các công việc vănphòng chỉ được thực hiện theo phương pháp thủ công, đơn giản thì hiệu quả hoạt động vănphòng sẽ không... trưởng cơ quan, đơn vị Vănphòng là bộ mặt của cơ quan, nơi giao tiếp công việc của cơ quan với các cơ quan khác, là cầu nối giữa cơ quan với nhân dân, với khách hàng Thông qua vănphòngcơ quan, các cơ quan bên ngoài, bạn hàng có thể hiểu phần nào hình thức hoạt động, tổ chức hoạt động của cơ quan từ đó có thể đánh giá được khả năng và vị trí của cơ quan trong quá trình hoạt động vănphòng luôn đảm bảo... động của vănphòngcơ quan Tổ chức khoa học hoạt động vănphòngcó ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của cơ quan, cótác dụng thúc đẩy hoạt động vănphòngcơ quan đem lại hiệu quả cao Vănphòng là bộ máy tham mưu giúp việc của thủ trưởng, cơ quan tổ chức nên các hoạt động của thủ trưởng, cơ quan diễn ra được trôi chảy, thuận lợi không chồng chéo làm giảm bớt gánh nặng công việc cho thủ trưởng cơ quan,... dựng động cơ thúc đẩy công việc, nhiệt tình trong công việc Các điều kiện này cũng giảm bớt sự mệt mỏi và căng thẳng về cả tinh thần lẫn vật chất mà điều kiện này sẽ cải thiện năng suất và chất lượng công việc, hạn chế sự mệt mỏi vànhững sai sót trong quá trình thực hiện công việc Các yếu tố môi trường làm việc gồm: - Y tế và phúc lợi - Sự sạch sẽ trong vănphòng - Sự an toàn - Trang trí vănphòng - . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN PHÒNG VÀ CÔNG TÁC VĂN PHÒNG 1.1.MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VĂN PHÒNG 1.1.1. Sự tồn tại tất yếu khách quan của văn phòng Bất. động văn phòng thực chất là vấn đề tổ chức công việc văn phòng. Hoạt động văn phòng bao gồm những nội dung sau: 1.4.1. Tổ chức bộ máy và phân công công