LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ

5 286 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ 1. Thế nào là bán lẻ? Bán lẻ là tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm vật chất và các dịch vụ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và các tổ chức không kinh doanh. Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hóa từ một địa điểm cố định, như khu bách hóa tổng hợp, hoặc Ki-ốt, qua đường bưu điện, hoặc trong những số lượng nhỏ để người mua có thể tiêu thụ trực tiếp. Bán lẻ có thể còn bao gồm cả dịch vụ hỗ trợ như phân phối/đưa hàng. Người mua hàng có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong thương mại, người bán lẻ mua hàng hóa và sản phẩm với khối lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, hoặc thông qua người bán buôn, sau đó bán ra với khối lượng nhỏ hơn cho người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ nằm ở đoạn cuối của chuỗi cung cấp. Nó là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ, từ đây hàng hoá kết thúc quá trình lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng cá nhân; giá trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ. Thông thường, bán lẻ được tiến hành trong mạng lưới thương nghiệp bán lẻ (các cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng, kiôt, quán hàng, nhà ăn, xe hàng lưu động, vv.). Trong lĩnh vực bán lẻ, mỗi lần chỉ bán một số lượng nhỏ, nhưng cũng có trường hợp bán lẻ những lô hàng lớn, chẳng hạn bán hàng cho những đơn vị tiêu dùng tập thể (trường học, trại điều dưỡng, tổ chức .). Doanh số bán lẻ là tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội. 2. Vai trò của bán lẻ. Đem hàng hóa đến với người tiêu dùng. Một nhà sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể tiếp cận được khác hhàng của mình nếu không thông qua hệ thống bán lẻ. Vì không một nhà sản xuất nào có đủ khả năng để hàng hóa của mình có thể len lỏi mọi ngóc ngách từ thành thị cho đến nông thôn mà không qua trung gian. Bản thân người tiêu dùng cũng vậy, với nhu cầu ít của mỗi người họ sẽ tìm đến các cửa hàng bán lẻ cho thuận tiện hơn là tìm đến tận nơi nhà sản xuất. Phản hồi( Feedback). Chính số lượng bán hàng mỗi ngày, nhu cầu của người tiêu dùng ra sao thông qua doanh số thu mua từng mặt hàng trong các hệ thống phân phối bán lẻ giúp nhà sản xuất nắm bắt được sở thích, thị hiếu khách hàng của mình. Từ đó giúp họ đưa ra các chiến lược sản phẩm sao cho phù hợp thị trường. Thông qua hệ thống bán lẻ hàng hóa, mà người tiêu dùng được tiếp cận trực tiếp với sản phẩm, được tận tay sờ, chạm vào sản phẩm nên dễ dàng bỏ tiền để có sản phẩm đó. Nếu nhà sản xuất không có hệ thống bán lẻ, chỉ thông qua quảng cáo thì người tiêu dùng khó chấp nhận sản phẩm của họ. Có thể nói bán lẻ đã giúp cho nhu cầu thị trường được thỏa mãn. Chia lẻ. Là việc nhà bán buôn phải thông qua nhà bán lẻ để bán hàng hoá và dịch vụ của minh. Do đó từ một khối lượng hàng hoá ban đầu mà nhà bán buốn có thể chia lẻ ra cho nhiều nhà bán lẻ để họ mang đến cho người tiêu dùng. Như vậy các nhà bán lẻ sẽ thông qua khu vực bán hàng của mình mà cung cấp sản phẩm một lượng sản phẩm chứ không bán lớn như nhà bán buôn hay nhà sản xuất. Dự trữ. Có những mặt hàng khi sản xuất ra thì kho dự trữ hàng hóa là điều làm cho các nhà sản xuất lo lắng nhất. Như một công ty sản xuất xe hơi hàng đầu ở Nhật, bình quân một ngày cho xuất xưởng 1000 chiếc xe hơi, họ sẽ làm gì với sản lượng hàng hóa khổng lồ của mình nếu không có hệ thống bán lẻ cả nước “ giữ hộ”. Ngoài ra, bán lẻ là hệ thống dự trữ tài chính của các nhà sản xuất. Bởi hiện nay không phải lúc nào các nhà phân phối cũng giao tiền ngay sau khi nhận hàng từ nhà sản xuất, mà phải sau một thời gian bán hàng, luân chuyển tiền, thì đồng vốn mới quay trở lại vào tay nhà sản xuất. 3. Các định chế bán lẻ ở Việt Nam. Specialty store – Cửa hàng chuyên doanh. Cửa hàng chuyên kinh doanh là một loại cửa hàng chuyên kinh doanh mộtnhóm mặt hàng nhấtđịnh, theo hai hướng chuyên doanh hẹp (là loại cửa hàng chỉ bán một nhóm sản phẩm của một nhà cung cấp, như cửa hàng chuyên bán sữa củaVinamilk) hay chuyên doanh rộng (là loại cửa hàng bán cùng một loại sản phẩm của nhiều nhà cung cấp, như ở Việt Nam thì có cửa hàng thegioididong.com chuyên bán các loại điện thoại của nhiều hãng). Đến các cửa hàng chuyên doanh này người mua sẽ được lựa chọn nhiều sản phẩm cùng chủng loại được bày bán tại đây với số lượng phong phú, nhiều mẫu mã. Ngoài ra khách hàng sẽ được cửa hàng tư vấn, được hướng dẫn tận tình… tuy nhiên giá sẽ cao hơn những cửa hàng bán lẻ khác. Những cửa hàng chuyên doanh này dễ đi vào lòng người tiêu dùng nhờ hình ảnh, nhãn hiệu của mình cộng với một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Điểm khác biệt của cửa hàng chuyên doanh so với cửa hàng bách hoá tổng hợp (Department store) và siêu thị (Supermarket) là cửa hàng chỉ bán chuyên sâu một nhóm hàng, và nếu chỉ tính riêng trong nhóm mặt hàng này thì các hình thức khác cũng không đa dạng bằng. Department store – Cửa hàng bách hóa tổng hợp. Là loại cửa hàng kinh doanh rất nhiều chủng loại mặt hàng. Có thể nói đến đây người tiêu dùng dễ dàng kiếm được món hàng mà mình đang cần. Đây là loại cửa hàng có cấu trúc cao hơn các cửa hàng bình thường với trang thiết bị hiện đại, hòan hảo, dịch vụ miễn phí. Hiện nay tại Việt Nam số lượng các cửa hàng bách hóa tổng hợp khá nhiều, bởi người tiêu dùng rất thích đến các cửa hàng có nhiều mặt hàng do sự thuận tiện của nó. Tuy nhiên các cửa hàng bách hóa tổng hợp thường gặp nhiều rủi ro hơn các cửa hàng khác bởi số lượng hàng hóa tồn kho thường lớn. Ở Việt Nam các cửa hàng chuyên doanh thường được bố trí tại các tầng của một tòa nhà nào đó. Mặt hàng thường được trưng bày là nữ trang,mỹ phẩm, quần áo thời trang, thiết bị dụng cụ trong nhà . Department store đầu tiên xuất hiện trên thế giới là ở Pháp. Department store Bon Marche hoạt động vào năm 1838 dưới sự điều hành của 1 doanh nhân người Pháp tên Aristide Boucicaut. Đến 1852 các sản phẩm hàng hoá được bày bán đa dạng trong 1 tòa nhà. Ở đây các hàng hóa hóa được bán với giá cố định kèm theo các dịch vụ ưu đãi như là khách hàng có thể đổi hoặc trả lại hàng hoá trong khoảng thới gian xác định. Đến nay Department store có thể được xem là 1 loại hình bán lẻ thịnh hành nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Sự phát triển không chỉ dừng lại ở 1 cửa hàng, ở 1 khu vực mà nó đã phát triển lên thành các chuỗi ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia trên thế giới như David Jones (Úc), Marcy (Mỹ), Sears(Mỹ), Pillars (Mỹ), . Chain store – Chuỗi cửa hàng. Là một hệ thống các cửa hàng giống nhau về mặt hàng hóa kinh doanh (90% hàng hóa buôn bán là giống nhau, còn khoảng 10% là các mặt hàng khác do mỗi cửa hàng tự quyết định và về sở hữu, quản thì thống nhất từ một công ty mẹ. Cũng có một khái niệm khác định nghĩa chuỗi cửa hàng như là một chuỗi bán lẻ gồm hệ thống các cửa hàng bán lẻ giống nhau ( về hình thức, cơ cấu tổ chức,quản lý…) và thuộc quyền sở hữu của cùng một công ty mẹ, hoặc thuộc sở hữu của một cá nhân hay công ty khác hoạt động dưới hình thức nhượng quyền(franchising) hay hợp đồng (contract)với công ty mẹ. Với số lượng cửa hàng mà nhỏ hơn 10 được xem là chuỗi nhỏ, lớn hơn 10 được xem là chuỗi lớn. Một hệ thống các cửa hàng giống nhau từ hàng hóa đến cách bài trí sẽ rất dễ đi vào lòng người tiêu dùng. Lợi thế của chuỗi cửa hàng: - Lợi thế quy mô: càng bán nhiều thì càng giảm được chi phí, gồm : phí vận chuyển giảm, discount lớn, được hưởng các khoản xúc tiến (promotion) từ nhà sản xuất. - Hưởng được lợi từ một chính sách Marketing chung của công ty mẹ. - Phân tán được rủi ro ở các thị trường khác nhau. - Hình ảnh cửa hàng được người tiêu dùng chấp nhận. - Sức mạnh của cửa hàng đối với các đối tác có khuynh hướng tăng lên Các hình thức của chuỗi cửa hàng: - Business chains: Là hệ thống các cơ sở (địa điểm) kinh doanh giống nhau, cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ, sự thống nhất về quản lý, nguồn cung cấp, chương trình đào tạo, nhân sự. Chúng có thể là một phần của công ty đơn nhất, hoặc hoạt động dưới dạng nhượng quyền (franchising ). - Restaurant chains: Là một sự tập hợp của các nhà hàng có mối liên quan, thường thì cùng tên, khác địa điểm, cùng thuộc sở hữu của cùng một công ty hay thông qua các hợp đồng nhượng quyền. Đặc trưng của loại hình này là được xây dựng theo một khuôn khổ thống nhất, thực đơn được chuẩn hóa, và loại hình kinh doanh tiêu biểu của mô hình này đó là hệ thống các cửa hàng thức ăn nhanh. 1.3.4. Discount Store – Cửa hàng giảm giá. Cửa hàng giảm giá thực chất là một dạng của cửa hàng bách hoá tổng hợp (department store), chuyên bán các sản phẩm với giá rẻ hơn các nhà bán lẻ truyền thống. Hầu hết các cửa hàng loại này thường mang đến cho khách hàng sự đa dạng về chủng loại hàng hoá. Tuy nhiên cũng có một số cửa hàng giảm giá chỉ chuyên bán một số loại mặt hàng nhất định như trang sức, các thiết bị và dụng cụ điện…Cũng cần nói rõ ở đây các cửa hàng giảm giá không phải là dạng cửa hàng một đô ( Dollar Store) – loại cửa hàng chuyên bán sản phẩm với giá một đô hoặc thấp hơn. Bởi vì, tại cửa hàng giảm giá người ta có thể mua nhiều loại nhãn hiệu hàng hoá và giá cả cho từng chủng loại cũng có nhiều khác biệt. Ngày nay cửa hàng giảm giá xuất hiện khá phổ biến tại Mỹ và nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ cũng ít ai biết là sự ra đời của loại cửa hàng này là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, khi mà một loạt các nhà bán lẻ tại Mỹ đã bắt đầu thấy lợi ích của chiến thuật giảm giá để hấp dẩn nhiều khách hàng hơnđể rồi từ đó tằn lợi nhuận nhờ tính quy mô. Supermarket -Siêu thị. Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ được chia ra nhiều khu vực, bộ phận cung cấp nhiều loại mặt hàng khác nhau như: thức ăn, quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, … Nó có qui mô lớn và có nhiều sự lựa chọn hơn là cửa hàng báchhóa truyền thống. Ở Việt Nam, siêu thị là một loại hình giải trí văn hoá nhằm thỏa mãn nhu cầu nhìn ngắm và chọn lựa của người dân – là hình thức bán lẻ giành cho mọi đối tượng xã hội. Tuy chỉ mới phát triển tại Việt Nam năm 1994, từ 10 siêu thị ở 4/64 tỉnh thành phố thì 10 năm sau đã có khoảng 150 siêu thị đang hoạt động tại 25 tỉnh thành. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của kênh phân phối hiện đại này khoảng15%-20%. Từ chỗ chỉ chiếm dưới 3% thị phần bán lẻ, siêu thị đã tăng lên khoảng trên 20% và tốc độ này vẫn chưa dừng lại. Người tiêu dùng Việt Nam đã có xu hướng chuyển từ mua sắm tại chợ truyền thống sang mua sắm tại siêu thị. Ở Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội hiện nay có trên 80% hộ gia đình có thói quen đi chợ hảng ngày. Chỉ hơn 10% hộ thích đi siêu thị thay cho đi chợ hàng tuần nhưng nếu chỉ đi 1 lần/tháng thì con số tăng lên tới hơn 60%. Một số siêu thị mà người dân đến như Maximak, Big C, Metro, Citimart,… mỗi siêu thị có những đặc trưng và ưu điểm riêng. Dollar Store – Cửa hàng một đô. -Khái niệm: Cửa hàng một đô là loại cửa hàng chỉ bán những món hàng có giá trị thấp từ một USD trở xuống. - Sản phẩm kinh doanh (thường thấy trong các cửa hàng một đô). * Dụng cụ làm sạch: bọt biển, bình xịt, giẻ lau, dụng cụ hốt rác… * Dụng cụ nhỏ: tua-vít, cờ-lê,đèn pin, móc khóa, dây thừng. * Dụng cụ nhà bếp: dao, đồ bóc vỏ, chén, đĩa…. * Dụng cụvăn phòng nhỏ: bút, giấy, kẹp giấy, tẩy * Dụng cụ trang trí trong các ngày lễ:đồ trang trí lễ giáng sinh, trứg phục sinh… * Dụng cụ làm vườn; kéo tỉa hoa…. * Và nhiều mặt hàng thông dụng có giá trị nhỏ khác như xà bông, đèn pin . - Khách hàng: * Khách hàng của cửa hàng một đô là mọi thành phần trong xã hội, nhưng đa phần họ có thu nhập không cao có thể cho rằng là thấp. * Họ cũng chỉ mua sản phẩm khi họ cần, hoặc sản phẩm hết bất ngờ, không có yếu tố mua nhiều để giảm giá hay mua dự trữ. * Độ tuổi của họ cũng rất khác biệt ( ví dụ một em nhỏ thì có thể mua tập vở, một người nội trợ thì có thể mua chén đĩa…) * Họ có thể ở thành thị, nhưng thường cửa hàng loại này phù hợp với người dân vùng nông thôn hơn. Hypermarket – Siêu siêu thị. -Khái niệm: Hypermarket là sự kết hợp của Siêu thị (supermarket) và cửa hàng bách hoá tổng hợp (Department store). Khách hàng sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi một không gian rộng lớn khoảng từ 45,000 dến 65,000 m2 và có thể rộng hơnvới hàng trăm nghìn chủng loại hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng cho dù đi cả ngày cũng không thể nào đi hết. -Sản phẩm: vì là sự kết hợp của hai mô hình bán lẻ quy mô lớn nên hàng hóa của hypermarket là sự cộng lại của mô hình này đồng thời còn có thêm những loại hàng hoá, dịch vụ mà các hình thức kia có thể không có như trạm xăng, cửa hàngthuốc, dịch vụ sữa xe là một ví dụ. Còn về giá cả, thì các Hypermarket không có khác biệt gì so với supermarket và Department Store. -Khách hàng: Khách hàng của hypermarket là những người có thu nhập cao, họ thường đến hypermarket vào những ngày cuối tuần để mua sắm và hưởng các dịch vụ mà loại hình này mang lại, cũng xin nói thêm là các hypermarket thường chỉ nằm vùng ngoại ô, vì nó quá rộng nên không thích hợp trong khu vực nội thành. . 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN LẺ 1. Thế nào là bán lẻ? Bán lẻ là tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán các sản phẩm vật chất và. động, vv.). Trong lĩnh vực bán lẻ, mỗi lần chỉ bán một số lượng nhỏ, nhưng cũng có trường hợp bán lẻ những lô hàng lớn, chẳng hạn bán hàng cho những đơn vị

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan