ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM VẬT LÝ Câu 1: 1,5 điểm + Xác định được thời gian âm truyền trong không khí là t 1 = 1056/330 = 3,2 s. Cho 0,5 đ + Biện luận: Vì đề bài cho 2 lần nghe cách nhau 3 s nên có 2 khả năng xảy ra: một là nghe được âm truyền từ sắt trước, hai là âm nghe được từ sắt sau. Nhưng trên thực tế môi trường truyền âm của sắt tốt hơn nhiều so với môi trường truyền âm của không khí nên tai người đó nghe được âm từ sắt trước. Cho 0,5 đ + Xác định đúng vận tốc truyền âm của sắt: v sắt = 1056/(3,2 – 3) = 5280 m/s Cho 0,5 đ Câu 2: (2 điểm) Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 0 C, vì sau khi có cân bằng nhiệt hỗn hợp bao gồm cả nước và nước đá nên nhiệt độ của nó cũng là 0 0 C. (0,5 đ) Nhiệt lượng mà nước (35 0 C) đã tỏa ra: Q tỏa = mc (t 1 – t 0 ) = 1,5.4200.30 = 189 000 J (0,5 đ) Gọi x là khối lượng nước đá đã bị nóng chảy. Nhiệt lượng mà nước đá thu vào để nóng chảy là: Q thu = x.λ = 340000.x (0,5 đ) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Q tỏa = Q thu => 340 000 x = 189 000: 340 000 = 0,55 kg Vậy khối lượng nước đá ban đầu là: 0,45 + 0,55 = 1,0 kg (0,5 đ) Câu 3: 2 điểm a. Vẽ hình đúng (cho 1 điểm) b. Gọi d là khoảng cách giữa hai gương từ đó xác định được khoảng cách giữa S 1 ’ và S 2 ’ = 4d nên d = 10 cm (cho 1 đ) Câu 4: 3,5 điểm (ý a: 1,5 đ, ý b: 2,0 đ) a. + Học sinh biết được trong tất cả các cách mắc thì cách mắc cả 3 điện trở nối tiếp với nhau là cách mắc có điện trở toàn mạch lớn nhất nên cường độ dòng điện trong mạch nhỏ nhất (cho 0,5 đ) + Tính đúng giá trị của Hiệu điện thế U = I.R = 0,5.12 = 6 V (cho 0,25 đ) + Xác định đúng 3 điện trở có cả thảy 8 cách mắc thành bộ (cho 0,5 đ) + Tính được các giá trị còn lại (cho 0,25 đ) b. Giả sử bóng đén có điện trở r, điện trở thanh AB là R ta có: Khi C nằm ở B, điện trở toàn mạch là r + R Khi C nằm ở vị trí BC = 3 AC giá trị điện trở toàn mạch là r + ¼ R 1 đ Khi C nằm ở A, điện trở toàn mạch chỉ còn lại r G 2 G 1 S 1 S 1 ’ S S 2 S 2 ’ d Theo bài ra ta có hệ phương trình: 0,5 = U:(R + r) (1) 1,0 = U:( ¼ R + r) (2) Chia (1) cho (2) vế theo vế rồi tính R theo r ta được R = 2r Thay vào (1) rồi tính tỷ số U/r ta được U/r = 1,5 đây chính là cường độ dòng điện khi C nằm ở vị trí A (cho 1 điểm) Câu 5: Hình vẽ: Sách giáo khoa Vật lý9 hiện hành 0,5 đ So sách để rút ra nhận xét: Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua cũng giống như đường sức từ của nam châm thẳng. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua cũng giống như từ trường của nam châm thẳng. 0,5 đ Chú ý: Học sinh có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa . CHẤM VẬT LÝ Câu 1: 1,5 điểm + Xác định được thời gian âm truyền trong không khí là t 1 = 10 56/ 330 = 3,2 s. Cho 0,5 đ + Biện luận: Vì đề bài cho 2 lần nghe. biết được trong tất cả các cách mắc thì cách mắc cả 3 điện trở nối tiếp với nhau là cách mắc có điện trở toàn mạch lớn nhất nên cường độ dòng điện trong mạch