1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc việt nam với các cơ quan trung ương của nhà nước cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay tt

28 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

NGUYỄN VĂN PHAHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM

Trang 1

NGUYỄN VĂN PHA

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT

NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

LUẬT Mã số: 9 38 01 06

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Quách Sĩ Hùng

Phản biện 1: .

Phản biện 2: .

Phản biện 3: .

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020

Trang 3

và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiền thân là Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam doĐảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lậpngày 18 tháng 11 năm 1930 Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khácnhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộcViệt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thốngnhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về tổ chức, hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam bằng pháp luật, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật.Các quy định về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị,mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980, Hiến phápnăm 1992, Hiến pháp năm 2013, đã từng bước được cụ thể hóa trong Luật Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa ánnhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân,Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chính phủ và nhiều văn bản pháp luật khác trong hơn 20 năm qua Các quy định trongcác văn bản pháp luật nêu trên đã hình thành một lĩnh vực pháp luật về mối quan hệ giữa

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ khi hình thành, pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã đi vào cuộc sống và đã đạt được những kết quả nhất định Vị thế củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam được nâng lên rõ rệt, phát huy ngày càng cao vai trò “là cơ

sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dânchủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước” theo chủtrương của Đảng và quy định của Hiến pháp Mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đã góp phần tăng cường và mở rộng quyền dân chủ của nhân dân trongtham gia quản lý nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và quá trình thực hiện pháp luật về mối quan hệgiữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương củanhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế,bất cập Hệ thống các quy định không đồng bộ; không ít những quy định còn hình thức,thiếu tính khả thi; tính quy phạm của pháp luật chưa chặt chẽ, thiếu tính ràng buộc trong

Trang 5

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Quá trình thực hiện pháp luật về mốiquan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trungương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạtđược thì nhiều nội dung thiếu hiệu quả có nguyên nhân từ những bất cập, hạn chế củapháp luật như vừa nêu trên Vì vậy vấn đề hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần được nghiên cứu về mặt lý luận, tổng kết thựctiễn cả về pháp luật và thực hiện pháp luật để có các giải pháp hoàn thiện theo yêu cầuxây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và yêu cầu xây dựng nhà nước phápquyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Vì các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: " Hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án

tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Dưới góc độ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Luận án nghiên cứu nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm một số nước Từ đó Luận án luận chứng cơ sở

Trang 6

khoa học và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệgiữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương củanhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mối

quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (thông qua hoạt động củaBan Thường trực, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) vớicác cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồmQuốc hội (Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội),Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Về thời gian: Luận án nghiên cứu pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1980 (khi lần đầu tiên Hiến pháp có quy định về Mặttrận Tổ quốc Việt Nam); trong đó chủ yếu đánh giá thực trạng pháp luật về mối quan hệgiữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương củanhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện mốiquan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; về vị trí, vai trò của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam; về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân; về hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận án sử dụng các phương phápnghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn như phương pháp phân tích tài liệu; phươngpháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp luật học so sánh; phương phápchuyên gia; phương pháp quy nạp và diễn dịch… để phân tích, luận giải các khái niệm,phạm trù có tính lý luận của hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích quá trình hình thành, phát triển và đánh giá thựctrạng, nguyên nhân; luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật

về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quanTrung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

5 Những điểm mới của luận án

Luận án đã xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm và nội dung điều chỉnh củapháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các

cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 7

Luận án đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật vềmối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quanTrung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời xác định cácyếu tố bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nay

Luận án đã rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quá trình thực hiệnpháp luật và hoàn thiện pháp luật qua nghiên cứu pháp luật về mối quan hệ giữa các tổchức có tính chất tương tự như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhà nước ở một số nước

Luận án đã phân tích, nêu ra những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạnchế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập ấy, từ đó xác định các quanđiểm, các giải pháp bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần làm phong phú thêm lý

luận về hoàn thiện pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, hệ

thống có tính chuyên sâu pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam với Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao Kết quả nghiên cứu của Luận án có giá trị tham khảo đối vớiviệc hoạch định chính sách, pháp luật của các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước có thẩmquyền về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơquan Trung ương của Nhà nước; đồng thời luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảophục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương,

12 tiết

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án được chia

thành hai nhóm: Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước và nhóm các công trình nghiên cứu có liênquan đến hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã công bố có những đóng góp quantrọng về lý luận và thực tiễn có thể tham khảo, chọn lọc để kế thừa trong quá trìnhnghiên cứu Luận án

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài Luận án đã cung cấpthêm các thông tin, kinh nghiệm để nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật vềmối quan hệ giữa công dân với nhà nước; giữa các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị -

xã hội với nhà nước và với đảng cầm quyền

1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ TIẾP CẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1 Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tiếp cận

Các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài Luận án đãnhận định, đánh giá ở các mức độ khác nhau về quyền lực nhà nước thuộc về nhândân Nhân dân tham gia xây dựng nhà nước và tham gia vào quản lý nhà nước bằng haihình thức, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêucầu tất yếu khách quan bao gồm kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong giữa các cơquan nhà nước với nhau và kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài là giám sát,phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận và giámsát trực tiếp của người dân

Các kết quả nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã làm rõ hơn về vị trí, vaitrò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; trong xâydựng chính quyền nhân dân; trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạtđộng của các cơ quan nhà nước Một số công trình khoa học đã đánh giá được thực trạngnhững quy định của pháp luật về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nêu một số giải pháp vềphát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng Nhà nước; bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Trang 9

1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về mặt lý luận: Cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa về vai trò của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phảnbiện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước" Theo đó, cần nghiên cứu để xác định

vị trí, vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chínhtrị nói chung và trong quan hệ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và các cơ quan

tư pháp Trung ương; xây dựng khái niệm, tiêu chí hoàn thiện, điều kiện bảo đảm hoànthiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vớicác cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Các vấn đề tiếp tục nghiên cứu, giải quyết gồm phân tích, đánh

giá toàn diện quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế vàchỉ ra những nguyên nhân hạn chế để từ đó xác định quan điểm, phương hướng giảipháp hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam theo yêu cầu và điều kiện hiện nay

2.1.1 Khái niệm, cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Từ việc phân tích về hệ thống chính trị; cấu trúc và đặc điểm của hệ thống chínhtrị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệthống chính trị, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học, Luận án đã xâydựng khái niệm về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1.2 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị và trong mối quan hệ với Nhà nước

Luận án đã nêu khái quát quá trình hình thành và phát triển của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam từ khi thành lập (năm 1930) để khẳng định sự ra đời và phát triển của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam luôn luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt

Trang 10

Nam, gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Luận án khái quát quan điểm của Đảng và quy định của Hiến pháp về vị trí củaMặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làthành viên của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, được tổchức ở các đơn vị hành chính Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Luận án đã nêu được các vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc vậnđộng các tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo củaĐảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ,công chức, viên chức; góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm phápluật và các chương trình, dự án, đề án của nhà nước có liên quan đến quyền và lợi íchcủa đông đảo các tầng lớp nhân dân; là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

2.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.2.1 Khái niệm pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam bao gồm các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy định của Hiếnpháp và các văn bản pháp luật khác có liên quan, bao gồm các quan hệ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Quốc

hội gồm bốn nhóm quan hệ: (1) phối hợp trong công tác xây dựng pháp luật; (2) phốihợp trong công tác bầu cử đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; (3) phối hợp trongcông tác giám sát và (4) phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đạibiểu Quốc hội, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân

Thứ hai, quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chủ

tịch nước gồm bốn nhóm quan hệ: (1) phối hợp trong công tác vận động nhân dân, tậphợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; (2) phối hợp trong việc tuyển chọn, bổnhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên; (3) phối hợp trong việc thực hiện quyết định củaChủ tịch nước về đặc xá và (4) phối hợp trong việc Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm

án tử hình

Thứ ba, quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính

phủ gồm ba nhóm quan hệ: (1) phối hợp trong công tác xây dựng chính sách, pháp luật;(2) phối hợp tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước góp phần thamgia giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an

Trang 11

sinh xã hội và (3) phối hợp trong việc phát huy dân chủ, tham gia xây dựng chính quyềntrong sạch, vững mạnh, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết ý kiến, kiến nghịcủa cử tri và khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thứ tư, quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ

quan tư pháp ở Trung ương gồm ba nhóm quan hệ: (1) phối hợp trong công tác tuyểnchọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân; (2) phối hợp trongcông tác xây dựng pháp luật và (3) phối hợp trong công tác giám sát

Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam bao gồm một số phương pháp chủ yếu: (1) phương pháp phối hợpbình đẳng; (2) phương pháp đối thoại, trao đổi tạo sự đồng thuận; (3) phương pháp sửdụng chế tài: trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện chức năngnhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên trong các mối quan hệ cụ thể

2.2.2 Đặc điểm và vai trò của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namvới các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bêncạnh những đặc điểm chung về quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chínhtrị còn có một số đặc điểm riêng: (1) Nhân dân thực hiện quyền lực của mình, quyền làmchủ của mình ngoài việc thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hộiđồng nhân dân các cấp, còn thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chứcthành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác; (2) Mối quan hệ giữa Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của Nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quan hệ giữa một bên là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; góp ý, phản biện xã hội đối với dự thảochính sách, pháp luật với một bên là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhchính sách, pháp luật và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật nhằm phát triển đất nước

Pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namvới các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một

số vai trò chủ yếu: (1) Khẳng định địa vị pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong

hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Cụ thể hóa và tạo

cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, thamgia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; (3) Tạo cơ chế để Nhà nước phối hợp với Mặttrận huy động trí tuệ của các tầng lớp nhân dân giám sát, phản biện xã hội những chủtrương, chính sách do cơ quan nhà nước chủ trì soạn thảo, bảo đảm các chính sách, pháp

Trang 12

luật thực sự đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhândân; (4) Tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước chủ động phối hợp với Mặt trận trong quá trìnhquản lý, điều hành đất nước; tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động nhân dân

và cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội

2.2.3 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nội dung điều chỉnh của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có thể xác định gồm các nhóm quy phạm pháp luật sau đây:

Thứ nhất: Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Quốc hội, bao gồm:

- Trong công tác xây dựng pháp luật: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy banThường vụ Quốc hội; tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp; góp ý, phản biện xãhội đối với dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản pháp luật tráiHiến pháp và pháp luật; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật,pháp lệnh; phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành nghị quyếtliên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao

- Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Mặttrận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phốihợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với ngườiứng cử; tham gia giám sát cuộc bầu cử; tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện phápluật về bầu cử

- Trong công tác giám sát: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cóquyền gửi đề nghị, kiến nghị về nội dung giám sát của Quốc hội đến Ủy ban Thường vụQuốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình giám sát hằng năm củaQuốc hội trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan và Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

tổ chức thành viên của Mặt trận có thể được mời tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội;Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam cấp tỉnh có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứngđáng với sự tín nhiệm của nhân dân

- Trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội: Ủy ban Thường vụQuốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợpchỉ đạo hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; phối hợp chỉ đạo công tác tổnghợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân qua các cuộc tiếp xúc để báo cáo tại kỳhọp Quốc hội; Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước

do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụQuốc hội trình

Trang 13

Thứ hai: Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chủ tịch nước, bao gồm:

- Trong công tác tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Hai bên phốihợp trong việc góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với việc phát huydân chủ trong đời sống xã hội, tham gia xây dựng chủ trương của Đảng và pháp luật củaNhà nước

- Trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên: Đại diện Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia các hội đồng tuyển chọn Thẩmphán và Kiểm sát viên để lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để trình Chủ tịch nước bổnhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao

- Trong việc thực hiện quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá và xét đơn xin ângiảm án tử hình: Đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Hộiđồng tư vấn đặc xá để tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước trong việc thực hiện hoạtđộng đặc xá; phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước xử lý một số trường hợp cụ thể về

ân giảm án tử hình

Thứ ba: Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính phủ, bao gồm:

- Chính phủ mời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia các bansoạn thảo, tổ biên tập một số dự án luật và gửi dự thảo để Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam góp ý, phản biện xã hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namchủ động tổ chức góp ý, phản biện xã hội các dự án văn bản quy phạm pháp luật có liênquan đến quyền và nghĩa vụ của đông đảo các tầng lớp nhân dân; phối hợp với Chính phủban hành nghị quyết liên tịch để quy định những vấn đề được pháp luật giao

- Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chứccác phong trào thi đua yêu nước trong các ngành, các cấp, các giới đồng bào; ban hànhcác cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam tổ chức các phong trào, các cuộc vận động

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận độngnhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật; giám sát hoạt động của cơquan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức; giám sát công tác phòng,chống tham nhũng của Chính phủ và chính quyền các cấp; phối hợp với Chính phủ trongcông tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Chính phủ ban hành

cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho Mặt trận và các tổ chức thành viên củaMặt trận thực hiện các nội dung trên

Thứ tư: Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan tư pháp ở Trung ương, bao gồm:

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia Hội đồng tuyển chọn,giám sát Thẩm phán quốc gia; Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân tối cao và Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểmsát viên cao cấp để tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm

Trang 14

làm Thẩm phán và Kiểm sát viên; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phốihợp với Tòa án nhân dân tối cao để hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàTòa án nhân dân các địa phương phối hợp lựa chọn người đủ tiêu chuẩn để Hội đồngnhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bầu làm Hội thẩm nhân dân.

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức góp ý, phản biện xã hộicác dự án luật do Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạnthảo; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tạo điềukiện để Mặt trận góp ý, phản biện và giải trình các ý kiến góp ý, phản biện của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên củaMặt trận có quyền giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩmquyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan tiến hành

tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

2.3 TIÊU CHÍ, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2.3.1 Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bên cạnh tuân thủ những tiêu chí chung của hoàn thiện pháp luật theo hệ thốngpháp luật, Luận án đã nêu một số tiêu chí cụ thể của việc hoàn thiện pháp luật về mốiquan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trungương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: phải bảo đảm sự đầy

đủ, toàn diện của pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam; phải bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất giữa Hiến pháp và các văn bản quy phạmpháp luật liên quan; phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu thực tại và xuhướng xây dựng, mở rộng dân chủ, thực thi hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trựctiếp của nhân dân; phải có tính ràng buộc trên cơ sở phân công, phối hợp cộng đồngtrách nhiệm giữa các bên…

2.3.2 Các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về mối quan hệ giữa Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Trung ương của nhà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cơ bản phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm hoàn thiệnpháp luật nói chung Với mỗi điều kiện bảo đảm đều có những nét đặc thù trong mốiquan hệ giữa một bên là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng rãi nhất

Ngày đăng: 25/11/2020, 06:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w