1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo thực tập kế toán NEU tại công ty cổ phần thiết kế lục giác

20 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 155,5 KB

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác...1 1.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...1 1.3.. Để quản lý tốt chi phí trong doa

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 1

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC 1

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác 1

1.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất công trình 2

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý KD (Phụ lục 05, trang số 5) 2

PHẦN II 4

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 4

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC 4

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Thiết Kế Lục Giác 4

2.2 Chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty 4

2.3 Tổ chức công tác kế toán và một số phân hành kế toán tại công ty 5

2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền 5

2.3.2 Kế toán Tài sản cố định hữu hình 7

2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9

2.3.4 Kế toán nguyên liệu, vật liệu 11

2.3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12

PHẦN III 17

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN 17

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 17

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC 17

3 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 17

3.1 Về điểm mạnh 17

3.2 Những tồn tại cần khắc phục 18

3.3 Một số kiến nghị về công tác kế toán tại Công ty CP Thiết Kế Lục Giác 18

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực một cách toàn diện

và sâu sắc để đứng vững và phát triển Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách kinh tế cũng như trong quan hệ kinh tế đối ngoại Các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng cần phải hoàn thiện

để cạnh tranh đững vững được trên thị trường Yếu tố giá cả phản ánh vào trong sản phẩm cũng như mức sinh lời mà doanh nghiệp mong muốn, vì vậy vấn đề hạ giá thành sản xuất sẽ tạo ra nhiều ưu thế trong cuộc cạnh tranh trên thị trường Để quản lý tốt chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi công tác hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng, là công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình thực tập 2 tháng tại công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác em đã viết báo cáo gồm 3 phần:

- Phần 1: Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác

- Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế

toán tại công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác

- Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác

kế toán trong công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác

Do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót Em rất mong sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô

Hà Nội, tháng 5 năm 2014.

Sinh viên

Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Trang 3

PHẦN 1

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác

Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác được thành lập ngày 20/5/2005 và hoạt động theo luật doang nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và đăng ký kinh doanh theo giấy phép kinh doanh số 0101657828 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp

Công ty Cổ Phần Thiết kế Lục Giác là công ty cổ phần do 4 cổ đông góp vốn lại Giữ cổ phần lớn nhất đồng thời là Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Tuấn Việt với 46% Giữ vai trò Giám đốc Tài Chính với số cổ phần chiếm 30% Còn lại là 2 cổ đông giũa vai trò Giám đốc sản xuất là ông Ngô Văn Quyền 14%, ông Nguyễn Thanh Hải chiếm 10% với chức vụ Giám đốc Maketing Công ty đi vời hoạt động với số vốn điều lệ là 4.200.000.000đ Trụ

sở đăng ký đặt tại : Tầng 21-23 Toà nhà C’land, 156 Xã Đàn 2, P Nam Đồng,

Q Đống Đa, TP Hà Nội Công ty có số nhân viên là 146 người bao gồm cả nhân viên văn phòng, công nhân phân xưởng

Mã số thuế: 010165728

Xưởng sản xuất: 35/115 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: Công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác với ngành kinh doanh đa dạng phong phú nhưng ngành chính là sản xuất, lắp đặt các gian hàng cho các hãng điện tử ( LG, Toshiba, Samsung, Sony….) tại các siêu thị trên toàn quốc, bên cạnh đó là tổ chức sự kiện ivent ( Amways, Show room Nissan…)

1.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Cùng với sự phát triển chung của ngành sản xuất công nghệ điện tử, dịch vụ, công ty Cổ Phần Thiết Kế Lục Giác ngày càng lớn mạnh về doanh

số, chất lượng sản phẩm, thâm nhập sâu hơn vào thị trường, ký kết được với

Trang 4

nhiều khách hàng lớn,góp phần mang sản phẩm điện tử đến với người tiêu dung nhiều hơn Năm 2013 doanh thu thuần của công ty là 8.808.052.860đ , tăng 903.523.097đ với tỷ lệ tăng là 11,43% so với năm 2012 Bên cạnh đó ta cũng thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 đã tăng so với 2012 là 427.849.329 đồng với tỷ lệ tương ứng 34.7%

Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng (Phụ lục

01, trang số 1)

1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất công trình

Các công trình được đưa vào sản xuất theo công nghê khép kín, qui mô sản xuất hiện đại, tiên tiến

Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty (Phụ lục 02, trang số 2)

Sau khi tham gia đấu thầu thành công, Công ty bắt đầu thi công công trình theo một quy trình nghiêm ngặt và khép kín

1 Đội thi công nhận bản vẽ, kiểm tra và đi vào sản xuất theo đúng bản thiết kế

2 Đội thi công tính toán NVL cần dừng cho toàn công trình, và trình lên giám đốc sản xuất kiểm tra ính toán gọi đồ

3 Sau khi sản xuất song là phần hoàn thiện trước khi đi lắp

4 Đội thi công sau khi hoàn thiện song, bàn giao cho giám đốc, giám sát, phòng khách hàng kiểm tra chất lượng trước khi mang đi lắp

5 Sau khi phòng khách hàng liên hệ với bên cong trình xin lịch lắp, đội sản xuất chuyển gian hàng tới nơi cần lắp đặt

6 Thực hiện nghiệm thu

7 Nghiệm thu công trình đúng thiết kế, tiêu chuẩn Công ty tiến hành bàn giao cho bên B

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý KD (Phụ lục 05, trang số 5)

Tổng giám đốc công ty là người có quyền lực cao nhất và quyết định mọi hoạt động của công ty

Cơ cấu tổ chức trong công ty gồm:

- Tổng giám đốc và giám đốc Maketing, giám đốc Tài Chính, giám đốc sản xuất

Trang 5

- 5 phòng nghiệp vụ: phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch vật tư, phòng IT , phòng tổ chức hành chính, phòng mua, công nợ

- Các khối phòng ( bam): khách hàng, dự án, thiết kế

- 1 phân xưởng sản xuất

Về chức năng cụ thể của từng bộ phận phòng ban:

+ Tổng giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm chung về toàn

bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tòan Công ty: giao dịch, ký kết các hợp đồng, quyết định các chủ trương chính sách lớn về đầu tư, đối ngoại… Trực tiếp quán lý tất cả các giám đốc, phòng bam, là người đưa ra quyết định cuối cùng của các công việc

+ Giám đốc Maketing: Là người giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác kế hoach, chiến lược phát triển của công ty, theo dõi lượng khách hàng Là người quản lý các phòng bam 1+ bam2+ dự án

+ Giám đốc Tài Chính: là người trực tiếp quản lý phòng kế toán- tài vụ Theo sát tính hình hoạt động tài chính của công ty, kiểm tra BCTC, Thuế…

+ Giám đốc sản xuất: Là người quản lý phân xưởng sản xuất, luôn theo sát, thúc đẩy công nhân sản xuất, đảm bảo chất lượng, thười hạn bàn giao công trình, quá trình bảo hành

+ Phòng Kế toán- tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán công tác kế toán, các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ, lập các báo tài chính, theo dõi tình hình tài chính của công ty Phòng hành chính theo dõi công, các công tác đoàn, chế độ

+ Phòng Tổ chức - Hành chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch về mặt nhân

sự, lập kế hoạch tiền lương và cung cấp thông tin cho Ban giam đốc

+ Phòng khách hàng ( Bam 1+ Bam 2): Duy trì, theo dõi các khách hàng cũ, và tìm khách hàng mới cho công ty

+ Phòng dự án: Lập,quản lý, thực hiện các dự án lớn của công ty

+ Phòng thiết kế 3D và đồ hoạ: Sau khia phòng Bam chuyển ý kiến, yêu cầu của khách hàng, phòng thiết kế sẽ thiết kế các bản vẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

+ Các phân xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ mà công ty đã đề ra Là đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp đặt bảo hành công trình

Trang 6

PHẦN II TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ LỤC GIÁC

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Thiết Kế Lục Giác

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp (Phụ lục 03, trang số 3)

Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung gồm có: + Kế toán trưởng: Đứng đầu phòng kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán, kiểm tra lại thông tin, số liệu trên sổ sách mà các kế toán viên đã ghi chép, lập các báo cáo theo quy định của pháp luật

+ Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL, kho thành phẩm, kho hàng hoá về các số lượng và giá trị, khớp sổ tồn kho theo dõi về mặt số luợng

+ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kiêm kế toán Thuế + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kiêm thủ quỹ

+ Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản doanh thu công trình, công nợ các đơn vị thuê sản xuất công trình, chạy sự kiện

+ Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay kiêm kế toán thanh toán

2.2 Chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty

- Hệ thống tài khoản được sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

- Kỳ kế toán: Báo cáo tài chính được lập hàng tháng, quý , năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng VN

- Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N

- Công tác sổ sách và ghi chép kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

(Phụ lục 10, trang số 10)

- Hình thức tổ chức kế toán: Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung Toàn bộ được xử lý ở phòng kế toán

- Phương pháp kê khai và tinh thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Trang 7

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

- Phương pháp định giá xuất hàng tồn kho: bình quân gia quyền

- Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Thẻ song song

2.3 Tổ chức công tác kế toán và một số phân hành kế toán tại công ty

2.3.1 Kế toán vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền là TK dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong quan hệ thanh toán

2.3.1.1 Kế toán tiền mặt

TK sử dụng TK 111 TK này dùng để phản ánh tình hình thu chi tại

quỹ tiền mặt của công ty Kế toán tiền mặt của công ty có trách nhiệm mở sổ

kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ sau mỗi lần nhập

và xuất quỹ mỗi ngày

Các chứng từ sử dụng bao gồm:

- Phiếu thu (mẫu số 01-TT)

- Phiếu chi (mẫu số 02- TT)

- Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03- TT)

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04- TT)

- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05- TT)

- Biên lai thu tiền (mẫu số 06- TT)

Sổ kế toán sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ cái TK 111.

2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng

Trang 8

TK sử dụng TK112: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình

hình biến động tăng giảm các khoản tiền gửi tại ngân hàng của công ty

Các chứng từ sử dụng:

- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng

- Các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chúng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi

Sổ kế toán sử dụng: Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ cái TK112.

Ví dụ 1:

+ Ngày 15/09/2013 xuất quỹ tiền mặt 16.500.000 VNĐ (Thuế VAT 10%) mua NVL chính gỗ của Công Ty TNHH Thương Mại Vương Thanh

Căn cứ vào phiếu chi (Phụ lục 24, trang số 24), kế toán định khoản

như sau:

Nợ TK152 15.000.000đ

Nợ TK1331 1.500.000đ

Có TK 111 16.500.000đ

Ví dụ 2:

Ngày 30/09/2013 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 200.000.000đ, căn

cứ phiếu thu (Phụ lục 25, trang số 24), kế toán định khoản:

Nợ TK 111: 200.000.000đ

Có TK 112: 200.000.000đ

2.3.1.3 Kế toán tiền đang chuyển

TK sử dụng TK113: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện

để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, báo Nợ với các khoản khách hàng trả nợ

Ví dụ 3:

Ngày 31/09/2013 Công ty xuất tiền mặt 150.000.000đ gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận đươc giấy báo có của ngân hàng kế toán định khoản:

Nợ TK113: 150.000.000đ

Trang 9

Có TK111: 150.000.000đ

2.3.2 Kế toán Tài sản cố định hữu hình.

Kế toán TSCĐ phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm toàn bộ tài sản cố đinh thuộc quyền sở hữu của công ty Áp dụng theo thông tư 45/2013/TT-BTC

a) Các TSCĐ hiện có ở công ty.

Phân loại TSCĐ : phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia ra thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình

+ TSCĐ hữu hình của công ty bao gồm:

- Trụ sở làm việc, nhà kho, nhà xưởng

- Máy móc thiết bị: Máy móc, thiết bị sản xuất ( máy cắt, máy dán cạnh, máy CNC…)

- Phương tiện vận tải : ô tô tải Huynhdai 1,25 tấn

+ TSCĐ vô hình của công ty bao gồm:

- Chi phí về đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển…

Đánh giá TSCĐ xuất phát từ yêu cầu quản lý về chất lượng thiết bị, đơn

vị tổ chúc, kiểm tra đánh giá tiêu chí chất lượng để có cơ sở lập kế hoạch sản xuất cho năm sau

b)

Kế toán chi tiết TSCĐ :

* Tại phòng kế toán, kế toán sử dụng thẻ và sổ TSCĐ để ghi chép, theo dõi số hiện có, tình hình tăng giảm và hao mòn TSCĐ

* Thẻ TSCĐ dùng để ghi chép, theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ: nguyên giá, tình hình tăng giảm, giá trị còn lại, hao mòn luỹ kế dựa vào các chứng từ

có liên quan

* Tại đơn vị sử dụng TSCĐ : mở sổ theo dõi TSCĐ theo đơn vị sử dụng

 Căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ là:

+Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01- TSCĐ)

+Biên bản thanh lý TSCĐ( mẫu 02- TSCĐ)

+Biên bản đánh giá lại TSCĐ( mẫu 04- TSCĐ)

+Biên bản kiểm kê TSCĐ( mẫu 05- TSCĐ)

Trang 10

+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu 06- TSCĐ)

* Sổ TSCĐ để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tình hình hao mòn

c)Tài khoản sử dụng :

Các tài khoản được sử dụng trong công ty bao gồm:

+ TSCĐ hữu hình (TK211): tài khoản này phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ hữu hình của công ty theo nguyên giá

+ TSCĐ thuê tài chính (TK212)

+ Hao mòn TSCĐ (TK214)

d) Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng( khấu hao nhanh), công thức như sau:

Mức khấu hao bình quân năm = Giá trị phải tính khấu hao

Số năm sử dụng

Mức khấu hao bình quân tháng = Mức K.Hao bình quân năm

12 tháng

e) Kế toán tăng giảm TSCĐ:

 Kế toán tăng tài sản cố định

Trường hợp TSCĐ của công ty tăng do được giao vốn, nhận góp vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, do được viện trợ, tặng , biếu

Ví dụ: Trong tháng 09/2013 công ty mua một máy cắt CNC trị giá mua

chưa thuế là 560.000.000đ, thuế VAT10% Công ty đã thanh toán bằng TGNN

Căn cứ vào chứng từ đã có, kế toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh và

phản ánh vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 20, trang số 20) và định khoản:

Nợ TK 211: 560.000.000đ

Nợ TK133 : 56.000.000đ

Có TK112: 616.000.000đ

 Kế toán giảm TSCĐ

Ngày đăng: 21/11/2020, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w