Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
374,1 KB
Nội dung
1 KIẾNNGHỊVÀGIẢIPHÁPNÂNGCAONĂNGLỰCCẠNHTRANHCỦAKÊNHPHÂNPHỐIBÁNLẺ 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁNLẺ DƯỢC PHẨM VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀCỦA CTY SAPHARCO NÓI RIÊNG: 1. Tình hình phát triển ngành Dược cả nước: Mặc dù quy mô ngành dược Việt Nam còn nhỏ nhưng là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Trong giai đoạn 2000 – 2009, ngành có mức tăng trưởng trung bình là 16% và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Năm 2008, doanh thu tiêu thụ dược phẩm đạt 1.36 tỷ USD, chiếm 1.78% GDP, tăng 22% so với năm 2007. Trong đó, giá trị sản xuất nội địa đạt 749 triệu USD, tăng 33.8% so với năm 2007, đáp ứng 50.3% nhu cầu cả nước. Năm 2009, doanh thu tiêu thụ dược phẩm đạt 1.71 tỷ USD, tăng 20% so với 2008. Qua đó có thể khẳng định tiềm năng phát triển rất to lớn trong ngành dược nói chung và ngành bánlẻ dược phẩm nói riêng. Biểu đồ 4.1: Doanh thu tiêu thụ dược phẩm của ngành dược cả nước 2001 – 2009 (Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam) Mặc dù trong năm 2008 và 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,23% (2008) và 5,32% (2009) thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê được đăng tải trên website: www.gso.gov.vn), nhưng so với những gì mà các quốc gia khác hiện đang phải gánh chịu thì với kết quả này Việt Nam được xem là thành công khi tiếp tục đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Giai GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 2 đoạn năm 2000 – 2009, chi tiêu y tế của người dân tăng cao, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm, mức tăng lên đến 3 lần từ 5.4 USD - 19.6 USD /người /năm. Song mức chi tiêu này còn thấp so với các nước trong khu vực và thấp hơn rất nhiều so với chi tiêu bình quân của các nước phát triển cho dược phẩm và y tế mỗi năm trên 40USD/người. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân hiện đang rất cao, điều này chứng tỏ người dân đang quan tâm hơn đến công tác chăm sóc sức khỏe củabản thân và hứa hẹn trong khoảng 10 năm tới, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được mốc chi tiêu tiền thuốc bình quân là 40USD/người/năm. Ngoài ra, khi mức sống ngày một cao thì hiện tượng lạm dụng thuốc bổ trong thói quên sử dụng thuốc của người dân càng phổ biến. Cuộc sống ngày càng bận rộn với nhiều áp lực, nhu cầu bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể ngày càng được quan tâm, do vậy thị trường thực phẩm chức năng sẽ là một “miếng bánh” lớn chưa được khai phá cho các doanh nghiệp, điều này sẽ thu hút mạnh sự đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm mà đặc biệt là thị trường bánlẻ đang giàu tiềm năng. Biểu đồ 4.2: Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu người/năm (Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam) 2. Xu hướng phát triển ngành bánlẻ dược phẩm Việt Nam: Trước đây, ngành bánlẻ dược phẩm của nước ta hoạt động khá bát nháo, một số vấn đề như đã đề cập ở chương trước đã khiến ngành bánlẻ tưởng chừng như không thể quản lý nổi khi cả nước hiện đang có hơn 40.000 nhà thuốc. Xu thế chung của thị trường sẽ khiến các nhà thuốc này không ngừng tìm mọi cách để chiếm giữ thị phần kể cả áp dụng phương thức cạnhtranh không lành mạnh. Và điều này hiện đang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 3 diễn ra rất phổ biến. Một phần là do ý thức người dân còn chưa cao khi không chấp hành tốt các khuyến cáocủa Bộ y tế, mọi người hầu như chỉ biết đến làm sao để hết bệnh mà không màng đến tác dụng phụ hoặc những hậu quả xấu có thể xảy ra khi vẫn tiếp tục xem “dược sĩ là bác sĩ” hoặc “bác sĩ là dược sĩ” cũng như việc chấp nhận sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc như hiện nay. Thị trường này đã tưởng chừng như bị thả nổi hoàn toàn nếu không có quyết định số 11/2007/QĐ_BYT nhằm áp dụng tiêu chuẩn cuối cùng trong tổng số 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc, đó là tiêu chuẩn GPP. Việc áp dụng GPP đã mở ra một thị trường hoàn toàn mới cho ngành bánlẻ dược phẩm, GPP trở thành một điều kiện bắt buộc để các công ty, cá nhân muốn tham gia vào thị trường này hay theo Micheal M. Porter (chiến lược cạnhtranh – 1980) còn gọi là “hàng rào gia nhập” của ngành bánlẻ dược phẩm. Chính hàng rào này sẽ là một thách thức lớn cho những ai muốn gia nhập vào nhưng cũng mang lại một lợi ích to lớn đó là nâng ngành bánlẻ dược phẩm lên một tầm cao mới, thanh lọc những phần tử kinh doanh yếu kém gây ảnh hưởng xấu đến thị trường, tạo ra một môi trường mới khốc liệt hơn, chuyên nghiệp hơn và theo như bà Phạm Khánh Phong Lan, PGĐ Sở Y tế TPHCM cho rằng, thay vì quản lý hơn 4.000 nhà thuốc đơn lẻ như hiện nay thì quản lý vài ba chuỗi nhà thuốc uy tín đương nhiên thuận tiện hơn. Có thể nói chính tiêu chuẩn GPP chính là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy ngành dược phẩm trong nước phát triển hơn về chất lượng, thu hút nhiều sự đầu tư của các công ty lớn trong và ngoài ngành. Có thể nói năm 2011 sẽ là năm quyết định cho ngành bánlẻ dược phẩm Việt Nam, là một cột mốc đánh dấu sự chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực này, mở ra một trang mới về ngành bánlẻ dược phẩm cả nước. Với dự đoán khoảng gần 3000 nhà thuốc buộc phải đóng cửa, “miếng bánh” thị trường bánlẻ dược phẩm đang lớn dần và thu hút nhiều sự cạnh tranh, thị trường bánlẻ dược phẩm những năm tiếp theo hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnhtranh khốc liệt nhằm chiếm giữ thị phần “béo bở” này của các công ty có tầm cỡ. 3. Xu hướng phát triển về ngành bánlẻ dược phẩm của Sapharco: Là một công ty có vị thế nhất định trong ngành phânphối dược phẩm, lĩnh vực bánlẻ là 1 trong 4 kênhphân mà trước đây Sapharco ít chú trọng đến. Nhưng với xu hướng phát triển của ngành dược cả nước nói chung và đặc biệt là ngành bánlẻ dược GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 4 phẩm nói riêng, những bước đi tiếp theo đối với lĩnh vực này của Sapharco sẽ có nhiều cải tiến và phát triển. Như đã đề cập ở chương trước, theo ông Lê Minh Trí, Tổng giám đốc Cty Dược Sài Gòn – Sapharco, cho biết là đến năm 2019, Sapharco sẽ sở hữu 1000 nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên cả nước. Và hiện công ty đang gấp rút thực hiện xây dựng hệ thống SPG Pharmacy của mình nhằm đẩy nhanh tốc độ GPP hóa các chuỗi nhà thuốc đang sở hữu cùng với việc thu hút thêm các nhà thuốc tư nhân tham gia vào hệ thống này. Sắp tới công ty sẽ hoàn tất việc nâng cấp hoàn toàn các nhà thuốc của mình, cũng như sẽ có kế hoạch thiết lập thêm các nhà thuốc mới tại các địa điểm đẹp như khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đường 3/2, gần các bệnh viện lớn của thành phố…Ngoài ra, để góp phần bình ổn giá của mặt hàng TPCN, công ty đã giao quyền quản lý loại sản phẩm này cho một công ty con chuyên trách với mục tiêu sắp tới sẽ đưa TPCN vào một hệ thống quản lý riêng nhằm tăng thêm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, để nâng cấp chất lượng đội ngũ nhân sự của mình cũng như tìm kiếm nguồn nhân lực phục vụ cho chuỗi nhà thuốc theo đúng yêu cầu của chuẩn đã đề ra. Sapharco sẽ tiếp tục thực hiện tổ chức các khóa huấn luyện đặc biệt cho đội ngũ nhân viên của mình về tiêu chuẩn GPP, đồng thời liên kết với các trường đại học có chuyên ngành dược để tổ chức các khóa đào tạo đặc biệt nhằm tìm kiếm nguồn lực bổ sung chất lượng nhất cho chuỗi nhà thuốc. Ngoài ra, công ty tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có của mình là lĩnh vực phânphốivà xuất – nhập khẩu khi lên kế hoạch mở rộng mối quan hệ hợp tác của mình với các tập đoàn dược phẩm lớn khác trên thế giới vì đây là yếu tố quan trọng cấu thành giá vốn của sản phẩm nhập khẩu và giá vốn của sản phẩm công ty sản xuất. 2. MỘT SỐ GIẢIPHÁP NHẰM NÂNGCAO KHẢ NĂNGCẠNHTRANH ĐỐI VỚI KÊNHPHÂNPHỐIBÁNLẺCỦA SAPHARCO: Thông qua thông tin về khả năngcạnhtranh hiện tại của Công ty, đồng thời thông qua lợi thế cạnhtranh mà công ty có được cùng những tồn tại còn vướng mắc. Thông qua phương hướng phát triển của ngành, nhất là phương hướng phát triển của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giảipháp nhằm nângcao khả năngcạnhtranh đối với kênhphânphốibánlẻcủa Công ty như sau: 1. Giảipháp 1: Tập trung nguồn lực. GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 5 Sapharco cần phân chia nguồn lực một cách có trọng điểm. Một số dự án lớn không còn phù hợp với tốc độ phát triển và tình hình kinh tế hiện nay cần phải loại bỏ hoặc hoãn lại. Điển hình là đầu tư vào bất động sản, cho đến thời điểm này (tháng 8 năm 2010) thị trường bất động sản vẫn không khởi sắc, do vậy việc đầu tư vào thị trường này là không phù hợp, ngoài ra một số dự án khác vẫn đang vượt quá tầm của Sapharco hay nói đúng hơn sẽ làm cho bộ máy Sapharco tiếp tục “phình to” như: - Dự án xây dựng cao ốc văn phòng Sapharco số 181 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM. - Dự án khách sạn Sapharco số108/64 Trần Quang Diệu, Q.3, Tp.HCM… Nếu tiếp tục thực hiện các dự án này, số vốn mà Sapharco bỏ ra sẽ không hề nhỏ, không những vậy công ty còn phải tiếp tục tuyển dụng thêm hoặc phân bố nhân sự để quản lý dự án. Điều này đồng nghĩa với việc nhân sự sẽ tiếp tục phân tán hoặc sẽ rườm rà hơn vì thời gian để một dự án có thể đi vào hoạt động ổn định từ 1 cho đến 3 năm. Việc này hoàn toàn không có lợi trong việc thu hồi vốn nhằm xoay chuyển ứng phó kịp thời trong tình hình đối thủ cạnhtranh ngày một lớn mạnh và linh hoạt như hiện nay. Có thể việc tạm hoãn sẽ gây lãng phí vì các dự án đang được thực hiện dở dang, công ty đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào các dự án này. Nhưng về lâu dài dự án sẽ ngốn thêm một số vốn không nhỏ nếu hoạt động kém hiệu quả thậm chí sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực. Không những thế, 6 tháng cuối năm 2010 đang là thời gian để các công ty tập trung phát triển mạnh các chuỗi nhà thuốc của mình. Năm 2011 có thể sẽ hứa hẹn tạo nên một thị trường bánlẻ Dược phẩm sôi động khi theo dự đoán sẽ có gần 3000 nhà thuốc trên địa bàn thành phố bị buộc phải ngưng hoạt động vì không đạt chuẩn. Do vậy, nguồn vốn cần được huy động một cách tối đa nhằm giúp Sapharco có đủ nguồn lực để chiếm lĩnh được thị trường này trước khi các đối thủ cạnhtranh khác lớn mạnh. Cắt giảm việc triển khai thực hiện các dự ác có quy mô lớn, không phù hợp với thời điểm thị trường hiện nay, có thời gian thu hồi vốn lâu chính là công việc cần thiết nhất của Sapharco lúc này. 2. Giảipháp 2: Phát triển hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh việc huy động nguồn vốn, tập trung nguồn lực cũng như cắt giảm việc đầu tư các dự án không phù hợp. Sapharco cần phải thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh của chuỗi nhà thuốc mang thương hiệu SPG Pharmacy trên các phương tiện đại chúng. Việc quảng bá không đơn thuần là giới thiệu hình ảnh công ty mà còn GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 6 góp phần đưa khái niệm GPP đến gần hơn với người tiêu dùng, giúp họ nhận thức rõ hơn ưu điểm của chuỗi nhà thuốc GPP của công ty Sapharco. Hiện nay, cơ cấu bộ máy Sapharco đang thiếu hẳn một bộ phận chuyên về phát triển hình ảnh thương hiệu như bộ phận PR, tổ chức sự kiện…Nếu trước kia việc đầu tư công tác PR là thứ yếu thì bây giờ công tác này là cực kỳ quan trọng. So sánh với các đối thủ canhtranh có thể thấy được sự yếu kém của Sapharco trong việc xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Các đối thủ tuy mới thành lập được vài năm trở lại đây nhưng hình ảnh về chuỗi nhà thuốc của mình đã vượt xa công ty có tuổi đời hơn 33 năm. Điều này cũng có nghĩa Sapharco đang dần để các đối thủ chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng nhất là khi chuỗi nhà thuốc đạt chuẩn hiện nay còn xa lạ với người dân. Do vậy, Sapharco cần phải gấp rút xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên đảm nhận nhiệm vụ phát triển thương hiệu cũng như đưa ra những chiến lược nhằm xây dựng hình ảnh chuỗi nhà thuốc GPP mang thương hiệu SPG Pharmacy. PR cho chuỗi nhà thuốc GPP của Sapharco không còn đơn giản là việc thiết kế các brochure hay banner quảng cáo mà cần tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu hình ảnh chuỗi nhà thuốc GPP, qua các buổi sự kiện này, khách hàng có thể đến tham quan nhà thuốc, tham khảo qua các dịch vụ để có thể thấy được ưu điểm, sự khác biệt của nhà thuốc GPP của Sapharco so với các nhà thuốc của đối thủ cạnhtranhvà các nhà thuốc không GPP. Ngoài ra, cũng như các đối thủ, Sapharco cần đưa ra những chiến lược sắp tới của mình về việc đầu tư các chuỗi nhà thuốc, quy mô sắp tới, chất lượng dược phẩm, dịch vụ tại nhà thuốc v v để người tiêu dùng có thể thấy được việc đầu tư của Sapharco vào chuỗi nhà thuốc bánlẻ dược phẩm là hoàn toàn nghiêm túc chứ không phải mang tính đối phó với Quyết định của Bộ Y Tế. Bên cạnh đó, nhằm làm tăng tính hiểu quả cũng như phổ thông hóa dần khái niệm GPP, Sapharco cần tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo tại các trường đại học thông qua việc hợp tác với Bộ Y tế, Hội dược học thành phố, các tờ báo có sức ảnh hưởng lớn như Tiếp thị gia đình, Thanh Niên, Tuổi trẻ, các trang báo điện tử thông dụng như Vnexpress (http://vnexpress.net), sức khỏe và đời sống ( http://suckhoedoisong.vn ), Việt Nam net ( www.vietnamnet.vn )…Các thông tin về buổi hội thảo cần được trình chiếu trên các chương trình truyền hình để thu hút được sự quan tâm của công chúng. Sapharco cũng nên tham gia tài trợ các buổi từ thiện, các chương trình về xã hội như “chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, “ngôi nhà mơ GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 7 ước”, “trái tim nhân ái”.v v.điều này không những mang lại nhiều ý nghĩa mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một công ty thân thiện trong lòng mọi người. 3. Giảipháp 3: Giảipháp về công nghệ. 1. Công nghệ thẻ Mifare Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ phát triển, nhất là ở Tp.HCM, nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước và cũng là nơi năng động nhất. Theo xu hướng phát triển như vậy, lĩnh vực dịch vụ ở mọi ngành nghề cũng ngày càng đổi mới cách thức hoạt động nhằm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và chu đáo nhất. Nhằm bắt kịp xu hướng chung đồng thời gia tăng khả năngcạnh tranh, Sapharco cần phải có những biện pháp cải tiến dịch vụ để mang lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng, do đó việc số hóa thông tin của khách hàng là vô cùng cần thiết. Số hóa ở đây có nghĩa công ty sẽ cấp cho người bệnh một loại thẻ, trong đó sẽ lưu các thông tin chi tiết về bệnh nhân như: tên, tuổi, số lần đến khám, dị ứng với loại thuốc nào, v…v. Người bệnh chỉ việc đến xuất trình thẻ của mình là nhà thuốc sẽ biết được tiền sử bệnh án của bệnh nhân một cách nhanh chóng. Nếu như đối với các đối thủ cạnhtranh Phano hay ECO, chiến lược chỉ dừng lại ở việc phát hành thẻ khách hàng thân thiết bị bệnh mãn tính và chỉ muốn quảng cáo hình ảnh của chuỗi nhà thuốc thì với Sapharco, việc phát hành thẻ không những là bước chiến lược quảng bá hình ảnh mà còn nhằm đem lại một giá trị cao hơn khi khách hàng đến với chuỗi nhà thuốc của công ty. Công nghệ được Sapharco ứng dụng ở đây là công nghệ thẻ Miface. Thẻ Mifare là loại thẻ thông minh không tiếp xúc có tần số 13.56 MHz chuẩn ISO/IEC14443A, sử dụng chíp của hãng Phillips có khả năng lưu trữ dữ liệu 10 năm và cho phép đọc, ghi tới 100.000 lần. Mỗi IC chip của thẻ Mifare đều được ghi mã số và không thể thay đổi được, mã số này đảm bảo duy nhất chỉ có chiếc thẻ có mã số như vậy được sử dụng. 80% thẻ thông minh không tiếp xúc trên thế giới sử dụng chíp Mifare của hãng Phillips trong nhiều ứng dụng khác nhau. Ưu điểm của thẻ Mifare là một loại thẻ nhớ đọc không tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ, với cơ chế bảo mật rất an toàn và khả năng lưu trữ và truy xuất trực tiếp thông tin trên thẻ. Bề mặt thẻ được in các thông tin cần thiết theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, về hình dạng bên ngoài của loại thẻ này giống như các GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 8 loại thẻ Khách hàng thân thiết/thẻ VIP được sử dụng như hiện nay. Điều đặc biệt là loại thẻ này có khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu (nhờ bộ nhớ bên trong thẻ). Thiết bị đọc thẻ sẽ được trang bị tại các điểm (bàn) giao dịch khách hàng ở các nhà thuốc. Thiết bị đọc thẻ được kết nối và điểu khiển thông qua một phần mềm quản lý được cài đặt trên máy tính. Nhiệm vụ của thiết bị đọc thẻ là truy xuất thông tin trên thẻ để cung cấp thông tin cho phần mềm ứng dụng thực hiện các tác vụ xử lý đồng thời nhận thông tin củaphần mềm ứng dụng để cập nhật cho thẻ. Phần mềm quản lý sẽ được cài đặt tại các máy tính có kết nối thiết bị đọc thẻ tại các chi nhánh hoặc điểm giao dịch khách hàng ở những nơi khác nhau. Chức năngcủaphần mềm này là đọc thông tin trên thẻ và cập nhật thông tin cho lần giao dịch hiện tại của thẻ. Một số công ty cung cấp thiết bị vàphần mềm quản lý thẻ có thể liên hệ là: - Công ty CP viễn thông VTC - trung tâm Sản Xuất Thẻ Thông Minh 750B Điện Biên Phủ, Q.10, Tp.HCM. Website: www.vtccard.com.vn - Công ty CP Thông minh MK, website: mksmart.com.vn - Công ty Vitech 33 Bis Trần Qúy Khoách, P. Tân Định, Q1, website: www.vttech.com.vn Hình 4.1 Thẻ Mifare của hãng điện thoại Nokia và thiết bị đọc thẻ (Nguồn: www.vtccard.com.vn) Nếu như thẻ khách hàng thân thiết với công nghệ mã vạch chỉ có thể tích lũy điểm hay quản lý thông tin cơ bảncủa khách hàng thì việc ứng dụng công nghệ thẻ mới này sẽ giúp các dược sĩ tư vấn sẽ làm việc nhanh hơn và chính xác hơn vì hiểu rõ tiền sử bệnh án của bệnh nhân. Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thẻ Mifare không những giảm đáng kể về mặt thời gian mà còn tăng tính hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, bênh cạnh đó, việc số hóa thông tin bệnh nhân sẽ làm cho người bệnh có sự gắn kết hơn với nhà thuốc và có xu hướng gắn bó lâu dài. Không những thế, công việc GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 9 này còn rất có ích cho công tác nghiên cứu thị trường trong việc thống kê và thiết lập đối tượng khách hàng cho từng khu vực từ đó sẽ giúp công ty tiếp tục có những bước đi hợp lý trong việc phát triển chuỗi nhà thuốc GPP sắp tới. 2. Công nghệ truyền thông hợp nhất: Bện cạnh việc ứng dụng công nghệ thẻ Mifare, để giải quyết vấn đề “dược sĩ là bác sĩ” hay “bác sĩ là dược sĩ”, bán thuốc phải có toa của bác sĩ. Các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hiện nay đã bố trí thêm một dược sĩ tư vấn cho khách hàng, tuy nhiên dược sĩ vẫn là dược sĩ, chỉ có trách nhiệm tư vấn, còn việc khám bệnh và kê đơn hoàn toàn thuộc về chuyên môn của bác sĩ. Ngoài ra việc bố trí các dược sĩ tư vấn còn có nhiều hạn chế, vì hiện nay chuỗi nhà thuốc của các công ty chưa được mở rộng nên có thể áp dụng. Nhưng sau khi số lượng các nhà thuốc tăng lên thì việc bố trí cho mỗi nhà thuốc một dược sĩ tư vấn là điều rất nan giải với tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực hiện nay. Do vậy việc bố trí dược sĩ trong mỗi nhà thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn , nếu muốn hoạt động tốt nhà thuốc GPP cần bố trí một bác sĩ thường trực tại nhà thuốc, nhằm tư vấn khám, chữa bệnh và kê toa cho bệnh nhân. Đều này tất nhiên sẽ khắc phục hoàn toàn vấn đề khó khăn trên. Tuy nhiên, đây vốn là vấn đề mà các công ty trong lĩnh vực này đã sớm nhận ra đó là chi phí cho đội ngũ bác sĩ có mặt tại các nhà thuốc là không nhỏ. Việc bố trí mỗi nhà thuốc một bác sĩ là điều hoàn toàn không thể, chưa kể đến số lượng bác sĩ ít ỏi hiện có và họ có sẳn sàng chịu làm việc tại các nhà thuốc hay không. Giảipháp ở đây là áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay, đó là công nghệ Truyền thông hợp nhất (Unified Communications). Truyền thông hợp nhất là một công nghệ mang tính đột phá trong thời buổi hiện nay khi nguồn nhân lực đang khủng hoảng trầm trọng, công nghệ này không những kéo khoảng cách của mọi người lại gần với nhau mà còn tăng hiệu quả trong công việc. Công nghệ Truyền thông Hợp nhất được định nghĩa là một quá trình mà trong đó tất cả các phương tiện truyền thông, các thiết bị truyền thông và các kênh thông tin đại chúng được tích hợp lại với nhau, cho phép người sử dụng có thể liên lạc với bất cứ ai, khi họ ở bất cứ nơi đâu, và theo thời gian thực. GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 10 Mục tiêu của công nghệ Truyền thông Hợp nhất là nhằm tối ưu hóa các quy trình kinh doanh và thúc đẩy hoạt động giao tiếp của con người bằng việc đơn giản hóa các tiến trình. Theo ông Bill Gates, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft ( phát biểu trên chuyên mục “thông cáo báo chí” của hãng Microsoft trên Website: http://www.microsoft.com/vietnam/presspass/articles_5_7_06.aspx ): “Với công nghệ truyền thông hợp nhất, bạn có thể nhận biết ngay người bạn muốn nói chuyện có đang ở trong văn phòng và có thể nhận cuộc gọi củabạn hay không. Khi bạn đang bận điện thoại thì bạn cũng có thể chuyển từ cuộc đàm thoại giữa hai người sang cuộc gọi hội nghị chỉ bằng một nhắp chuột rất đơn giản, hoặc bằng cách bật truyền hình hội nghị cho các đồng nghiệp và đối tác ở khắp mọi nơi trên thế giới tham gia. Các giảipháp truyền thông hợp nhất có một khả năng nhận biết ai là người được cho phép làm gián đoạn khi bạn đang bậnvà sẽ tự động chuyển hướng cuộc gọi, gửi thư điện tử và tin nhắn đến đúng thiết bị khi bạn không có mặt tại văn phòng…”. Điều này sẽ rất cần thiết cho chuỗi nhà thuốc GPP, công nghệ truyền thông hợp nhất sẽ giúp Bác sĩ không cần có mặt tại nhà thuốc nhưng vẫn giữ liên lạc được qua màn hình vi tính và có thể thực hiện công việc tư vấn, khám, và kê toa cho bệnh nhân. Nếu ứng dụng thành công công nghệ này, chuỗi nhà thuốc GPP của Sapharco không những khắc phục hoàn toàn một trong những khó khăn đang hạn chế đà phát triển của các nhà thuốc đạt chuẩn mà còn tạo nên một ưu thế khác biệt so với các nhà thuốc khác. Không như những chương trình phần mềm tương tác trực tuyến khác, công nghệ truyền thông hợp nhất không đơn thuần là thực hiện một cuộc kết nối giữa một bác sĩ với một bệnh nhân mà có thể nhiều bác sĩ với một bệnh nhân hoặc ngược lại và ngày càng được cải tiến. Điều này sẽ giúp Sapharco tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc thuê mướn thêm dược sĩ tư vấn hoặc thêm một bác sĩ tại mỗi nhà thuốc. Với công nghệ này, các bác sĩ ngồi chung tại một văn phòng và có thể đảm nhiệm việc khám bệnh trên tất cả các chuỗi nhà thuốc thuộc hệ thống một cách liên tục mà không phải bắt người bệnh chờ đợi. Hiện nay công nghệ Truyền thông hợp nhất đang rất được phổ biến ở các nước phát triển, đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển internet cao. Với tốc độ tăng trưởng Internet cao nhất khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ này. Việc này sẽ giúp Sapharco tiết kiệm nguồn nhân lực một cách đáng kể GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD [...]... đến các kênhphânphối càng trở nên cần thiết và cấp bách Điều này sẽ giúp Sapharco có một con đường rõ ràng hơn, và một cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường phânphối dược phẩm hiện nay Trong thời gian thực tập và nghiên cứu ở công ty dược Sapharco, em đã cố gắng phân tích, tìm hiểu và thu thập các số liệu để góp phần hoàn thiện các giải phápnângcaonănglựccạnhtranhcủa kênh phânphốibánlẻcủa công... luận và thực tiễn đã cho thấy sự quan trọng của việc hoạch định một chiến lược cạnhtranh đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quyết định đến sự thành công hay thất bại Đối với công ty Sapharco, việc đưa ra các giải phápnângcaonănglựccạnhtranh còn giúp công ty vận hành bộ máy vốn đã “cồng kềnh” của mình một cách trơn tru hơn, có định hướng và củng cố vững chắc hơn nữa vị trí của. .. thế cạnhtranh ngày một gắt gao hiện nay Trong lĩnh vực phânphối dược phẩm, Sapharco luôn muốn vươn đến tầm cao là một nhà phânphối dược phẩm chuyên nghiệp Nhưng với xu thế cạnhtranh hiện nay, cùng với những cản trở về mặt khách quan, thế mạnh của Sapharco đang dần bị các công ty đối thủ lấn át với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các tổ chức nước ngoài Do vậy, việc hoạch định nên các giảiphápcạnh tranh. .. nhẹn, có khả năng nắm bắt nhanh chóng xu hướng của thị trường thì việc nângcao trình độ đội ngũ lãnh đạo, các nhà quản trị là một yếu tố quyết định đến việc nângcao khả năng cạnhtranh Đội ngũ quản lý này tham gia vào tất cả các hoạt động kinh doanh nên có ảnh hưởng lớn đến hiêụ quả hoạt động của công ty Do vậy, cần phải biết khéo léo kết hợp giữa lợi ích của các thành viên và lợi ích chung của Công... tăng doanh thu cũng như chất lượng dịch vụ của nhà thuốc 4 Giảipháp 4: Quản lý khâu phân phối, cắt giảm chi phí Hiện nay, vấn đề giá thuốc đang ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các nhà thuốc bánlẻ trên cả nước Là nhà phânphối dược phẩm hàng đầu, Sapharco hoàn toàn có thể chủ động trong khâu đầu vào cho chuỗi nhà thuốc GPP Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu phânphối là điều cần thiết nhất để giảm bớt... hoàn toàn với bộ máy của Sapharco, loại bỏ những sai xót có thể dẫn đến lỗ hàng trăm tỷ đồng Và nếu phát huy được tính hiệu quả như mong muốn, Sapharco sẽ giảm bớt chi phí, tăng cường sức mạnh cạnh tranhcủa nhà thuốc GPP so với đối thủ và các nhà thuốc không GPP hiện nay 5 Giảipháp 5: Đầu tư nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ Dù hoạt động ở lĩnh vực nào trong môi trường cạnhtranhvà hội nhập đều cần... tính riêng kênhbán hàng đa cấp đã có trên 40 công ty với trên 700.000 nhà phânphối Thứ hai, hiện nay ngoài các công ty bán hàng đa cấp thì việc xây dựng chuỗi cửa hàng kinh doanh TPCN chỉ có Công ty Cp Dược phẩm Đông Dương là đang triển khai với “siêu thị bánlẻvàbán sỉ thuốc” IC Pharmacy tại quận 10 gồm ba tầng, với diện tích trên 2.000 mét vuông Tuy nhiên, công ty này cũng chỉ chú trọng vào sản... Pharmacy của Sapharco càng cao 3 KIẾNNGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: Chủ trương của Bộ y tế là áp dụng GPP vào năm 2007 và đến hết năm 2010 tất cả các nhà thuốc đều phải đạt chuẩn GPP, các nhà thuốc không GPP sẽ bị buộc đóng cửavà thu hồi giấy phép kinh doanh Tuy nhiên cho đến thời điểm này (tức năm 2010) trên cả nước chỉ có khoảng hơn 5% nhà thuốc đạt chuẩn GPP trên tổng số các nhà thuốc của cả nước Và các... trọng của doanh nghiệp Và đối với lĩnh vực bánlẻ dược phẩm, đội ngũ nhận sự càng trở nên quan trọng hơn bất cứ lúc nào Để nângcao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên hiện có, Sapharco nên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm, hội thảo trao đổi kiến thức, kỹ năng giữa các nhà thuốc với nhau Đó là biện pháp hữu hiệu giúp nhân viên trong công ty nângcao trình độ hiểu biết về mọi lĩnh vực... ty có khả năng cạnhtranh hay không là nhờ ở trình độ, phẩm chất và sự gắn bó của nhân viên đối với GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn SVTH: Lương Phan Chương-06DQD 13 công ty Chính vì con người lập ra mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp Do vậy con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng của doanh nghiệp Và đối với . KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ 1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁN LẺ DƯỢC PHẨM VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ CỦA. vốn của sản phẩm nhập khẩu và giá vốn của sản phẩm công ty sản xuất. 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI KÊNH PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA