1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIA TĂNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

8 768 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 21,96 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIA TĂNG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAYPHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN. I, Thuế giá trị gia tăng, một sự lựa chọn đúng đắn trong cơ chế kinh tế của Việt nam hiện nay. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được chính thức áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế Việt nam từ ngày 1/1/1999. Nếu như thuế doanh thu tính trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất xã hội, thì thuế GTGT chỉ tính trên GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được thực hiện từng khâu trong lưu thông. Chính bởi vậy, thuế GTGT trong quá trình thực hiện nó đã thể hiện được một số vai trò nổi bật sau: Một là, thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ .vì thuế GTGT đã khắc phục được tình trạng trùng lặp của thuế doanh thu. Hai là, bảo đảm nguồn thu quan trọng ổn định cho ngân sách nhà nước, thuế GTGT huy động xác định ngay từ khâu đầu việc thu thuế GTGT khâu sau còn kiểm tra việc tính thuế GTGT đã nộp khâu trước nên đã hạn chế việc thất thu thuế, kiểm soát được nguồn thu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Ba là, thuế GTGT góp phần tăng cường công tác hạch toán kế toán thúc đẩy việc mua bán hàng hoá phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp lệ theo luật định. Việc đăng ký mã thuế cùng với phương pháp khấu trừ đã buộc cả người mua, người bán thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ trong các hoạt động thanh toán. II, Những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện quản tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT phương hướng hoàn thiện thuế GTGT. 1, Về phương pháp tính thuế GTGT. “Qua gần 3 năm thực hiện thuế GTGT cho thấy sử dụng hai phương pháp tính thuế gây ra nhiều bất cập trong việc khấu trừ thuế đầu vào, doanh số như nhau nhưng kết quả nộp khác nhau. Điều này cho thấy luật thuế chưa ổn định về phương pháp tính thuế, dẫn đến không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, do đó cần nghiên cứu kỹ phương pháp tính thuế GTGT, đây là nội dung cơ bản nhất của luật thuế GTGT. Mặt khác, để quản cơ sở áp dụng phương pháp tính trực tiếp phải huy động gần một nửa Cán bộ thuế với chi phí tương ứng nhưng thu cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm gần 10% trong tổng thuế GTGT. Xuất phát từ kinh nghiệm các nước nguyên tắc hữu hiệu chính sách thuế, để thuế GTGT vận hành mang tính liên tục không gián đoạn (đầu vào khi nào cũng được khấu trừ), hạn chế loại bỏ việc khấu trừ không phải là giải pháp tính thuế, cũng như khắc phục triệt để thuế chồng lên thuế, trùng lặp của thuế”. Vì vậy, thiết nghĩ về cơ bản lâu dài chỉ nên áp dụng một phương pháp duy nhất là phương pháp khấu trừ thuế. Hiện tại phương pháp trực tiếp chỉ được quy định tồn tại trong giai đoạn quá độ để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ . Đồng thời đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp nên thu hẹp theo hướng chuyển sang áp dụng theo phương pháp khấu trừ, số còn lại chỉ nên áp dụng đối với đối tượng nộp thuếdoanh số hàng năm thấp nhưng doanh số trên ngưỡng chịu thuế GTGT. Việc xác định doanh số bao nhiêu là cao, bao nhiêu là thấp là một vấn đề hết sức phức tạp. 2, Về thuế suất GTGT. Từ 11 nhóm thuế suất thuế doanh thu cũ, nay chuyển sang thuế GTGT còn lại bốn loại thuế suất: 0%, 5%, 10% 20%. Trong thực tế, qua điều chỉnh nhiều lần, tạm giảm thuế đầu ra, cho khấu trừ không thuế đầu vào ( theo nghị định 102/1998/NĐ - CP nghị định 78/1999/NĐ - CP) dẫn đến không phải chỉ có bốn nhóm thuế suất mà là rất nhiều mức thuế nhóm thuế suất khác nhau, theo xu hướng là giảm thuế thì các cơ sở sản suất kinh doanh mới hoạt động được. Đồng thời qua kinh nghiệm của các nước đang áp dụng thuế GTGT với xu hướng giảm số lượng thuế suất, giảm sự phức tạp khi áp dụng thuế suất, chính sách thuế nước ta chỉ nên quy định hai loại thuế suất: - 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu; - 10% áp dụng cho tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên để giảm số lượng thuế suất còn 2 mức phải đảm bảo các yêu cầu: “Một là, xác định mức thuế suất phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của ngân sách Nhà nước, đồng thời phải nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hai là, mức thuế suất phải bảo hộ được sản xuất trong nước do phải giảm thuế nhập khẩu vào năm 2006 theo hiệp định AFTA. Ba là, mức thuế suất phải đảm bảo công bằng quyền lợi nghiệp vụ giữa các doanh nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, không có biến động lớn về giá cả không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.” 1 1 Pháp từ năm 1986, thuế GTGT có 4 thuế suất:5.5%,7%.18.6% và33.3%.Để đơn giản hoá cớ cấu hệ thống thuế suất đã giảm mức thuế chỉ còn 5.5%và18.6%. Thụy Điển cũng đă điều chỉnh hàng năm qua nhiều đợt khác nhau, hiện nay chỉ còn hai mức thuế suất 5.5%và18.6%. 3, Về quản sử dụng hoá đơn , chứng từ . Cùng với việc đưa vào, triển khai luật thuế GTGT thì hoá đơn GTGT cũng được đưa vào sử dụng. Theo quy định hiện hành thì việc in ấn, phát hành, quản quá trình sử dụng hoá đơn GTGT. Đó là, đã xuất hiện trên thị trường loại hoá đơn giả, loại hoá đơn thật nhưng nội dung giả, nhiều tình trạng mua bán hoá đơn, tẩy xoá hoá đơn, ghi chép trên hoá đơn sai thực tế . tất cả đều nhằm mục đích trốn thuế, gian lận số thuế phải nộp qua việc khấu trừ thuế đầu vào công khai lấy khống tiền Ngân sách Nhà nước qua việc hoàn thuế GTGT đầu vào .Vấn đề đáng quan tâm nữa là, luật thuế GTGT vừa thông thoáng tạo sự chủ động cho doanh nghiệp bao nhiêu thì quy định về sử dụng hoá đơn, chứng từ càng trói buộc doanh nghiệp bấy nhiêu. Bởi công tác quản sử dụng hoá đơn chỉ mới coi trọng một vế - là cácquan quản Nhà nước (trực tiếp là cơ quan thuế), mà chưa chuyển kịp theo nguyên tắc đã quán triệt trong nội dung của luật thuế GTGT là đề cao trách nhiệm quyền lợi của doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng, hoá đơn, chứng từ. Trên thực tế thì Tổng cục thuế đã vận dụng nguyên tắc đề cao trách nhiệm quyền chủ động của doanh nghiệp trong quản sử dụng hoá đơn đã cho phép một số ít doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn tự in, tự phát hành, tự quản sử dụng. Việc quản sử dụng hoá đơn các đối tượng này rất chặt chẽ hiếm xảy ra sai phạm. “Hướng hoàn thiện đối với vấn đề hoá đơn GTGT là nhanh chóng nhân rộng cơ chế doanh nghiệp sử dụng hoá đơn tự in để trao lại trách nhiệm quyền quản chủ yếu đối với hoá đơn GTGT cho doanh nghiệp; cácquan quản Nhà nước (trực tiếp là cơ quan thuế) chỉ nhận trách nhiệm cho phép doanh nghiệp phát hành hoá đơn theo mẫu đăng ký thực hiện công tác giám sát, kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan thuế chỉ phát hành số ít hoá đơn GTGT cho các hộ kinh doanh chưa có điều kiện tự in hoá đơn. Bên cạnh đó, Tổng cục thuế cần nhanh chóng hoàn thiện đưa chương trình quản lý, đối chiếu hoá đơn, chứng từ qua mạng vi tính với yêu cầu là: Mọi phát sinh chi tiết (đầu ra, đầu vào) của đối tượng nộp thuế phải được nhập vào mạng, từ đó có cácquan quản NN, nhất là cơ quan thuế sử dụng để đối chiếu trên máy, phát hiện ngay các mâu thuẫn giữa đầu vào, đầu ra của đơn vị có liên quan.”. 4, Về khấu trừ thuế. “Khấu trừ khống - một bước lùi của chính sách thuế GTGT. Luật thuế GTGT quy định theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ khống thuế đầu vào theo tỷ lệ 3% theo giá mua trên hoá đơn bán hàng, tỷ lệ 0% trên giá trị hàng mua vào theo bảng đối với hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến, đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu của nguồn bán không có hoá đơn. Mặt khác quy định lỏng lẻo trong việc lập bảng tạo sơ hở cho các đối tượng nộp thuế khai khống giá mua (không đối chiếu được với nguồn bán) vừa để được khấu trừ (hoàn) thuế GTGT đầu vào, vừa được chấp nhận chi phí hợp giảm thu nhập chịu thuế TNDN. Như vậy, quy định khấu trừ vô hình chung đã gán cho doanh nghiệp một số thuế khấu trừ vượt xa so với thực tế phát sinh. Làm cho thuế GTGT thuế TNDN nộp vào Ngân sách Nhà nước không phản ánh đúng thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói đây là bước lùi của chính sách thuế GTGT; bởi nội dung của luật càng quy định chặt chẽ bao nhiêu thì việc khấu trừ khống lại sơ hở bấy nhiêu”. Do đó hướng hoàn thiện nên bỏ quy định cho phép khấu trừ khống đối với tất cả các hình thức, các hoạt động kinh tế. Điều cốt yếu là đẩy nhanh tiến độ triển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh cho những loại hộ lớn vừa; còn loại hộ nhỏ nên quy định một mức ổn định cho từng loại hình kinh doanh. 5, Thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Đây là một hình thức bảo hộ chưa có sự chọn lọc - Theo quy định hiện hành, tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu đều phải chịu thuế GTGT , trừ một số trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị trong nước không sản xuất được . hoặc máy bay, hoặc hàng hoá nhập khẩu là hàng viện trợ, hàng theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao . hoặc hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, muộn đường . Luật thuế GTGT quy định thuế suất của một loại hàng hoá qua các khâu: Nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại đều như nhau ; nói cách khác thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu cũng chính là thuế suất hàng nhập khẩu bán ra, nghĩa là số thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu phải nộp sau khi tiêu thụ bằng GTGT của hàng hoá nhập khẩu nhân với thuế suất. Từ đó có thể nhận thấy thuế GTGT đầu vào của hàng hoá nhập khẩu không mang ý nghĩa là nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước - vì nó được khấu trừ đầu vào (hoặc hoàn thuế đầu vào) mà chủ yếu là mang ý nghĩa bảo hộ hàng sản xuất trong nước thông qua cơ chế kết cấu thuế GTGT đầu vào của hàng hoá vào giá cả, làm cho giá cả hàng hoá nhập khẩu tăng thêm một lượng bắng số thuế GTGT đầu vào khi tiêu thụ nội địa. Điều này phù hợp với một nền sản xuất còn non trẻ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. “Tuy nhiên không một quốc gia nào thực hiện việc bảo hộ đại trà cho phần lớn các loại hàng hoá mà thường bảo hộ có chọn lọc bảo hộ có thời hạn. Đối với Việt Nam xu thế hội nhập khu vực (AFTA) đang đến rất gần, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, hơn nữa không thể bắt buộc người tiêu dùng trong nước phải chịu thêm một lượng thuế GTGT đầu vào của tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam”. Do vậy hướng hoàn thiện thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu nên cân nhắc lựa chọn danh mục mặt hàng cần thiết phải bảo hộ để vừa tạo ra sức cạnh tranh cho hàng hoá sản xuất trong nước, vừa giảm áp lực giá cả đối với người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng nhập khẩu vừa giảm thiểu chi phí, thời gian, thủ tục cho doanh nghiệp nộp thuế quan thu thuế. 6, Vấn đề hoàn thuế GTGT. Trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT, thủ tục hoàn thuế rất phù hợp nên trên đó hoàn thuế chậm, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư, mua sắm tài sản cố định với khối lượng lớn. Nguyên nhân của tình hình trên một phần do doanh nghiệp chưa làm đúng thủ tục, một phần do cơ quan thuế chưa quen, văn bản hướng dẫn lại chưa rõ ràng. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã có các văn bản bổ sung là hoàn thuế trước, kiểm tra sau phải xử nghiêm những trường hợp vi phạm. Các văn bản này đề cao trách nhiệm quyền lợi của các doanh nghiệp , của người nộp thuế trong việc hoàn thuế GTGT. “Tuy nhiên vấn đề hoàn thuế vẫn còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như thời gian hoàn thuế. Vấn đề cao hơn nữa trách nhiệm của cơ sở trước những hồ sơ xin được hoàn thuế, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục xin được hoàn thuế tăng cường kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế.Bên cạnh đó việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ % đối với hàng hoá mua vào không có hoá đơn GTGT theo quy định tại khoản đ.điểm1, Điều 10. Cơ chế “hoàn trước, kiểm sau” đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng thông qua các thủ đoạn như: gian lận trong khai thuế GTGT đầu vào (khai khống một phần hoặc toàn bộ) để được khấu trừ hoàn thuế; gian lận trong khai khống một phần hoặc toàn bộ hàng xuất khẩu để được áp dụng thuế GTGT đầu vào 0% vv… Những vi phạm đó đã gây tộn thất không nhỏ cho ngân sách, bóp méo một chính sách thuế có nhiều tiến bộ. Các bộ, ngành đã đang phối hợp kịp thời có các biện pháp điều chỉnh. đây rất cần được sự chỉnh sửa, bịt ngay các kẻ hở dễ bị lợi dụng; đầy mạnh tuyên truyền sâu rộng để mọi đối tượng nộp thuế hiểu, thực hiện nghiêm tăng cường quản đội ngũ cán bộ thuế, hải quan vv, đi đôi với xử thất nghiêm những người vi phạm luật thuế chính sách thuế. Đó là yêu cầu của sự phát triển, là đòi hỏi của cuộc sống”. 7, Vấn đề miễn giảm thuế GTGT. Thông tư 175 ngày 24/12/1998 của Bộ Tài chính có quy định những cơ sở sản xuất kinh doanh một số loại hàng hóa, dịch vụ khi tính thuế đầu ra được giảm 50% thuế GTGT ghi trên giá bán hàng là giảm cho người tiêu dùng song trên thực tế đơn vị sản xuất kinh doanh không giảm trên giá thanh toán khi giảm 50% thuế GTGT mà còn đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng được giảm 50% thuế GTGT phải nộp đều lấy giá bán chưa cho 1+% thuế suất sau khi đã giảm 50%. Như vậy khi giảm 50% thuế GTGT cho đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng được miễn giảm thì ngân sách nhà nước đã “cho doanh nghiệp” một khoản thu nhập làm tăng doanh thu thuần tương ứng với 50% thuế GTGT được giảm. Ngược lại, điều này lại không khuyến khích được các cơ sở sản xuất kinh doanh có mặt hàng được miễn giảm 50% thuế GTGT sử dụng nguyên liệu đầu vào tăng thêm khó khăn cho những cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ được miễn giảm 50% thuế GTGT đầu ra vì như vậy giá thành sản phẩm, hành hoá lại tăng thêm một khoản tương ứng với số thuế GTGT của người cung cấp được miễn giảm. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ nên xem xét sửa đổi phần miễn giảm thuế cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ quy định tại điểm 2 mục VI khi tính thuế GTGT đến kỳ tính thuế được giảm 50% trên tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ thuộc diện được miễn giảm. Như thế sẽ phù hợp với cơ chế vận hành thuế GTGT là khi nhà cung cấp được giảm thì nhà sản xuất sử dụng phải chịu còn tổng thu ngân sách Nhà nước không chịu ảnh hưởng. PHẦN III: KẾT LUẬN. Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là nguồn chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN). Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì chính thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kì quan trọng. Điều đó cho thấy công tác quản tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp trong nước ta trong những năm vừa qua là vô cùng quan trọng. Nhìn chung, công tác quản tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng nước ta trong những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực rõ rệt thông qua sự lãnh đạo của Đảng nhà nước, song bên cạnh đó vẫn phát sinh nhiều mâu thuẫn thiếu sót trong quá trình quản tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT. Do đó để xây dựng một luật thuế có hiệu quả, năng động phù hợp với những biến động nền kinh tế thị trường là một đòi hỏi rất cấp bách, chính phủ nên có những biện pháp kịp thời nhằm hoàn thiện thuế GTGT sử dụng nó như một công cụ đắc lực để điều tiết nền kinh tế, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay. Để xây dựng một chính sách thuế mang tinh lâu dài mà vẫn phải phù hợp với nền kinh tế xã hội nhiều biến động như hiện nay là một vấn đề vô cùng phức tạp. Trong khuôn khổ bài viết này em xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về công tác quản tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng rằng trong những năm tới đây Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến trong công tác quản hạch toán thuế GTGT nhằm duy trì những mặt tích cực hạn chế những sai sót. Trong bài viết trên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót do trình độ luận còn có nhiều hạn chế mong thầy cô chỉ dẫn góp ý. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong qúa trình học tập đặc biệt là thầy giáo : Nguyễn Ngọc Quang - giảng viên trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. . THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIA TĂNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN. I, Thuế giá. trình thực hiện quản lý và tổ chức hạch toán kế toán thuế GTGT và phương hướng hoàn thiện thuế GTGT. 1, Về phương pháp tính thuế GTGT. “Qua gần 3 năm thực hiện

Ngày đăng: 24/10/2013, 01:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w