1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện lục nam, tỉnh bắc giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

113 32 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI.... THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN VĂN THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔNKHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANGTHEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGUYỄN VĂN THẢO

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔNKHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANGTHEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI NGỌC TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả củaluận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nhờ có sự chỉ dạy tận tình của các thày cô và sự cốgắng nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chương trình môn học chuyên ngành quảnlý giáo dục Với tình cảm chân thành, xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thày cô, các cánbộ, chuyên viên các phòng, ban chức năng Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên-Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ trong suốt quá trình học

tập, nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Bùi Ngọc Tuấn,

người đã trực tiếp hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu,nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đàotạo Lục Nam đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp những thông tin hết sức quý báu vềngành giáo dục của huyện nhà

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các Ban giám hiệu và các đồng nghiệp của tôiđang công tác tại các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã hết lòng giúpđỡ và cung cấp những thông tin cấp thiết cho luận văn Cảm ơn gia đình đã độngviên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoànthành luận văn này

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bản thân với khảnăng có hạn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn khó có thể tránh khỏinhững hạn chế, khiếm khuyết Kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của cácthầy cô trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thảo

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Giả thuyết khoa học 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn 7

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường ở trung học cơ sở 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 10

1.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới 10

1.2.2 Khái niệm tổ chuyên môn 10

1.2.3 Quản lý 11

1.2.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn 13

1.3 Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Tổ chuyên môn KHTN ở trườngTHCS theo chương trình GDPT 2018 13

1.3.1 Chương trình GDPT 2018 và yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS 13

1.3.2 Hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS theo chương trình GDPT 2018 18

Trang 6

41.4 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên trong trường

THCS theo chương trình GDPT mới 2018 201.4.1 Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường

THCS theo chương trình GDPT mới 2018 201.4.2 Quản lý tổ chức hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS theo

chương trình GDPT mới 2018 211.4.3 Quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn KHTN trong trường THCS theo

chương trình GDPT mới 2018 241.4.4 Quản lý kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn KHTN trong

trường THCS theo chương trình GDPT mới 2018 251.5 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong

trường THCS 251.5.1 Yếu tố chủ quan 251.5.2 Yếu tố khách quan 27

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 30

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và Giáo dục đào tạo của

huyện Lục Nam 302.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Lục Nam 302.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam 30

2.1.3 Tình hình giáo dục đào tạo huyện Lục Nam Error! Bookmark not defined.

2.2 Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THCS huyện Lục

Nam, tỉnh Bắc Giang 342.2.1 Khái quát khảo sát thực trạng 342.2.2 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn KHTN trường trung học cơ sở huyện

Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 362.3 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường THCS huyện Lục

Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 432.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng

của quản lý hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnhBắc Giang 43

Trang 7

52.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TCM KHTN trường THCS

huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang chương trình giáo dục phổ thông mới 45

2.3.3 Thực trạng tổ chức việc thực hiện kế hoạch HĐ TCM trường THCS huyệnLục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 48

2.3.4 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động TCM trường THCS huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 50

2.3.5 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM KHTN trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới 53

2.4 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn Khoa học tự nhiêntrường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dụcphổ thông mới 56

2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 56

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 61

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 61

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 61

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 61

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả 62

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 62

Trang 8

63.2.4 Đổi mới quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn khoa học tự nhiên

theo hướng nghiên cứu bài học 69

3.2.5 Quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn KHTN trong công tác kiểm tra, đánh giágiáo viên dựa trên chuẩn nghề nghiệp 72

3.2.6 Quản lý các điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động TCM KHTNtrường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dụcphổ thông mới 76

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 81

3.4 Khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp đề xuất 82

3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 82

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 82

3.4.3 Mẫu khách thể khảo nghiệm 82

3.4.4 Tiêu chí và thang đánh giá kết quả 82

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp 83

Trang 9

CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa

Trang 10

Viết tắtĐầy đủ

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒBảng:

Bảng 2.1 Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 31

Bảng 2.2 Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 32

Bảng 2.3 Chất lượng GD đại trà cấp THCS (xếp loại học lực) 32

Bảng 2.4 Kết quả học sinh giỏi các cấp của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 33

Bảng 2.5 Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV các cấp học 34

Bảng 2.6 Thống kê CBQL, CBGV và trình độ được khảo sát 34

Bảng 2.7 Tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS 36

Bảng 2.8 Vai trò của hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS hiện nay 38

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện các hình thức hoạt động TCM KHTN ở nhà trường 39Bảng 2.10 Hiệu quả thực hiện các hình thức hoạt động TCM ở nhà trường 41

Bảng 2.11 Tầm quan trọng của các biện pháp QL HĐ TCM KHTN ở các trường THCS 44

Bảng 2.12 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch HĐ TCM KHTN ở trường THCS 46

Bảng 2.13 Thực trạng tổ chức việc thực hiện kế hoạch TCM ở trường THCS 48

Bảng 2.14 Thực trạng công tác chỉ đạo HĐ TCM ở trường THCS 51

Bảng 2.15 Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá HĐ TCM KHTN ở trường THCS

53Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

83Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 85

Bảng 3.3 Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý 86

Biểu đồ:Biểu đồ 2.1 Tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động TCM 45

Sơ đồ:Sơ đồ 1.1 Quy trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn KHTN 21

Trang 12

Trong chiến lược phát triển giáo dục, việc chú trọng đổi mới công tác quản lígiáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý luôn được Đảng vàNhà nước coi là khâu trọng tâm hàng đầu Để thực hiện mục tiêu đổi mới trong giáodục hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến phát triển giáo dục nhằm tạo ra những chuyển biến về chất lượng đào tạo.

Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu GD là đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thànhvới lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc”[12] Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bíthư TW Đảng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGDđược chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ( ) nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp CNH - HĐH đất nước”[1] Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 của

Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn

mạnh “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục ”[2] Thông tư số

32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm

2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ rõ mục tiêu chương trình “Môn

Khoa học tự nhiên hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, baogồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiếnthức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khácgóp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là

Trang 13

2tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độứng xử với thế

Trang 14

giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân cótrách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triểncủa cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàncầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” [3]

Trong số những công tác cần được đổi mới trong quản lý giáo dục thì việc đổimới quản lý hoạt động của TCM khoa học tự nhiên trong nhà trường phổ thông là vôcùng cần thiết Bởi vì, trong trường phổ thông, công tác chuyên môn là hoạt động quantrọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường TCM khoa học tựnhiên là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, là cơsở gắn bó với người GV giảng dạy, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáodục học sinh Trong nhà trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác vớinhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằmthực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, thực hiện chương trình giáo dục và cáchoạt động khác, hướng tới mục tiêu giáo dục Mặt khác, TCM KHTN cũng là nơingười giáo viên có thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề cóliên quan đến nghề nghiệp, đời sống vật chất và tinh thần của mình Đối với trườngtrung học cơ sở, động lực quan trọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chấtlượng giáo dục của đơn vị tổ quyết định

Hoạt động của TCM KHTN ở trường THCS là một yêu cầu bắt buộc và hếtsức cần thiết, là một quy định trong Điều lệ trường trung học do Bộ GD & ĐT banhành Quản lý TCM KHTN, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện kếhoạch giảng dạy của GV trong tổ sẽ phản ánh được các mặt hoạt động chuyên môncủa nhà trường về chất lượng GD và các mặt hoạt động khác Nâng cao chất lượnghoạt động của TCM trong các nhà trường sẽ phát huy được tinh thần nỗ lực sáng tạocủa GV trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt độngcủa tổ trưởng TCM KHTN cũng được nâng cao, đồng thời tạo một động lực thôi thúcGV trong các TCM KHTN phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình tronglĩnh vực giảng dạy và giáo dục Mặt khác, TCM KHTN có vai trò quan trọng trongviệc góp phần bồi dưỡng đội ngũ GV tại chỗ thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rútkinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học nói riêng

Trang 15

Đổi mới quản lý hoạt động TCM KHTN ở trường THCS, nhằm từng bướcnâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong các nhà trường là vấn đề quan trọngvà cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mớinội dung chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới và đổi mới phương pháp dạyhọc (PPDH), nhằm phát huy năng lực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.

1.2 Xuất phát từ thực tiễn việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn khoa học tự nhiêntrường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang còn có hạn chế, bất cập

Thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động chuyên môn của TCM KHTN đang làmột hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục ở các trường THCStrên địa bàn huyện Lục Nam Vai trò quản lý của tổ trưởng đã góp phần không ít vàoviệc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ Mọi công tác chuyên môn đã được bànbạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều qua các sinh hoạt giữa các thành viêntrong tổ, nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học(KHNH) đã được xây dựng

Trong thời gian qua, để thực hiện chủ đề “Thay đổi căn bản và toàn diện nềngiáo dục”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động: “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tựhọc và sáng tạo”, các trường THCS tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam

nói riêng đã quyết tâm dạy tốt, học tốt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và đã phần nàonâng cao được chất lượng dạy học Hoạt động của TCM KHTN ở các trường THCStrên địa bàn huyện Lục Nam đã được thực hiện khá tốt, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện cho học sinh

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới “căn bản, toàn diện” của giáodục hiện nay thì hoạt động này vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi.Những điều kiện cung ứng cho nhu cầu con người và hoạt động còn nhiều mâu thuẫn;Công tác quản lý TCM KHTN trong nhiều năm chưa được đề cập tới trong lý luậnquản lý; Tổ trưởng TCM KHTN không được đào tạo một cách bài bản, chủ yếu cònquản lý theo “chủ nghĩa kinh nghiệm”, chưa phát huy hết vai trò của mình trong việcnâng cao chất lượng hoạt động TCM KHTN Bên cạnh đó, việc tổ chức sinh hoạtchuyên môn còn mang tính hình thức, chưa thật sự có chất lượng; nội dung sinh hoạtchưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa thực sự chú trọng đến việc tổ

Trang 16

chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới (nghiên cứu bài học, dạy học tíchhợp, phát huy năng lực dạy học, sinh hoạt chuyên môn trực tuyến ) Ngoài ra, cácgiải pháp quản lý của Hiệu trưởng chưa đạt đích yêu cầu, các điều kiện phục vụ chohoạt động của TCM KHTN chưa thực sự đảm bảo Vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụđặt ra của các cấp, của ngành thì trước hết phải đổi mới công tác quản lý và côngviệc ấy cần được bắt đầu từ việc đổi mới quản lý hoạt động của các tổ chức TCMKHTN.

Với những đánh giá trên, tôi nhận thấy, nội dung của đề tài là rất cần thiết, đòihỏi sự nghiên cứu công phu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của bậc THCS trênđịa bàn thành huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Hơn nữa, trong những năm qua, có nhiều đề tài khoa học đề cập đến vấn đề QLhoạt động TCM KHTN ở các bậc học, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về việc quản lý hoạt động TCM KHTN ở cấp THCS theo địnhhướng giáo dục phổ thông mới trên địa bàn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang Một sốđề tài mới xuất hiện gần đây hầu hết viết về biện pháp quản lý ở cấp Tiểu học vàTHPT, những cấp học có đặc điểm rất khác biệt với cấp THCS Với mong muốn tìmhiểu sâu sắc hơn về hoạt động của TCM KHTN, phục vụ cho công tác quản lý, nhằmgóp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THCS trên địa bàn huyện Lục Nam,

chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở

các trường Trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới" Làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình với mong

muốn tìm ra các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiêntốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dụchiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên mônKhoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuấtmột số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn KHTNcủa nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 17

Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS

Trang 18

huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình GDPT mới.

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai tại 7

trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

- Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

+ Nhóm cán bộ quản lý lãnh đạo của các trường THCS: 44 người+ Nhóm CBGV: 235 người

- Giới hạn về chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn

huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoahọc tự nhiên ở trường THCS

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và thực trạng quảnlý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang theo yêu cầu chương trình GDPT mới

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tựnhiên ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo yêu cầu chương trìnhGDPT mới

6 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoahọc tự nhiên ở trường THCS một cách khoa học phù hợp với nội dung, yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới và tình hình thực tế các nhà trường THCS ởhuyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn,góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của các trường đáp yêu cầuchương trình GDPT mới

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích-tổng hợp, phân loại-hệ thống hóa, khái quát hóa các tàiliệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tế

- Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu, thu thập thông tin thực tiễn liênquan đến đề tài

- Nghiên cứu các sản phẩm giáo dục và tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn KHTN ở các trường THCS

Trang 19

- Tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia về những vấn đề liên quan đến đề tài.Tổ chức tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của biện pháp đề xuất.

7.3 Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số

liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS18 nhằm thu được kết quả toàn diện, kháchquan, trung thực, chính xác và khoa học

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học

tự nhiên ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự

nhiên ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dụcphổ thông mới

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự

nhiên ở trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang theo chương trình giáo dụcphổ thông mới

Trang 20

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Thực chất của công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường là việcHiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các TCM KHTN quản lý hoạt động chuyên môn củaGV Chất lượng hoạt động của TCM KHTN trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vàoquá trình quản lí của người tổ trưởng TCM đối với tổ Tất cả các hoạt động chuyênmôn triển khai đến từng giáo viên đều thông qua TCM Vì vậy, việc nghiên cứu côngtác quản lý hoạt động TCM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giaiđoạn hiện nay

- Ở bậc phổ thông:

Trong luận văn thạc sỹ QLGD năm 2005 của tác giả Nguyễn Mạnh Hà “Biệnpháp quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trường THPTtỉnh Yên Bái”, tác giả đã phân tích, đánh giá kỹ về thực trạng việc quản lý bồi

dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trường THPT tỉnh Yên Bái, từ đó đềxuất một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng bộ môn trườngTHPT tỉnh Yên Bái Tuy nhiên luận văn lại chưa nghiên cứu sâu về các nội dungquản lý của tổ trưởng TCM, công việc quản lý chính của tổ trưởng, nơi cụ thể hoánăng lực cho tổ trưởng bộ môn [23]

Cũng tìm hiểu về hoạt động TCM nhưng triển khai theo hướng NCBH, tác giả

Phùng Xuân Dự đi sâu nghiên cứu “Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứubài học ở trường trung học phổ thông” Trong đó nêu rõ quản lý sinh hoạt chuyên

môn theo NCBH ở trường THPT là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạchcủa chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để thực hiện các bước (quy trình) NCBHmột cách khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường THPT.Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo NCBH ở trường THPT bao gồm nhiều nội dungvà giữa các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Muốn đạt hiệu quả cao trongSHCM theo NCBH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi cần có sự phối hợpchặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, bộ phận với nhau, trong đó, người tổ trưởng TCMcó vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng [4]

Trang 21

Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành

Chung với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã TamĐiệp tỉnh Ninh Bình” (2015) Từ việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích

thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT thị xã TamĐiệp tỉnh Ninh Bình, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tácquản lý TCM của các trường THPT trên địa bàn Thị xã Tam Điệp - Tỉnh Ninh Bình

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường ởtrung học cơ sở

Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn Các TCM là tổchức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường Hoạt động của TCM trong nhàtrường là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học, giáo dục, có vai trò quantrọng đối với sự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nóichung Thực chất công tác quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường THCSlà việc Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng các TCM quản lý hoạt động chuyên môn củaGV Chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào quátrình quản lí của người tổ trưởng TCM Việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt độngTCM là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay Bởi cáchoạt động chuyên môn triển khai đến GV thông qua TCM Tổ trưởng TCM là ngườichỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tổ theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng, theo kếhoạch của nhà trường, chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn của tổ Cũng nhưcác cấp học khác, vấn đề quản lý hoạt động TCM ở trường THCS được nhiều tác giảđi sâu nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc quản lí hoạtđộng TCM ở trường THCS có thể kể ra như:

Công trình nghiên cứu của tác giả Hoàng Đức Minh về “Nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn thông qua sinh hoạt chuyên môn theochuyên đề ở cụm trường”, đã chỉ rõ những khó khăn trong sinh hoạt chuyên môn ở

các cụm trường lẻ của các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, từ đó đề xuất biệnpháp tổ chức sinh hoạt chuyên môn phù hợp với điều kiện các nhà trường, góp phầnnâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS [13]

Tác giả Hoàng Sỹ Hùng trong bài viết“Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổtrưởng chuyên môn ở trường Trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa”, trên cơ sở nghiên

cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý hoạt động TCM ởtrường THCS tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực

Trang 22

quản lý hoạt động TCM ở trường THCS tại tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo của tỉnh nhà [9].

Cũng đi sâu tìm hiểu về vấn quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS, tác

giả Ngô Thị Phương Thảo có bài viết “Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên mônở các trường THCS ở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học”,

trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trườngTHCS ở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học, đồng thời cũngchỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động TCM ở các trường THCSở Thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học [17]

Bên cạnh đó, còn phải kể đến các công trình nghiên cứu là luận văn thạc sỹcủa nhiều tác giả về vấn đề này:

Luận văn thạc sỹ QLGD năm 2007 của tác giả Nguyễn Thanh Cao “Biện phápquản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động TCM các trường THCS huyện Phổ Yên -Thái Nguyên”, trong đó tác giả đã phân tích, đánh giá những biện pháp quản lý hoạt

động của TCM trong các nhà trường THCS ở huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một sốbiện pháp quản lý hoạt động TCM Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả giới hạnđịa bàn nghiên cứu thành hai vùng miền khác nhau là vùng đồng bằng và miền núicho nên khó có thể áp dụng rộng rãi

Tác giả Đặng Hải Tâm với đề tài“Biện pháp quản lí hoạt động CM ở cáctrường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ”(2011), trên cơ sở phân tích thực trạng

công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tácgiả đã nêu ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lí hoạt động TCM môn ởcác trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nângcao hiệu quả công tác quản lý TCM ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Phú Thọ

Như vậy, Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đánh giá thựctrạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS, chỉ ra những hạn chế của quản lýhoạt động TCM ở các trường THCS tại địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp quảnlý hoạt động TCM ở các trường THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nóichung và dạy học trong nhà trường THCS ở địa phương nói riêng Tuy nhiên, ở mỗiđịa phương lại có những điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau, nên nộidung các biện pháp quản lý hoạt động TCM trường THCS ở các địa phương khácnhau cũng có những sắc thái khác nhau

Trang 23

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổthông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh, nội dung giáodục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứquản lí chất lượng giáo dục phổ thông, đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm đảmbảo chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông mới là chương trình giáo dục phổ thôngđược ban hành năm 2018 Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo raThông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mớithay thế Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông Ban hành kèmtheo Thông tư này, chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: (1) Chương trình tổngthể; (2) Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, cấp trunghọc cơ sở và cấp trung học phổ thông

Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạtđộng giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạtđộng trải nghiệm ở cấp TH; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âmnhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; Hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT

1.2.2 Khái niệm tổ chuyên môn

Theo Điều lệ trường THCS, trường trung học phổ thông và trường phổ thôngcó nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3năm 2011 của Bộ GD&ĐT:

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lýcủa trường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệhợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng,đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường,chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

Tổ chuyên môn khoa học tự nhiên có các thành viên chủ yếu giảng dạy,nghiên cứu các môn thuộc lĩnh vự khoa học tự nhiên Các môn Khoa học tự nhiên(KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học,

Trang 24

Sinh học và Khoa học Trái Đất, Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa họckhác liên quan như Toán học, Tin học, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triểnkhông ngừng của KHTN.

1.2.3 Quản lý

Theo quy luật tự nhiên, mọi loài động vật trên trái đất này, bé như đàn kiến,đàn ong, lớn như đàn trâu, đàn voi đều phải sống thành từng bầy, từng đàn Trongmỗi bầy đàn đó đều có một con đầu đàn chuyên làm nhiệm vụ “thủ lĩnh” hướng dẫncả đàn sinh sống, chống chọi với kẻ thù…

Loài người cũng vậy, ngay từ khi xuất hiện, bao giờ cũng có thủ lĩnh để chỉhuy tập đoàn người sinh sống và chống chọi với kẻ thù, sau này, khi xã hội phát triểnthì tập hợp người trở thành các làng, xã, huyện, tỉnh, dân tộc… người đứng đầu củacác làng, xã, huyện… được gọi là già làng, lý trưởng, quan huyện, quan tỉnh, vua…Ngày nay người ta gọi các thủ lĩnh là nhà quản lý, người lãnh đạo

Hoạt động quản lý phát huy thế mạnh của các cá nhân và tập thể lao động sảnxuất Quản lý vừa là hoạt động độc lập với tri thức và sức lao động, vừa có ý nghĩa làsự kết hợp vận dụng giữa tri thức và lao động để phát triển xã hội

Lao động xã hội ngày càng phát triển đa dạng phong phú thì khoa học quản lýngày càng phát triển theo nội tại của mọi quá trình lao động Quản lý là một khoa họcsử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên, xã hội, thống kê, tâm lý học, giáodục học, xã hội học… Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế caođộ để đạt được mục đích

Chính vì vậy có thể tiếp cận khái niệm quản lý với nhiều cách khác nhau:

Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tác động của con người tác động vào tậpthể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu chung” [20].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì:“Quản lý là sự tác động có mục đích, cókế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý)nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [22].

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trìnhđịnh hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đếnnhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạngthái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [14].

Theo tác giả Trần Kiểm và Bùi Minh Hiền “Quản lí là những tác động củachủ thể quản lí trong quá trình huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều

Trang 25

phối các nguồn lực (Nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [10].

Mặc dù có những khái niệm khác nhau về quản lý, song những quan điểm trênđều có những nét chung đó là: Quản lý là hoạt động được tiến hành trong các tổ chứcxã hội Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào hệ thốngcon người, nhằm đạt được các mục tiêu Quản lý là hoạt động có mục đích tạo nênchất lượng mới cao hơn Quản lý là những sự tác động phối hợp nỗ lực của các cánhân thành sức mạnh tập thể Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổchức dựa trên những thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữcho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển với mục tiêu đã định Quảnlý là các hoạt động để đảm bảo mục đích chung là hoàn thành công việc qua nỗ lựccủa các cá thể trong tổ chức Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hộihoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luậtnhất định, tồn tại trong một thời gian, không gian cụ thể Quản lý cũng phải tuântheo những quy tắc nhất định hướng tới mục tiêu đó là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽvà ăn ý những nỗ lực của cá thể nhằm đạt được mục đích chung của tổ chức hay nóicách khác là nguyên tắc đảm bảo phát huy cao độ năng lực của các cá nhân trong tổchức để đạt được mục đích chung

Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ là: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý.Tác động quản lý là tác động có định hướng, có tổ chức mang tính tổng hợp bao gồmnhiều giải pháp khác nhau thông qua cơ chế quản lý để sử dụng có hiệu quả cao nhấtnguồn lực sẵn có của tổ chức trong điều kiện nhất định nhằm đảm bảo cho hệ thốngổn định phát triển và đạt được mục tiêu đã định

Như vậy, bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động Đólà quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằmsử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức đặt ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường Xã hội ngày càng phát triển các loại hình lao động ngày càngphong phú, phức tạp, tinh vi thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng và quyếtđịnh để tổ chức hướng tới đích bằng con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất với bản chấtlà một khoa học và nghệ thuật trong việc điều khiển và phối hợp sự nỗ lực của conngười vì mục tiêu chung Trong xã hội hiện đại, tính khoa học và nghệ thuật của quảnlý được đề cao

Trang 26

Căn cứ vào những nét chung đó và từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý, chúng tôiđồng tình và sử dụng trong đề tài này định nghĩa của tác giả Trần Kiểm và Bùi Minh

Hiền:“Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong quá trình huy động, pháthuy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổchức với hiệu quả cao nhất” [20].

1.2.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Trên cơ sở phân tích và kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước về quản lý,quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, chúng tôi đưa ta khái niệm về quản lý hoạtđộng TCM như sau:

Q u ả n l ý h o ạ t đ ộ n g T C M l à quá trình tác động của Hiệu trưởng đến TCM vàGV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy họcđể tạo điều kiện tốt nhất phát triển các phẩm chất, năng lực của người học.

Quản lý h o ạt đ ộng TC M g ồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động củaTCM; Tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM; Chỉ đạo hoạt động của TCM; Kiểm tra,đánh giá hoạt động TCM

1.3 Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển nhữngyếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩmchất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộngđồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

Trang 27

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theocác chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực đểhoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngànhnghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghềhoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triểnnhững phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cáchcông dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệpphù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục họclên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với nhữngđổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

- Nội dung chương trình:

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáodục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp10 đến lớp 12)

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thônggồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo địnhhướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần Các cơ sở giáodục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày Cơ sở giáo dục tổ chức dạyhọc 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chungthống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1;Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáodục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp;Nội dung giáo dục của địa phương

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2 Mỗi ngày học 1buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút Khuyến khích cáctrường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở

Trang 28

Nội dung giáo dụcSố tiết/năm học

Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9Môn học bắt buộc

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105

Môn học tự chọn

Tổng số tiết học/năm học(không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032

Số tiết học trung bình/tuần(không kể các môn học tự chọn) 292929,529,5- Phương pháp hình thức tổ chức thực hiện chương trình

Về phương pháp giáo dục:

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháptích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướngdẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống cóvấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự pháthiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, pháthuy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề,hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để pháthiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ

Trang 29

trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá củakĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhàtrường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thínghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại,đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việcđộc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi họcsinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế

Về đánh giá kết quả giáo dục

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời,có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của họcsinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí vàphát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượnggiáo dục

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quyđịnh trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học vàchuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn Đối tượng đánh giá là sản phẩm vàquá trình học tập, rèn luyện của học sinh

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượngthông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diệnrộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế Cùng với kết quả cácmôn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn,kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung củahọc sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợpđánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá vàcủa các học sinh khác

Việc đánh giá định kì do cơ sở giáo dục tổ chức để phục vụ công tác quản lícác hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở cơ sở giáo dục và phục vụ phát triểnchương trình

Trang 30

Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảothí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụcông tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng đánh giá kết quả giáo dụcở cơ sở giáo dục, phục vụ phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứatuổi, từng cấp học, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhànước, gia đình học sinh và xã hội

Nghiên cứu từng bước áp dụng các thành tựu của khoa học đo lường, đánh giátrong giáo dục và kinh nghiệm quốc tế vào việc nâng cao chất lượng đánh giá kết quảgiáo dục, xếp loại học sinh ở cơ sở giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá trên diệnrộng làm công cụ kiểm soát chất lượng đánh giá ở cơ sở giáo dục

- Yêu cầu năng lực của nhà trường:Tổ chức và quản lí nhà trường

Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi học sinh và phục vụ yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi; là trung tâm vănhoá giáo dục của địa phương; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật;thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, phápluật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương vàcơ quan quản lí giáo dục các cấp

Cơ cấu tổ chức bộ máy và quản lí hoạt động giáo dục của nhà trường theo quyđịnh của Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ban hành

Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên

Hiệu trưởng được đánh giá theo chu kì và được xếp loại đạt trở lên theo Chuẩnhiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; được bồi dưỡng, tập huấn về lí luận chính trị,quản lí giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông theo quy định

Số lượng và cơ cấu giáo viên (kể cả giáo viên thỉnh giảng, nếu có) bảo đảm đểdạy các môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; 100%giáo viên có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; được xếp loại đạt trởlên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; giáo viên được đảmbảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; giáoviên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông

Trang 31

Nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, được bồi dưỡng về nộidung chương trình giáo dục phổ thông có liên quan đến nhiệm vụ của mỗi vị trí trongnhà trường.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Địa điểm, diện tích, quy mô nhà trường; khối phòng học tập; khối phòng hỗtrợ học tập; thư viện; khối phòng hành chính quản trị; khu sân chơi, thể dục thể thao;khối phụ trợ; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảođảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xã hội hoá giáo dục

Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nướcvà của toàn dân Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉđạo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm điều kiện thựchiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối vớigiáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông Nhà trường chủ độngtham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địaphương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợkinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn

Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường Gia đình, cha mẹ họcsinh được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu của lớp học,cấp học; Ban đại diện cha mẹ học sinh có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền, tráchnhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhà trường tạo điềukiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động

Phối hợp tốt giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội Nhà trường chủ động tổchức, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, Hội, hoạt động xã hội,tích cực góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,qua đó thực hiện giáo dục học sinh trong thực tiễn đời sống

1.3.2 Hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS theo chương trình GDPT 2018

Hoạt động TCM là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo định kì nhằmbồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghềnghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học Hoạt động TCM được tổ chức thựchiện và duy trì ở các trường phổ thông không chỉ giúp mỗi GV nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ mà còn gắn kết tình đồng nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau trong công

Trang 32

tác; hình thành môi trường sư phạm tốt đẹp, cũng như truyền thống, bản sắc văn hóariêng của mỗi trường.

Hoạt động TCM hiện nay thường diễn ra theo hai hình thức: tổ chức theo cácchuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học Ở hình thức thứ nhất, hoạt độngTCM bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấptrên, tập huấn phương pháp dạy học và thường do BGH triển khai Hoạt động TCMcòn trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặcđiểm tình hình cũng như điều kiện thực tế của mỗi nhà trường như: nâng cao hiệu quảcông tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy học một dạng bài, kiểu bài nào đó, kinhnghiệm bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém Những nội dung này thường đượcgiao cho các GV nhiều kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành cácbáo cáo chuyên đề hay SKKN Hình thức thứ hai của hoạt động TCM là dự giờ traođổi kinh nghiệm về bài học, được các nhà trường tổ chức thường xuyên hơn Sau khidự giờ, tổ chuyên môn tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại taynghề GV dạy

TCM là đơn vị sản xuất thực hiện mọi quá trình chỉ đạo đổi mới phương phápđể nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Hoạt động của TCM trong nhàtrường THCS gồm có:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của TCM theo định hướng đổimới giáo dục

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạchdạy học

- Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá HS theo định hướng đổi mới giáo dục.- Tổ chức sinh hoạt TCM theo định hướng đổi mới giáo dục

- Bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho các thành viên của tổ và thực hiệncác chuyên đề theo định hướng đổi mới giáo dục

- Đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệpGV trung học

- Quản lý các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học của TCM theo địnhhướng đổi mới giáo dục

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.- Thực hiện các hoạt động khác của TCM

Trang 33

Để hoạt động TCM có hiệu quả, tránh tình trạng hình thức, hiệu trưởng cần chỉđạo, định hướng và quản lý tốt nội dung sinh hoạt TCM Thông qua sinh hoạt TCMsẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Do vậy, tổtrưởng TCM cần tạo điều kiện để GV nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình Nộidung sinh hoạt TCM cần phải đa dạng phong phú, có sự đổi mới và phải có chuẩn bịtrước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện.

1.4 Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn Khoa học tự nhiên trong trường THCStheo chương trình GDPT mới 2018

1.4.1 Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS

theo chương trình GDPT mới 2018

- Ý nghĩa việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn: Kế hoạch tổ CM là mộtphương tiện quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo phát triển chuyên môn nghiệpvụ của nhà trường; là căn cứ cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ CM cũng nhưkiểm tra đánh giá hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng

- Nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn KHTN:+ Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần; kế hoạch dạyhọc, kế hoạch thao giảng, kế hoạch kiểm tra, kế hoạch ôn thi, phụ đạo học sinh, kếhoạch bồi dưỡng đội ngũ, sinh hoạt chủ đề, kế hoạch thực tế, giao lưu học hỏi );

+ Hướng dẫn giáo viên xây dựng các kế hoạch cá nhân tương ứng với nhiệmvụ của họ: Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn; kế hoạch pháttriển chương trình nhà trường; kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, kếhoạch bồi dưỡng thường xuyên; kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đúng, đủtheo các tiết trong phân phối chương trình

Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ, kế hoạch giảngdạy của GV

- Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn KHTN: Gồm một số bước cơbản như: Thu thập, xử lý thông tin; TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch; tổ chức lấy ýkiến của các thành viên; Điều chỉnh kế hoạch; xin ý kiến góp ý, phê duyệt của Hiệutrưởng; điều chỉnh hoàn thiện bản kế hoạch; công bố và triển khai thực hiện kế hoạch

Trang 34

Hiệu trưởngphê duyệtTTCM

xây dựngdự thảo kế

hoạchTCM

TTCMđiều chỉnh

kế hoạchTCM

TTCMhoàn thiện

kế hoạchTCM

TTCM côngbố và triển

khai thựchiện kế

hoạch TCM

Thôngqua, lấy ý

kiến tậpthể TCM

Sơ đồ 1.1 Quy trình xây dựng và phê duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn KHTN

1.4.2 Quản lý tổ chức hoạt động tổ chuyên môn KHTN ở trường THCS theo chương

trình GDPT mới 2018

- Quản lý phân công chuyên môn trong tổ bộ môn:

Thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, người quản lý phải phân công, phânnhiệm cho các thành viên của tổ một cách hợp lý, khoa học phát huy được năng lực,điểm mạnh của từng thành viên, tạo được sự đồng thuận và cha sẻ giữa các thành viên

Tổ trưởng chuyên môn là người cần thu thập thông tin chính xác, đầy đủ vềđội ngũ GV của tổ, trên cơ sở đó đánh giá khách quan về từng GV trong tổ và đánhgiá công việc giảng dạy tổng thể trong tổ để từ đó đề xuất, tư vấn cho hiệu trưởng cócơ sở cân nhắc, chọn lựa và quyết định phân công Mặt khác Tổ trưởng chuyên mônthực hiện phân công thành viên trong tổ thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn theoquyền hạn của Tổ trưởng và ủy quyền của BGH

Quá trình phân công cần chú ý một số nguyên tắc sau:+ Căn cứ tình hình của nhà trường, quyền lợi học tập, đặc điểm đối tượng HScũng như công tác kiêm nhiệm khác để đề xuất phân công GV cho phù hợp

+ Căn cứ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, sức khỏe của GV đểphân công

Trang 35

+ Tham khảo tài liệu phân công và kết quả giảng dạy của GV ở các năm họctrước, hoặc ở đơn vị cũ nếu GV mới chuyển về.

+ Lưu ý một số vấn đề khác như nguyện vọng, hoàn cảnh của GV Đây là cácyếu tố xem xét thêm nhằm tạo sự hợp lý, hợp tình, tạo tâm lý thoải mái để GV yêntâm cống hiến cho nhà trường

- Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn:

Thực hiện chương trình đảm bảo thống nhất các mục tiêu bài, chương, chươngtrình bậc học

+ Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảngcủa từng tổ viên Để đảm bảo chất lượng, Tổ trưởng và hiệu trưởng phải quản lý chỉđạo việc thống nhất mục tiêu bài dạy, chương, từ đó nắm bắt nội dung cốt lõi bài dạycần đạt, trách được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt được của tiếtdạy Đây là việc làm có ý nghĩa để quản lý và bồi dưỡng GV, nhất là GV trẻ, mặtkhác cũng tạo điều kiện để các thành viên trong tổ trao đổi, chia sẻ tạo sự đồng thuậnthống nhất trong tổ

+ Chỉ đạo xây dựng chương trình dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp vàphát triển chương trình

+ Quản lý, kiểm tra việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV;+ Dự giờ GV trong tổ theo quy định Việc dự giờ cần hướng tới việc tư vấn,thúc đẩy việc phát triển chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinhnghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, qua đó các thành viên rút kinh nghiệm phát huynhững ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong các giờ dạy tiếp theo

Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở tổ chuyên môn:+ Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học hợp lý, đầy đủtheo các tiết trong phân phối chương trình

+ Chú ý sử dụng khai thác hiệu quả thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹnăng cho GV, khuyến khích khả năng sáng tạo của GV trong việc thiết kế đồ dùngdạy học

+ Chỉ đạo giám sát, kiểm tra, bảo quản thiết bị Tập huấn trình độ nghiệp vụ,kỹ thuật kỹ năng sử dụng cho GV

+ Tổ chức việc bảo vệ, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường

Trang 36

- Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học:

Để quản lý chỉ đạo hoạt động này có hiệu quả, hiệu trưởng phải biết dựa vàođội ngũ GV cốt cán của tổ, nhóm bộ môn, đây là đội ngũ tiên phong trong nhà trườngvà có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học.Để quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn, cần thựchiện những nội dung sau:

+ Quản lý kế hoạch đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giátheo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa cáchình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục, đánh giá trong quátrình dạy học, giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục

+ Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánhgiá giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc,chú trọng hướng dẫn học sinh tự học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS;phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm

+ Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về đổi mới phương pháp và kiểm tra đánh giácho GV; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đổi mới phương pháp gắn với bộ môn, gắn vớiyêu cầu của đổi mới GD

- Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động để tổ chuyên môn triển khai thực hiệntoàn bộ các hoạt động của tổ, là dịp để trao đổi chuyên môn nâng cao chất lượng dạyhọc Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn các ý tưởng sáng tạo sẽ được đề đạt, xemxét Do vậy, Tổ trưởng cần tạo điều kiện để các thành viên được trao đổi chia sẻ ýtưởng, kinh nghiệm Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, cóthay đổi, có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện Hiện nay,sinh hoạt tổ chuyên môn có thể tập trung vào các vấn đề sau:

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.Xây dựng chủ đề và thực hiện dạy học theo chủ đề

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học Sinh hoạt chuyên môn qua mạng “Trường học kết nối”.Sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ thực hiện theo quy định của Điều lệ nhàtrường, nội dung sinh hoạt theo nhiệm vụ quy định và yêu cầu của nhà trường Ban

Trang 37

giám hiệu được biên chế trong các tổ chuyên môn tham dự đầy đủ các buổi họp nhằmđịnh hướng chỉ đạo kịp thời, nắm bắt tình hình, kiểm tra đánh giá hiệu quả sinh hoạtchuyên môn, góp ý kịp thời để khắc phục những tồn tại, từng bước nâng cao chấtlượng sinh hoạt chuyên môn.

1.4.3 Quản lý chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn KHTN trong trường THCS theochương trình GDPT mới

2018

* Quy hoạch và bổ nhiệm Tổ trưởng chuyên môn:

Để thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch và bổ nhiệm Tổ trưởng chuyênmôn, cần thực hiện tốt quy trình của công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ gồm cácbước:

- Đánh giá thực trạng đội ngũ Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn để xác địnhnguồn để đưa vào quy hoạch Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn; xây dựng quy hoạch Tổtrưởng, Tổ phó chuyên môn

- Đề xuất, đánh giá đối với GV được quy hoạch, xin ý kiến Chi ủy và tập thểlãnh đạo

- Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.- Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm; triển khai quyết định, phân công laođộng cho người được bổ nhiệm, cập nhật hồ sơ nhân sự, lưu hồ sơ nhân sự

* Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Tổ trưởng chuyên môn:

Bồi dưỡng cho Tổ trưởng, Nhóm trưởng chuyên môn một số năng lực và kỹnăng QL chuyên môn như: Kiến thức chuyên môn sâu và vững chắc; năng lực tổchức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinhhoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới (Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc, đổi mới PPDH và KTĐG, xây dựng chủ đề và dạy học theo chủ đề; sinh hoạtchuyên môn qua mạng trường học kết nối )

* Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kỳ và tự bồi dưỡng cho GV

Để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, Tổ trưởng chuyên môn cầnđánh giá đúng thực trạng trình độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng cá nhântrong tổ; phân loại nhu cầu, đối tượng, nội dung, thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp

Trang 38

Xây dựng đội ngũ cốt cán, tham mưu với BGH cử GV cốt cán tham gia cáclớp bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức, qua đội ngũ GV cốt cán triển khai bồidưỡng tất cả GV trong tổ.

Trang 39

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc, có chất lượng, hiệu quả, các nộidung sinh hoạt phong phú, thiết thực, tạo điều kiện để GV được thể hiện, được cọ sát,được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, giáo dục, động viên, khuyến khích tinhthần cầu thị, học hỏi và tự bồi dưỡng của từng GV.

1.4.4 Quản lý kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn KHTN trongtrường THCS theo chương trình GDPT mới 2018

Kiểm tra đánh giá là một trong những chức năng cơ bản của quản lý, kiểm trađánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn là hoạt động không thể thiếu trong mỗinhà trường Tổ trưởng chuyên môn thực hiện chỉ đạo của nhà trường, tổ chức lựclượng kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hợp lý khách quan,công bằng dựa trên các tiêu chí về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng đối tượng.Các kết luận sau KTĐG là căn cứ cho việc sử dụng, bồi dưỡng GV trong nhà trường

Để công tác KTĐG các hoạt động của tổ chuyên môn có chất lượng, hiệu quả cần:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểmtra đột xuất, định kỳ đối với cán bộ, GV và tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học

- Xây dựng và cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá từng hoạt động chuyên môntrên cơ sở tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại các văn bản chỉ đạo chuyên môn của cấptrên, các quy định nội bộ của nhà trường và thực tế đội ngũ GV

- Ban giám hiệu kiểm tra hồ sơ các tổ chuyên môn theo từng học kỳ, phối hợpvới tổ chuyên môn kiểm tra đánh giá giờ dạy và các hoạt động chuyên môn của GV

- Tổ trưởng chuyên môn thực hiện KTĐG giáo viên trong tổ theo kế hoạch vàsơ kết, tổng kết công tác kiểm tra trong các cuộc họp tổ chuyên môn theo từng đợtkiểm tra, lưu các thông tin kiểm tra

- Kết luận kiểm tra là cơ sở để điều chỉnh, uốn nắn đối với cá nhân nhằm hoànthiện dần năng lực của GV trong tổ; đồng thời là căn cứ để cải tiến công tác quản lýhoạt động chuyên môn trong nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổchuyên môn và nhà trường

1.5 Một số yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trongtrường THCS

1.5.1 Yếu tố chủ quan

Một số yếu tố chủ quan cơ bản có thể ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổchuyên môn trong trường THCS bao gồm:

Trang 40

* Phẩm chất, năng lực của Hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng trường trung học phổ thông là người đứng đầu cơ sở giáo dục, làngười có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường, quảnlý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi quyếtđịnh quản lý Do đó phẩm chất, năng lực, uy tín của Hiệu trưởng là yếu tố cơ bản ảnhhưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS

Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà trường, Hiệu trưởng không chỉ cókiến thức chuyên môn sâu, rộng mà phải có năng lực chuyên môn giỏi, có khả năngtư vấn chuyên môn cho GV và khi cấp thiết có thể làm “trọng tài” về chuyên môn

Về năng lực quản lý nhà trường: Đòi hỏi Hiệu trưởng phải có kiến thức vànghiệp vụ quản lý, nắm bắt đầy đủ và cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn củangành và xử lý thông tin tốt; có năng lực phân tích, dự báo và xác định tầm nhìn, sứmạng đối với sự phát triển của nhà trường; có sự phân công lao động, hợp lý, hiệuquả; tổ chức, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các quy chế hoạt động của các bộ phận,tổ chức trong nhà trường

Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhàtrường như: Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và các kế hoạch tác nghiệptrong từng lĩnh vực hoạt động; tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêuđã đề ra; giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâmcủa sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường

Hiệu trưởng đóng vai trò như là một thủ lĩnh đi tiên phong và thúc đẩy, độngviên các thành viên tiến lên; biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thànhviên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở

Bên cạnh đó hiệu trưởng cần thể hiện rõ kỹ năng liên nhân cách, giao truyền thông, hòa mình vào tập thể, để hiểu rõ những tâm tư tình cảm của các thànhviên, phải biết mình, biết tự đánh giá đúng bản thân Hiệu trưởng phải biết thu thậpthông tin và xử lý thông tin kịp thời chính xác; có năng lực truyền thông và nhạy cảmđối với môi trường, hoàn cảnh xung quanh

lưu-* Năng lực của Tổ trưởng chuyên môn:

Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý điều hành tổ chuyên môn Tổtrưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theoĐiều lệ trường trung học quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng

Ngày đăng: 17/11/2020, 00:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT-TW về việc xây dựngnâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2004
4. Phùng Xuân Dự (2015), "Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở trường trung học phổ thông", Tạp chí Quản lý giáo dục, số 71 - 4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bàihọc ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Phùng Xuân Dự
Năm: 2015
6. Hà Huy Giáp (2015), "Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường TH theo nghiên cứu bài học ở tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Quản lý giáo dục, số 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trường TH theo nghiêncứu bài học ở tỉnh Bắc Giang
Tác giả: Hà Huy Giáp
Năm: 2015
7. Phạm Minh Hạc (2000), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
8. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), "Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường mầm non quận Hoàng Mai", Tạp chí Quản lý giáo dục, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ởcác trường mầm non quận Hoàng Mai
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Năm: 2016
9. Hoàng Sỹ Hùng (2016), "Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở trường Trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa", Tạp chí Quản lý giáo dục, số 9/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên mônở trường Trung học cơ sở tại tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Hoàng Sỹ Hùng
Năm: 2016
10. Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, Giáo trình trường ĐHSPHN - Khoa Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnh đạo nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền
Năm: 2006
11. M.I.Kônđacốp (1984), Cơ sở lí luận của khoa học quản lí giáo dục, Trường CBQLgiáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận của khoa học quản lí giáo dục
Tác giả: M.I.Kônđacốp
Năm: 1984
13. Hoàng Đức Minh (2015), "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS vùng đặc biệt khó khăn thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở cụm trường", Tạp chí Quản lý giáo dục, số 78 (2015) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS vùngđặc biệt khó khăn thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở cụmtrường
Tác giả: Hoàng Đức Minh
Năm: 2015
2. Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (2013) (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Khác
3. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
5. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông cónhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
12. Luật giáo dục (2011) (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb Lao động Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w