1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh

115 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 549,54 KB

Nội dung

tiến; Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành hoạt độngcòn chậm, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngành BHXH; côngtác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ HIỀN

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ HIỀN

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN CẢNH HỢP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa họccủa riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp Số liệu,kết quả nêu trong luận văn là xác thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn với đề tài “Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Thành phố HồChí Minh” được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng riêng bảnthân tôi trong suốt thời gian học tập và sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía

Để hoàn thành luận văn này, trước tiên cho phép tôi xin trân trọnggửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện hành chính Quốc gia cùng toànthể quý thầy cô, giảng viên Học viện đã tận tình dạy bảo trong suốt 2 nămhọc tập Những kiến thức quý báu mà thầy cô truyền dạy là cơ sở để tôinghiên cứu học tập đạt kết quả tốt và cũng là cơ sở để tôi có thể hoàn thiệnluận văn của mình

Tiếp theo, tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Thầy PGS.TSNguyễn Cảnh Hợp, giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.Những định hướng, góp ý và đặc biệt sự quan tâm, động viên từ Thầy lànguồn động lực lớn lao giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Bảohiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tận tình trongviệc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài Tôi cũng xin đượccảm ơn sự hỗ trợ thường xuyên từ Phòng đào tạo sau đại học và toàn thểbạn bè, người thân đã đồng hành và giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến để luậnvăn của tôi hoàn thiện hơn

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự tin tưởng, kỳ vọng, động viên từ gia đìnhdành cho tôi để tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt luận văn

Luận văn này được hoàn thiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thânnhưng do khả năng có hạn, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên không thể

Trang 5

tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô và các bạn học để tôi hoàn thành luận văn của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn

Trang 6

BHXH Thành phố Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí MinhCNTT

HĐLĐ

Công nghệ thông tinHợp đồng lao động

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

1 Bảng 1.1: Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra

14chuyên ngành

2 Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể

18trong quản lý, điều hành quỹ BHXH, BHTN, BHTN

3 Hình 1.2: Trình tự tiến hành thanh tra chuyên ngành

35đóng BHXH, BHTN, BHYT

4 Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện vị trí của cơ quan BHXH 42

6 Bảng 2.1: Đội ngũ thực hiện chức năng thanh tra của

46BHXH Thành phố

Bảng 2.2: Thống kê số lượng đơn vị sử dụng lao động

BHTN, BHYT giai đoạn 2016 – 2019

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình thu - nợ BHXH, BHTN,

8 BHYT của các nhóm doanh nghiệp giai đoạn 2016 – 502019

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nợ BHXH, BHTN,

9 BHYT của các loại doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng 51doanh nghiệp, hộ kinh doanh giai đoạn 2016 - 2019

10 Bảng 2.4: Số cuộc thanh tra của BHXH Thành phố giai

53đoạn 2016 - 2019

Trang 8

BHXH Thành phố kết luận 59,61,63

12 Bảng 2.5: Kết quả thanh tra về mức đóng BHXH,

59BHTN, BHYT

13 Bảng 2.6: Tỷ lệ khắc phục nợ của đơn vị qua thanh tra 63

Trang 9

STT NỘI DUNG TRANG

14 Hình 2.4: Trình tự các bước trong giai đoạn chuẩn bị

65thanh tra

Hình 3.1: Mối quan hệ giữa các chủ thể trong xây dựng,

15 quản lý và sử dụng sở dữ liệu chung về đơn vị sử dụng 94lao động và người lao động

16 Bảng 3.1: Phân quyền quản lý đối với hệ thống cơ sở

97

dữ liệu về đơn vị và người lao động

Trang 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 5

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 7

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Những đóng góp của đề tài 11

8 Kết cấu của đề tài 11

NỘI DUNG 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ 12

1.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 12

1.1.1 Khái niệm thanh tra và thanh tra chuyên ngành 12

1.1.2 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 16

1.1.3 Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT 22

1.2 Chủ thể thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 27

1.3 Đối tượng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội 29

1.4 Nội dung, hình thức thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 31

Trang 11

1.4.1 Nội dung thanh tra 32

1.4.2 Hình thức thanh tra 33

1.5 Quy trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 34

1.5.1 Thời hạn thanh tra 34

1.5.2 Trình tự tiến hành thanh tra 34

1.6 Căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41

2.1 Khái quát về đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thành phố 41

2.1.1 Khái quát về đơn vị sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn Thành phố 41

2.1.2 Khái quát về Bảo hiểm xã hội Thành phố 42

2.2 Thực trạng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT của BHXH Thành phố 45

2.2.1 Thực trạng về chủ thể thanh tra 45

2.2.2 Thực trạng về đối tượng thanh tra 47

2.2.3 Thực trạng về nội dung, hình thức thanh tra 52

2.2.4 Thực trạng về quy trình thanh tra 65

2.3 Nhận xét, đánh giá thực trạng thanh tra về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT của BHXH Thành phố 68

2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 68

Trang 12

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 71

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 82

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA

CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT

NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH 83

3.1 Định hướng hoàn thiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với BHXH Thành phố 83

3.2 Các nhóm giải pháp hoàn thiện thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của BHXH Thành phố 86

3.2.1 Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng Ủy, Ban Giám đốc BHXH

Thành phố Hồ Chí Minh 863.2.2 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 873.2.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho đơn vị sử dụng lao động 883.2.4 Mở rộng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm

xã hội 903.2.5 Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện

chức năng thanh tra 903.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 923.2.7 Phối hợp với cơ quan quản lý thuế và các cơ quan khác trong xây dựng,

chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu chung về đơn vị sử dụng lao động và người lao

động

94

TIẾU KẾT CHƯƠNG 3 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y

tế (BHYT) là những chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hộiquốc gia, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn địnhchính trị và phát triển kinh tế - xã hội Theo đó, chính sách, pháp luật vềBHXH, BHTN, BHYT luôn là một nội dung trọng tâm, xuyên suốt quátrình lãnh đạo và quản lý đất nước

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định: “Phát triển

và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…” Những chính sách trên không ngừng được bổ

sung, hoàn thiện cùng với quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập Mớinhất, có thể kể tới Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII xây dựng ngày

23/5/2018, định hướng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội Điều 34, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh

xã hội” cùng với đó là nhiều văn bản luật góp phần bảo đảm thực hiện quyền cơ bản này của công dân như Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi

năm 2014), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Luật Việc làm năm2013 và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Sau đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt

ra nhiều thách thức mà ngành BHXH phải đối mặt: Nhu cầu đổi mới, hoànthiện hệ thống pháp luật về BHXH gắn với chức năng mới được LuậtBHXH năm 2014 giao cho ngành BHXH thực hiện chức năng thanh tra vềđóng BHXH, BHTN, BHYT; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nhân sựngành BHXH chưa thực sự hợp lý, tinh gọn với nhu cầu bức thiết cần cải

Trang 14

tiến; Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành hoạt độngcòn chậm, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của ngành BHXH; côngtác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH chưatạo được niềm tin vững chắc, chưa thu hút người lao động chủ động, tíchcực tham gia hệ thống BHXH; tình trạng nợ đọng BHXH ngày càng phổbiến với mức độ vi phạm ngày càng lớn; nhận thức về quyền lợi và tráchnhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc đóngBHXH chưa cao; chế tài xử phạt vi phạm trong đóng BHXH chưa nghiêm;việc khởi kiện các đối tượng vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH bị đình trệ vìnhiều vướng mắc trong các quy định pháp luật

Từ khi Luật BHXH năm 2014, Nghị định số 21/2016/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 31/3/2016 có hiệu lực, với vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh -trung tâm kinh tế, tài chính hàng đầu cả nước, BHXH Thành phố là một trong

số ít các cơ quan BHXH cấp tỉnh được giao thực hiện thí điểm nhiều nội dungmới của ngành BHXH Bảo hiểm xã hội Thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng vàtriển khai tốt chức năng thanh tra chuyên ngành được giao, đạt được những

kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần thực hiện thắng lợi Bảy chương trình đột phá trong Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc phảinghiên cứu để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện như: Nghiệp vụ thanh tra về đóngBHXH, BHTN, BHYT còn rất mới nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khókhăn, bỡ ngỡ; lực lượng công chức, viên chức thực hiện chức năng thanh tracòn mỏng; số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động trên địa bàn Thànhphố quá lớn so với mật độ bình quân của cả nước là áp lực rất lớn mà BHXHThành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên lựa chọn “Thanh tra

Trang 15

tế của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu

với mong muốn luận giải được cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cũng nhưthực trạng hoạt động thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT, từ đó đềxuất các giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động nàytại BHXH Thành phố Hồ Chí Minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Kể từ khi Luật Thanh tra năm 2010, Luật BHXH năm 2014 ra đời, đã

có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như:

Đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giải Nguyễn Thị Hải Yến (2012):

“Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”, đề tài làm rõ khái niệm, đặc điểm, chủ thể, đối

tượng, phạm vi của hoạt động thanh tra chuyên ngành trên cơ sở của LuậtThanh tra năm 2010 Đồng thời đưa ra các đánh giá, nhận xét về những điểmcòn bất cập từ thực tiễn tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành

Đề tài khoa học cấp bộ do tác giả Nguyễn Tuấn Khanh làm chủ nhiệm

(2014): “Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, từ thực tiễn sau 5 năm tổ chức thực hiện Luật Thanh tra

năm 2010 trong phạm vi cả nước, đề tài đã phân tích, đánh giá những ưu điểmtrong tổ chức hoạt động thanh tra chuyên ngành, đồng thời chỉ ra những điểmhạn chế, bất cấp và đưa ra hệ thống giải pháp đồng bộ từ sửa đổi, bổ sung cácquy định pháp luật hiện hành, đến các giải pháp về đào tạo, nâng cao nghiệpvụ; tổ chức, triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành

Đề tài khoa học của BHXH Việt Nam do tác giả Phan Văn Mến làm

chủ nhiệm (2014): “Nghiên cứu đề xuất bổ sung một số tội danh trong lĩnh vực BHXH, BHYT vào Bộ Luật hình sự sửa đổi”, đề tài đã nghiên cứu, đánh

giá những mặt khó khăn, hạn chế trong việc khởi kiện các hành vi vi phạm

Trang 16

pháp luật BHXH, BHYT, khó khăn trong cơ chế phối hợp giữa cơ quanBHXH, cơ quan tư pháp và tổ chức Công đoàn; đồng thời đề xuất các giảipháp liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật, cơ chếphối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong xử lý các hành vi vi phạm phápluật BHXH, BHYT.

Đề tài khoa học cấp bộ do tác giải Mai Xuân Nam làm chủ nhiệm

(2015): “Đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN và BHYT”, trên cơ sở phân tích, đánh giá các

quy định pháp luật và thực trạng tổ chức hoạt động thanh tra chuyên ngànhlao động nói chung, đề tài đã đề xuất các giải pháp để xây dựng, tổ chức,triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đóng BHXH,BHTN, BHYT của ngành BHXH

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên chỉ mới đề cập, phân tích đếnhoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung, đến công tác quản lý nhànước về các chế độ BHXH, BHTN, BHYT Hơn nữa, cơ quan BHXH mớiđược giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng từ năm 2016, do đó cóthể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vềhoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT cũng nhưđưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyênngành của cơ quan BHXH

Thống kê các công trình nghiên cứu khoa học tại Học viện Hànhchính Quốc gia từ năm 2015 đến nay, học viên nhận thấy chưa có côngtrình nghiên cứu khoa học nào liên quan đến lĩnh vực thanh tra chuyênngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

Vì vậy, “Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh” là đề

Trang 17

tài có tính mới, cấp thiết, đóng góp nhất định về phương diện lý luận cũngnhư thực tiễn hoạt động thanh tra chuyên ngành của Bảo hiểm xã hội Thànhphố Hồ Chí Minh.

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần tìm hiểu một cách hệthống, toàn diện những vấn đề lý luận, pháp lý về hoạt động thanh trachuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT; đánh giá, tổng kết thực tiễn và

đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngànhđóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra chuyên ngànhđóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh, đây là địa bàn tập trung

số lượng lớn, với sự đa dạng, phong phú của các loại hình doanh nghiệp cũngnhư thu hút nguồn nhân lực rất lớn từ nhiều vùng miền khắp cả nước Do đó, sốlượng người lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT ở đây chiếm tỷ lệ caonhất cả nước

- Về thời gian: Từ ngày 01/6/2016 (thời điểm Nghị định số

Trang 18

thanh tra; chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chính sách BHXH, BHTN, BHYT;

6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, tác giả áp dụng các phươngpháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng nội dung nghiên cứu như:phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, so sánh v.v nhằm làmsáng tỏ các vấn đề nghiên cứu Trong đó:

- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nộidung của đề tài khi nghiên cứu, đánh giá về vai trò của BHXH nói chung,

đặc biệt là trong thực hiện hoạt động thanh tra, từ việc phân tích cơ sở lýluận, phân tích làm rõ thực trạng, cho đến luận giải về các giải pháp gópphần tăng cường hiệu quả của hoạt động thanh tra chuyên ngành đóngBHXH, BHTN, BHYT

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu các công trìnhkhoa học liên quan đến đề tài, những vấn đề lý luận cũng như thực trạng hoạtđộng thanh tra chuyên ngành do BHXH Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đểđưa ra những nhận định về ưu điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của những

ưu điểm, hạn chế đó

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu các quy địnhpháp luật liên quan tới thanh tra chuyên ngành, làm rõ quá trình phát triển củacác quy định pháp luật cũng như bản thân cơ quan BHXH gắn với việc thựchiện chức năng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

- Phương pháp thống kê được sử dụng trong phân tích, đánh giá thựctrạng hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảohiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh tại Chương II của đề tài

Trang 19

Các số liệu tổng hợp, các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động, các bảnkết luận thanh tra được hỗ trợ cung cấp bởi BHXH Thành phố, đảm bảotính khách quan, trung thực, chính xác, khoa học.

7 Những đóng góp của đề tài

Đề tài có đóng góp nhất định về mặt lý luận cũng như thực tiễn hoạtđộng thanh tra về thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT củaBảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phục vụ cho hoạt độngnghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành Quản lý công

Số liệu phân tích, kết quả đánh giá của đề tài có giá trị tham khảo chocác cá nhân, đơn vị khác khi nghiên cứu về chủ đề này

Các kiến nghị, đề xuất, giải pháp của đề tài góp phần để các cơ quanquản lý nhà nước xem xét, hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật liênquan đến hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài được chia thành 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thanh tra chuyên ngànhđóng BHXH, BHTN, BHYT

Chương 2: Thực trạng thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN,BHYT của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thanh tra chuyênngành đóng BHXH, BHTN, BHYT của Bảo hiểm xã hội Thành phố HồChí Minh

Trang 20

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THANH TRA CHUYÊN NGÀNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP,

BẢO HIỂM Y TẾ 1.1 Khái niệm thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Để làm rõ nội hàm của khái niệm thanh tra chuyên ngành đóngBHXH, BHTN, BHYT, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng và đềxuất giải pháp, kiến nghị liên quan trực tiếp tới thanh tra chuyên ngànhđóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn Thành phố, cần tiếp cận từ nhữngkhái niệm nền tảng sau:

1.1.1 Khái niệm thanh tra và thanh tra chuyên ngành

1.1.1.1 Thanh tra

Thanh tra là một khái niệm cơ bản trong quản lý nhà nước đã đượcnhiều đề tài nghiên cứu làm rõ về khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò, nộidung, phương thức, chủ thể, đối tượng, quy trình Dưới góc độ pháp lý,thanh tra được quy định trong nhiều văn bản pháp luật qua các thời kỳ, giaiđoạn Khái niệm này đã được các công trình khoa học tiếp cận dưới các góc

độ sau:

Tại đề tài khoa học cấp Nhà nước về “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” của tác giả Trần Đức Lượng, năm 2001 thì: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét việc làm của các cơ quan,

tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận đúng,

Trang 21

sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa,

xử lý các vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân” [21, tr.19].

Giáo trình Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trường Đại

học Luật Hà Nội, năm 2010 đưa ra khái niệm: “Thanh tra là một hoạt động chuyên trách do bộ máy thanh tra đảm nhiệm có nội dung là kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận chính thức về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lí hành chính nhà nước nhằm phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu lực quản lí hành chính nhà nước” [40, tr.42].

Khoản 1, Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 đưa ra khái niệm thanh tra

nhà nước, theo đó: “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử

lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [25].

Nhìn chung, các khái niệm về thanh tra không có quá nhiều sự khácbiệt, đều xem thanh tra là một hoạt động, một chức năng của nhà nước, dochủ thể mang thẩm quyền được nhà nước quy định; hoạt động thanh tradiễn ra theo trình tự, thủ tục pháp lý chặt chẽ; có nội dung là kiểm tra, xemxét, đánh giá, kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy tắc quản lý; có mục đích khắc phục hạnchế, thiếu xót trong chính sách, pháp luật đồng thời phát huy nhân tố tíchcực cũng như phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật

Trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình khoa học cũng như

Trang 22

các quy định pháp luật đã nêu trên, có thể đưa ra khái niệm thanh tra nhưsau:

Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Thanh tra được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

1.1.1.2 Thanh tra chuyên ngành

Thuật ngữ thanh tra chuyên ngành cùng với thanh tra hành chính

được quy định tại Điều 3, Luật Thanh tra năm 2010 Cụ thể: Thanh tra hành chính được hiểu là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo

ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hànhpháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản

lý thuộc ngành, lĩnh vực đó [25]

Bảng 1.1: Phân biệt thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành

Trang 23

Tiêu chí Thanh tra hành chính Thanh tra chuyên ngành

Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ, Kiểm soát hoạt động chấp hành

Mục đích công vụ của cán bộ, công chính sách, pháp luật của mọi đối

chức, cơ quan nhà nước, lành tượng nhằm phục vụ hiệu quả hoạt mạnh hóa bộ máy nhà nước động quản lý nhà nước.

- Bộ, Ủy ban nhân dân các

Đối tượng Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu

sự điều chỉnh của pháp luật chuyên thanh tra thuộc.

ngành.

Xem xét, đánh giá việc thực Xem xét, đánh giá việc chấp hành Nội dung hiện chính sách, pháp luật, pháp luật chuyên ngành, quy định thanh tra nhiệm vụ, quyền hạn được về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc

giao quản lý thuộc ngành, lĩnh vực.

Việc phân định hoạt động thanh tra thành thanh tra hành chính vàthanh tra chuyên ngành xuất phát từ hai nhu cầu trong hoạt động quản lýcủa Nhà nước: Một là, tự điều chỉnh, hoàn thiện nhằm khắc phục các biểuhiện sai phạm của chính bản thân bộ máy nhà nước; Hai là, nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý các mặt của đời sống xã hội Nếu như hoạt độngthanh tra hành chính hướng vào bản thân bộ máy quản lý, thì hoạt động

Trang 24

Như vậy, hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động xem xét,đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định của cơ quan nhànước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhânkhông trực thuộc về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật chuyênngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành,lĩnh vực đó, đồng thời khắc phục những sơ hở của pháp luật, phát huy nhân

tố tích cực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, lợi íchnhà nước và xã hội

Đến đây, có thể xác định hoạt động thanh tra đóng BHXH, BHTN,BHYT thuộc loại hình thanh tra chuyên ngành, bởi nó thỏa mãn đầy đủ cácdấu hiệu về mục đích, về chủ thể, về đối tượng cũng như về nội dung thanhtra

1.1.2 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

1.1.2.1 Khái niệm

BHXH, BHTN và BHYT là những chính sách nằm trong hệ thống ansinh xã hội của nước ta Có thể hiểu, an sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xãhội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện phápđược áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc vềkinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau,thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong [41, tr.9]

An sinh xã hội cũng được hiểu bao gồm nhiều thành tố khác nhau như:bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội, các chế độ trợ cấp từ ngânsách nhà nước, chế độ trợ cấp đối với gia đình và các quỹ phòng xa Các thành

tố này cũng có thể gắn với những khoản chu cấp thêm do những người sửdụng lao động đảm bảo, đáng chú ý nhất là là các chế độ bồi thường chongười lao động (đối với chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp) và với

Trang 25

cả các chế độ bổ sung khác nữa được triển khai xung quanh mục đích ansinh xã hội.

Ở góc độ quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thông qua Côngước Số 102 năm 1952 về những quy chuẩn tối thiểu về an sinh xã hội đãphân chia hệ thống an sinh xã hội gồm các chính sách, chế độ cơ bản:

Đứng ở góc độ xem xét BHXH là chính sách an sinh xã hội của Nhànước, là một nội dung thanh tra, kiểm tra của công tác quản lý nhà nước –hay nói cách khác là ở góc độ pháp lý (đây cũng là góc độ mà đề tài lựa

chọn) thì: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [27].

Trang 26

Cùng với BHXH, BHTN và BHYT cũng là những chế độ BHXH bắtbuộc, theo đó:

BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN [27].

Còn BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện

Như vậy, trong mối quan hệ lao động thì người lao động, người sửdụng lao động, Nhà nước và cơ quan BHXH là những chủ thể của quỹBHXH, BHTN, BHYT tham gia vào việc tạo lập, duy trì, phát triển, khaithác, sử dụng quỹ BHXH, BHTN, BHYT theo đúng mục đích, chức năngcủa quỹ Có thể khái quát mối quan hệ giữa các chủ thể trên theo sơ đồ sau:

Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể trong quản lý, điều hành quỹ BHXH, BHTN, BHTN

Các loại hình bảo hiểm trên hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng

Trang 27

- Đối với người lao động, BHXH, BHTN, BHYT góp phần ổn định tài chính cho người lao động trước những tổn thất do rủi ro xảy ra như: ốm đau,

tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, sinh đẻ, thất nghiệp hay về già,… là chỗdựa tâm lí giúp người lao động yên tâm trong lao động sản xuất, góp phần nângcao năng suất lao động cá nhân

- Đối với người sử dụng lao động, BHXH, BHTN, BHYT giúp người

sử dụng lao động trang trải những khoản chi phí lớn, phát sinh trong quá trình sửdụng lao động (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghềnghiệp…đối với người lao động), góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa chủ sửdụng lao động và người lao động, hạn chế các hiện tượng đình công, biểu tình,làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận cho người sử dụng lao động

- Đối với Nhà nước và hệ thống an sinh xã hội, BHXH, BHTN, BHYT

vừa thể hiện vai trò, giá trị xã hội của nhà nước, vừa góp phần cân đối thuchi trong lĩnh vực an sinh xã hội, giảm tải cho ngân sách nhà nước, đồngthời góp phần bảo đảm đời sống cho bộ phận lao động làm việc trongngành BHXH cũng như tạo ra một bộ phận GDP của quốc gia Là trụ cộtcủa hệ thống an sinh xã hội, BHXH, BHTN, BHYT góp phần điều tiết cácchính sách khác, qua đó ổn định cuộc sống cho mọi thành viên trong cộngđồng xã hội, và ổn định xã hội

1.1.2.2 Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Từ năm 1962 đến trước thời kỳ đổi mới, các quỹ bảo hiểm bắt buộc nói chung chỉ được hình thành từ hai nguồn là các xí nghiệp sản xuất đóng góp dựa

Trang 28

trên quỹ lương của xí nghiệp và phần còn lại do ngân sách nhà nước đài thọ.Trong giai đoạn này, không tồn tại quỹ BHXH, BHTN, BHYT độc lập.

Từ năm 1998 đến nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quỹBHXH, BHTN, BHYT mang tính độc lập với ngân sách nhà nước và đượchình thành từ ba nguồn: người sử dụng lao động, người lao động và Nhànước Trong đó, hai nguồn chính là từ người sử dụng lao động và người laođộng với mức đóng của người sử dụng lao động chiếm tỷ lệ cao nhất

Như vậy, theo quy định pháp luật Việt Nam, trách nhiệm tham giađóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động được phân chia cho cảngười sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở quan hệ lao động.Đây không phải là sự phân chia rủi ro, mà là mối quan hệ hài hòa lợi íchgiữa hai bên Cụ thể:

- Về phía người lao động, việc họ đóng góp một phần thu nhập vàocác quỹ bảo hiểm này vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chínhmình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ đối vớingười sử dụng lao động

- Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần các quỹnày cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoảntiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động Đồng thời nó góp phần giảmbớt tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ -thợ

Trong mối quan hệ về trách nhiệm tham gia đóng BHXH, BHTN,BHYT, người sử dụng lao động có vai trò quan trọng nhất, bởi vì để hoạtđộng sản xuất kinh doanh được ổn định thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư để

có thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, người sử dụng lao động còn phải

Trang 29

chăm lo tay nghề và đời sống cho người lao động Bên cạnh việc trả lươngthỏa đáng, người sử dụng lao động còn phải có trách nhiệm đóng BHXH,BHTN, BHYT cho người lao động trong suốt quá trình lao động Chỉ cónhư vậy, người lao động mới yên tâm, tích cực lao động sản xuất, phát huysáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lao động và tănghiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp Vai trò quan trọng hàng đầu của người

sử dụng lao động còn được thể hiện qua tỷ lệ đóng BHXH, BHTN, BHYTgiữa người sử dụng lao động và người lao động, trong đó tỷ lệ đóng củangười sử dụng lao động chiếm phần lớn

Bên cạnh đó, vai trò quan trọng của người sử dụng lao động trongđóng BHXH, BHTN, BHYT còn được thể hiện cả ở những trách nhiệm cụthể sau:

- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởngBHXH, BHTN, BHYT;

- Đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định và hàng tháng trích từtiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH, BHTN,

- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quanđến việc đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHYT theo yêu cầu của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền;

Trang 30

- Định kỳ thực hiện niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH,BHTN, BHYT cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng BHXH,BHTN, BHYT khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

1.1.3 Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

1.1.3.1 Khái niệm

Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT mới xuất hiệntrong thời gian gần đây, khái niệm này được Luật BHXH năm 2014 quyđịnh như sau [28]:

Điều 13 Thanh tra bảo hiểm xã hội

1 Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2 Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

về quản lý tài chính BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3 Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung tương ứng này được Luật BHXH năm 2006 quy định:

Điều 10 Thanh tra bảo hiểm xã hội

1 Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH.

2 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.”

Trang 31

Qua đối chiếu các quy định về công tác thanh tra trong quản lý nhànước về BHXH từ Luật BHXH năm 2006 đến Luật BHXH năm 2014, cóthể thấy, từ năm 2014 trở về trước, Luật BHXH chỉ sử dụng khái niệm

thanh tra BHXH Đây là hoạt động thanh tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền của Thanh tra lao động - thương binh và xã hội Đến Luật BHXH

năm 2014, hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYTđược phân chia thành 03 loại:

- Thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH do Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện

- Thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra do Thanh tra tài chính thực hiện

- Thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quyđịnh của Luật BHXH và quy định khác của pháp luật có liên quan do cơ quanBHXH thực hiện

Sở dĩ có sự phân chia hoạt động thanh tra BHXH thành 03 nhóm trênxuất phát từ thực tiễn đây là một hoạt động thanh tra chuyên ngành có đốitượng rộng lớn, nội dung thanh tra tương đối phức tạp, cần huy động nhiềunguồn lực (chủ yếu là con người) để thực hiện Trong khi Thanh tra lao động

- thương binh và xã hội bên cạnh nội dung này còn phải thực hiện thanh tracác chuyên ngành khác như: lao động, việc làm; an toàn lao động; tiền lương;dạy nghề; bảo vệ, chăm sóc trẻ em,… cùng các hoạt động thanh tra hành chính.Chính sự quá tải này của Thanh tra lao động - thương binh và xã hội mà LuậtBHXH năm 2014 đã có sự điều chỉnh theo hướng phân chia hoạt động thanh trachuyên ngành BHXH thành 03 nội dung nhỏ hơn và giao về cho 03 cơ quankhác nhau thực hiện, trong đó có cơ quan BHXH

Trang 32

Bên cạnh đó, quỹ BHXH, BHTN, BHYT như đã phân tích ở trên, làquỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hệ thống cơ quan BHXHViệt Nam quản lý trực tiếp nhằm cân đối thu - chi theo quy định của pháp luật

về BHXH, BHTN, BHYT của Nhà nước Do đó, cơ quan BHXH Việt Nam cótrách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định về đóng

- hưởng của các đối tượng quản lý là người sử dụng lao động nói chung bằng các hình thức kiểm tra và thanh tra chuyên ngành

Việc giao quyền thực hiện thanh tra chuyên ngành cho cơ quan BHXH

không hoàn toàn là giao một quyền lực nhà nước cho một đơn vị sự nghiệp công lập vì cơ quan BHXH chỉ có quyền thanh tra về mảng đóng BHXH,

BHTN, BHYT - một mảng nội dung mang tính chuyên môn, nghiệp vụ sâu,còn các nội dung thanh tra chuyên ngành BHXH, BHTN, BHYT khác vẫn do

cơ quan quản lý nhà nước về lao động - thương binh và xã hội thực hiện

Trên cơ sở các khái niệm thanh tra, thanh tra chuyên ngành, kháiniệm BHXH, BHTN, BHYT đã được làm rõ ở trên, có thể hiểu khái niệmthanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau:

Thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT là hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quan BHXH Việt Nam và cơ quan BHXH cấp tỉnh tiến hành theo phân cấp thẩm quyền và quy định của pháp luật về thu BHXH, BHTN, BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trang 33

quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [25].

Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra chuyên ngành này còn có vai tròtrong công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHTN, BHYT:

Một là, giúp các cơ quan quản lý phát hiện sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật về thu, đóng BHXH, BHTN, BHYT.

Trong quản lý nhà nước về BHXH, BHTN, BHYT nói riêng cũngnhư quản lý hành chính nhà nước nói chung, những cơ chế, chính sách,pháp luật được các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành để điều hànhhoạt động và điều chỉnh, kiểm soát các quan hệ xã hội Những cơ chế,chính sách, pháp luật này khi áp dụng trong thực tiễn không tránh khỏi bộc

lộ những sơ hở và thiếu sót mà trong nhiều trường hợp chỉ có thể được pháthiện và chấn chỉnh thông qua hoạt động thanh tra Bằng chuyên môn,nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, các chủ thể tiến hành hoạt động thanh traphát hiện, đề xuất, kiến nghị tới các chủ thể có thẩm quyền để hoàn thiện

cơ chế, chính sách, pháp luật

Hai là, góp phần hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về đóng BHXH,

BHTN, BHYT bao gồm: đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng.

Trước khi áp dụng vào thực tiễn, cơ quan quản lý nhà nước về lao động

- thương binh và xã hội cùng cơ quan BHXH các cấp đều phải tổ chức tậphuấn, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật

về BHXH, BHTN, BHYT Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện, cácdoanh nghiệp, người sử dụng lao động không tránh khỏi những khó khăn,vướng mắc cần được sự hỗ trợ, hướng dẫn của những chủ thể có thẩm quyền,

Trang 34

trong đó có lực lượng thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT Vì vậy, bêncạnh việc xử lý, kiến nghị xử lý các sai phạm của đối tượng thanh tra, đoànthanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT cũng thường xuyênhướng dẫn các nội dung của pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT như đốitượng đóng, mức đóng, phương thức đóng,… thông qua đó góp phần giúp đốitượng thanh tra khắc phục hạn chế, lúng túng trong nhận thức, thực hiện phápluật về đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động.

Ba là, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT của người sử dụng lao động.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia đóngBHXH, BHTN, BHYT, do chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như lợi nhuận,quy luật cạnh tranh doanh nghiệp, người sử dụng lao động có thể tìmcách để gian lận, lách luật thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật, chịu xửphạt hành chính để giải quyết bài toán về lợi ích kinh tế của mình Quátrình thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT chắc chắn sẽphát hiện nhiều đối tượng thanh tra gian lận trong việc kê khai đối tượngđóng, gian lận về loại hình HĐLĐ, trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT,… bởinhững vi phạm này đều sẽ để lại những dấu vết, những căn cứ, bằng chứngtrong hoạt động quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh của mình

Thông qua hoạt động thanh tra về đóng BHXH, BHTN, BHYT, đoànthanh tra sẽ phát hiện được những dấu hiệu sai phạm kèm theo các bằngchứng xác thực để đoàn thanh tra kết luận về hành vi vi phạm và mức độ viphạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT để xử lý hoặc kiến nghị xử

lý theo thẩm quyền

Bốn là, truy thu, làm giảm nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Trang 35

Đây được coi là vai trò trọng tâm và chủ yếu nhất của thanh trachuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT Xuất phát từ thực tế hiện nay,

tỷ lệ nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT có xu hướng tăng dần qua mỗi năm,gây ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHTN, BHYT cũng như ảnh hưởng trựctiếp tới lợi ích của người lao động, kéo theo nhiều hệ lụy đối với chính sách

an sinh xã hội vốn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm

Là đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý các quỹ BHXH,BHTN, BHYT, chủ thể nắm đầy đủ các thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạtđộng đóng BHXH, BHTN, BHYT, chính cơ quan BHXH là chủ thể cónhiều ưu thế nhất, có thể bảo đảm tốt nhất việc truy thu và giảm nợ đọngBHXH, BHTN, BHYT Những ưu thế này cũng là tiền đề hết sức quantrọng cho hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

do cơ quan BHXH thực hiện một cách hiệu quả nhất, góp phần thực hiệnmục tiêu hoạt động của ngành là thu đúng, đủ quỹ BHXH, BHTN, BHYT,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

1.2 Chủ thể thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Chủ thể thanh tra chuyên ngành là cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhànước giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động thanh tra chuyên ngành theotrình tự, thủ tục nhất định nhằm đạt được mục đích, yêu cầu đề ra [36, tr.83]

Khi đề cập tới chủ thể thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN,BHYT có thể chia làm hai loại sau: chủ thể ra quyết định thanh tra và chủthể tiến hành thanh tra

- Chủ thể ra quyết định thanh tra: Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam vàGiám đốc BHXH các tỉnh, thành phố Các chủ thể này ban hành quyết định thanhtra trên cơ sở tham mưu, đề xuất từ Vụ Thanh tra – Kiểm tra (đối

Trang 36

với BHXH Việt Nam) và Phòng Thanh tra – Kiểm tra (đối với BHXH tỉnh, thành phố).

- Chủ thể tiến hành thanh tra: các cơ quan, tổ chức được Nhà nướcgiao quyền, gồm: BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố (gọi chung làBHXH cấp tỉnh) Đây là các cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra việcchấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắcquản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lýNhà nước

Đặc điểm chủ thể thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT:

Thứ nhất, chủ thể tiến thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN,

BHYT không mang tính quyền lực Nhà nước như các chủ thể thanh trakhác Hệ thống cơ quan BHXH là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộcChính phủ với Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH cấptỉnh là công chức theo quy định Những nhân sự còn lại của ngành BHXHtrực tiếp tham gia vào các đoàn thanh tra và thực hiện hoạt động thanh tra

là đội ngũ viên chức ngành BHXH Khác với các đoàn thanh tra chuyênngành khác đều chủ yếu do các thanh tra viên là công chức thực hiện

Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ thể hiện vai trò chủ thể tiến

hành thanh tra chuyên ngành trong khoảng thời gian nhất định theo quyđịnh của pháp luật, tùy thuộc vào vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chủthể Đó là thời hạn thanh tra được quy định tại quyết định thanh tra mà chủthể thanh tra phải tuân thủ Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH,BHTN, BHYT chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, để khônggây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của đối tượng thanhtra

Trang 37

Thứ ba, khác với hoạt động thanh tra hành chính, chủ thể tiến hành

thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành đóng BHXH,BHTN, BHYT nói riêng được áp dụng 03 hình thức tiến hành thanh tra làthanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất, trongkhi đó thanh tra hành chính chỉ có 2 hình thức là thanh tra theo kế hoạch vàthanh tra đột xuất

1.3 Đối tượng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội

Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức có nghĩa vụ đóngBHXH, BHTN, BHYT nói chung đều có thể trở thành đối tượng thanh tra.Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Luật BHXH năm 2014; Khoản 3, Điều

44, Luật Việc làm năm 2013 và Khoản 4, Điều 2, Luật BHYT năm 2008,các cơ quan, đơn vị, tổ chức này bao gồm [27, 28, 29]:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội

- nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động

Căn cứ vào nguồn đóng các bảo hiểm bắt buộc là từ ngân sách nhànước hay nguồn thu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đốitượng trên, cơ quan BHXH thường phân chia đối tượng thanh tra thành hainhóm sau để thuận tiện trong công tác quản lý quỹ BHXH, BHTN, BHYT:

Trang 38

- Nhóm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sựnghiệp;

- Nhón các doanh nghiệp, hộ kinh doanh (bao gồm cả các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam);

Các nhóm đơn vị sử dụng lao động trên trên trong quá trình hoạtđộng đều sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệpthậm chí sử dụng số lượng rất lớn người lao động Họ là đối tượng cơ bảncủa hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng BHXH mà cơ quan BHXHhướng tới trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao

Trong các nhóm đối tượng đã nêu, nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộkinh doanh có tỷ lệ vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT caohơn hẳn nhóm còn lại Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc đây là nhómđối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT từ quỹ tiền của đơn vị sử dụng laođộng, mà số tiền này phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất kinh doanhhoặc nhận thức của đơn vị sử dụng lao động Còn nhóm cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp là nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước chi trảlương, trích đóng BHXH, BHTN, BHYT, việc chấp hành các quy địnhpháp luật tương đối đúng quy định do đó rất ít xảy ra hành vi vi phạm hoặcsai sót trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT

Trong nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, doanh nghiệpngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ lệ viphạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT cao hơn so với doanhnghiệp nhà nước, được xác định là đối tượng thanh tra trọng tâm khi cơquan BHXH lập kế hoạch thanh tra vì các nhóm doanh nghiệp này cónhững đặc điểm đặc thù sau:

Trang 39

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài, chủ doanh nghiệp là người quyết định toàn bộ hoạtđộng của đơn vị, trong đó có việc chấp hành và tổ chức thực hiện việc đóngBHXH, BHTN, BHYT Chủ doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp nàyđặt lợi nhuận làm động lực cơ bản trong toàn bộ quá trình tồn tại, phát triểncủa mình Trong khi đó, ngoài mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp nhà nước cònphải thực hiện các chức năng khác như điều tiết thị trường, cung ứng dịch vụcông ích và các dịch vụ khác mà nhà nước độc quyền…

Thứ hai, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài có số lượng đối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT rất lớn Sốlượng người lao động ở hai loại hình doanh nghiệp này cũng trở thành sức épđối với chủ doanh nghiệp trong việc cân đối thu - chi, tối đa hóa lợi nhuận

Thứ ba, nhận thức về pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và ý thức

chấp hành của đại bộ phận chủ doanh nghiệp (phần lớn ở các doanh nghiệp

tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ) còn hạn chế so với doanh nghiệpnhà nước, nên tỷ lệ vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHTN, BHYT ởcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ lớn hơn

Thứ tư, riêng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, loại hình doanh nghiệp này thường có quy mô lớn, trình độ quản lý thường cao

hơn so với các loại hình doanh nghiệp còn lại, tiềm ẩn nguy cơ cao tronglợi dụng kẽ hở của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT để thực hiện hành

vi trốn đóng, đóng không đúng mức BHXH, BHTN, BHYT nhằm tối đahóa lợi nhuận Tỷ lệ vi phạm ở loại hình doanh nghiệp này có thể ít hơn sovới doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng mức độ, quy mô, sự tinh vi,phức tạp của hành vi vi phạm thường lớn hơn

1.4 Nội dung, hình thức thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm

Trang 40

xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

1.4.1 Nội dung thanh tra

Khi thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT, chủ thểthanh tra tiến hành thanh tra những nội dung sau: đối tượng đóng BHXH,BHTN, BHYT, mức đóng BHXH, BHTN, BHYT và phương thức đóngBHXH, BHTN, BHYT

- Về đối tượng đóng BHXH, BHTN, BHYT: là việc chủ thể thanh tra

xác minh tính đúng đắn trong việc khai báo về số lượng đối tượng đóng BHXH,BHTN, BHYT của tổ chức; tiến hành xem xét, đánh giá tình hình sử dụng laođộng và tham gia BHXH, BHTN, BHYT của tổ chức Căn cứ để chủ thể thanhtra đối chiếu là: HĐLĐ, bảng chi trả lương hàng tháng, thang bảng lương do đơn

vị xây dựng, bảng chấm công của Cụ thể hơn:

Căn cứ xác định đối tượng là người lao động tham gia BHXH,BHTN, BHYT bao gồm: HĐLĐ, quyết định bổ nhiệm, quyết định nânglương, bảng chấm công, bảng thanh toán lương hàng tháng hoặc theo hìnhthức khoán công việc;

Căn cứ xác định đối tượng là người sử dụng lao động tham giaBHXH, BHTN, BHYT bao gồm: quyết định thành lập, giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư

- Về mức đóng BHXH, BHTN, BHYT: là việc chủ thể thanh tra xác

định mức tham gia đóng BHXH, BHTN, BHYT của tổ chức Căn cứ đối chiếu,xem xét gồm: thang bảng lương, bảng chi trả lương, HĐLĐ, quy chế trả lương,thưởng, nội quy lao động Mức đóng bao gồm: mức lương chính

ký kết trên HĐLĐ, và các khoản phải đóng BHXH như phụ cấp chức vụ,chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,

Ngày đăng: 07/11/2020, 07:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w