GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

24 215 0
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 Quan điểm mục tiêu chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay Theo như đăng ký với IMF, cơ chế tỷ giá ở Việt Nam hiện nay là ‘thả nổi có quản lý”. Để có thể dự báo tỷ giá, cần thiết phải giải mã những “tín hiệu” mà Chính phủ muốn gửi gắm - một cách kín đáo - đến thị trường. Trong nhiều năm gần đây, tỷ giá thực có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giải mã bài toán tỷ giá. Tỷ giá thực luôn được xác lập trong mối quan hệ với hàng loạt đối tác mà Việt Nam có quan hệ mậu dịch, còn được gọi là tỷ giá thực có hiệu lực. Do có tác động lớn đến giá cả hàng hoá xuất khẩu (và cả nhập khẩu), tỷ giá thực là căn cứ vô cùng quan trọng để NHTW lấy đó làm một trong những mực chuẩn để xác lập tỷ giá mục tiêu cho nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá của NHNN về cơ bản đã chuyển sang cơ chế tỷ giá theo thị trường. Tức là hàng ngày, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cộng với một biên độ nhất định. Căn cứ trên khối lượng giao dịch và các mức giá giao dịch thành công trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN tính toán và tính được tỷ giá bình quân. Biên độ ít thay đổi nhưng cũng được nới lỏng dần từ mức +0,1% lên mức 0,25% như hiện nay. 3.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế Bước sang thế kỷ XXI, điều không thể đảo ngược đó là xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên mạnh mẽ; tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính diễn ra với cường độ và quy mô chưa từng có. Sự hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam thông qua cơ chế thị trường mở là nhu cầu khách quan có tính quy luật tất yếu. Với vai trò như là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, thì việc hoàn thiện cơ chế tỷ giá VND theo hướng thị trường hơn nữa, phù hợp với quy luật và thông lệ quốc tế là cần thiết. Cơ chế tỷ giá VND phải được hoàn thiện, nhằm bôi trơn và thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra một cơ chế tỷ giá hiệu quả còn có tác dụng kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế là yếu tố quyết định để thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo quy luật thị trường, trên cơ sở đó cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và đi vay quốc tế thông qua các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai: một thị trường ngoại hối hiệu quả là môi trường lý tưởng để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Trong những năm qua, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những bước cải cách sâu sắc. Trước hết đó là: chính sách quản lý ngoại hối đã được hoàn thiện căn bản phù hợp với hướng phát triển kinh tế thị trường mở; những nhân tố thị trường ngày càng trở nên quyết định hơn trong việc xác định tỷ giá hối đoái: bước đầu đã đưa một số các giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như giao ngay kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, để chính sách tỷ giá phát huy hơn nữa vai trò của mình, tiến tới hòa nhập quốc tế, có thể nêu ra một số giải pháp như sau: 3.2.1 Mô hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập Mô hình công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu ra đời và được các nước nhỏ như Hàn Quốc, Thái Lan, … áp dụng đã đem lại thành công rực rỡ trong hơn 30 năm qua. Mô hình này dựa trên phương châm: các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách tận dụng các nguồn lực của các nước đi trước, trước hết là thị trường vốn và công nghệ. Tuy nhiên sự quá coi trọng các nguồn lực bên ngoài đã đem lại hậu quả là sự yếu kém, mất cân đối ở bên trong các quốc gia tạo ra sự sụp đổ nhanh chóng khi có sự biến động bất ngờ của các nguồn lực, môi trường bên ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 diễn ra ở Châu Á là một minh chứng. Qua đó đã đưa ra cơ hội để hoàn thiện mô hình tăng trưởng thần kỳ Đông Á. Mô hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập là sự bổ sung cho mô hình Đông Á thông qua sự kết hợp giữa hướng ngoại và hướng nội. Về cơ cấu, mô hình này thực hiện công nghiệp hoá theo hai giai đoạn là công nghiệp hoá khai thác thế mạnh truyền thống, tiếp thu nguồn lực, tích luỹ và nâng cao nội lực, sức cạnh tranh bản thân và hiện đại hoá tham gia hội nhập trong khu vực thế giới và phát huy vai trò nhân tố phát triển. Mô hình thực hiện một cơ cấu công nghiệp hợp lý dựa trên nguyên tắc hiệu quả và thị trường quyết định. Cơ cấu này có đặc điểm: là cơ cấu công nghiệp linh hoạt, mềm dẻo có thể phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế đồng thời có thể tận dụng triệt để các cơ hội tiến triển và tiếp thu được tinh hoa công nghệ từ bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ cấu công nghiệp này vẫn có tính hướng ngoại, tức là vẫn chú trọng tới việc thu hút và tận dụng các nguồn lực bên ngoài. Về thể chế, mô hình rất coi trọng vai trò của đất nước trong việc tạo dựng các môi trường hợp lý và can thiệp vào các quá trình phát triển. Thông qua cơ chế mở và tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ tài chính và lao động có thể tận dụng được các nguồn lực bên ngoài một các hữu hiệu. Tuy nhiên để có được điều đó phải có sự tham gia quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế. Theo mô hình này, Nhà nước và tư nhân nên gắn bó với nhau và tạo điều kiện cho nhau phát triển. Nếu Nhà nước và tư nhân đều mạnh và gắn bó với nhau thì công nghiệp hoá sẽ rất nhanh chóng. Nhà nước luôn tìm cách tạo khả năng cho các đơn vị kinh tế tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài lựa chọn các lĩnh vực và hình thức hoạt động. Thành phần kinh tế Nhà nước đảm nhận những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân ít quan tâm nhất hoặc chưa thể cáng đáng nổi. Khi mà kinh tế tư nhân đủ mạnh để cáng đáng các lĩnh vực này thì Chính phủ nên nhường lại cho họ và bắt tay vào các lĩnh vực khác khó khăn hơn. Quá trình xây dựng thể chế theo hướng hội nhập, từng bước tự do hoá phải được đặt trong một kế hoạch tổng thể thông qua việc thực hiện các cam kết với các tổ chức khu vực và thế giới (AFTA, APEC, WTO). Về động lực phát triển, các nước đang phát triển muốn đạt được trình độ cạnh tranh quốc tế cần đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua kế hoạch phát triển dân số, phát triển giáo dục và thực hiện các chính sách phân phối, sử dụng lao động hợp lý có ưu đãi. Thành phần kinh tế tư nhân được xem là thành phần cho động lực phát triển. Tư nhân là lực lượng hùng hậu nhất trong nền kinh tế thị trường, là động lực chính để tăng trưởng kinh tế. Cần khuyến khích và hỗ trợ tư nhân phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động, tăng cường các mối liên kết công nghiệp, thâm nhập thị trường và tăng giá trị xuất khẩu. Mô hình công nghiệp hoá bền vững hướng tới hội nhập là một mô hình phát triển toàn diện dựa trên cơ sở nâng cao nội lực nền kinh tế để có đủ khả năng thu hút, hấp thụ các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển. Mô hình đồng thời thực hiện nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới để tạo môi trường thuận lợi cho thị trường đầu vào và thị trường đầu ra cho quá trình phát triển. Mỗi quốc gia trở thành nhân tố tác động qua lại trong môi trường quốc tế chung dưới những thể chế chung nhất định để đảm bảo sự thịnh vượng chung cho các quốc gia và khu vực. 3.2.2 Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu 3.2.2.1 Chế độ tỷ giá và vấn đề định giá cao, thấp nội tệ: Những quốc gia độc lập thường thiết lập một khung pháp lý bao gồm những quy tắc xác định phương thức mua bán ngoại tệ đối với các thể nhân và pháp nhân là người cư trú và người không cư trú. Yếu tố then chốt của khung pháp lý này là chế độ tỷ giá hối đoái. Cho đến nay, có 3 loại chế độ tỷ giá cơ bản mà chúng ta đã biết là: - Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - Chế độ tỷ giá cố định - Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết * Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giá luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, và tỷ giá luôn đạt được ở mức cân bằng cung cầu; do đó, nền kinh tế có xu hướng đạt tới trạng thái cân bằng bên ngoài một cách tự động, chính vì vậy NHTW không nhất thiết phải duy trì dự trữ ngoại hối. Từ phân tích cho thấy, trong chế độ tỷ giá cân bằng cung cầu do đó nội tệ không bị định giá cao hay bị định giá thấp so với tỷ giá cân bằng. * Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá, trong đó NHTW buộc phải can thiệp trên thị trường để duy trì tỷ giá biến động xung quanh tỷ giá do NHTW ấn định trong một biên độ hẹp. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. Cũng giống như trên các thị trường hàng hóa khác, khi chính phủ cố định giá cả thì luôn tồn tại một độ lệch nhất định giữa cung và cầu. Trong trường hợp tỷ giá, để cho tỷ giá đạt được cân bằng, NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ mức chênh lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi. Điều này là khác với chế độ tỷ giá thả nổi khi mà cung cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHTW. Nếu NHTW ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng cung cầu trên thị trường thì nội tệ được coi là "Định giá quá cao" so với tỷ giá cân bằng; ngược lại, nếu NHTM ấn định tỷ giá cao hơn tỷ giá cân bằng thì nội tệ được coi là "Định giá quá thấp" so với tỷ giá cân bằng. * Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Trong thực tế NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối ngay cả trong trường hợp NHTW không ấn định tỷ giá, chế độ tỷ giá như vậy gọi là chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Từ đó cho thấy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn ở chỗ NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá ; đồng thời khác với chế độ tỷ giá cố định ở chỗ NHTW không ấn định tỷ giá và không buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định. Chính vì vậy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Qua phân tích khái quát ở trên cho thấy, so với tỷ giá cân bằng nội tệ chỉ có thể bị định giá cao hay thấp trong chế độ tỷ giá cố định, khi mà NHTW ấn định tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối là thấp hơn hay cao hơn tỷ giá cân bằng. 3.2.2.2 Những mặt trái khi nội tệ được định giá cao Giá cả hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để một thị trường hoạt động hiệu quả. Cũng như các thị trường khác, để thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số giao dịch cực đại, có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu: hay nói cách khác, tỷ giá áp dụng trong các giao dịch ngoại hối phải là tỷ giá thị trường, tức tại đó cung cầu là cân bằng. Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá cân bằng, đều trở thành nhân tố kìm hãm doanh số giao dịch, kích thích đầu cơ, là nguyên nhân hình thành và phát triển thị trường ngầm và làm cho các nguồn lực xã hội phân bố kém hiệu quả… Chúng ta xét trường hợp thường xảy ra đối với các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) khi tỷ giá giao dịch được NHTW ấn định là quá thấp so với tỷ giá cân bằng như mô tả bằng đồ thị dưới đây. Định giá nội tệ quá cao so với giá trị cân bằng: Tỷ giá VND/ USD n Thời gian M 2 S M D t 1 E O E 1 0 Q S ờ Q O Q D Q Trong đó: - Trục tung biểu thị tỷ giá (giá) 1 USD tính bằng VND - Trục hoành biểu thị khối lượng USD - S là đường cung USD ứng với các mức tỷ giá khác nhau - D là đường cầu USD ứng với các mức tỷ giá khác nhau. - E 0 là tỷ giá cân bằng - E 1 là tỷ giá giao dịch do NHNN ấn định thấp hơn E 0 . Từ đồ thị cho thấy: Nếu không có sự can thiệp của NHNN, thì tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu tại mức tỷ giá cân bằng E 0 . Tại mức tỷ giá cân bằng, cung cầu ngoại tệ bằng nhau, khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối là cực đại và Q 0 . Nếu NHNN quy định tỷ giá giao dịch ở mức E 1 thấp hơn tỷ giá cân bằng E 0 (nghĩa là VND được định giá quá cao) làm cho thị trường ngoại hối trở nên mất cân đối, cụ thể là: cung ngoại tệ ở mức Q S và cầu ngoại tệ ở mức Q D , tức cung nhỏ hơn cầu hay Q S < Q D . Do cung nhỏ hơn cầu, nên tỷ giá chịu áp lực tăng: để duy trì tỷ giá ổn định buộc NHNN phải can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra và mua nội tệ vào, do đó dự trữ ngoại hối sẽ giảm. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng thì sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Một khi dự trữ ngoại hối đã cạn kiệt hoặc NHTW không muốn tiếp tục giảm dự trữ ngoại hối, thì áp lực phá giá nội tệ sẽ trở nên hiện thực. Phá giá nội tệ không phải là biện pháp để được NHTW chấp nhận bởi vì kèm theo phá giá là áp lực lạm phát, làm xói mòn sức mua đối nội và đối ngoại cua đồng tiền quốc gia làm cho phá giá nội tệ và duy trì được tỷ giá ổn định, buộc NHTW phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Kiểm soát ngoại hối bao gồm những biện pháp của NHTW như: các quy định về cấp phép mua ngoại tệ đối với các thể nhân và pháp nhân, biện pháp kết nối, quy định việc chuyển tiền ra và vào trong nước, áp dụng đế độ đa tỷ giá… ngoài ra,chính phủ còn có thể áp dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ thông qua hệ thống thuế XNK, hạn ngạch, danh sách mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Tất cả các biện pháp can thiệp nêu trên nhằm tưng cung và giảm của để duy trì tỷ giá giao dịch ổn định ở mức thấp hơn tỷ giá cân bằng. Từ đồ thị và qua phân tích cho thấy, khi NHTW ấn định tỷ giá thấp hơn tỷ giá cân bằng sẽ làm phát sinh những hậu quả như sau: - Do tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng (tức tỷ giá thị trường) nên kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. - Thị trường ngoại hối luôn ở trạng thái cầu lớn hơn cung, nghĩa là thị trường khan hiếm hàng hóa, tạo ra cảnh 'mua tranh bán ép’ hay 'bán thì cưỡng bách còn mua thì phân phối". - Làm giảm tính thanh khoản và khiến cho thị trường ngoại hối hoạt động trở nên kém hiệu quả. Điều này được thể hiện ở chỗ, doanh số mua bán trên thị trường có tổ chức giảm từ Q 0 xuống Q S . - Tỷ giá thấp cùng với doanh số mua bán ngoại tệ giảm đã kìm hãm phát triển ngoại thương và khiến cho các nguồn lực của xã hội phân bố kém hiệu quả. - Tại tỷ giá E 1 , do thị trường chính thức chỉ đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ ở mức là Q S do đó cầu ngoại tệ phụ trội không được thị trường chính thức đáp ứng là khoảng cách Q S Q D . Để thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ, buộc những người chưa được thị trường chính thức đáp ứng phải tìm đến thị trường ngầm với giá ngoại tệ cao hơn là E 0 . Điều này nói lên rằng nguyên nhân chính hình thành và phát triển thị trường ngầm là việc quy định tỷ giá giao dịch thấp hơn tỷ giá cân bằng của thị trường: hay nói cách khác, một khi thị trường ngầm tồn tại và tỷ giá trên thị trường này cao hơn tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức thì có thể tin rằng đồng nội tệ đang bị định giá quá cao. Ở Việt Nam vào năm 1999, khi trên thị trường ngoại hối chính thức chịu ức ép cầu lớn hơn cung các NHTM không đủ ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/1999/TTG ngày 30/12/1999 trong đó quy định doanh nghiệp nhập hàng tiêu dùng phải tự cân đối ngoại tệ. Mục đích của Quyết định này nhằm giảm cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức thông qua hai hiệu ứng. - Thứ nhất, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng - Thứ hai, phần nhu cầu ngoại tệ phụ trội để nhập hàng tiêu dùng sẽ do thị trường ngầm đáp ứng. Như vậy, xét một cách tổng thể, cầu ngoại tệ cho nhập khẩu hàng tiêu dùng không rơi vào thị trường chính thức, tất sẽ quay sang thị trường ngầm, càng khiến cho thị trường ngầm có điều kiện phát triển. Điều này còn hàm ý, chúng ta thừa nhận sự tồn tại thị trường ngoại tệ ngầm như là một bộ phận của thị trường ngoại hối Việt Nam. - Do tỷ giá luôn chịu sức ép tăng một chiều, điều này khiến cho những nhà đầu cơ vào cuộc, một mặt họ giữ ngoại tệ, mặt khác họ tích cực mua vào chờ thời cơ tỷ giá tăng để bán ra kiếm lời: thậm chí những người không hề có nhu cầu ngoại tệ để thanh toán cũng ra sức mua bằng được ngoại tệ để làm phương tiện cất trữ giá trị. Điều này khiến cho thị trường ngoại hối lại càng trở nên căng thẳng và tạo ra sức ép mạnh hơn lên phá giá nội tệ. - Như vậy, mô hình chung trên thị trường ngoại hối đã tạo ra cơ chế "hai giá". Đương nhiên người có nhu cầu ngoại tệ đều muốn mua được "giá phân phối hay giá trong" nhưng vì ngoại tệ khan hiếm nên buộc họ phải "xếp hàng' chờ phân phối và cấp phép. Đây chính là môi trường thuận lợi để các hành vi như hách dịch, cửa quyền, nhận hối lộ, làm việc cửa sau… phát triển. - Do tồn tại cơ chế "hai giá" nên khiến cho môi trường kinh doanh trở nên không bình đẳng. Ví dụ, đều là nhà nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu A mua được ngoại tệ tại tỷ giá E 1 còn nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ tại tỷ giá E 0 , do đó nhà nhập khẩu A sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Hơn nữa, để có thể thanh toán chuyển khoản cho nước ngoài thì nhà nhập khẩu B phải mua ngoại tệ tiền mặt tại tỷ giá bán ở thị trường ngầm, sau đó nộp (bán) cho ngân hàng theo tỷ giá mua tiền mặt của ngân hàng, trên cơ sở đó ngân hàng mới bán ngoại tệ theo tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng. Nếu điều này là phổ biến thì vai trò hướng dẫn và chủ đạo của thị trường ngoại hối chính thức sẽ trở nên mờ nhạt. [...]... việc phát triển thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả Tỷ giágiá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối Tỷ giá được hình thành theo hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với chi phí bán lẻ được hình thành Đối... qua, tỷ giá VND/USD có nhiều biến động mạnh, đồng USD giảm giá mạnh, VND được định giá thấp …Có thể nói những biến động này là phần khai cuộc cho ván cờ chính sách tỷ giá trong giai đoạn hậu WTO Do đó, NHNN cũng như các cơ quan chuyên trách phải có những chính sách phù hợp và đúng đắn như: hoàn thiện phát trển hơn nữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng, hoàn thiện. .. chính sách tiền tệ 3.2.2.3 Giải pháp Từ phân tích trên, cho thấy giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xóa bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt trái của việc định giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá. .. USD chiếm một tỷ trọng rất lớn, ước tính 70% Đặc biệt trong các giao dịch thương mại quốc tế, tỷ trọng này lên tới 95% - Xét về phương pháp xác định và công bố tỷ giá Hiện nay tỷ giá VND/USD được xác định và công bố dường như độc lập hoàn toàn với quan hệ tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác, nghĩa là tỷ giá của VND được gắn định chặt chẽ với USD Thực tế cho thấy, đồng đôla Mỹ luôn có giá trị ổn định... hành chính sách tỷ giá phải được diễn ra theo từng giai đoạn, có thể là: - Trước mắt, có thể nói ngay biên độ dao động từ mức ± 0,5% lên ± 0,75% Điều này có hai tác dụng là: Thứ nhất tạo điều kiện để các NHTM yết tỷ giá cạnh tranh Thứ hai, như là biện pháp thăm dò mức độ khách quan của tỷ giá Sau khi nới rộng biên độ tỷ giá, nếu: - Thị trường không sử dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá. .. dụng hết biên độ cho phép, điều này hàm ý tỷ giá hiện tại đang là quá thấp so với tỷ giá cân bằng: để rút ngắn khoảng cách NHNN tiến hành điều chỉnh tăng dần tỷ giá giao dịch một cách hợp lý mà không gây ra xáo trộn lớn - Trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, chừng nào tỷ giá giao dịch được ấn định ở mức lớn hơn E0, thì lúc đó ta mới có được chính sách tỷ giá thực sự khuyến khích xuất khẩu và hạn... quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ giá % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại hối Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết nhưng cần phải nới lỏng từng bước vì các biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lực cản cho... bằng biện pháp kết hối? Để thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá phải được đổi mới theo hướng tự do hóa, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối, đặc biệt là sử dụng công cụ tỷ giá, đồng thời tạo quyền chủ động trong việc mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và các NHTM Chính vì... động của thị trường còn trầm lắng Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt được hiệu quả thì cần có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng 3.2.6 Hoàn thiện phương thức công bố tỷ giá Thực tế hiện nay tỷ giá của VND mới chỉ gắn định với... được thể hiện ở tỷ lệ lạm phát thấp, trong khi đó đồng Việt Nam có giá trị bấp bênh tiềm ẩn lạm phát cao; chính vì vậy việc gắn định tỷ giá của VND với USD là điều bất hợp lý bởi vì nó làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam Mặt khác, hậu quả của chế độ tỷ giá gắn định còn thể hiện ở chỗ, nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác nghĩa là VND cũng lên giá theo Việc USD lên giá so với các . độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - Chế độ tỷ giá cố định - Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết * Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là chế độ tỷ giá, trong đó tỷ. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 Quan điểm mục tiêu chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay

Ngày đăng: 23/10/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan