1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng

37 677 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 290 KB

Nội dung

Luận Văn: Dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa đã đẩy mạnh xuất khẩu vàđầu tư ra nước ngoài, dẫn đến những thay đổi về qui mô và quyền lực tài chínhgiữa các nước phát triển và đang phát triển.

Trong khi nền kinh tế Mỹ đã đóng vai trò chính trong nền kinh tế thế giớisuốt từ sau thế chiến 2 cho đến những năm 1990, từ cuối thế kỷ qua đã chứng kiếnsự nổi lên của một số nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Liên bang Nga,Brazil Những thay đổi này đã gây tác động đến dòng vốn quốc tế và tỉ giá hốiđoái, từng bước hình thành sự điều chỉnh quốc tế Thêm vào đó, sự kiện 11/9/2001và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cán cân thanh toán của Mỹ, màđỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổi lên của các nền kinh tếmới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng 3/2009 và trên 20% tính từnăm 2002 và còn tiếp tục xuống giá Tỉ trọng USD trong dự trữ thế giới giảm từ72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành) xuống còn 62,8% vào quí2/2009

Cả thế giới đang dõi theo từng biến động của đồng USD và đã đưa ra nhiềukịch bản cho sự biến động của đồng tiền này Bởi lẽ, mặc dù đang có chiều hướngđi xuống nhưng USD vẫn là đồng tiền đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịchquốc tế và kinh tế của Mỹ vẫn chiếm giữ vị trí số 1 của kinh tế toàn cầu Nhậnthấy đây là một đề tài mang tính thời sự và có “sức nóng”, nhóm tôi đã lựa chọnnghiên cứu đề tài: “Vị thế đồng USD qua các giai đoạn Tác động đối với ViệtNam” Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị ThuThảo, nhóm tôi đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài Tuy nhiên, do thời gian vàtrình độ có hạn, bài viết của nhóm không thế tránh khỏi những sai sót Chúng tôi

Trang 2

rất mong sẽ nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài viết được hoàn thiệnhơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

2 Mục đích nghiên cứu

Nền kinh tế Mỹ là một nền kinh tế có tầm ảnh hưởng toàn cầu Nhữngbiến động tài chính của nước này tác động rất lớn đến mọi nền kinh tế, trongđó có Việt Nam Do đó, nghiên cứu vị thế của đồng USD qua các giai đoạn đểtừ đó hiểu được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tếnước ta để có những phản ứng chính sách tỷ giá cho phù hợp là mục đích chínhcủa nhóm tôi khi nghiên cứu đề tài này.

3 Kết cấu đề tài

Đề tài được nghiên cứu theo 3 phần chính:

- Phần I: Sự hình thành và phát triển của đồng USD- Phần II: Vai trò của USD đối với nền kinh tế thế giới

- Phần III: Những dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoànthiện chính sách tỷ giá đồng

Trang 3

PHẦN I: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG USD1.1.Khái quát về hệ thống tiền tệ

Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoạicủa các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiệnthông qua các quan hệ tiền tệ Từ đây đã hình thành nên hệ thống tiền tệ Hệthống tiền tệ là tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động tới cácquan hệ tài chính - tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới Do mỗi hệ thống tiềntệ ra đời và chỉ vận hành có hiệu quả trong những điều kiện thích hợp về kinhtế, chính trị và xã hội nhất định nên khi những điều kiện này thay đổi sẽ dẫn tớisự sụp đổ của hệ thống tiền tệ Cho đến nay đã có năm hệ thống tiền tệ đượcsử dụng, bao gồm: chế độ bản vị vàng, hệ thống Giơ – Noa, hệ thống BrettonWoods (còn gọi là chế độ bản vị USD), hệ thống Giamaica, và chế độ bản vịSDR.

1.2.Phân loại hệ thống tiền tệ

Hệ thống tiền tệ có thể được phân thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn trước Đại chiến Thế giới lần thứ hai Khi đó, hệ thống tiền tệđược chia thành:

+ Chế độ bản vị vàng (tỷ giá theo ngang giá vàng)+ Chế độ bản vị hối đoái vàng

+ Chế độ bản vị vàng thoi

- Giai đoạn sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, gồm:+ Chế độ bản vị USD (chế độ tỷ giá cố định)

+ Chế độ SDR (chế độ tỷ giá thả nổi)

1.3.Quá trình hình thành và phát triển của đồng USD

Đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ Hiện nay trên thếgiới ngoài Hoa Kỳ, còn có một vài quốc gia khác cũng dùng đô la Mỹ làm đơn vị

Trang 4

tiền tệ chính thức của mình và nhiều quốc gia khác cho phép dùng đôla Mỹ trongthực tế (nhưng không chính thức)

1.3.1 Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất

Cả thế giới sử dụng chế độ bản vị vàng USD mới xuất hiện như đồng tiền củamột quốc gia.

1.3.2 Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai

Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, chế độ bản vị vàng sụp đổ Đến khiChiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, đồng USD trở thành đồng tiền chủchốt của thế giới

1.3.3 Giai đoạn từ 1973 – 1980

Các giao dịch quốc tế dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi mới được hình thành.Đồng USD trở về với vai trò là một đồng tiền quốc gia, nhưng vẫn là một đồngtiền mạnh.

1.3.4 Giai đoạn đỉnh cao 1980 – 1985Trong giai đoạn này, USD liên tục tăng giá.

1.3.5 Sau cuộc khủng bố 11/9 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chođến nay

Đồng USD liên tục mất giá sau cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ và tiếp tụcgiảm mạnh sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng hiện nay đang có xu hướngtăng trở lại.

Trang 5

PHẦN II: VAI TRÒ (VỊ THẾ) CỦA ĐỒNG USD ĐỐI VỚINỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

2.1Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế thế giới qua các giai đoạn

2.1.1 Trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất

Trước Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới vận hành theohệ thống bản vị vàng (tiền tệ của mỗi nước được qui đổi ra vàng theo một tỷ lệđược định rõ) Hệ thống này dẫn tới các tỷ lệ hối đoái cố định - tức là, tiền tệ củamỗi nước có thể đổi ra tiền của mỗi quốc gia khác theo một tỷ giá không thay đổixác định trước Tỷ giá hối đoái cố định đã khuyến khích thương mại thế giới pháttriển bằng việc xóa đi tính không chắc chắn liên quan tới các tỷ giá dao động,nhưng lại có hai nhược điểm Thứ nhất, dưới hệ thống bản vị vàng, các nước cóthể không kiểm soát được các mức cung tiền của chính mình; đúng hơn, mức cungtiền của mỗi nước được xác định bởi dòng tiền vàng được sử dụng để quyết toáncác khoản nợ của mình với những nước khác Thứ hai, chính sách tiền tệ ở tất cảcác nước bị ảnh hưởng mạnh bởi nhịp độ sản xuất vàng Trong giai đoạn này đồngUSD chỉ đơn thuần đóng vai trò là 1 đồng tiền quốc gia.

2.1.2 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai

Các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng, nhưng nó đãsụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930 Sự sụp đổnày đã là cho quan hệ tài chính - tiền tệ quốc tế trở nên rối ren, dẫn đến sự hìnhthành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sỏ cầm đầu Khu vực đồngđô la do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các “đối thủ không hơn kém” là khu vựcđồng Bảng Anh và khu vực đồng Phơ-răng Pháp Nhưng sau Đại chiến thế giới lầnthứ II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại thương, về tíndụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự

Trang 6

trữ vàng của toàn bộ thế giới tư bản) Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnhcho đồng đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng tiền chủchốt của thế giới

Tháng 7 năm 1944, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị tiền tệ - tài chínhquốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước để thoả thuận vềviệc thiết lập các quan hệ tài chính tiền tệ quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến tranhthế giới lần II Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods Nội dung chủ yếu củachế độ tiền tệ Bretton-woods:

- Thừa nhận USD là đồng tiền chuẩn, làm trụ cột cho chế độ tiền tệ này Nóđược coi là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế, đóng vai trò chủ chốt trongcác quan hệ tiền tệ, thanh toán và tính dụng quốc tế Nhiều thập kỷ qua, đồng đôlavẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh.Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệbằng đồng đôla, mặt khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (nhưdầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này.

- Việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế và các quan hệ đối ngoại kháckhông hạn chế, các đồng tiền của các nước khác phải liên hệ chặt chẽ với USDtheo chế độ tỷ giá cố định

- Các nghiệp vụ về vàng được thực hiện theo 1 giá chính thức là 35 USD =1 ounce vàng Đô la Mỹ được tự do chuyển đổi ra vàng theo giá đó Ngân hàngtrung ương của các nước thành viên phải can thiệp vào thị trường vàng để giữ giávàng chính thức luôn luôn ở mức 35 USD = 1 ounce vàng

- Các nước phải thực hiện ngay các biện pháp thiết thực để loại trừ chế độkiểm soát và quản chế ngoại hối, đồng thời thiết lập chế độ tiền tệ tự do chuyểnđổi.

Thiết lập một tổ chức tiền tệ quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ tiền tệ tài chính quốc tế theo những nguyên tắc của chế độ tiền tệ Bretton-woods

Trang 7

-2.1.3 Giai đoạn từ năm 1973 đến những năm 1980

Qua 2 lần phá giá USD, năm 1973, Mỹ và các quốc gia khác đã chấp thuậncho phép tỷ giá hối đoái thả nổi Chế động tiền tệ Bretton Woods sụp đổ Hệ thốngtiền tệ thế giới hình thành nên 1 số chế độ tiền tệ mới:

- Chế độ tiền tệ Gia-mai-ca ra đời trên cơ sở Hiệp định được ký kết giữacác nước thành viên IMF tại Gia-mai-ca vào những năm 1976-1978 Chế độ tiền tệnày thừa nhận SDR là cơ sở của chế độ tiền của các nước SDR trở thành một đơnvị tiền tệ tính toán quốc tế mới Giá trị của nó được xác định theo phương pháp rổtiền tệ, lúc đầu rổ tiền tệ gồm 16 đồng tiền mạnh nhất của thế giới Hiện nay, thamgia “rổ tiền tệ” là 5 đồng tiền mạnh của những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, tàichính Như vậy, chế độ tiền tệ Gia-mai-ca thực chất là chế độ bản vị SDR

- Chế độ tiền tệ châu Âu: Chế độ tiền tệ châu Âu là một chế độ tiền tệ quốctế khu vực Chế độ tiền tệ này ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn giữa ba trung tâmthế lực quốc tế trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ, tài chính ngày càng trở nên gaygắt Nó được xây dựng trên cơ sở Hiệp định tiền tệ do các nước trên lục địa châuÂu ký kết vào tháng 3-1979 Chế độ tiền tệ châu Âu dựa vào ECU - một đơn vịtiền tệ quốc tế khu vực của các nước châu Âu Giá trị của ECU được đảm bảobằng dự trữ vàng và ngoại hối của các nước thành viên

USD lại trở về vị trí đồng tiền quốc gia Nhưng do tiềm lực kinh tế của Mỹrất lớn, cho nên USD vẫn còn là một đồng tiền mạnh, đồng thời nó vẫn chiếm 1 tỷtrọng đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia của các nước

2.1.4 Giai đoạn 1980 – 1985

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồngUSD không ngừng tăng giá, tỷ giá danh nghĩa của USD tăng gần 50% và tỷ giáthực cũng tăng với một tỷ lệ tương tự Một trong những nguyên nhân chính khiếncho đồng USD lên giá mạnh là vì Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền

Trang 8

tệ nhưng nới lỏng chính sách tài khoá dẫn đến thâm hụt ngân sách (từ 16 tỷ $ năm1979 lên 204 tỷ $ năm 1986) Tuy nhiên việc USD liên tục lên giá làm phát sinhnhiều mối quan tâm lớn đó là ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và gây thâm hụt cáncân vãng lai.

2.1.5 Sau sự kiện khủng bố 11/09 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu chođến nay

Sau sự kiện khủng bố tại Mỹ và sự ra đời chính thức của đồng Euro, đồngUSD liên tục mất giá so với các các ngoại tệ khác và vàng (trong 05 năm qua,đồng USD đã mất giá 25%) Đồng euro ngày càng được các công ty cũng như cácchính phủ từ Trung Quốc đến Trung Đông chấp nhận nhiều hơn như một ngoại tệdự trữ Đồng đô la Mỹ có lúc trồi sụt, gây thiệt hại kinh tế, mất an toàn cho nềntài chính tiền tệ các nước và nhiều nước chủ trương thay thế vị trí độc tôn củaUSD bằng euro Theo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), dự trữ ngoại tệ toàn cầu trongquí 1 -2006 xấp xỉ 4,34 ngàn tỷ USD Trong số đó, đồng USD chiếm 66,3% vàđồng euro 24,8% Kinh tế toàn cầu, vốn đang bị tác động bởi cuộc khủng hoảngthị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, hiện đang đứng trước mốinguy hiểm, với đồng USD giảm giá và vượt khỏi tầm kiểm soát Thêm vào đó làmối lo sợ các ngân hàng trung ương đột ngột tung nguồn dự trữ USD không lồ củahọ ra để mua các phương tiện dự trữ khác thay thế và các nước Trung Đông có thểtừ bỏ chế độ tỷ giá gắn kết với USD

Sự kiện 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố đã tác động xấu đến cáncân thanh toán của Mỹ, mà đỉnh cao là đổ vỡ tín dụng tại Mỹ và dẫn đến khủnghoảng tài chính toàn cầu Chính sự mất cân đối ngân sách kỷ lục tại Mỹ và sự nổilên của các nền kinh tế mới nổi đã khiến cho USD mất giá 16% tính từ tháng3/2009 và trên 20% tính từ năm 2002 và còn tiếp tục xuống giá Tỉ trọng USDtrong dự trữ thế giới giảm từ 72% vào năm 1999 (đồng euro bắt đầu lưu hành)xuống còn 62,8% vào quí 2/2009.

Trang 9

Trong thời gian qua, thị trường tiền tệ thế giới có nhiều biến động vớiviệc đồng USD giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng như so với cácđồng tiền châu Á khác Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồngUSD đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng Yen Nhật Kể từđầu năm 2007 tới nay, đồng USD nhìn chung đã mất giá khoảng 16%.

Đồng USD liên tục xuống dốc không phanh trong những tháng cuối năm2007 Đồng USD đã thực sự đạt được một dấu mốc khi nó vượt cả mức thấp nhấtso với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995, tương đương với khoảng 1,455-1,457USD/Mark và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD Đồng đôlaCanada (CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồngUSD, tương đương với 1 CAD đạt xấp xỉ 1,05 USD Đồng Bảng Anh đã có lúctăng lên 2,0317 USD/bảng Anh - mức cao nhất kể từ năm 1981.

Trên các thị trường châu Á, đồng USD liên tục giảm giá so với đồng bahtThái Lan và đạt ngưỡng 34 Baht/USD - mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủnghoảng tài chính năm 1997-1998 Kể từ đầu năm 2007, giá của đồng Baht đã tăng7%, sau khi tăng 12% vào năm 2006 Đồng Peso của Philippines cũng đã tăng lênmức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng đôla Singaporetăng cao nhất kể từ 10 năm nay Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồngUSD trong năm Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồngđôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng USD Đồng Nhân dân tệ (NDT) củaTrung Quốc liên tục lập các mức cao kỷ lục mới trong nhiều phiên giao dịch liêntiếp Nếu tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã 67 lần lập mức cao kỷ lục vàtăng tổng cộng trên 4% Đồng đôla Australia (AUD) cũng đã tăng lên 0,9023USD/AUD - mức cao nhất trong 23 năm qua

Các nguyên nhân khiến cho đồng USD giảm giá:

Trang 10

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng củachính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểmkhác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ.

- Đồng USD đã chịu sức ép trong 4 năm qua do tình trạng thâm hụt tài khoản vãnglai của Mỹ và quyết định giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trongnăm 2007 Và gần đây là những lo ngại về lĩnh vực cho vay thế chấp yếu, gây tácđộng tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này Mất cân bằng trong cán cânthanh toán là vấn đề đáng lo ngại trong vòng 10 năm trở lại đây đối với nhiềunước Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức thâm hụt cán cân buônbán của Mỹ trong năm 2006 tương đương 6% GDP, mức cao chưa từng có tronglịch sử nước này Trong khi đó, một số nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bảnlại đạt thặng dư thương mại ngày càng lớn Năm 2006, thặng dư thương mại củaNhật Bản đạt 3,9% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc là 9,4% GDP Cácsố liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho biết khối lượng thặng dư mậu dịch củanước này trong 9 tháng đầu năm đã lên tới 185,7 tỷ USD, vượt qua cả số lượngthặng dư mậu dịch của cả năm 2006 (177,47 tỷ USD) Dự đoán thặng dư thươngmại năm 2007 của Trung Quốc sẽ tăng lên 250 - 300 tỷ USD Xu hướng thâm hụtthương mại kéo dài đã tạo nên áp lực khiến đồng USD tiếp tục giảm giá.

- Một nhân tố khác cũng có tác động đồng thời lên đồng USD là đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) Đồng USD yếu đã kích thích luồng vốn lớn từ nước ngoài đổvào Mỹ Nhờ vào việc đồng Euro có sức mua mạnh, các doanh nghiệp trong khuvực Eurozone và Anh có thể đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư và mua lại các côngty Mỹ Năm 2000, khi người ta bắt đầu đề cập tới vấn đề đồng Euro yếu, châu Âuđã đầu tư 125 tỷ USD vào Mỹ dưới dạng FDI Năm 2006, con số này đã giảmxuống chỉ còn 122 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2007 mới chỉ có 12,1 tỷ USDđược giải ngân trong lĩnh vực này Trong khi đó, luồng FDI từ Mỹ sang châu Âuđã tăng từ 77 tỷ USD năm 2000 lên 127 tỷ USD năm 2006, và trong 6 tháng đầunăm 2007, con số này cũng đã đạt 85 tỷ USD Như vậy, tính từ năm 2006 đến nay,

Trang 11

dòng vốn FDI có xu hướng chảy từ Mỹ sang châu Âu Và xu hướng này cũng đãđược kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu khi mà trong 6 tháng đầu năm 2007,lượng vốn FDI vào Mỹ là 85 tỷ USD, trong khi lượng vốn chạy ra khỏi Mỹ lại lêntới 150 tỷ USD Thêm vào đó là cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt từ năm1989 khiến cho các luồng tài chính phải chịu sức ép không thuận lợi của việc đồngUSD mất giá.

Đồng USD ngay lập tức bị ảnh hưởng sau khi vài quan chức ngân hàng TrungQuốc phát biểu rằng Trung Quốc có thể thay đổi cơ cấu tiền tệ của kho dự trữngoại hối khổng lồ Tính đến cuối tháng 9/2007, dự trữ ngoại tệ của quốc gia nàyđã lên tới 1.430 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái Nhiều đối tác làmăn của Trung Quốc cho rằng các kho dự trữ ngoại tệ này tăng từ 40-50 tỷ/thángtrong 6 tháng đầu năm nay khiến cho đồng NDT bị đánh giá thấp hơn giá trị thậtcủa nó.

- Tiền tệ luôn có xu hướng di chuyển qua biên giới để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.Bởi vậy, tiền tệ sẽ tăng khi thị trường kỳ vọng vào triển vọng kinh tế khả quan vàgiảm khi kinh tế suy giảm Sự mạnh lên hay yếu đi về kinh tế được thể hiện trongthu nhập từ trái phiếu và lãi suất trái phiếu của quốc gia đó Vào thời điểm này, thịtrường cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại Bởi vậy, các nhà đầu tưđã liên tục từ đồng USD sang các loại tiền tệ khác cho lãi cao hơn.

- Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế vĩ mô này cũng chưa giải thích toàn bộ các vấn đềtrên thị trường ngoại hối Theo quan điểm của IMF và bộ trưởng tài chính cácnước G7, sự định giá quá thấp của các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng NDT củaTrung Quốc và đồng Yen Nhật, là nguyên nhân chính khiến đồng tiền chủ chốttrong thanh toán quốc tế này giảm giá Để hạn chế sự mất cân bằng thương mạihiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản cần phải kích thích tiêu dùng nội địa và khôngđịnh hướng chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu Để làm được điềuđó, không có gì thích hợp hơn là áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi để cho

Trang 12

đồng nội tệ tự định giá Đối với Trung Quốc, biện pháp này không những có thểgiúp họ kiềm chế xuất khẩu và hạn chế những tác động do lạm phát gây ra, màviệc tăng giá đồng NDT còn tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc có thể muađược nhiều hàng hóa của Mỹ và châu Âu hơn Kịch bản này cũng nên được Nhậtáp dụng và nếu điều đó thành hiện thực, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm bớtvà đồng USD khi đó sẽ có thể tăng giá trở lại.

Những tác động tiềm tàng

Đồng USD mất giá đang là bài toán hóc búa cho giới quản lý các kho dự trữ ngoạitệ lớn của thế giới Đối với các nước, như Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vốngắn tỷ giá đồng nội tệ với đồng USD, thì sức ép của nguy cơ lạm phát có thể gâyra các vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế và xã hội Tuy nhiên, bất kỳ động thái nàonhằm gỡ bỏ mối liên hệ với đồng USD cũng sẽ ảnh hưởng lên thị trường tiền tệ,gây tổn thất về giá trị tài sản cho các kho dự trữ ngoại tệ của các nước này IMFcho biết các kho dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu hiện tăng từ 2.000 tỷ USD trong quýII/2002 lên 5.700 tỷ USD đến quý II/2007 Hơn thế nữa, 2/3 trong tổng số quỹ dựtrữ ngoại tệ trên toàn thế giới nằm trong tay 6 nền kinh tế như Trung Quốc, NhậtBản, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga và Singapore.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc nhiều đồng tiền của các nước châu Á tăng giá sovới đồng USD trong năm nay đã khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơnvà lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị Giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến chocác mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêudùng ở Mỹ Ấn Độ và Thái Lan là những nước đáng lo ngại nhất, vì tỷ giá hối đoáisẽ tạo lợi thế cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng hóa của hai nước này trênthị trường thế giới Tuy nhiên, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đốivới vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì đa số các đồng tiềntrong khu vực đều tăng giá so với đồng USD Các chuyên gia cho rằng, sự sụtgiảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang

Trang 13

châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh Bên cạnh đó, chính phủ các nước châu Á đượchưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - đượcbán với giá tính bằng USD - rẻ hơn Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹvới giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể bùđắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.

Đồng USD yếu khiến các mặt hàng được giao dịch bằng USD như dầu thô trở nênrẻ hơn đối với những khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn và do đó khuyếnkhích nhu cầu tiêu thụ Điều này giúp bù đắp giá dầu đang ở mức cao kỷ lục trênthị trường thế giới Tuy nhiên, đồng USD yếu sẽ làm giảm giá trị doanh thu từxuất khẩu dầu của các nước khai thác dầu thô lớn Thực tế này khiến Tổ chức cácnước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không vội vã tăng sản lượng một lần nữa, mặcdù nguồn cung trên thị trường thế giới đang eo hẹp Cho đến nay, nền kinh tế Khuvực đồng Euro vẫn chưa phải hứng chịu tác động của sự bất ổn về tỷ giá hối đoái,nhưng các rủi ro đang tăng lên Đồng USD tiếp tục giảm giá là mối lo ngại lớn bởinó làm cho hàng hóa và các dịch vụ của châu Âu trở nên đắt đỏ hơn so với hànghóa và dịch vụ của Mỹ Nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu đang lo ngạiđồng USD sẽ kìm hãm đà tăng trưởng của Eurozone.

Đồng USD yếu sẽ khiến hàng hóa Mỹ cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm khi xuất khẩu tăng, hạn chế ảnh hưởng củathâm hụt đối với tăng trưởng Đồng USD yếu cũng giúp cải thiện tình hình việclàm vì các công ty đa quốc gia sẽ chọn thuê người Mỹ với chi phí thấp hơn Khiđồng USD giảm giá, hàng nhập khẩu sẽ đắt lên, đẩy giá cả đắt đỏ lên theo và nhưvậy sức ép lạm phát sẽ tăng Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế quálớn và cạnh tranh đến mức phần lớn các công ty không có cơ hội tăng giá bán

2.2. Vai trò của đồng USD so với các đồng tiền khác

Trang 14

Một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ sử dụng đồng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệchính thức như Ecuador, El Salvador và Đông Timor, các cựu thành viên trong

nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi

Islands), kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall Thêm vào đó, đơn vị

tiền địa phương của Bermuda, Bahamas, Panama và một số quốc gia khác có thểhoán đổi với đồng USD với tỷ giá 1:1 Đơn vị tiền tệ của Barbados được hoán đổivới tỷ giá 2:1 Argentina đã dùng tỷ giá hoán đổi 1:1 giữa đồng peso Argentina vàđô la Mỹ từ 1991 đến 2002 Tại Lebanon, 1 đô la được đổi thành 1500 liraLebanon, và cũng có thể được sử dụng để mua bán như đồng lira Tại Hồng Kông,đồng đô la Mỹ và đô la Hồng Kông đã được ràng buộc với giá HK$7,8/USD từnăm 1983 Đồng Pataca của Macao, được ràng buộc với đô la Hồng Kông với giáMOP1,03/HKD, được gián tiếp hoán đổi với đô la Mỹ với tỷ giá khoảngMOP8/USD Đồng Nhân dân tệ của CHND Trung Hoa đã được ổn định giá với đôla Mỹ từ giữa thập niên 1990 với giá Y8,28/USD cho đến ngày 21 tháng 7,2005.Malaysia cũng đã ổn định giá của đồng ringgitt với giá MR3,8/USD từ 1997.Ngày 21 tháng 7, 2005, cả hai quốc gia đã thả giá tiền họ để theo giá thị trường.

Đồng đô la còn được dùng làm đơn vị tiêu chuẩn trong các thị trường quốctế cho các mặt hàng như vàng và dầu hỏa Ngay cả các công ty ngoại quốc ít buônbán tại Hoa Kỳ, như Airbus, liệt kê và bán sản phẩm của họ bằng đô la (tuy trongtrường hợp này một số người cho rằng lý do là vì các doanh nghiệp Hoa Kỳ đangthống trị ngành hàng không).

Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu

hết trong đơn vị $100 Phần đông tiền giấy Hoa Kỳ đang ở ngoài Hoa Kỳ Theokinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Hoa Kỳ giữ sự thiếuhụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.

Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiềnmặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế Saukhi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và

Trang 15

thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng Đến Giáng Sinh năm 2004 đồng đô lađã tụt giá thấp nhất đối với các đơn vị tiền quan trọng khác, đặc biệt là đồng euro.Đồng euro lên giá cao hơn $1,36/€ (dưới 0,74€/$) lần đầu tiên cuối năm 2004,khác hẳn với đầu năm 2003 ($0,87/€) Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro sau khi nền kinh tếcác nước châu Âu đang ứ đọng và Hiến pháp Liên minh châu Âu không được phêchuẩn trong cuộc trưng cầu dân ý ở hai nước Pháp và Hà Lan Trong khi tỷ lệ thấtnghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nướcthuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng eurovẫn giữ sức mạnh.

Hiện tượng trên bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính

- Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó làtăng nợ của Mỹ.

- Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, ẤnĐộ, Nhật, Nga và các quốc gia khác.

- Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấpnhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ.

Về cơ bản, logic kinh tế của việc dự trữ bằng USD, dù không mạnh nhưtrước đây, vẫn còn đúng Nó tiếp tục khiến nhiều nước tích lũy bằng loại ngoại tệmà họ thường gọi là nợ nước ngoài và điều khiển ngoại thương của họ Nói cáchkhác, các ngân hàng trung ương sử dụng quỹ đó để trả nợ và thanh toán ngoạithương, cũng như can thiệp vào các thị trường ngoại hối.

Một trong những vấn đề được quan tâm lớn nhất thời gian qua trên thịtrường tiền tệ thế giới là sự lên giá không ngừng của đồng Eur so với USD Kể từkhi suy yếu năm 1999, liên tục từ năm 2002 và cho đến nay Eur luôn tăng giátrước USD

Trang 16

Bảng tỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 - 2010

Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB

USD đã mất giá trên 50% so với thời điểm đồng EUR ra đời và đã giảm20% tính đến thời điểm cuối năm 2004 Tỷ giá yên Nhật với USD cũng ở mứcthấp nhất kể từ bốn năm qua, còn giá vàng cuối năm 2004 đã tăng khoảng 90.000đồng/chỉ so với đầu năm 2004(trên 10%)

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó thì chưa dừng hẳn Các DN đã nhậpkhẩu hàng hóa từ EU chưa thanh toán hết bằng Euro đang lâm vào hoàn cảnh mấtcả lãi và thâm hụt vốn bởi giá Euro hiện tăng quá cao so với thời điểm 1 tháng trởvề trước, khi đồng tiền này được các DN lựa chọn làm đồng tiền thanh toán hànghóa với đối tác Các DN xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng thiệt hại khôngnhỏ.

Và nhiều quốc gia tiếp tục cho vay và trao đổi ngoại thương bằng đồng đôlaMỹ, bất chấp sự nổi lên của EUro và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng khác Đếncuối năm 2008, khoảng 45% trái phiếu quốc tế là bằng USD, trong khi chỉ 32%

Trang 17

bằng EURO Và theo thăm dò năm 2007 của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS),USD vẫn được sử dụng trong 86% trao đổi ngoại hối, so với chỉ 38% bằng euro.

Đến tháng 4/2008, theo IMF, 66 quốc gia sử dụng USD làm mốc tỷ giá hốiđoái của mình, trong khi con số này chỉ là 27% đối với euro Lý do khiến mộtngân hàng trung ương đưa ra lựa chọn là tầm ảnh hưởng lớn của ngoại tệ đó trongquỹ dự trữ quốc gia Các ngân hàng trung ương muốn không chỉ tối ưu hóa sự trởlại hoạt động bình thường của mình, mà còn giảm thiểu nguy cơ Ví dụ tại mộtquốc gia kiềm chế tỷ giá của nội tệ với USD, lạm pháttrong nước họ có xuhướng đi theo diễn biến lạm phát ở Mỹ, và như vậy trong trường hợp này quỹ dựtrữ USD sẽ ít dao động so với giá trị nội tệ của họ.

Các đánh giá về việc trộn lẫn các đồng tiền nào sẽ giúp tối ưu hóa một sựkết hợp đặc biệt giữa nguy cơ và lợi nhuận cho thấy, tất cả các ngoại tệ đều rất dễmua và bán – tức là tất cả các thị trường trái phiếu đều có tính thanh khoản nhưnhau, bất kể loại ngoại tệ nào mà chủ đạo Đặc tính này rất quan trọng Nếu cácquỹ dự trữ không sẵn sàng được chuyển thành tiền mặt, chúng không được sửdụng dễ dàng trong các hoạt động thị trường Như vậy, thị trường buôn bán tráiphiếu Kho bạc Mỹ hấp dẫn vì đây là thị trường trái phiếu chính phủ duy nhất cótính thanh khoản cao nhất trên thế giới nhờ mức chênh lệch giá đặt mua/bán rất ítcủa nó Tính thanh khoản cao nói trên là một đặc tính tự củng cố Các nhà đầu tưnước ngoài đồng ý thực hiện các giao dịch và tập trung cổ phiếu của mình vào cácthị trường Mỹ vì các thị trường này có tính thanh khoản cao, và chính hoạt độngnày khiến thị trường càng dễ thanh toán hơn Giống như trong chính trị, trong cuộccạnh tranh để trở thành trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu và giữ vị trí là đồngtiền dự trữ hàng đầu, thì thách thức cũng là cơ hội.

Các ngoại tệ khác cũng cố gắng cạnh tranh Bảng Anh và franc Thụy Sỹcũng từng là loại ngoại tệ dự trữ quan trọng, nhưng nền kinh tế hai nước này ngàynay quá nhỏ để các nội tệ của họ tiếp tục giữ vị trí này; không quốc gia nào kháccó thể cung cấp các công cụ ghi nợ mà hệ thống tài chính toàn cầu cần đến Và

Trang 18

như vậy, cuối năm 2007, bảng Anh chỉ còn chiếm không đến 3% quỹ dự trữ toàncầu, trong khi franc Thụy Sĩ chỉ chiếm dưới 1%.

Nền kinh tế Nhật Bản đang mở rộng, nhưng chính phủ nước này từ lâu đãkhông đủ can đảm sử dụng đồng yên trong các giao dịch quốc tế vì sợ điều này sẽphá hủy khả năng duy trì một tỷ giá hối đoái thấp và mang tính cạnh tranh, cũngnhư làm phức tạp thêm cách quản lý chính sách công nghiệp của họ Nếu ngườinước ngoài có thể mua và bán chứng khoáncủa Nhật với số lượng lớn, Chính phủNhật sẽ gặp khó khăn hơn trong việc sử dụng hệ thống tài chính để chuyển hướngcác nguồn vốn đến cho các công ty trong nước.

Giờ đây, Nhật Bản dường như cũng nóng lòng muốn đồng yên đóng mộtvai trò quốc tế lớn hơn, đặc biệt là ở châu Á Nhưng chính sách trước đây của họđã hạn chế tính thanh khoản bằng đồng tiền này của thị trường Gần đây, tình trạngtrì trệ kinh tế Nhật và mức lãi suất 0% đã khiến dự trữ bằng đồng yên trở nên íthấp dẫn (Cuối năm 2007, yên chiếm gần 3% tổng trái phiếu nước ngoài) Dân sốngày càng già đi của Nhật sẽ đồng nghĩa với việc nền kinh tế của họ, cũng nhưđồng tiền của họ, khó có được một vai trò lớn hơn trên thế giới.

2.3 Ảnh hưởng của đồng USD đối với kinh tế Việt Nam2.3.1 Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá

- Tỷ giá VND/USD đứng yên

Về phương diện cạnh tranh việc USD mất giá so với nhiều đồng tiền kháctrong khi tỷ giá VND/USD đứng hoặc yếu đi một chút là có lợi cho xuất khẩu củaViệt Nam.

Đứng ở góc độ xuất khẩu, một khi đồng tiền của nước nào lên giá so vớiUSD thì đều gây khó khăn cho xuất khẩu Tuy nhiên, khi USD chỉ mất giá khámạnh so với những đồng tiền chủ chốt Đối với đồng tiền của các nước trong khuvực vốn là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam thì tỷ lệ mất giá không nhiều (đồng

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 -2010 - Dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng
Bảng t ỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 -2010 (Trang 15)
Bảng tỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 -  2010 - Dự báo về đồng USD trong tương lai và các giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá đồng
Bảng t ỷ giá Euro trên USD giai đoạn 1999 - 2010 (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w