sang kien kinh nghiem tham khao

4 676 2
sang kien kinh nghiem tham khao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức bữa ăn tra cho trẻ I/. Đặt vấn đề Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ nhữmg năm đầu tiên của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo, bồi dỡng thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tơng lai của đất nớc. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện do đó nó cần nguyên liệu để xây dựng. Nguyên liệu đó lại do thức ăn cung cấp. Vì thế thức ăn chỉ phát huy hết vai trò của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa tuổi. ở trờng mầm non trẻ thờng đợc ăn 2 bữa là bữa tra và bữa chiều, trong đó bữa ăn tra là bữa chính và quan trọng nhất . Thông qua bữa ăn tra trẻ đợc bù đắp những năng lợng bị tiêu hao và cung cấp năng lợng để tham gia vào các hoạt động tiếp theo. Vì vậy việc tổ chức bữa ăn tra cho trẻ ở trờng mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Trên thực tế, việc tổ chức bữa ăn cho trẻ ở các trờng mầm non còn nhiều vấn đề tranh cãi. Thờng trong các bữa ăn của trẻ các cô giáo mới chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ cha chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng. Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn đa ra một số biện pháp tổ chức bữa ăn tra cho trẻ ở trờng mầm non. II/ Biện pháp. Bữa ăn là một nhu cầu thiết yếu và là một nội dung không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở trờng mầm non. Vì thế, đòi hỏi nhà s phạm phải nắm vững những yếu tố ảnh hởng đến bữa ăn, từ đó tạo ra bữa ăn hợp lý và ngon miệng cho trẻ. Bữa ăn của trẻ bị chi phối rất nhiều yếu tố: Mức độ hoạt động của trẻ : Việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt ở trờng mầm non có ảnh hởng lớn đến việc ăn uống của trẻ. Nếu trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực , hào hứng, thời gian hoạt động phù hợp với đặc điểm phát 1 triển cơ thể trẻ thì sự tiêu hao năng lợng cho các hoạt động đó sẽ là tác nhân kích thích, làm cho trẻ cảm thấy đói và có cảm giác muốn ăn. Ngợc lại, nếu trẻ tham gia vào các hoạt động không tích cực hoặc không tham gia vào các hoạt động thì sự tiêu hao năng lợng trong cơ thể diễn ra rất chậm, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn. Vì thế, cô giáo cần tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ từ khi đón đến khi trả trẻ. Tình trạng sức khoẻ của trẻ : Nếu nh cơ thể trẻ khoẻ mạnh, trẻ có một sức khoẻ tốt thì trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động một cách tích cực và đơng nhiên những trẻ đó ăn uống cũng rất tốt. Còn khi mà cơ thể trẻ không bình thờng nh trẻ bị ốm hay bị một bệnh nào đó thì trẻ sẽ bị mệt mỏi. Chính sự mệt mỏi sẽ làm trẻ chán tất cả, trong đó có cả việc chán không muốn ăn. Yếu tố thức ăn : Thức ăn có ảnh hởng lớn đến bữa ăn của trẻ. Cách chế biến món ăn, mùi vị của thức ăn là những yếu tố kích thích trẻ ăn. Thức ăn chế biến nh thế nào, có phù hợp với cơ thể trẻ không phần nào đã ảnh h ởng dến sự muốn ăn ở trẻ. Nếu thức ăn chế biến ngon màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon thì sẽ kích thích sự tiết dịch của cơ quan tiêu hóa, từ đó trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng. Nhiều trờng hợp cơ thể trẻ rất khỏe mạnh, trẻ cảm thấy muốn ăn nhng khi cho ăn, thức ăn chế biến không phù hợp nh quá khô, quá mặn hay nhạt, màu sắc thiếu hấp dẫn, mùi vị không có thì trẻ cũng không muốn ăn. Ngoài ra, thức ăn lạ mà trẻ cha đợc ăn bao giờ thì cũng ảnh hởng đến cảm giác muốn ăn của trẻ. Hoặc thức ăn không hợp vệ sinh, có mùi ôi thiu sẽ gây cho trẻ cảm giác ghê sợ bữa ăn. Vì vậy, thức ăn có vai trò lớn đến cảm giác ngon miệng của trẻ. Những yếu tố trên ít nhiều ảnh hởng lớn đến bữa ăn. Nhng đối với trẻ mẫu giáo thì tổ chức bữa ăn cũng không kém phần quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả bữa ăn. Ví dụ : nh trẻ có một sức khỏe rất tốt, thức ăn đợc chế biến rất ngon nhng trớc khi cho trẻ ăn cô giáo phạt trẻ hay dọa nạt trẻ, làm trẻ lo sợ thì chắc chắn trẻ không thể có một bữa ăn ngon miệng đợc. Vì thế, việc cô giáo chuẩn bị bữa ăn cho trẻ nh tạo cho trẻ một bầu không khí thoải mái, cho trẻ ăn vào một thời gian nhất định có ý nghĩa lớn đối với bữa ăn tr a của trẻ. Sự chuẩn bị của cô giáo về cơ sở vật chất nh phòng ăn, sắp xếp bàn ghế cho bữa ăn là vô cùng quan trọng. Trẻ chỉ cảm thấy ngon miệng khi mà đợc ngồi ăn uống đoàng hoàng trên bàn ghế phù hợp với 2 tầm vóc, phòng ăn rộng rãi, thoáng mát, dụng cụ ăn uống sạch sẽ, sự bày biện thức ăn đẹp mắt chính điều đó đã tạo cho trẻ cảm giác yên tâm ăn uống. Trạng thái tâm lý của trẻ có ảnh hởng lớn đến bữa ăn. Tâm trạng vui vẻ thoải mái của trẻ sẽ là nhân tố quan trọng giúp chúng ăn ngon miệng. Nếu nh trớc bữa ăn trẻ lo lắng một điều gì đó thì tâm trạng đó sẽ kéo dài trong suốt bữa ăn, làm cho hiệu quả bữa ăn sẽ không tốt. Ngoài ra nếu trong quá trình ăn trẻ đợc cô giáo dịu dàng động viên, khuyến khích thì hiệu quả bữa ăn của trẻ đợc nâng lên. Tổ chức bữa ăn cho trẻ là một nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể nói chung và sự phát triển thể chất nói riêng. Do đó cần phải tổ chức cho trẻ có bữa ăn tra đạt hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức bữa ăn tra cho trẻ ở trờng mầm non cần dựa trên cơ sở tâm sinh lý của sự ăn uống, quá trình hình thành thói quen ăn uống có văn hóa ở trẻ, từ đó có những biện pháp tổ chức phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả bữa ăn tra của trẻ. III./ Kết quả đạt đợc. Với những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện trên các lớp và thu đợc một số kết quả sau : - Trẻ thích ăn cơm tra ở lớp, trẻ ăn nhanh gọn gàng, có nề nếp, có thói quen tốt trong khi ăn. - Trẻ tăng cân đều, số trẻ suy dinh dỡng giảm. - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động. - Đợc phụ huynh nhất trí ủng hộ công tác nuôi ăn bán trú của nhà trờng. - 100% nhóm lớp có đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho việc nuôi ăn và đợc vệ sinh sạch sẽ. * Khó khăn : 3 - Trờng có nhiều khu lẻ, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, cha có phòng ăn riêng cho trẻ. - Một số giáo viên cha nắm rõ kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ. IV/ Kiến nghị s phạm 1. Giáo viên cần phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bữa ăn tra đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Giáo viên cần nắm vững cơ sở tâm sinh lý của việc ăn uống, các điều kiện để có một bữa ăn ngon, những nguyên nhân ảnh hởng tới bữa ăn tra của trẻ để từ đó có thể sử dụng các biện pháp một cách khoa học phù hợp với đối tợng trẻ. Để có đợc điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự nỗ lực, yêu nghề và thơng trẻ. 2. Cần phải cho trẻ tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt, quán triệt phơng châm Học mà chơi, chơi mà học. Giúp cho trẻ cảm thấy thực sự thoải mái, thấy gắn bó với trờng, lớp, cô giáo và bạn bè xung quanh. 3. Cần tăng cờng hơn nữa việc trang bị cơ sở vật chất cho các trờng mầm non, phòng ăn đảm bảo đầy đủ, vệ sinh và mang tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi trẻ. Đặc biệt ở các trờng mầm non phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về số lợng trẻ trong một lớp, tránh tình trạng số trẻ quá đông trong một lớp gây khó khăn cho cô giáo trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. 4. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trờng mầm non và gia đình. Đây là hai môi trờng hoạt động của trẻ do đó cần phải thống nhất về yêu cầu nội dung phơng pháp chăm sóc và giáo dục trẻ có nh vậy mới hình thành đợc ở trẻ thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh. Nhờ đó sẽ giảm bớt đợc khó khăn của giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao hiệu quả bữa ăn tra cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc tổ chức bữa ăn tra cho trẻ ở trờng mầm non rất mong nhận đợc sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi có thể làm tốt việc nuôi ăn cho trẻ. 4 . của trẻ : Việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong chế độ sinh hoạt ở trờng mầm non có ảnh hởng lớn đến việc ăn uống của trẻ. Nếu trẻ tham gia vào các hoạt. thấy đói và có cảm giác muốn ăn. Ngợc lại, nếu trẻ tham gia vào các hoạt động không tích cực hoặc không tham gia vào các hoạt động thì sự tiêu hao năng lợng

Ngày đăng: 23/10/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan