Bài viết trình bày khảo sát tình hình tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh và nhận thức của người dân về vấn đề tiêm chủng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hiện trên 4.480 trẻ sơ sinh vào điều trị tại Phòng sơ sinh - Khoa Phụ sản Bệnh viện trung ương Huế từ tháng 04/2014 đến tháng 02/2015.
Trang 1TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(02-PHỤ BẢN), 41-43, 2015
1 Đặt vấn đề
Viêm gan B là một bệnh gây tổn thương tế bào gan
cấp tính hay mạn tính do virus viêm gan B Trên thế giới có
khoảng hơn 2 tỷ người (30% dân số) bị nhiễm viêm gan B
và hơn 400 triệu người bị bệnh gan mạn tính Ở Việt Nam
tỷ lệ viêm gan B khoảng 10-20%, tỷ lệ mang virus viêm
gan B ở phụ nữ có thai từ 10-16% và ở trẻ em là 2-6% [1]
Vaccine viêm gan B có thể phòng nhiễm virus viêm gan
B trước khi tiếp xúc hoặc mới tiếp xúc với với vius viêm
gan B Để phòng lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang
con cần tiêm chủng vaccine viêm gan B trong vòng 24
giờ đầu sau sinh Với mũi tiêm trong 24 giờ có khả năng
phòng được 85-90% Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần
theo từng ngày và không đạt được nếu tiêm sau 7 ngày
[2] Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Tình hình tiêm chủng vaccine viêm
gan B liều sơ sinh tại Phòng sơ sinh - Khoa Phụ sản Bệnh
viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu: khảo sát tình hình
tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh và nhận
thức của người dân về vấn đề tiêm chủng
Hoàng Thị Liên Châu(1), Trần Thị Hoàn(1), Nguyễn Văn Tuấn(2), Hoàng Thị Bích Ngọc(1), Nguyễn Thị Mỹ Hương(1), Nguyễn Thị Thu Kiều(1)
(1) Bệnh viện Trung Ương Huế, (2) Trường Cao đẳng y tế Thừa Thiên Huế
TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG VACCINE VIÊM GAN B LIỀU SƠ SINH TẠI PHÒNG SƠ SINH - KHOA PHỤ SẢN
- BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình tiêm chủng vaccine viêm
gan B cho trẻ sơ sinh và nhận thức của người dân về vấn
đề tiêm chủng Đối tượng và phương pháp: Nghiên
cứu mô tả cắt ngang hiện trên 4.480 trẻ sơ sinh vào điều
trị tại Phòng sơ sinh - Khoa Phụ sản Bệnh viện trung ương
Huế từ tháng 04/2014 đến tháng 02/2015 Kết quả: Tỷ lệ
tiêm chủng vaccine viêm gan B liều sơ sinh trên tổng số
trẻ vào điều trị là 76,5% và tỷ lệ này là 98,4% nếu chỉ tính
riêng trên các trẻ đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine sau khi khám
sàng lọc Có 1,6% trường hợp gia đình không đồng ý tiêm
vaccine 84,9% trẻ sơ sinh được tiêm vaccine viêm gan B
trong 24 giờ đầu sau sinh và có 21,4% có phản ứng nhẹ
sau tiêm chủng như đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm, mẫn đỏ
toàn thân và sốt nhẹ sau tiêm chủng Từ khóa: Sơ sinh,
Tiêm chủng Viêm gan B.
Abstract
HEPATITIS B VACCINATION SITUATION IN NEONATAL
UNIT, OBSTETRIC &GYNECOLOGY DEPARTMENT - HUE CENTRAL HOSPITAL
The study was performed on 4480 neonates
in the Neonatal unit - Department of Obstetrics
&Gynecology - Hue Central Hospital from April
2014 to February 2015 with the Objective to investigate immunization situation of hepatitis
B vaccine for neonate and people’s awareness
of immunization issues Results showed that the rate of hepatitis B vaccination is 76.5 % of total neonates in room and the rate is 98.4 % of neonates having enough criteria for vaccination after screening examination 1,6 % of them, the families do not agree for vaccination 84.9 % of Neonates received hepatitis B vaccination in the first 24 hours after birth and 21.4 % of them had mild reactions after vaccination, such as pain, lightly redness at the injection site, body rash and mild fever after vaccination.
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các trẻ sơ sinh vào điều trị tại Phòng sơ sinh - Khoa Phụ sản Bệnh viện trung ương Huế từ tháng 4/2014 đến tháng 2/2015 2.2 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 2.3 Tiêu chuẩn tiêm vaccine viêm gan B: Theo bảng kiểm trước tiêm chủng của Bộ y tế ban hành theo quyết định số 04/QĐ-BYT ngày 02/01/2014
Đủ điều kiện tiêm chủng khi không có điểm nào bất thường dưới đây
3 Kết quả nghiên cứu:
Sốt/ Hạ thân nhiệt Nghe tim bất thường Nghe phổi bất thường Tri giác bất thường Cân nặng khi sinh < 2000gr Các chống chỉ định khác (non tháng, dị tật bẩm sinh…)
Bảng kiểm trước tiêm chủng:
Trang 2HOÀNG THỊ LIÊN CHÂU, TRẦN THỊ HOÀN, NGUYỄN VĂN TUẤN, HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC, NGUYỄN THỊ MỸ HƯƠNG, NGUYỄN THỊ THU KIỀU
SẢN KHOA – SƠ SINH
Sơ sinh cân nặng dưới 2500gr chiếm tỷ lệ 10,5%
Số trẻ sơ sinh có bệnh lý kèm theo là 530 trẻ chiếm
tỷ lệ 11,8%
Trong 3484 trẻ đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine có 3428
trường hợp đồng ý tiêm chủng chiếm tỷ lệ 98,4%,
không đồng ý là 1,6%
Có 84,9% trẻ sơ sinh được tiêm vaccine trong 24 giờ
đầu, 14,9% từ 24 – 72 giờ và 0,2% được tiêm sau 72 giờ
Có 78,6% trẻ sơ sinh không có phản ứng sau tiêm
chủng, 17,6% có phản ứng đau và đỏ nhẹ tại chỗ tiêm,
2,9% sốt nhẹ và chỉ có 0,9% nổi mẫn đỏ toàn thân sau
tiêm chủng
4 Bàn luận
1 Đặc điểm về cân nặng lúc sinh:
Cân nặng khi sinh > 2500gr chiếm tỷ lệ 89,5%, như
vậy có 10,5% trẻ sơ sinh cân nặng < 2500gr chúng tôi
không tiến hành tiêm chủng vaccine viêm gan B do
thuộc nhóm này chủ yếu là sơ sinh non tháng
Bảng 1 Cân nặng khi sinh
Bảng 2 Bệnh lý kèm theo
Bảng 3 Nhận thức của gia đình
Bảng 4 Thời gian tiêm chủng
Bảng 5 Phản ứng sau tiêm chủng
2 Nhận thức của gia đình và số trẻ thực tiêm vaccine:
Chúng tôi thực hiện khám sàng lọc cho tất
cả các trẻ sơ sinh vào điều trị tại Phòng sơ sinh - Khoa phụ sản Bệnh viện trung ương Huế theo bảng kiểm trước tiêm chủng do Bộ Y tế ban hành Trong nghiên cứu này, ở bảng 2 có 530 trường hợp sơ sinh có bệnh lý kèm theo như suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, dị tật bẩm sinh….chiếm tỷ lệ 11,8%, 466 trường hợp trẻ có cân nặng dưới 2500gr (bảng 1) nên tổng số trẻ không đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine sau khi khám sàng lọc là 996 trường hợp chiếm 22,3%, số trẻ đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine là
3484 trường hợp chiếm 77,7% Tuy vậy số trẻ thực tiêm vaccine là 3428 trẻ chiếm 98,4% tổng số trẻ đủ tiêu chuẩn và chiếm 76,5% tổng số trẻ vào điều trị,
do có 56 trường hợp (chiếm 1,6%) gia đình không đồng ý tiêm vaccine mặc dù đã được tư vấn về lợi ích của chủng vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh Như vậy vẫn còn một số người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của mũi tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu Tuy tỷ lệ này không cao nhưng cũng nói lên sự cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân, xua tan tâm lý lo sợ về những phản ứng
và tai biến xảy ra sau tiêm chủng
3 Thời gian tiêm chủng
Có 2910 trẻ sơ sinh được tiêm chủng trong vòng
24 giờ đầu sau sinh chiếm 84,9%, chỉ có 15,1% được tiêm chủng sau 24 giờ (bảng 4) và thuộc nhóm này
là các bé không có bệnh lý kèm theo nhưng bú kém, nôn trớ sau bú, chậm đi cầu phân su, nổi mẫn
đỏ ngoài da… và chúng tôi đã trì hoãn tiêm chủng
để bảo đảm an toàn cho trẻ
4 Phản ứng sau tiêm chủng:
Trong nghiên cứu của chúng tôi đau và đỏ nhẹ tại chỗ tiêm là phản ứng hay gặp nhất sau tiêm chủng chiếm 17,6% Chỉ có 2,9% có sốt nhẹ và 0,9% nổi mẫn đỏ sau tiêm chủng Chúng tôi chưa tìm ra được bài viết nào thống kê về các phản ứng sau tiêm chủng nên không có dữ liệu để so sánh
5 Vấn đề tiêm kháng huyết thanh ở trẻ sơ sinh
có mẹ HbsAg và HbeAg dương tính
Kháng huyết thanh viêm gan B được đưa vào sử dụng lại, thường quy tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế ở trẻ sơ sinh của những bà mẹ có HbsAg và HbeAg dương tính từ tháng 4/2014 sau khi chương trình tiêm chủng vaccine viêm gan B liều
sơ sinh được thực hiện trở lại sau một thời gian tạm
Trang 3TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 13(02-PHỤ BẢN), 41-43, 2015
ngừng do những tai biến xảy ra sau tiêm chủng, đặc
biệt sau vụ 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong sau
tiêm chủng Chúng tôi ghi nhận được 61 trường hợp
mẹ có HbsAg dương tính đơn thuần hoặc phối hợp
HbeAg dương tinh Trong số đó chỉ có 52 trường hợp
được tiêm phối hợp vaccine và kháng huyết thanh
viêm gan B, 8 trường hợp gia đình không đồng ý tiêm
và có một trường hợp do thiếu hụt nguồn thuốc
5 Kết luận
Qua nghiên cứu 4480 trẻ sơ sinh vào điều trị
tại Phòng sơ sinh - Khoa Phụ sản Bệnh viện trung
ương Huế từ tháng 04/2014 đến tháng 02/2015,
kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ tiêm chủng vaccine viêm gan B liều sơ
sinh trên tổng số trẻ vào điều trị là 76,5% và tỷ lệ này là 98,4% nếu chỉ tính riêng trên các trẻ đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine sau khi khám sàng lọc
- Có 84,9% trẻ sơ sinh được tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh
- Có 21,4% có phản ứng nhẹ sau tiêm chủng như đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm, mẫn đỏ toàn thân và sốt nhẹ sau tiêm chủng
Tuy còn một số hạn chế do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa dánh giá được đầy đủ nhưng với khoảng mười triệu người đang mang virus viêm gan B hiện nay, có lẽ điều mong ước lớn nhất
là được tiêm phòng vaccine lúc còn trẻ, để không chỉ bảo vệ cho mình, cho người thân chung quanh
mà còn cho cả cộng đồng
Tài liệu tham khảo
1 Nguyễn Thị Lan Anh, “Tình trạng nhiễm virus viêm gan B
và C ở cộng đồng dân tộc thiểu số xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái” Tạp chí Y học dự phòng số 11(147); 2013; tr 3.
2 Triển khai tiêm vaccine viêm gan B trong tiêm chủng mở
rộng – Chương trình tiêm chủng mở rộng; 2012.
3 Dự án Tiêm chủng mở rộng - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương; 2002.
4 Vũ Thị Nhung, “Cập nhật về xử trí viêm gan siêu vi B và thai
kỳ”, Tạp chí Phụ sản, tập 12(03); 2014; tr.20 -21.