1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN

35 207 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 67,88 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN I. KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN 1. Lịch sử hình thành và phát triển Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về sử dụng vốn và các dịch vụ Ngân hàng và thực hiện chiến lược phát triển của NHCT, tháng 4/1997 chi nhánh NHCT Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình ( trực thuộc NHCT Đống Đa), theo quyết định số 17/ HĐQT- QĐ ngày 08/03/1997 của Chủ tịch HĐQT- NHCT Việt Nam, ban đầu có 52 cán bộ nhân viên với 4 phòng: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán tài chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kinh doanh. Đến năm 1998, thành lập thêm hai tổ: Kiểm tra và kinh doanh đối ngoại. Sau hai năm hoạt động và trưởng thành về mọi mặt, chi nhánh đã tách khỏi NHCT Đống Đa có trụ sở tại 275 Nguyễn Trãi, hạch toán trực thuộc NHCT Việt Nam theo Quyết định số 13/QĐ/ HĐQT/ NHCT1 ngày 20/02/1999 của Chủ tịch HĐQT- NHCT Việt Nam. Năm 1999, chi nhánh NHCT Thanh Xuân có 127 cán bộ công nhân viên hoạt động trong tất cả 7 phòng ban và các quỹ tiết kiệm, đến năm 2003 chi nhánh đã có 169 cán bộ công nhân viên và đến năm 2005 tăng đến 197 cán bộ công nhân viên (bao gồm: 3 thạc sỹ, 86 người trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung học). Sự ra đời này là một tất yếu khách quan của nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới. Với ý nghĩa huy động được tối đa nguồn vốn trong nền kinh tế và đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ Ngân hàng tại các Quận mới được hình thành như quận Thanh Xuân Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Mặt khác, đây cũng là kết quả ghi nhận nỗ lực của cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo NHCT Thanh Xuân khi mà sự ra đời trong bối cảnh cả nước đang gặp khó khăn về kinh tế, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á. 2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, không những Ngân hàng có thể sắp xếp nhân sự hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng phòng mà qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt chính sách tiền tệ tín dụng của NHCT Việt Nam và NHNN. NHCT Thanh Xuân có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 9 phòng ban nghiệp vụ ( phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng kế toán tài chính, phòng thông tin điện toán, phòng tổ chức hành chính, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tài trợ thương mại, phòng kiểm soát và phòng tổng hợp tiếp thị). Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P.T i trà ợ Thương mại P.K.h ng cá nhânà P.Tiền tệ kho quỹ Thương mại P.Thông tin điện toán P.Kế toán GI M Á ĐỐC P.Tổ chức h nh chínhà P.K.h ng doanh nghià ệp P.Tổng hợp tiếp thị P.K.h ng doanh nghià ệp 3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây. 3.1 Công tác huy động vốn. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, huy động nguồn để đầu tư và cho vay. Để có thể hoạt động và phát triển được, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn và đặc biệt là ngân hàng là tổ chức cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế. Muốn duy trì tồn tại và phát triển được, công tác huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng không phải là một ngoại lệ, ngân hàng luôn xác định rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn, coi đó là linh hồn của hoạt động ngân hàng. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển không ngừng gia tăng trong khi đó thị trường chứng khoán chưa phát triển đã tạo áp lực rất lớn cho các ngân hàng. Để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt, quyết liệt trong thu hút nguồn vốn bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng lãi suất và tung ra các sản phẩm huy động tiền gửi hấp dẫn…. Vì vậy, đã gây ra không ít khó khăn trong việc thu hút vốn của các Ngân hàng nói chung và chi nhánh NHCT Thanh Xuân nói riêng. Trước thực tế đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp phù hợp, có hiệu quả .Vì vậy, nguồn vốn huy động trong thời gian qua của Chi nhánh vẫn được duy trì và tăng trưởng. Điều đó, được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau: Bảng1: Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân qua các năm Đơn vị:Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng vốn huy động Trong đó: - VNĐ - Ngoại tệ 2.740.175 2.458.670 281.505 2.767.958 2.459.803 308.155 2.997.663 2.650.156 347.507 Bao gồm: I. Tiền gửi khách hàng 1.Tiền gửi doanh nghiệp. 2.Tiền gửi dân cư. - Tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi kỳ phiếu. - Tiền gửi trái phiếu. II. Tiền vay của BHXH 1.600.109 733.455 866.654 759.934 29.277 77.443 1.140.066 1.342.958 410.501 932.457 804.386 56.133 71.938 1.425.000 1.734.163 611.616 1.122.547 999.372 85.283 37.892 1.263.500 (Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân) Như vậy, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua các năm: tổng vốn huy động được năm 2003 là 2.740.175 triệu đồng, năm 2004 là: 2.767.958 triệu đồng tăng 27.783 triệu đồng so với năm 2003, tốc độ tăng 1,014% và đến năm 2005 là 2.997.663 triệu đồng tăng 229.705 triệu đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 8,3%. Tiền gửi của khách hàng luôn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng, để có thể gia tăng tiền gửi và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, Ban lãnh đạo chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp có hiệu quả: +Kịp thời đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi khác nhau: Tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng), phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với lãi suất hấp dẫn. +Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch hoạt động rộng khắp, nhằm khai thác địa bàn. Điều chỉnh lại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm theo hướng tập trung vào những khu vực có tiềm năng, đông dân cư: Chi nhánh đã mở lại quỹ tiết kiệm 81, Điều chỉnh địa điểm Quỹ tiết kiệm 40 và Quỹ tiết kiệm 79, chỉnh trang lại toàn bộ các QTK, điểm giao dịch của Chi nhánh. + Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng như: Thông qua các chương trình tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như gửi quà tặng, thư chúc mừng đối với khách hàng truyền thống, có số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng trong những dịp lễ, Tết. + Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng các hình thức huy động tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ thu nhận tiền gửi tiết kiệm tại nhà đối với khách hàng có số tiền gửi lớn. + Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ban quản lý dự án, bám sát chặt chẽ tiến trình triển khai dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để có kế hoạch khai thác nguồn tiền gửi. Do đó, tổng tiền gửi của khách hàng đến 31/12/2005 đạt: 1.734.163 triệu đồng tăng 391.205 triệu đồng so với năm 2004 tức tăng 29,13%. Tuy nhiên, năm 2004 chỉ đạt 1.342.958 giảm 257.151 triệu đồng so với năm 2003 đó là do tiền gửi của doanh nghiệp năm 2004 giảm đáng kể từ 733.455 triệu đồng năm 2003 xuống còn 410.501 triệu đồng năm 2004. Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2003 là 54,16%, năm 2004 là 69,43% và năm 2005 là 64,73%. Kết quả đó cho thấy, công tác thu hút tiền gửi từ dân cư đã được Chi nhánh thực hiện tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn tiền gửi từ các doanh nghiệp đã giảm xuống từ 45,84% năm 2003 xuống còn 35,27% năm 2005. Sỡ dĩ, như vậy là vì năm 2005, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiêp gặp khó khăn do: Chính phủ tăng giá xăng dầu trong nước làm tăng chi phí sản xuất kéo theo tăng giá của hàng loạt các mặt hàng, dẫn đến tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8%, tình hình thiên tai trong nước thời gian qua diễn ra rất phức tạp gây thiệt hại lớn về người và của. Do phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên các Doanh nghiệp đã tận dụng tối đa nguồn tài chính của mình mà không gửi vào ngân hàng. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng: Thanh toán, chuyển tiền… nên nguồn tiền này thường không ổn định. Mặc dù, đã làm tốt công tác huy động tiền gửi nhưng nguồn vốn huy động được từ kênh này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, vì vậy Chi nhánh còn phải huy động từ việc vay của BHXH. Qua bảng, ta có thể thấy tiền vay từ BHXH chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn huy động: Năm 2003 là 41,61%, năm 2004 là 51,48% và năm 2005 là 42,15%. Sỡ dĩ, là vì năm 2005 để đáp ứng nhu cầu chi trả do có sự điều chỉnh tăng lương của Chính phủ, BHXH phải rút về 300 tỷ đồng, đã dẫn đến tổng nguồn tiền vay của Chi nhánh giảm đi đáng kể. Tóm lại, trong bối cảnh cạnh tranh găy gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng. Nhưng trong năm qua chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam và bằng biện pháp cụ thể, nhờ đó không những đã duy trì phát triển nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà còn luôn là Chi nhánh giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương. 3.2 Công tác đầu tư và cho vay. Đầu tư và cho vay được coi là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng nhưng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, trong hoạt động cho vay cũng như đầu tư, từ kế hoạch đến khi triển khai thực hiện, Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn nhất quán hướng tới mục tiêu đã đề ra: Tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chính vì vậy, công tác đầu tư và cho vay tại Chi nhánh đã thu được kết quả sau: Bảng 2: Hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 I.Tổng các khoản đầu tư và cho vay 1. Đầu tư vào chứng khoán Chính phủ 2. Ủy thác cho vay 3. Dư nợ cho vay nền kinh tế 3.1 Nếu phân theo thời gian 3.1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 3.1.2 Dư nợ cho vay trung và dài hạn. 1.099.279 662 9.877 1.088.740 593.187 495.554 1.250.450 564 18.495 1.231.391 608.912 622.479 1.602.760 8.293 0 1.594.467 673.499 920.968 (Nguồn từ phòng tổng hợp tiếp thị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân) Như vậy, qui mô của danh mục cho vay và đầu tư của Chi nhánh tăng lên qua các năm: Năm 2004 so với năm 2003 tăng 151.171 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 13,75%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 352.310 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 28,17%. Sự gia tăng này, phần lớn là do sự tăng lên trong cho vay: Năm 2003 là 1.088.740 triệu đồng, sang năm 2004 đã là 1.231.391 triệu đồng tăng 142.651 triệu đồng, tốc độ tăng 13,1% và đến năm 2005 đạt 1.594.467 triệu đồng tăng 363.076 triệu đồng, tốc độ tăng 29,48% Qua bảng, ta có thể thấy việc sử dụng vốn tại Chi nhánh tập trung vào cho vay là chủ yếu: Năm 2003 là 99,04%, năm 2004 là 98,47% và đến năm 2005 là 99,48%. Trong khi đó, hoạt động đầu tư tại Chi nhánh vẫn chưa được chú trọng và chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc nắm giữ chứng khoán có ít rủi ro: Chứng khoán Chính phủ. Trong khai thác sử dụng vốn, Chi nhánh đã mạnh dạn triển khai dịch vụ cho vay ủy thác, tuy nhiên tỷ trọng của nó còn quá nhỏ và không ổn định: Năm 2003 là 9.877 triệu đồng chiếm 0,89%, năm 2004 là 18.495 triệu đồng chiếm 1,48% và năm 2005 là 0%. Đây là loại tài sản ít rủi ro và mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh cần có kế hoạch khai thác nguồn tài sản này bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác. Với cơ cấu tài sản phần lớn là cho vay, chứa đựng nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn và sinh lời, thiết nghĩ trong thời gian tới, Chi nhánh cần có kế hoạch đa dạng hóa danh mục tài sản, tăng tỷ lệ các tài sản ít rủi ro, giảm tỷ lệ tài sản có nhiều rủi ro như cho vay. Nếu cho vay phân theo thời gian, tại Chi nhánh, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên: Năm 2003 là 45,51%, năm 2004 là 50,55% và năm 2005 là 57,76%. Sỡ dĩ có hiện tượng này là vì phần lớn khách hàng của Chi nhánh hoạt động trên các lĩnh vực phức tạp như: kinh doanh vận tải biển, đóng tàu, kinh doanh lắp ráp xe gắn máy, ô tô, khách sạn du lịch, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Các ngành này luôn đòi hỏi nhu cầu về vốn trung dài hạn. Với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng gia tăng, nguy cơ rủi ro cũng tăng cao. Vì vậy, đối với các khoản vay trung và dài hạn, cần phải thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và thường xuyên kiểm tra, theo sát từng doanh nghiệp, từng công trình, dự án vay vốn nhằm đảm bảo món vay được sử dụng đúng mục đích và thu hồi nợ. Trong khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, những kết quả thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư tại Chi nhánh, đã khẳng định sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh. 3.3.Công tác kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại. Việc các NHTM Cổ phần tăng cường đẩy mạnh phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng với những chính sách “thoáng” đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ vốn, mở L/C đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại của Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều loại hình dịch vụ mới bên cạnh dịch vụ L/ C như: chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ… Vì vậy, hoạt động kinh doanh đối ngoại – Tài trợ thương mại đã thu được kết quả khá như sau: * Doanh số mua bán ngoại tệ đã có sự tăng trưởng khá: năm 2003 đạt 42,75 triệu USD, năm 2004 đạt 61,18 triệu USD đã tăng so với năm 2003 là 18,43 triệu USD tương đương với tốc độ tăng 43,11%. Đến năm 2005 đạt 69,35 triệu USD, so với năm 2004 tăng 8,17 triệu USD, tốc độ tăng 13,35%. * Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn và tăng nhanh qua các năm. Đến ngày 31/12/ 2005 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 625 món với giá trị quy đổi là 1,3 triệu USD, trong khi đó năm 2004 là 1,215 triệu USD và năm 2003 chỉ đạt 200 món trị giá 97.000 USD * Về tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu: -Về phát hành L/C nhập khẩu: năm 2003 phát hành 50 L/C nhập khẩu, trị giá 8.450.000USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2004 phát hành 39 L/C nhập khẩu với trị giá 11.283.095 USD quy đổi và đến năm 2005 phát hành 28 L/C nhập khẩu với trị giá trên 7 triệu USD. - Về thông báo L/C: năm 2003 thông báo 5 L/C xuất khẩu với trị giá thanh toán 155.000 USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2004 tăng nhanh một cách đáng kể với số lượng 12 L/C xuất khẩu với giá trị 2.424.908 USD, và đến năm 2005 thông báo 5 L/C xuất – nhập khẩu với tổng giá trị trên 8,7 triệu USD. - Thẻ tín dụng quốc tế: Là dịch vụ mới triển khai từ năm 2004 và luôn được duy trì hoạt động tốt tại các điểm chấp nhận thẻ nhất là tại Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia: Doanh số thanh toán năm 2004 đạt 590.472 USD, và năm 2005 đạt 333.668 USD. 3.4. Công tác tiền tệ kho quỹ. Năm 2005 công tác tiền tệ kho quỹ tại chi nhánh có nhiều thay đổi cả về qui mô và hình thức hoạt động. Đó là, công tác tiền tệ kho quỹ đã được phân tách theo từng mảng nghiệp vụ. Việc thu chi tiền mặt với số lượng vừa và nhỏ được thực hiện trực tiếp tại các cửa giao dịch thuộc Phòng Kế toán. Tại phòng Tiền tệ – Kho quỹ chủ yếu thực hiện thu chi với những món lớn và các giao dịch mang tính nội bộ giữa các bộ phận trong Ngân hàng, làm công tác thu chi [...]... tìm đến ngân hàng để vay bằng thế chấp, cầm cố tài sản tăng lên không ngừng Để có thể mở rộng tín dụng mà vẫn nằm trong tầm kiểm soát, Chi nhánh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp BĐTV bằng tài sản: Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Thực tế áp dụng các hình thức bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh được phản ánh qua... hợp 2 Thực trạng Bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Cho vay có TSBĐ đạt hiệu quả phụ thuộc rất lớn các công việc: định giá, quản lý và xử lý TSBĐ Để đánh giá thực trạng của hoạt động BĐTV bằng tài sản tại Chi nhánh, trước hết chúng ta đi vào xem xét cách thức tiến hành các công việc đó tại Chi nhánh thực tế diễn ra như thế nào 2.1 Định giá TSBĐ tại Chi nhánh Định giá TSBĐ luôn... đưa TSBĐ vào cầm cố, thế chấp Dư nợ của khối DNNN tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân là rất lớn Thực hiện quy định này, Chi nhánh đã tích cực áp dụng biện pháp bảo đảm tài sản bổ sung đối với các DNNN trước đây vay không có TSBĐ Do đó, dư nợ cho vay có TSBĐ tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân tăng lên - Các quy trình cho vay có TSBĐ trong thời gian qua, đã được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, chính xác... của giấy tờ đó Số tiền cho vay khi cầm cố loại tài sản này khá cao bằng 80- 90% giá trị của tài sản được định giá 2.2 Quản lý TSBĐ tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Qua công tác quản lý TSBĐ, CBTD nhanh chóng phát hiện tình trạng tài sản, tư cách của khách hàng vay để có giải pháp kịp thời Quản lý TSBĐ thực hiện tốt, rủi ro tín dụng được hạn chế rất nhiều Tùy từng loại tài sảnChi nhánh có cách thức... giấy tờ liên quan đến bảo đảm bằng bất động sản (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất kèm theo hợp đồng bảo đảm đã được công chứng hoặc chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm ( nếu có)) và bảo đảm bằng tiền gửi và giấy tờ có giá khác: Chi nhánh cất giữ trong các hòm sắt tại Phòng ngân quỹ của Chi nhánh Việc cất giữ các loại giấy tờ này đơn giản so với các loại tài sản khác, tuy nhiên... hình thức BĐTV bằng tài sản tại Chi nhánh Chỉ tiêu Năm 2003 Dư nợ Tỷ trọng Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng Năm 2005 Dư nợ Tỷ trọng Cầm cố thế chấp bằng tài sản của 242.046 58,84% 252.006 56,3% 473.702 60,14% 14.529 4,1% 15.218 3,4% 16.383 2,08% 131.334 37,06% 180.386 40,3% 297.582 37,78% 100% 447.610 khách hàng vay Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay Tổng cộng 354.384... xử lý qua bán đấu giá tại Trung tâm bán đấu giá 2.4 Tình hình cho vay có TSBĐ tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 2.4.1 Dư nợ phân theo tính chất bảo đảm Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn tuân thủ nguyên tắc: Tăng trưởng trong an toàn Nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao trách nhiệm của người vay vốn, trong thời gian qua, Chi nhánh đã chú trọng hơn trong việc cho vay có TSBĐ Điều đó, được... duy nhất an toàn và sinh lợi 2.4.2 Những tài sản được dùng làm TSBĐ tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Trước nhu cầu vay vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế, tài sản dùng làm TSBĐ tại Chi nhánh không ngừng tăng lên cả số lượng lẫn chủng loại Điều đó, được phản ánh qua bảng dư nợ chia theo từng loại TSBĐ như sau: Bảng 5: Dư nợ phân theo loại tài sản bảo đảm Chỉ tiêu Năm 2003 Dư nợ Tỷ trọng Năm 2004... bất động sản trong tình trạng “đóng băng” kéo dài, tốc độ dư nợ bảo đảm bằng bất động sản có giảm nhưng không đáng kể Sỡ dĩ, dư nợ được bảo đảm theo hình thức tài sản này luôn đạt mức cao tại Chi nhánh vì: Thứ nhất, đây là loại tài sản có giá trị cao, đồng thời tỷ lệ cho vay tính trên giá trị định giá cũng khá cao thông thường đạt 70%, do đó mà khách hàng khi thế chấp bằng bất động sản luôn vay được... kiệm và giấy tờ có giá còn chi m tỷ trọng quá nhỏ trong tổng dư nợ 3 Đánh giá về công tác BĐTV bằng tài sản tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân 3.1 Những thành tựu đạt được Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác BĐTV bằng tài sản, trong thời gian qua, Chi nhánh đã không ngừng tích cực áp dụng các hình thức BĐTV và hoàn thiện công tác BĐTV Thực tế, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đã thu được kết quả . THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN I. KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN 1. Lịch sử hình thành. với số tiền 125.350.000đ và 2.300 USD. II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN. 1. Cơ sơ pháp lý về BĐTV bằng tài sản.

Ngày đăng: 23/10/2013, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Bảng dư nợ theo tính chất bảo đảm tại Chi nhánh NHCT Thanh  Xuân - THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH XUÂN
Bảng 3 Bảng dư nợ theo tính chất bảo đảm tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w