Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
131,06 KB
Nội dung
PHƯƠNGHƯỚNGVÀGIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGNGÀNHDỆTMAYVIỆTNAMGIAIĐOẠN 2006-2010 I. CÁC XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNHDỆTMAYVIỆTNAMGIAIĐOẠN2006 – 2010. 1. Xu hướng chuyển dịch phát triển ngànhDệt – MayNgành công nghiệp DệtMay được hình thành và phát triển vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, ban đầu là ở nước Anh. Sự chuyển dịch lần thứ nhất diễn ra từ nước Anh sang các nước Châu Âu khác. Sự chuyển dịch lần thứ hai là Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950 trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai.Từ những năm 1960, khi chi phí sản xuất Nhật Bản tăngcaovà thiếu nguồn lao động, công nghiệp DệtMay lại được dịch chuyển lần thứ ba sang các nước công nghiệp mới (NICs) ở Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Cho đến những năm 1980, khi các nước Đông Á dần chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ kỹ thuật cao hơn như ô tô, điện lạnh, điện tử…lợi thế so sánh của ngànhDệtMay mất đi, song song với đẩy mạnh quá trình đầu tư vốn ra nước ngoài, các nước NICs, và các nước phát triển đã buộc chuyển dịch ngành này sang các nước đang phát triển như ASEAN, Trung Quốc và sang các nước Nam Á. Quá trình dịch chuyển ngànhDệtMay cũng được thực hiện giữa các vùng trong nội bộ một quốc gia. Ban đầu công nghiệp DệtMay được tập trung tại các đô thị nhờ các lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, thương mại…Song sau đó do mất dần ưu thế về lao động và giá cả nhân công, để tiếp tục giữ lợi thế so sánh, Công nghiệp DệtMay buộc phải dịch chuyển dần về các vùng đô thị kém phát triển hơn và các vùng nông thôn. Như vậy có thể thấy các nước công nghiệp lớn đều dùng lợi thế sử dụng nhiều lao động của ngànhDệtMay làm bàn đạp phát triển công nghiệp và quá trình dịch chuyển của ngành Công nghiệp DệtMay là một tất yếu. Đối với các nước có ngànhDệt phát triển, họ sẽ tập trung vào đổi mới công nghệ để nângcaochấtlượng sản phẩm, nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu phát triển của ngànhvà các ngành công nghiệp khác. Khi ngànhDệt mất dần lợi thế cạnh tranh, họ sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ sang các nước khác có lợi thế hơn và có trình độ công nghệ thấp hơn. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, xu hướng chuyển dịch ngànhdệtmay trong giaiđoạn hiện nay đang tạo ra nhiều điều kiện hết sức thuận lợi. ViệtNam cũng như các nước đang phát triển khác có cơ hội tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến để đổi mới và phát triển công nghệ hiện có, nângcaonăng lực sản xuất cũng như chấtlượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc tận dụng được quá trình dịch chuyển của ngành công nghiệp DệtMay là một lợi thế và điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp DệtMay của ViệtNam trong tương lai. Vấn đề đặt ra là ViệtNam cần thực hiện chính sách, biện pháp “đi tắt đón đầu”, một mặt tiếp nhận nhanh chóng quá trình dịch chuyển ngành từ các nước, mặt khác phải tích cực đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư khoa học công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, sản phẩm cao cấp như trong giaiđoạn phát triển cao của ngànhDệtMay tại các nước phát triển. 2. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, là động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới, đảm bảo phân phối lợi ích công bằng hơn, hợp lý hơn. Kết quả thế nào còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các nước, nhóm nước. Trong quá trình toàn cầu hoá, các nước thành viên WTO phải mở cửa về thị trường, về đầu tư và về dịch vụ và phải tuân thủ các nguyên tắc: - Không phân biệt đối xử giữa hàng hoá của các nước, các doanh nghiệp trong các nước thành viên về thuế, giá hàng hoá dịch vụ và các biện pháp tiếp cận thị trường theo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia. - Thực hiện minh bạch, công khai trong cơ chế chính sách để mọi thương nhân, mọi người có quyền và cơ hội tiếp cận thông tin như nhau, tạo ra điều kiện bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. - Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Tuân thủ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và sự phán xử của cơ quan tài phán quốc tế do tổ chức này thiết lập. Ngoài các nguyên tắc này các nước thành viên còn phải tuân thủ hàng chục Hiệp định khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do đó khi hội nhập WTO, ngànhDệtMayViệtNam vốn nhỏ bé về cơ sở vật chất kỹ thuật lại phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm…sẽ đứng trước những thách thức lớn đòi hỏi phải nỗ lực vượt qua. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác phát triển vừa đấu tranh gay gắt dưới nhiều hình thức. Nó tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Về cơ hội, ngànhDệtMayViệtNam sẽ: - Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, cũng như tiếp cận dễ dàng hơn với các nguyên phụ liệu chưa có điều kiện sản xuất. - Thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các đinh chế tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)… - Có điều kiện để tiếp nhận công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý thông qua các dự án đầu tư Đồng hành với các cơ hội, nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với các thách thức lớn, là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả 3 cấp độ do hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia nên các sản phẩm của ViệtNam phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Việc ViệtNam cam kết, đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có tầm quan trọng sống còn với sự phát triển của ngànhDệtMayViệt Nam. Trong bối cảnh đó, các cơ chế chính sách của chính phủ nói chung và hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệtmay nói riêng phải phù hợp với các quy định của WTO. Nhiều chính sách hỗ trợ cho ngànhdệtmay trước đây không còn phù hợp với những thoả thuận với các nước trong quá trình đàm phán sẽ bị loại bỏ. Sự giảm các mức thuế nhập khẩu vải, quần áo và nguyên phụ liệu dệtmay theo cam kết đàm phán hội nhập sẽ mở cửa hơn nữa thị trườngdệtmay trong nước, đồng thời gia tăng áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dệtmay trong nước, đặt biệt là các doanh nghiệp dệt, do ViệtNam phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu còn 0% - 5% để hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Cạnh tranh ngày càng gay gắt và không bình đẳng trong bối cảnh ViệtNam chưa gia nhập WTO; hàng dệtmay xuất sang Mỹ - thị trường quan trọng nhất - vẫn còn phải chịu rào cản hạn ngạch. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và thách thức cũng luôn vận động, biến đổi không ngừng. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và làm triệt tiêu cơ hội, Chính vì vậy mà vai trò chủ thể của doanh nghiệp, của nhà nước là quyết định. Doanh nghiệp là người xung trận là lực lượng trực tiếp đi đầu trong cạnh tranh nhưng nhà nước phải là người mở đường, người chỉ lối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Với nền kinh tế đã được toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu, sự phối hợp giữa các quốc gia có vai trò ngày càng lớn, chức năng của nhà nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được tăng cường. 3. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngànhdệtmay không chỉ nângcaonăng suất, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử; công nghệ vật liệu; công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới: Xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc nhuộm, chất trợ dệt, hoá chất xử lý tạo ra các tính năng mới cho hàng dệt may, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; các sản phẩm dệtmay không chỉ dùng cho nhu cầu mặc của con người mà mở rộng phục vụ các nhu cầu khác như vải địa, vải kỹ thuật, tấm lọc, thấm… Các tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật có khả năng tác động vào ngànhdệtmay gồm: Công nghệ tin học điện tử: • Công nghệ tin học phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lưu trữ các thông số nhân trắc, mẫu mốt, chủng loại hàng hoá… • Công nghệ tin học, điện tử phục vụ sản xuất, lập và điều khiển tự động chương trình sản xuất, kết nối từ xa cho phép xử lý tình huống kịp thời. Xây dựng các thông số kỹ thuật để hoàn thiện công nghệ • Công nghệ tin học trong giao dịch điện tử, thị trường mua bán trên mạng Công nghệ chế tạo: • Công nghệ chế tạo máy móc, trang thiết bị trong dây chuyền sản xuất • Công nghệ chế tạo phụ tùng, chi tiết cho dệtmay • Công nghệ chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu, dụng cụ phòng thí nghiệm nhất là trong các khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hoá của sản phẩm. Công nghệ vật liệu, phụ liệu cho ngànhdệt may: • Công nghệ tiên tiến sản xuất các loại xơ sợi biến tính, các loại vải có tính năng mới: chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi… • Công nghệ chế tạo nguyên vật liệu như xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm, phụ liệu dệt may, nhất là may xuất khẩu… Các lĩnh vực công nghiệp vật liệu trên đều quan trọng đối với công nghiệp dệtmay vì nó có thể làm gia tăng thêm từ 20 -25% giá trị hàng hoá và tạo ra sức cạnh tranh mới cho hàng dệt may. Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chấtlượng sợi. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng…nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường. Công nghệ sinh học trong ngànhdệt may: • Công nghệ sinh học tạo ra các tính năng sử dụng đặc biệt của sản phẩm để tiêu dùng như bông có màu tự nhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm mồ hôi, khử mồ hôi, chống vi khuẩn…Công nghệ gen tạo giống cho năng suất cho năng suất, chấtlượng với các nguyên liệu tự nhiên của ngànhdệt như bông, dâu tơ tằm, len cừu… • Công nghệ sinh học phục vụ xử lý hoá học hàng dệtmayvà xử lý chất thải bảo vệ môi trường Xu hướng phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngànhdệtmayViệtNam phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng đặt cho ngành công nghiệp dệtmayViệtNam nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt ViệtNam sẽ có nhiều cơ hội để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất, khắc phục sự yếu kém về chấtlượng trong các sản phẩm của Việt Nam, dần đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường khó tính trên thế giới. Tuy nhiên sẽ là một thách thức đầy khó khăn nếu ViệtNam không đủ các điều kiện về vốn hay nguồn nhân lực để chuyển giao công nghệ hiện đại, khoảng cách giữa ngành công nghiệp dệtmayViệtNam với các nước khác sẽ ngày càng tăng lên. Ngay cả khi ViệtNam đã chú ý tới việc đầu tư vào việc tận dụng nguồn công nghệ từ các nước tiên tiến khác nhưng trong quá trình hoạch định chính sách mắc nhiều sai lầm cũng sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 1. Dự báo thị trường nội địa Thị trường nội địa đầy tiềm năng với số dân hiện tại hơn 82 triệu người và khoảng 95 triệu người vào năm 2010, cùng với dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Với GDP bình quân đầu người khoảng 600 – 800 USD/năm vào năm 2005 và dự kiến đạt 900 – 1000 USD/năm vào năm 2010 và với mức chi phí cho các mặt hàng tiêu dùng năm 2005 từ 250 – 350 USD/năm và 400 – 450 USD/năm vào năm 2010, trong đó chi phí cho hàng dệtmay trung bình từ 6-8% cho thấy dung lượng của thị trường nội địa ước đạt 1,72 tỷ USD năm 2005 và đạt 2,82 tỷ USD vào năm 2010. Theo dự báo của trung tâm thông tin thương mại, dung lượng thị trường bán lẻ trong giaiđoạn 2006-2010 tăng ở mức 15%/năm. Mặc dù với dung lượng thị trườngdệtmay nội địa đầy tiềm năng như trên song cần phải thấy một thực tế là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn với các doanh nghiệp dệtmayViệt Nam, nhất là mặt hàng dệt do: - Từ 1/1/2006 thuế nhập khẩu hàng dệtmay từ EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada .còn 12% - Năm 2006, hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm mức thuế xuống dưới 5% - Hàng dệtmay giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc vẫn chưa được khắc phục Như vậy mặc dù phát triển thị trường nội địa là định hướng lâu dài của ngànhDệtMayViệtNam nhưng trong giaiđoạn 2006-2010 doanh số của hàng dệtmayViệtNam vẫn quyết định bởi kim ngạch xuất khẩu. 2. Dự báo thị trường quốc tế Thị trường nhập khẩu hàng dệtmay của thế giới khá tập trung. Trong tổng số 395,36 tỷ USD thị trường xuất khẩu hàng dệtmay toàn cầu năm 2003 thì có tới 67,7% xuất vào 3 trung tâm kinh tế lớn là EU, Mỹ và Nhật Bản (44,8% đối với hàng dệtvà 85% đối với hàng may). Trong những năm qua, ViệtNam đã chuyển hướng thành công thị trường xuất khẩu từ thị trường Đông Âu truyền thống sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Đến nay, ViệtNam là nước xuất khẩu hàng may lớn thứ 5 vào thị trường Nhật Bản và thứ 17 vào thị trường EU. Tuy nhiên thị phần của hàng dệtmayViệtNam trên thị trường thế giới còn rất nhỏ bé (3,2% thị trường Mỹ; 0,95% thị trường EU và 2,9% thị trường Nhật Bản) và đang đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của một số nước khác trong vùng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippines… Những thị trường có tác động lớn đến DệtMayViệtNam bao gồm thị trường Mỹ, EU, Nhật và các thị trường khác. - Thị trường Mỹ Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệtmay lớn nhất của thế giới, mỗi năm nhập khoảng 70 tỷ USD. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có sức mua cao. Chi tiêu của người Mỹ cho hàng dệtmay khá cao, chiếm khoảng 20% tổng số tiền chi cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, do có nhiều tầng lớp dân nên nhu cầu sản phẩm đa dạng và yêu cầu về chấtlượng cũng rộng rãi, không quá khắt khe như thị trường EU hay Nhật Bản. Khi chưa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì hàng dệtmayViệtNam nhập khẩu vào Mỹ phải có hạn ngạch với 25 mặt hàng. Vì vậy song song với việc chính phủ đàm phán song phương về hạn ngạch thì việc các doanh nghiệp đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng phi hạn ngạch, sử dụng có hiệu quả hạn ngạch là điểm then chốt để tăngtrưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay vào Mỹ. Đối với Việt Nam, mặc dù bị cạnh tranh không cân sức, nhưng thị trường Mỹ hiện và sẽ là thị trường lớn nhất, có tiềm năng nhất quyết định dung lượngvà sự tăngtrưởng của kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi thị trường Mỹ mở ra từ năm 2002 tốc độ tăngtrưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu ở thị trường là 61,25%. Từ 1/1/2005 mặc dù vẫn phải chịu hạn ngạch song kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay của ViệtNam vào thị trường này năm 2005 vẫn duy trì mức tăngtrưởng dự kiến 9,5% so với năm 2004 và khả năng vẫn có thể duy trì trong những năm tiếp theo, nhất là khi ViệtNam trở thành thành viên của WTO. - Thị trường EU EU là thị trường nhập khẩu hàng dệtmay lớn thứ hai trên thế giới. Đây là một thị trường đông dân, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 25.000 USD/năm, mức tiêu dùng hàng dệtmay rất lớn và là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi đáp ứng các rào cản kỹ thuật về môi trường, an toàn, vệ sinh, nhãn mác, bao bì…là loại thị trường đã được phân chia, được quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt. Hệ thống chính sách, biện pháp quản lý xuất nhập khẩu của EU phức tạp, đa dạng, chi tiết đối với từng nước, từng mặt hàng, từng thời kỳ và luôn được bổ sung, thay đổi theo sát các diễn biến chính trị, kinh tế, thương mại của từng nước. Từ khi thị trường Mỹ mở ra vào năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay của ViệtNam vào EU lúc đầu giảm và sau đó tăng đều. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu vào EU tăng 15% so với năm 2004 - Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệtmay lớn của thế giới. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, từ nguyên phụ liệu đến quy trình sản xuất đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn chấtlượng JIS, cũng như các điều luật, các quy định ứng dụng với sản xuất và nhập khẩu hàng hoá. Do đó muốn xâm nhập sâu hơn nữa thị trường này, vấn đề cốt yếu nhất là phải nângcaochấtlượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và kiểm tra chấtlượng sản phẩm. Mặc dù không có sự tăngtrưởng mạnh trong những năm qua, nhưng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmayViệtNam vào Nhật Bản đã tăng trở lại với mức dự kiến 14%. - Thị trường SNG và Đông Âu Đây cũng là thị trường đã quen với sản phẩm dệtmayViệtNamvà không đòi hỏi chấtlượngcao như 3 thị trường nêu trên. Do vậy DệtMayViệtNam có thể khai thác và thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Bên cạnh đó là thị trường các nước Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi với số dân tương đối đông cũng là những thị trường đầy tiềm năng cho hàng dệtmay xuất khẩu của Việt Nam. Ba thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản là 3 thị trường chính (chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu DMVN) quyết định kim ngạch xuất khẩu và động lực phát triển ngànhdệtmay thời gian qua cũng như trong thời gian tới. Tốc độ tăngtrưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmayViệtNamgiaiđoạn2006 – 2010 dự báo đạt 12%. III. PHƯƠNGHƯỚNGNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNGNGÀNHDỆTMAYVIỆTNAMGIAIĐOẠN2006 – 2010 1. Những quan điểm phát triển ngànhDệtMay - Phát triển ngànhDệt – May theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản phẩm. Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển và ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, đưa toàn nhân loại bước sang một thời đại mới. Vì vậy nhanh chóng nắm bắt những công nghệ tiên tiến của thế giới là yêu cầu cấp thiết để các quốc gia chậm phát triển có thể theo kịp thời đại. Xu hướng chung của toàn cầu là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống của con người ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu tiêu dùng hàng hoá cũng từ đó tăng theo, đặc biệt là những hàng hoá thông thường vàcao cấp. Thị hiếu và những yêu cầu của khách hàng ngày một nângcaovà khắt khe hơn. Điều này đòi hỏi ngànhDệt – May cần phải phát triển theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá về sản phẩm. Muốn vậy ngànhDệtMay phải không ngừng đầu tư chiều sâu, thay thế dần các thiết bị và công nghệ lỗi thời, tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chấtlượngvà sản lượng. Mặt khác ngànhDệtMay có thể tận dụng các loại thiết bị đã qua sử [...]... phải được kiểm định IV GIẢI PHÁPNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTĂNGTRƯỞNG NGÀNH DỆTMAYVIỆTNAMGIAIĐOẠN2006 - 2010 1 Giảipháp phát triển nguồn nguyên - phụ liệu Về mặt chiến lược lâu dài, xây dựng và phát triển cơ sở nguyên - phụ liệu trong nước được coi là một trong những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết nhằmtăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm dệt may, nângcao giá trị gia tăng trong tổng giá trị... nămGiaiđoạn 2006- 2010 15 -16 % 15-16% Có thể thấy rằng mục tiêu tăngtrưởng này của ngànhdệtmay là có thể đạt được trong giaiđoạn tới Trong 4 năm liên tục, từ năm 2001 cho đến năm 2005, tốc độ tăngtrưởng của ngànhdệtmay luôn đạt trên 16% Sang năm2006 nền kinh tế ViệtNam nói chung vàngành công nghiệp dệtmayViệtNam nói riêng sẽ có được nhiều cơ hội mới Điều này hứa hẹn một tốc độ tăng trưởng. .. những ngành công nghiệp xuất khẩu như công nghiệp DệtMay Thực tế ngànhDệtMayViệtNam đã đạt có những bước tiến quan trọng khi luôn đứng thứ hai về xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm Tuy nhiên, song song với đẩy mạnh xuất khẩu, DệtMayViệtNam cần chú ý đến sản xuất nguyên liệu - phụ liệu nhằm tiến tới thay thế nhập khẩu Có như vậy mới nâng caochấtlượngtăngtrưởng ngành Dệt May, ... Điều này hứa hẹn một tốc độ tăngtrưởngcao cho ngành trong giaiđoạn2006 – 2010 Bảng 11: Mục tiêu tăngtrưởng của ngànhdệtmay Chỉ tiêu GDP Tốc độ tăng GDP GDP/người Tốc độ tăng dân số Dự báo dân số VN Doanh thu nội địa Tiêu thụ dệt may/ người VN Tốc độ tăng tiêu thụ dệt may/ năm Tỷ lệ tiêu thụ dệt may/ GDP/người Bình quân tiêu thụ/năm Nguồn: Hiệp hội DệtMayViệtNam Đơn vị triệu USD % USD/người % tr... người dân ViệtNam ngày một nângcao thì chi phí dành cho hàng dệtmay cùng được tăng lên, hứa hẹn một dung lượng thị trường nội địa khá lớn trong những năm tới Mục tiêu của ngành công nghiệp dệtmayViệtNam trong giaiđoạn2006 – 2010 là dung lượng thị trường bán lẻ nội địa tăng ở mức 15%/năm Đối với thị trường xuất khẩu, mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của ngànhdệtmayViệtNam có... phát triển của ngànhdệtmay phải được đặt vào việc tập trung phát triển vàtăng cường cho ngànhmay xuất khẩu Tại sao sản phẩm may cần được tập trung nhất: - Sản phẩm may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm từ 80 – 85% tổng kim ngạch xuất khẩu dệtmay Chỉ có ngànhmay xuất khẩu mới có thể tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu đảm bảo mục tiêu tăngtrưởng của ngànhdệtmay - Ngànhmay là ngành tạo ra... nhân tố quyết định sự tăngtrưởng của ngànhdệtmayViệtNam Trong thời gian tới khi ViệtNam chưa trở thành thành viên chính thức của WTO, xuất khẩu dệtmayViệtNam được mở rộng hơn nữa ra thị trường thế giới và sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nước xuất khẩu hàng dệtmay như Ấn Độ, Pakistan, Srilanca và đặc biệt là Trung Quốc Để nângcao sức cạnh tranh của hàng dệtmay nước ta trên thị... giá dầu mỏ tăngcaovànăng lực cung xơ sợi tổng hợp quá cao so với nhu cầu sử dụng, việc đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp chỉ hiệu quả ở mức đầu tư lớn và đi từ sản xuất chip, nên chỉ đầu tư nhà máy sợi Polyeste công suất khoảng 120.000 tấn hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài 3 Một số mục tiêu vàphươnghướng nâng caochấtlượngtăngtrưởng ngành DệtMay a Mục tiêu chung: Phát triển ngànhdệtmay trở thành... môi trường trong các doanh nghiệp dệtmaynhằmhướng tới nâng caochấtlượngtăngtrưởng cho ngànhPhươnghướng này được đề ra xuất phát từ hai nguyên nhân sau đây: - Sự phát triển của ngànhdệtmay kéo theo sự gia tăng đáng kể các loại chất thải cả về khối lượng cũng như mức độ nguy hại, gây ô nhiễm môi trường, có thể gây hậu quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe... ngànhDệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn, rủi ro nhiều hơn mà hiệu quả trực tiếp không cao Vì vậy cần có chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực này nhằm chủ động chủ động về nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu và hoàn tất dây chuyền sản xuất sơi - dệt - nhuộm – may để nângcao tỷ lệ nội địa hoá, tạo giá trị gia tăngcao trong sản phẩm dệtmayViệtNam Đối với phụ liệu cho ngành may, hiện nay tại ViệtNam chỉ . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006- 2010 I. CÁC XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DỆT MAY VIỆT. may Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 dự báo đạt 12%. III. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1. Những