để tiếp cận người tiêu dùng và khuếch trương sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.
6. Giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường
- Xây dựng và ban hành chiến lược môi trường dệt may và thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy cho ngành Dệt May phù hợp với quy hoạch môi trường tổng thể.
- Tập trung xử lý triệt để 100% các nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng tại các khu công nghiệp hoặc tại các công ty dệt may. Đánh giá kiểm soát chất lượng nước cấp và nước thải tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, đề ra các biện pháp xử lý và tái sử dụng nhằm hạn chế lượng nước thải công nghiệp. Triển khai chương trình 100% các khu công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Có cơ chế, chính sách và biện pháp đồng bộ để xử lý triệt để với các cơ sở may dệt may đang gây ô nhiễm về nước, không khí, tiếng ồn.
- Triển khai thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành Dệt May, sử dụng hợp lý các nguồn nguyên liệu đầu vào, áp dụng tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn sản phẩm, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động như SA8000, ISO14000.
- Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng thân thiện với môi trường. Các cơ sở sản xuất môi trường mới xây dựng phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. Từ đó có thế đánh giá chính xác hiện trạng môi trường cũng như hoạch định các chính sách quản lý môi trường, giải quyết các suy thoái và sự cố môi trường.
7. Giải pháp nâng cao đời sống cho lao động ngành dệt may
- Để giải quyết những khó khăn trước mắt về lao động, các doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ để nâng lương cho công nhân. Có như vậy mới đảm bảo sản xuất đúng tiến độ và tránh được những rủi ro do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ được xem là biện pháp tạm thời.
- Giải pháp lâu dài đối với mỗi doanh nghiệp, để giữ và thu hút được lao động cần đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động. Mức lương trung bình của mỗi công nhân ở thành phố phải tối đa khoảng 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng. Như vậy đời sống người lao động mới được đảm bảo và họ mới yên tâm làm việc lâu dài. Đồng thời chuẩn bị tốt kế hoạch lương thưởng cho đội ngũ công nhân. Nếu thực hiện tốt khâu này, công nhân sẽ phấn khởi hơn và tiếp tục duy trì công việc. Mặt khác điều này thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động. Từ đó doanh nghiệp sẽ tạo được sự an tâm và tin cậy cho công nhân để gắn bó với nghề, với xí nghiệp. Còn doanh nghiệp ổn định được việc sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo thêm nhiều thu nhập cho người lao động cũng như cho chính bản thân công ty.
- Ở tầm chiến lược, ngoài những nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp như tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động thì chính quyền cũng như chính doanh nghiệp đóng trên địa bàn đó cũng cần quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho công nhân.
- Về lâu dài, Nhà nước cũng cần quy hoạch và di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp. Không nên để các nhà máy dệt và may gia công tập trung phát triển mạnh ở đô thị như hiện nay.
- Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp cùng các cơ quan chức năng khác tăng cường kiểm tra, thanh tra về việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của Luật Lao động.
KẾT LUẬN
Dệt – May là một ngành truyền thống lâu đời của nhân dân ta và là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Suất đầu tư của ngành dệt may không lớn nhưng lại là ngành đòi hỏi nhiều lao động, đây cũng chính là lợi thế so sánh của Việt Nam để cùng hợp tác và phát triển trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu và thực hiện chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo. Với vai trò to lớn của mình cùng những thành quả về tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu những năm qua, ngành công nghiệp Dệt May được đánh giá là một trong những mặt hàng chủ lực xuất khẩu trong ít nhất là 15 – 20 năm tới. Theo báo cáo “Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam” của Trung tâm thương mại thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại): Dệt May là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại về mặt doanh thu xuất khẩu và sẽ vẫn giữ vững vai trò này trong tương lai. Vì vậy việc đẩy mạnh phát triển ngành dệt may để làm cơ sở phát triển chung của đất nước là hướng đi đúng và cần thiết.
Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng ngành DMVN còn thấp, chứa đựng rất nhiều hạn chế bên trong vấn đề tăng trưởng như năng suất lao động không cao, nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu, chi phí trung gian có xu hướng ngày càng tăng cùng với sự mất cân đối nghiêm trọng giữa hai ngành Dệt và May, biến ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vô hình chung trở thành nơi gia công sản phẩm cho các nước khác. Việc gia nhập WTO của Việt Nam trong những năm tới càng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi ngành Dệt May Việt Nam phải nhanh chóng cải thiện chất lượng tăng trưởng của ngành để có thế cạnh tranh với các cường quốc trong lĩnh vực Dệt May của thế giới khác như Trung Quốc, Ấn Độ…
nhỏ bé, hầu hết nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị, phụ tùng…phải nhập khẩu nhưng lại phải cạnh tranh quốc tế sớm nhất, gay gắt nhất so với các ngành khác. Do vậy để Dệt May Việt Nam nhanh chóng tăng tốc phát triển, bên cạnh các giải pháp đã đề cập tới, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị:
1. Trong khi Việt Nam sắp trở thành thành viên của WTO, đề nghị Chính phủ cho tiếp tục áp dụng các nội dung phù hợp với quy định của WTO trong cơ chế chính sách hỗ trợ chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.
2. Để có thể tiếp nhận được là sóng di chuyển dệt may từ các nước phát triển, kiến nghị Chính phủ cho phép các doanh nghiệp mua các thiết bị đã qua sử dụng nếu đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và môi trường.
3. Cải cách các thủ tục hành chính, hải quan xuất nhập khẩu theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý để thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục rút ngắn thời gian hơn nữa, và quy định thời gian các cơ quan chức năng phải thực hiện rõ ràng.
4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh.
5. Hỗ trợ vốn ngân sách cho củng cố và nâng cao năng lực của Viện Kinh tế - Kỹ thuật Dệt May trở thành trung tâm thiết kế, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may, thông tin và tư vấn chuyên ngành dệt may ngang tầm quốc tế.
6. Hỗ trợ vốn ngân sách cho xây dựng một trường Quản trị Kinh doanh Dệt May Thời trang và cho công tác đổi mới chương trình đào tạo công nhân lành nghề dệt may cung ứng nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển ngành dệt may.
7. Hỗ trợ giá, giống, thuỷ lợi phí cho các cá nhân, đơn vị đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, ưu tiên đầu tư các công trình thuỷ lợi thuộc các vùng chuyên canh, thâm canh bông, dâu tằm.
1. Giáo trình Kinh tế Phát triển, Khoa Kế hoạch và Phát triển - Trường ĐH KTQD.
2. Chiến lược “tăng tốc” phát triển ngành Dệt May đến năm 2010.
3. Báo cáo tổng quan Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.
4. Quy hoạch phát triển ngành Dệt – May Việt Nam đến năm 2015 - Tầm nhìn đến năm 2020, Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công nghiệp.
5. Các tạp chí Kinh tế Phát triển, Con số & Sự kiện, Nghiên cứu Kinh tế, Công nghiệp, Thương mại, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
6. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO của Uỷ Ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế.
7. Tổng quan về Hiệp định công tác công nghiệp ASEAN.
8. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, tầm nhìn tới 2020 của Bộ Công nghiệp.
9. Cơ sở khoá học của một số vấn đề trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 4 năm 2001 Phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hhiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam năm 2