Trong gần 20 năm thành lập và phát triển, Trung tâm đã tiến hành tổchức nhiều hoạt động nhằm tằng cường các biện pháp quản lý và phục vụHSSV, đáp ứng được yêu cầu về đào tạo chất lượng c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN VIỆT HÙNG
QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Xuân Hải
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn chuyênngành Quản lý giáo dục, với tấm lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin chânthành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục; các Khoa - Phòng trựcthuộc Trường; các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại lớp Cao học chuyên ngànhQuản lý Giáo dục khoá 12 đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp hệ thống tri thứcrất quý báu về khoa học quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoahọc, tạo điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành chương trình học tập,nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tạo điều kiện củaBan giám đốc, các Phòng - Ban và cán bộ, viên chức của TTHTSV cũng nhưgia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tác giảtrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng XuânHải đã tận tình hướng dẫn và luôn quan tâm động viên tác giả thực hiện nghiêncứu và hoàn chỉnh bản luận văn này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu songluận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhậnđược sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả Nguyễn Việt Hùng
Trang 3:Cán bộ quản lý:Cơ sở vật chất:Công tác quản lý:Công tác sinh viên:Đại học
:Đại học Quốc gia:Đại học Quốc gia Hà Nội:Giảng viên
:Giáo dục và Đào tạo:Học sinh sinh viên:Ký túc xá
:Quản lý:Quản lý sinh viên:Trung tâm Hỗ trợ sinh viên:Trung tâm Nội trú sinh viên:Sinh viên
:Sinh viên nội trú
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn .i
Danh mục các từ viết tắt. .ii
Mục lục iii
Danh mục bảng biểu .vii
MỞ ĐẦU. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 7
1.2.1 Quản lý 7
1.2.2 Tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động 9
1.2.3 Biện pháp quản lý 11
1.2.4 Quản lý giáo dục 12
1.2.5 Quản lý nhà trường 13
1.2.6 Sinh viên và sinh viên nội trú 13
1.2.7 Khái niệm Ký túc xá 15
1.3 Công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học 17
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học 17
1.3.2 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học 18
1.4 Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý sinh viên nội trú 20
1.4.1 Mục tiêu 20
1.4.2 Nội dung quản lý sinh viên nội trú 21
1.4.3 Các chức năng quản lý sinh viên nội trú 23
1.5 Một số đặc điểm của bối cảnh hiện nay 24
1.5.1 Bối cảnh về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo 24
1.5.2 Bối cảnh về sự phát triển của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 26
Trang 51.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên nội trú ở Đại học Quốc
gia Hà nội .27
1.6.1 Mục tiêu của giáo dục đại học 27
1.6.2 Nhận thức của lực lượng tham gia 28
1.6.3 Đặc điểm của sinh viên, sinh viên nội trú 28
1.6.4 Môi trường xã hội 30
1.6.5 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 30
Tiểu kết chương 1 33
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 34
2.1 Vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội 34
2.1.1 Giới thiệu chung 34
2.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi 35
2.1.3 Tổ chức bộ máy 35
2.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 36
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban và đơn vị trực thuộc 37
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 37
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị 38
2.3 Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội 42
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 42
2.3.2 Nhận thức của lực lượng tham gia công tác quản lý sinh viên nội trú 43
2.3.3 Thực trạng việc sắp xếp chỗ ở cho sinh viên nội trú 49
2.3.4 Thực trạng việc chấp hành nội quy của sinh viên trong Ký túc xá của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 51
2.3.5 Thực trạng quản lý và tổ chức các hoạt động tự học trong các Ký túc xá của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 52
Trang 62.3.6 Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Ký túc xá
trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 54
2.3.7 Thực trạng về công tác quản lý, điều hành và thái độ của cán bộ, nhân viên tại các Ký túc xá trong Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 56
2.3.8 Đánh giá mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý sinh viên nội trú của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 58
2.4 Đánh giá thực trạng về quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 59
2.4.1 Những ưu điểm 59
2.4.2 Một số hạn chế 60
2.4.3 Nguyên nhân 61
Tiểu kết chương 2 63
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 64
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 64
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi 64
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 64
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 64
3.2 Một số biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN 65
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý Ký túc xá và sinh viên nội trú về tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên nội trú 65
3.2.2 Kế hoạch hóa công tác quản lý sinh viên nội trú 66
3.2.3 Đổi mới phương thức quản lý sinh viên nội trú nhằm tăng tính tự chủ của SV 70
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để khen thưởng, kỷ luật phù hợp 71
Trang 73.2.5 Tăng cường quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, quan tâm tổ chức các hoạt
động văn nghệ - thể thao, giao lưu, sinh hoạt tập thể cho sinh viên nội trú 75
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sinh viên nội trú 76
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 79
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 80
3.4.1 Mục đích, phạm vi, đối tượng khảo nghiệm 80
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 81
Tiểu kết chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
1 Kết luận .87
1.1 Về lý luận 87
1.2 Về thực tiễn 87
2 Một số khuyến nghị 88
2.1 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 88
2.2 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội 88
2.3 Đối với Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 89
2.4 Đối với gia đình sinh viên 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
TrangBảng 2.1 Đánh giá của 50 cán bộ quản lý KTX và GV của ĐHQGHN
về mức độ cần thiết của công tác quản lý SVNT………
Bảng 2.2 Đánh giá của 400 HSSV về nức độ cần thiết của công tác
quản lý SVNT tại TTHTSV - ĐHQGHN………
Bảng 2.3 Khảo sát 50 CB, GV về vai trò, tác dụng của công tác quản
lý SVNT………
Bảng 2.4 Khảo sát 400 HSSV về vai trò, tác dụng của CTQL SVNT
Bảng 2.5 Nhận thức của CBQL, GV và SV về các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lý SVNT tại TTHTSV - ĐHQGHN
Bảng 2.6 Việc sắp xếp chỗ ở cho SVNT tại TTHTSV - ĐHQGHN…
Bảng 2.7 Số liệu HSSV vi phạm nội quy KTX
Bảng 2.8 Mức độ HSSV sử dụng thời gian trong KTX………
Bảng 2.9 Nhận xét của HSSV về các điều kiện cơ sở vật chất trong
phòng ở………
Bảng 2.10 Nhận xét về CTQL, điều hành của TTHTSV - ĐHQGHN
Bảng 2.11 Tinh thần, thái độ của CB lãnh đạo và nhân viên phục vụ đối
với SV trong giải quyết công việc tại các KTX thuộcTTHTSV - ĐHQGHN………
Đánh giá mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá công tácBảng 2.12
quản lý SVNT của TTHTSV – ĐHQGHN
Bảng 3.1 Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp
44
45
4647485051525456
57
588183
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH năm 2011 (tại Đại hội XI) ghi rõ: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiếnlược” Đặc biệt, tháng 11 năm 2013, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Giáo dục đại học có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực đểphát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng Giáo dục đại học không chỉnghiêng về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đếngiáo dục đạo đức, lý tưởng làm người Muốn vậy nhà trường đại học phải coitrọng công tác QLSV, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nề cótác động mạnh mẽ đối với chất lượng đào tạo của các trường đại học
ĐHQGHN được thành lập theo Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 củaChính phủ và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN doThủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994
Ngay từ khi mới thành lập, ĐHQGHN đã thành lập TTNTSV, trên cơ sởsáp nhập các KTX của các trường thành viên
TTNTSV là một mô hình tổ chức mới trong CTQL và phục vụ HSSVcủa ĐHQGHN Trong những năm qua TTNTSV đã có những đóng góp đáng
kể cho sự phát triển chung của ĐHQGHN
Để phù hợp với mục tiêu và những định hướng phát triển cho Trung tâmtrong giai đoạn mới, ngày 07/01/2009 Giám đốc ĐHQGHN đã ký Quyết định
số 52/QĐ - TCCB về việc Bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên TTNTSVthành TTHTSV; quyết định số 53/QĐ - TCCB ngày 07/01/2009 về việc Banhành Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTSV
Trang 10Trong gần 20 năm thành lập và phát triển, Trung tâm đã tiến hành tổchức nhiều hoạt động nhằm tằng cường các biện pháp quản lý và phục vụHSSV, đáp ứng được yêu cầu về đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN và nhucầu đa dạng của HSSV nội trú.
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về việc nâng caoCTQL sinh viên tuy nhiên việc phân tích, đánh giá hiện trạng và đề ra giảipháp của các công trình đó không đáp ứng được hết những yêu cầu về đào tạo
và nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay Trong những năm gần đây,ĐHQGHN đã chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ; quy mô, chiến lượcphát triển của ĐHQGHN cũng như của Trung tâm đã có sự thay đổi; yêu cầuđổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo; nhu cầu về nguồn nhân lựcchất lượng cao của xã hội…vv là những yếu tố dẫn đến sự cần thiết phải thayđổi Là một người trực tiếp làm CTQL sinh viên, với mong muốn ứng dụngnhững kiến thức đã được học tập và nghiên cứu cũng như với kinh nghiệm củabản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý của đơn
vị, vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạngCTQL sinh viên ở Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN, nghiên cứu đề xuấtmột số biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại TTHTSV nhằm nâng cao hiệuquả trong công tác quản lý SVNT, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo củaĐHQGHN
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý sinh viên nội trú tại các trường đại học, cao đẳng
3.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN
Trang 113.3 Đề xuất biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
- ĐHQGHN trong giai đoạn hiện nay
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHNhiện nay như thế nào? Còn có những bất cập nào cần giải quyết?
- Trong bối cảnh hiện nay, cần có các biện pháp nào có thể quản lý sinh viên nội trú đạt hiệu quả cao tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN?
6 Giả thuyết khoa học
Quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên trong nhữngnăm gần đây đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay vẫn cònnhững hạn chế nhất định Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý SVNTphù hợp với lý luận quản lý giáo dục, phù hợp với cơ sở thực tiễn và khả thi thì
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý SVNT, từ đó góp phần nângcao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN
7 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại các KTX trực thuộc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN
- Khảo sát và sử dụng số liệu từ năm 2010 đến nay
8 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, khái quát, hệ thống hóa các công trình khoa học về quản lýHSSV và biện pháp quản lý SVNT; các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa nhà nước, Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN
Trang 128.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát, khảo sát thực tế; phươngpháp tham vấn chuyên gia; phương pháp phỏng vấn, trao đổi giữa cán bộ quản
lý và sinh viên; tổng hợp công tác quản lý SVNT trong những năm qua tạiTTHTSV
8.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu:
Phương pháp sử dụng các ứng dụng tin học, toán thống kê; phương phápphân tích, so sánh, tổng hợp
9 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh viên nội trú ở trường đại họcChương 2: Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm
Hỗ trợ sinh viên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trung tâm Hỗ trợ sinhviên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 13CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝSINH VIÊN NỘI TRÚ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Lý luận dạy học và lý luận quản trị đại học hiện đại đều khẳng địnhngười học vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo Để nâng cao chấtlượng đào tạo của một trường Đại học, ngoài việc quản lý hiệu quả các yếu tốngười dạy, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất thì không thể không quantâm đến đối tượng người học Xung quanh yếu tố người học có rất nhiều vấn
đề cần nghiên cứu, trong đó có vấn đề quản lý người học trong quá trình họctập và sinh hoạt tại các cơ sở nội trú, các ký túc xá
Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản quy định cụ thể về công tác SVNTtrong các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp làm cơ sở pháp lý để cácnhà trường triển khai công tác quản lý SVNT một cách có hệ thống Năm
1997, Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế HSSV nội trú các trường ĐH,CĐ,TCCN” (Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 29/6/1997), quy định rõ tráchnhiệm và quyền hạn của các trường ĐH, CĐ trong việc tổ chức quản lý khunội trú; quyền và nghĩa vụ của HSSV trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở,học tập, sinh hoạt trong khuôn viên nội trú của trường
Để phù hợp với mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, Bộ trưởng BộGD&ĐT đã ký Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002, vềviệc sửa đổi, bổ sung công tác HSSV nội trú và đã ban hành Thông tư số27/2011/TT-BGD&ĐT ngày 26/7/2011, về việc ban hành Quy chế công tácHSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thay thếcho Quy chế công tác HSSV nội trú trong các trường ĐH, CĐ, Trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề đã ban hành năm 1997 Thông tư này có nhữngđiểm mới so với qui định cũ
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý SVNT như:
Trang 14- “Các biện pháp tăng cường quản lý đời sống sinh viên nội trú Đại học Quốc gia Hà Nội” của Đinh Thị Tuyết Mai, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, năm
2003, đã đưa ra một số hoạt động đặc thù của SV trong KTX, những yêu cầu và nội dungquản lý đời sống SV trong KTX, đồng thời đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lýđời sống SVNT Đại học Quốc gia Hà Nội;
- “Các biện pháp quản lý sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái” của Bùi Sĩ Đức, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, năm 2007 đã đánh giá
thực trạng công tác QLSV nội trú của trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái và đề xuất một
số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú;
- “Biện pháp quản lý nề nếp sinh hoạt của SVNT ở trường Cao đẳng Cộng Đồng Bắc Kạn” của Lý Quang Vịnh, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, năm
2011, cơ sở lý luận đã nêu lên được nội dung công tác quản lý SVNT, đồng thời đề xuấtmột số biện pháp quản lý nề nếp sinh hoạt của SVNT trường Cao đẳng Cộng Đồng BắcKạn;
“Biện pháp quản lý học sinh nội trú ở Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng” của Nguyễn Thị Xuân, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo
dục, năm 2011 đã đánh giá thực trạng công tác quản lý học sinh nội trú tạiTrường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng và đề xuất một số giải phápthích hợp nâng cao công tác quản lý đối với SV nội trú;
- “Biện pháp QLSV nội trú ở Trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình” của
Nguyễn Thanh Bình, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, năm 2012 đã đánh giá thực trạngcông tác QLSV nội trú của Trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình và đề xuất một số giảipháp thích hợp nâng cao biện pháp QLSV nội trú,…
Tuy nhiên, có thể thấy rằng mỗi trường đại học đều có những đặc thùriêng, sinh viên nói chung và SVNT nói riêng cũng có nhiều đặc điểm rất
Trang 15khác nhau nên những biện pháp quản lý SVNT cần được đề xuất trên cơ sởnghiên cứu tình hình thực tế của mỗi trường.
Vì vậy, việc nghiên cứu cụ thể thực trạng công tác quản lý SVNT ởTrung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN với những đặc trưng riêng trong bốicảnh hiện nay là cần thiết để làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý SVNT cóhiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo và hoàn thiệnhơn sản phẩm đào tạo của ĐHQGHN
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người vàhoạt động ngày càng phát triển trong xã hội Những hoạt động tổ chức, chỉđạo, điều khiển các hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêuchung là những dấu hiệu đầu tiên của quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý:
Khi nghiên cứu về quản lý có nhiều quan điểm tiếp cận và nhiều địnhnghĩa khác nhau, song Luận văn này, chúng tôi dựa theo tác giả Nguyễn QuốcChí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc:
“Hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một
tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [3, tr9].
Như vậy, xét trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì quản lý là
sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cáctiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiệnbiến động của môi trường diễn ra hoạt động quản lý
1.2.2.2 Chức năng của quản lý:
Trang 16Về chức năng quản lý, hiện nay có nhiều cách phân chia khác nhau, doquan điểm của từng tác giả Tuy nhiên nhìn chung đều thống nhất chung bốnchức năng cơ bản là:
- Kế hoạch hóa (planning): Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý Theonghĩa chung là toàn thể những việc dự định làm gồm những công tác sắp xếp có hệ thống,quy vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian xác định trước
+ Xác định, hình thành mục tiêu đối với tổ chức
+ Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được mụctiêu này
+ Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó
- Tổ chức (Organizing): Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, hìnhthành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằmđạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấutrúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau Người quản lý cần lựa chọn cấu trúc cho phùhợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có Quá trình đó gọi là thiết kế tổ chức vàquan trọng nhất là tổ chức thực hiện kế hoạch để đạt mục tiêu
Quá trình tổ chức sẽ lôi cuối việc hình thành, xây dựng các bộ phận, cácphòng ban cùng các công việc của chúng Và sau đó là vấn đề nhân sự, cán bộ
sẽ tiếp nối ngay sau các chức năng kế hoạch hóa và tổ chức
- Lãnh đạo - chỉ đạo (Leading): Đó là quá trình tác động của chủ thể quản
lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy được hình thành,
Trang 17nhân sự được tuyển dụng Chỉ đạo là quá trình liên kết, tập hợp giữa các thànhviên trong tổ chức, động viên khuyến khích họ hoàn thành những nhiệm vụnhất định từ đó đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
- Kiểm tra (controlling): Đó là công việc thu thập thông tin quản lý xemxét đối chiếu, đánh giá các hoạt động của đơn vị và thực hiện các mục tiêu đề ra Có 3yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
Thuật ngữ “tổ chức” để chỉ tập hợp cán bộ, công nhân viên hay một số
người tập hợp lại với nhau một cách có ý thức nhằm thực hiện những hoạtđộng hướng tới đạt được một mục tiêu chung Các thành viên của đơn vị, tổchức có giới tính khác nhau, tuổi tác khác nhau nhưng cùng chung một mụcđích hoạt động Tổ chức được cấu thành bởi các thành viên được phân côngnhiệm vụ và quan hệ với nhau theo một cơ chế vận hành gọi là tổ chức bộmáy
Trang 18Mục đích của tổ chức nhằm phục vụ lợi ích của tập thể và xã hội Tronghoạt động tổ chức chịu sự lãnh đạo từ một trung tâm theo một quy chế chặt chẽ
- Phân công lao động: Bằng cách phân chia hệ thống các nhiệm vụ phứctạp thành các công việc cụ thể Phân công lao động tạo điều kiện cho mỗi thành viênchuyên sâu hơn vào một công việc cụ thể
- Hệ thống thứ bậc quyền lực: Quyền lực là sức mạnh ảnh hưởng và ràngbuộc có tính chất cưỡng chế buộc cấp dưới phải chấp hành, được pháp luật trao cho trongquá trình lãnh đạo, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức Nếu không có quyền lực thìngười lãnh đạo không có cách gì tiến hành hoạt động lãnh đạo như tổ chức, chỉ huy, raquyết định, điều hoà, phối hợp công việc Hệ thống thứ bậc của quyền lực được phânchia theo hệ thống dọc của tổ chức Trong mỗi hệ thống, cấp trên có quyền lực chỉ huy,khống chế, giám sát và đôn đốc cấp dưới Đồng thời không can thiệp vào những việcthuộc phạm vi chức quyền của cấp dưới Tuy vậy, cấp bậc có khác nhau, quyền lực khácnhau những người lãnh đạo các cấp đều phải hiệp đồng, phối hợp công việc với nhau mớithực hiện được mục tiêu chung của hệ thống
1.2.2.3 Phối hợp trong tổ chức:
- Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, các nhà lãnh đạo cũng cần phối hợp hoạt động của các thành viên, các dự án và công việc trong tổ chức
Trang 19- Phối hợp là quá trình liên kết tất cả các bộ phận để thành một tổng thể
để hoàn thành mục tiêu chung
- Một số nguyên tắc phối hợp trong tổ chức:
+ Nguyên tắc thống nhất chỉ huy: khẳng định rằng mỗi người cấp dướichỉ chịu sự ra lệnh của một người cấp trên Phương pháp phân chia bộ phận theo ma trận
đã mang đến sự linh hoạt trong điều phối
+ Nguyên tắc định hướng: sự chỉ huy phải nối liền mỗi cá nhân trong một
tổ chức với một ai đó ở cấp cao hơn và cuối cùng đi tới cấp cao nhất trong lược đồ tổchức Các nhiệm vụ phải được phân cấp rõ ràng, không có sự trùng lặp hay chia cắt việc
bổ nhiệm chỉ định
+ Nguyên tắc khẩu độ quản lý: số người chịu sự quản lý trực tiếp của mộtngười quản lý nào đó phải được giới hạn, vì một người quản lý khó bao quát, kiểm soátgiám sát một số lượng lớn thuộc cấp
- Có 4 nhân tố quy định số người thích ứng cho mỗi nhiệm vụ:
+ Mức độ ảnh hưởng khi có vấn đề phát sinh
+ Mở rộng quy tắc và chuẩn mực hoạt động cho đơn vị/bộ phận
- Một số cách điều phối có hiệu quả:
+ Sử dụng những kỹ thuật quản lý cơ bản: áp dụng nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý truyền thống, đặc biệt là nguyên tắc thống nhất chỉ huy
+ Tăng cường tiềm năng phối hợp: bằng cách xây dựng các hệ thốngthông tin truyền thông giao tiếp theo cả chiều dọc, chiều ngang, đồng thời tăng cường vaitrò liên nhân cách và vai trò thông tin của người quản lý
+ Giảm thiểu nhu cầu điều phối: cách tiếp cận này là cách tiếp cận thụ
động
1.2.3 Biện pháp quản lý
Biện pháp tiếng Anh gọi là “measure”: Hành động để thực hiện một
mục đích
Trang 20- Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp được hiểu là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
- Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, có nghĩa là để sử dụng một phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
- Biện pháp quản lý (managerial measure) là cách quản lý, cách giải quyếtnhững vấn đề liên quan đến quản lý Đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biệnpháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lý Cácbiện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp.Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý củamình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu cho bộ máy
1.2.4 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyềnđạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ cógiáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc vànhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người khôngngừng tiến lên
Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý mọi hoạtđộng giáo dục trong xã hội
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục theo cách tiếp cậnkhác nhau, song chúng tôi chọn theo định nghĩa của tác giả Khuđôminski:
“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ Trên cơ sở nhận thức
và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH cũng như những quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” [27, tr 10].
Trang 21Tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục có nhiềucấp độ khác nhau cả về tầm vĩ mô và tầm vi mô Ở tầm vĩ mô, là quản lý hệthống giáo dục quốc dân (tầm quốc gia), trong phạm vi một cơ sở giáo dục,người ta thường nói đến quản lý nhà trường hay còn gọi là quản lý trường học.
1.2.5 Quản lý nhà trường
Nhà trường là thiết chế xã hội, là một tổ chức chuyên biệt trong xã hộithực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triểncủa xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản
Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt liênquan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường Đó là một hệ thốngnhững hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lýgiáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng giai đoạn phát triển củađất nước
Trong Luận văn này, chúng tôi dựa theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản
lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lýgiáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáodục với thế hệ trẻ và từng học sinh” [17, tr 22]
Nói cách khác quản lý nhà trường chính là quá trình tổ chức giáo dục vàđào tạo nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh một cách khoahọc, có hiệu quả, đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
1.2.6 Sinh viên và sinh viên nội trú
Trang 22- Sinh viên của trường Cao đẳng, trường ĐH;
- Học viên của cơ sở đào tạo thạc sỹ;
- Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sỹ;
- Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên
Như vậy, tất cả những người học ở bậc Cao đẳng và ĐH đều được gọi làsinh viên [23, tr 19]
Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên cứu với đối tượng làsinh viên hệ chính quy thì có thể thu hẹp nội hàm của khái niệm này như sau:
- Đó là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông
- Người đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào trường ĐH và đỗ vào trường
- Người thuộc nhóm thanh niên, nam nữ từ 18 đến 25 tuổi
- Người chưa có nghề nghiệp, việc làm xác định do đó còn lệ thuộc gia đình về kinh tế
- Người là nhóm xã hội đặc biệt gồm những thanh niên xuất thân từ cáctầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyênmôn để bước vào một nhóm xã hội mới là tầng lớp tri thức trẻ
1.2.6.2 Sinh viên nội trú
SVNT là những sinh viên ĐH, CĐ hệ chính quy đang học tập tại trường,hiện đang ở trong KNT của trường Sinh viên đăng ký ở nội trú nếu số người
có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của KNT thì thứ tự
ưu tiên theo đối tượng HSSV như sau:
1 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, SV khuyết tật
2 Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách thương binh, con của người có công
3 SV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
4 Người cha hoặc người mẹ là dân tộc thiểu số
Trang 235 Con mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Tại thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 về việc ban hànhquy chế HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
quy định: “ Khu nội trú là nơi để HSSV tạm trú trong thời gian học tại trường,
do nhà trường tổ chức quản lý; Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của HSSV, bảo đảm an toàn, thuận tiện; Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của HSSV nội trú ”.
Ký túc xá nằm trong TTHTSV là một mô hình tổ chức mới củaĐHQGHN Ký túc xá đã có quyền chủ động tương đối cao cụ thể như: Côngtác cán bộ: chủ động sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, công nhânviên Chủ động phối kết hợp với các phòng ban chính quyền địa phương đểtăng cường công tác quản lý phục vụ HSSV nội trú
1.2.7.1 Quản lý Ký túc xá
Trang 24Với những cách tiếp cận quản lý nhà trường như trên, KTX nằm trong
mô hình TTHTSV thì quản lý các KTX là quá trình tác động có định hướng, có
kế hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm góp phần đẩymạnh hoạt động của nhà trường theo nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêugiáo dục quản lý KTX bao gồm các hoạt động: quản lý cán bộ công nhân viên
của KTX; quản lý các hoạt động chuyên môn (quản lý HSSV); quản lý các hoạt động hỗ trợ SV (cung cấp các dịch vụ, phục vụ và hỗ trợ HSSV ); quản lý cơ sở
vật chất trang thiết bị; quản lý các quan hệ phối hợp giữa KTX và các phòngban chức năng và chính quyền địa phương
1.2.7.2 Quản lý sinh viên
KTX là nơi rất quan trọng đối với SVNT Đó chính là nơi diễn ra toàn
bộ các hoạt động ngoài giờ lên lớp của SVNT Các hoạt động này bao gồm: tựhọc; ăn uống; ngủ; giao lưu; các hoạt động thể thao, văn hóa Các hoạt độngnày góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HSSV, phục vụ mục tiêuđào tạo của nhà trường
- Quản lý hoạt động tự học: Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thứccủa bản thân người học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhấtđịnh Nó vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trường
Có hai loại tự học: tự học trong giờ lên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp
- Quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao: Hoạt động là quá trình conngười thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác vàbản thân Việc học tập là nhiệm vụ chính của HSSV Song không thể phủ nhận được vaitrò của các hoạt động văn hóa thể thao Những hoạt động này đã giải toả những căngthẳng sau giờ học Nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của SV là rất lớn, thể hiện: họ đòihỏi được thưởng thức, tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần Vì vậy cần tổ chức
và quản lý những hoạt động văn hóa thể thao phong phú và đa dạng trong các KTX
Trang 25nhằm thu hút được HSSV để nâng cao thể chất, học tập tốt hơn đồng thời vẫn lĩnh hội được những giá trị tinh thần tốt đẹp.
SVNT là nhằm xây dựng cho HSSV các mối quan hệ lành mạnh, trong sáng đồng thời ngănchặn các tệ nạn xã hội Trong khi giải quyết các quan hệ của SVNT với môi trường xã hộicần lưu ý các mối quan hệ chủ yếu: quan hệ giao tiếp xã hội nói chung, tình bạn, tình yêu,mối quan hệ giữa SV với người quản lý
- Quản lý giờ giấc: HSSV nội trú trong giờ học ở trường, chịu sự quản lý
về giờ giấc của ban cán sự lớp, các thầy cô giáo và giáo vụ khoa Ở KTX để đảm bảo nềnếp sinh hoạt cũng như tạo môi trường để sinh viên nghỉ ngơi, học tập; KTX cũng quyđịnh giờ đóng mở cửa, giờ - ngày tiếp khách trong phòng ở
- Quản lý các tổ chức chính thức và không chính thức: Để thực hiện cácnguyên tắc về QLSV, trong các KTX, ngoài những tổ chức là các tổ chuyên môn: Hànhchính - Tổng hợp, QLSV và Bảo vệ, thì luôn tồn tại những tổ chức do SV phụ trách như:Ban đại diện SVNT, các tiểu ban Văn hóa - Thể thao, tiểu ban truyền thông, tiểu ban đờisống, Hoặc những tổ chức không chính thức như các CLB: khiêu vũ, võ thuật, ghita.,điện ảnh…
1.3 Công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học
1.3.1 Vị trí, vai trò của công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học
Công tác QLSV là một trong những công tác trọng tâm của nhà trườngnhằm chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV trong học tập, nghiên cứu
và sinh hoạt, thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức nghề nghiệp cao, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và CNXH, sớm có khả năng đáp ứng, thích nghi với yêu cầu vàthực tiễn lao động sản xuất
Công tác QLSV phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quyđịnh khác của trường
Trang 26Công tác QLSV phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minhbạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến SV.
Trong số những người được giáo dục - đào tạo để có thể đủ sức làm chủnền khoa học, công nghệ hiện đại của đất nước sau này thì SV là người tiêubiểu, là những người đang được đầu tư, đang được đào tạo trong nhà trườngmột cách có hệ thống Đó là nguồn lực con người lao động có chất lượng vàtrình độ cao, có chuyên môn sâu, là lực lượng ưu tú về học vấn trong thanhniên, được Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, gia đình và toàn thể xã hộiquan tâm chăm sóc và đặt nhiều tin tưởng, hy vọng
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và trong các trường ĐH,
CĐ nói riêng thì công tác QLSV góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy (thầy)
và học tập (trò), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý QLSV từcác khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục chính trị
tư tưởng, đạo đức và tổ chức phong trào SV (kết hợp với Đoàn Thanh niên,Hội SV ) sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần học tập để SV rènluyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao Công tác QLSV
có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới và phát triển bền vững yếu tố conngười về chất lượng nhận thức, tri thức và hành động QLSV là mảng công táctrọng tâm thiết yếu của nền giáo dục ĐH trong việc đảm bảo kỷ cương phápluật nhà trường và rèn luyện SV Công tác này do Phòng (Ban) chính trị vàCTSV (hoặc Phòng QLSV), Phòng (Ban) đào tạo phụ trách (đơn vị tham mưucho Ban Giám hiệu trong CTSV)
1.3.2 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý sinh viên trong trường Đại học Theo
Quy chế HS-SV các trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp
hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ-BGD ĐT ngày13/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) thì công tác QLSV bao gồm các nộidung cơ bản sau:
(1) Công tác tổ chức hành chính: Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyểnvào học theo quy định của Bộ GD&ĐT và nhà trường, sắp xếp bố trí
Trang 27vào các lớp SV; chỉ định ban cán sự lớp SV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó)trong thời gian đầu khóa học; làm thẻ cho SV; Tổ chức tiếp nhận SV vào ở nộitrú; Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV; Tổ chức phát bằng tốtnghiệp cho SV; Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho SV
(2) Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của SV Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại
SV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khóa học; tổ chức thi đua, khen thưởng chotập thể và cá nhân SV có thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷluật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy; Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân -HSSV” vào đầu khóa, đầu năm và cuối khóa học; Tổ chức cho sinh viên thamgia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi SV giỏi, Olympic các môn học, thisáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động khuyến khích học tập khác; Tổ chứctriển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổchức cho SV tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ và các hoạt động ngoàigiờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường vớiSV; Theo dõi công tác phát triển Đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho
SV tham gia tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường; phối hợp với Đoàn ThanhNiên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Hội SV và các tổ chức chính trị - xã hội khác cóliên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV có môitrường rèn luyện, phấn đấu
(3) Công tác y tế, thể thao: Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học;
tổ chức khám sức khỏe cho SV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch,bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho SV trong thời gian học tập theo quy định;
xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để học tập; tạo điều kiện
cơ sở vật chất cho SV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho SV tham gia cáchoạt động thể dục, thể thao; tổ chức nhà ăn tập thể cho SV đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm
(4) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên: Tổ chức thựchiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng,
Trang 28học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liênquan đến SV; Tạo điều kiện giúp đỡ SV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính sách,
SV có hoàn cảnh khó khăn
(5) Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chốngtội phạm và các tệ nạn xã hội: Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địaphương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có SV ngoại trú xây dựng kếhoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho SV; giải quyết kịp thờicác vụ việc liên quan đến SV; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về antoàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và cáchoạt động khác có liên quan đến SV; hướng dẫn SV chấp hành pháp luật vànội quy, quy chế; tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho SV
(6) Thực hiện công tác quản lý SVNT, ngoại trú
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý SVNT, ngoại trú theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [14, tr 3-5]
1.4 Mục tiêu và nội dung cơ bản của quản lý sinh viên nội trú
1.4.1 Mục tiêu
Mục tiêu cuối cùng của công tác QLSV nói chung và công tác QLSVnội trú nói riêng là hướng SV vào hoạt động học tập và rèn luyện để thực hiệnmục tiêu đào tạo của nhà trường
- Xây dựng nề nếp kỷ cương trong việc QLSV nội trú: bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng SVNT
- Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong SVNT, đặc biệt là các tệ nạn xã hội
Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông
tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 thì công tác SVNT trong các cơ sởgiáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục tiêu: Góp phần rèn luyệnSVNT thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật giáo dục,điều lệ nhà trường và quy chế cụ thể của từng trường
Trang 291.4.2 Nội dung quản lý sinh viên nội trú
Điều 14 - Quy chế CTSV nội trú (ban hành theo Thông tư số27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) nêu rõtrách niệm của nhà trường trong CTSV nội trú bao gồm:
- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá CTSV nội trú của trường
- Phòng (Ban) QLSV có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá CTSV nội trú của trường
- Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, trước hết là Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh, Hội SV có trách nhiệm góp phần thực hiện CTSV nội trú
Như vậy trong mỗi trường ĐH, Cao đẳng phòng (Ban) QLSV là đơn vịtham mưu cho Hiệu trưởng và tổ chức, chỉ đạo, thực hiện về CTSV nội trú.Theo đó, nội dung QLSV nội trú bao gồm:
+ Phổ biến các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và nội quy của nhà trường về CTSV nội trú
+ Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho SV ở nội trú với công an xã (phường,thị trấn) hoặc hướng dẫn SV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiệnhành của pháp luật
+ Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi SVNT theo mẫu quy định, cậpnhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của SVNT
+ Phân công cán bộ trực trong KNT 24/24 giờ trong ngày để giải quyếtkịp thời các vụ việc xảy ra Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy của
Trang 30+ Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong KNT về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở.
1.4.2.1 Việc tiếp nhận sinh viên nội trú
Căn cứ đơn xin ở nội trú của SV viết theo mẫu của Nhà trường: đối tượng
ưu tiên theo quy định, có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của KNT, nhàtrường xem xét, ký hợp đồng sắp xếp chỗ ở nội trú với SV
1.4.2.2 Quản lý hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự trong khu nội trú
Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các côngtrình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của SV và các thiết bị kháctrong KNT
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong côngtác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu vực nội trú.Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, cáchoạt động tự quản của SV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong KNT
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn SV bảo đảm an ninh, trật tự,phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác
Định kỳ phun thuốc về phòng dịch bệnh trong KNT Khi phát hiện dấuhiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biệnpháp xử lý kịp thời
Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời choSVNT
1.4.2.3 Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú
Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, internet, khu vuichơi, giải trí, thể thao trong KNT phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầuchính đáng của SV để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện choSVNT
Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem tivi, sinh hoạt văn hoá, vănnghệ phục vụ SVNT
Trang 31Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho SVNT thuậntiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của SV, bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm.
Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, họctập, hướng nghiệp và việc làm cho SV trong KNT
Tuỳ điều kiện từng trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu
ăn chung cho SV trong KNT
Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ SV trongKNT
1.4.2.4 Quản lý việc phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục sinh viên nội trú
Chủ động phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương đểthực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị vàtrật tự an toàn KNT, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong KNT.Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam, Hội Liênhiệp thanh niên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác trong trường
để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho SVNT, thực hiện nếp sống văn minhtrong KNT
1.4.3 Các chức năng quản lý sinh viên nội trú.
Như mục trên đã đề cập khi triển khai hoạt động quản lý cần sử dụngcác chức năng quản lý vào các nội dung quản lý:
- Chức năng kế hoạch hóa (planning) trong quản lý SVNT: Kế hoạch hóatrong quản lý SVNT là xác định, hình thành mục tiêu cho việc quản lý SVNT ; Xác định
và đảm bảo các nguồn lực để quản lý SVNT nhằm đạt được mục tiêu quản lý SVNT vàhoạch định những hoạt động cần thiết để quản lý SVNT đạt được các mục tiêu đó
- Chức năng tổ chức (Organizing) quản lý SVNT: Quá trình tổ chức sẽthu hút mọi người liên quan đến quản lý SVNT triển khai công việc của quản
Trang 32lý SVNT Thực hiện chức năng này có nghĩa là phải xác lập bộ máy quản lý SVNT và phân công phối hợp các lực lượng trong công tác quản lý SVNT.
- Chức năng chỉ chỉ đạo (Leading) trong quản lý SVNT: Đó là quá trìnhtác động của chủ thể quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đượchình thành, nhân sự được tuyển dụng Chỉ đạo là quá trình liên kết, tập hợp giữa cácthành viên trong tổ chức, động viên khuyến khích họ hoàn thành những nhiệm vụ nhấtđịnh từ đó đạt được mục tiêu chung của tổ chức trong công tác quản lý SVNT
- Chức năng kiểm tra (controlling): Đó là công việc thu thập thông tinquản lý xem xét đối chiếu, đánh giá các hoạt động của công tác quản lý SVNT trong việcthực hiện các mục tiêu đề ra Có 3 yếu tố cơ bản của công tác kiểm tra:
+ Xây dựng chuẩn mực trong công tác quản lý SVNT
+ Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh, đối chiếu với chuẩn+ Nếu có sự chênh lệch thì điều chỉnh hoạt động
- Chức năng phối hợp trong công tác quản lý SVNT
- Để đạt được các mục tiêu của tổ chức, chủ thể quản lý cũng cần phốihợp hoạt động của các thành viên, các công việc trong công tác quản lý SVNT
- Phối hợp là quá trình liên kết tất cả các bộ phận để thành một tổng thể
để hoàn thành mục tiêu của công tác quản lý SVNT
1.5 Một số đặc điểm của bối cảnh hiện nay
1.5.1 Bối cảnh về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo
Hiện nay trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục có tính chất thời đại đangtrở thành phổ biến, nổi bật hiện nay trên thế giới, nên Việt Nam phải nhanhchóng hội nhập Thực chất cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia hiện nay trênthế giới là cạnh tranh giáo dục Giáo dục phát triển, kinh tế sẽ mạnh Do vậy,hầu hết các quốc gia dù là chậm phát triển, đang phát triển hay phát triển đềutiến hành canh tân, đổi mới hoặc cải cách giáo dục Đây là xu thế mang
Trang 33tính toàn cầu, với những mức độ khác nhau tùy theo từng khu vực và từngquốc gia Nếu tính từ thế kỷ trước, về tổng thể đã diễn ra 4 cao trào chính Quátrình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu,tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới,những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời
cơ để phát triển giáo dục
Nước ta đã tiến hành ba cuộc cải cách và đổi mới giáo dục: Cải cáchgiáo dục lần thứ nhất vào năn 1950 nhằm xây dựng một nền giáo dục mới dodân và vì dân Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1956) nhằm “ đào tạo,bồidưỡng thế hệ thanh niên và thiếu nhi trở thành những người phát triển về mọimặt, những công dân tốt trung thành với Tổ quốc, những người lao động tốt,cán bộ tốt của nước nhà, có tài đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiếnlên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời để thực hiện thống nhấtnước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ” Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba bắtđầu từ 1979, tiến hành trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung và phươngpháp dạy học
Sau gần 30 năm đổi mới, giáo dục của chúng ta đã đạt được những kếtquả quan trọng, rất có ý nghĩa trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêucầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục và đàotạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đàotạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứukhoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chútrọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc Phươngpháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thựcchất
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ
Trang 34phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết,thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả Chính sách, cơ chế tàichính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu
và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Căn cứ vào tình hình quốc tế, trong nước, yêu cầu phát triển giáo dục,ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI đã ban
hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế”
Nghị quyết thể hiện rõ những quan điểm chỉ đạo cụ thể, mục tiêu tổngquát, mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới.Trong đó, đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồidưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức,sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơcấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lựcquốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực vàquốc tế Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển côngnghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hộinhập quốc tế
1.5.2 Bối cảnh về sự phát triển của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên
Để phù hợp với xu thế phát triển của TTHTSV nói riêng và ĐHQGHNnói chung, ngày 25/11/2014 Giám đốc ĐHQGHN đã ra quyết định số3399/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho TTHTSV
- Bổ sung chức năng: Quản lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng
- Bổ sung nhiệm vụ: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới dịch vụ quản
lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng theo đúng quy định của Luật nhà ở, Luật Xâydựng, các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các văn bảnpháp luật có liên quan, bao gồm: Cung ứng dịch vụ quản
Trang 35lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng và Ký hợp đồng ủy thác để thực hiệnquản lý, vận hành nhà chung cư, nhà cao tầng.
Song song với việc được bổ sung chức năng, nhiệm vụ, sắp tới đâyTTHTSV sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội làchủ đầu tư) giao cho quản lý và khai thác khu KTX Mỹ Đình 2 (KTX xây dựngbằng nguồn trái phiếu Chính phủ) Khu KTX này với quy mô gồm 2 đơnnguyên nhà, cao 21 tầng và sức chứa là 3.800 SV Cùng với đó là các khu KTXtại Hòa Lạc cũng sắp được đưa vào khai thác (khu KTX số 4), khu KTX củaTrường Đại học Việt - Nhật…Đây thực sự là cơ hội để bổ sung quỹ nhà ở chosinh viên ĐHQGHN nhưng cũng là thách thức rất lớn đối với TTHTSV
Cũng tại kết luận số 2887/TB-ĐHQGHN ngày 21/8/2014, Giám đốcĐHQGHN đã chỉ đạo TTHTSV rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
và định hướng phát triển Trung tâm từ đơn vị phục vụ dần tiến tới dịch vụ đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của SVNT Việc chuyển đổi mô hình từ đơn vịphục vụ tiến tới dịch vụ cũng là thách thức lớn đối với Trung tâm khi đội ngũnhân sự, phương pháp quản lý, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm cònchưa đáp ứng được yêu cầu
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên nội trú ở trường Đại học
1.6.1 Mục tiêu của giáo dục Đại học
Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác QLSVtrong các trường ĐH
Công tác QLSV nhằm thực hiện cụ thể mục tiêu: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Trang 361.6.2 Nhận thức của lực lực lượng tham gia
Nhận thức của các lực lượng tham gia công tác quản lý HSSV đượcđánh giá bởi các vấn đề: Nhận thức của lãnh đạo, CBQL, GV về sự cần thiếtcủa công tác quản lý HSSV; HSSV hiểu thế nào về CTQL; ý nghĩa, vai trò củacông tác quản lý HSSV trong bối cảnh hiện nay; vai trò của các tổ chức Đoànthanh niên, Hội sinh viên các trường; vai trò trách nhiệm của gia đình và xãhội; mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội
Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức của các lực lượng tham gia khôngđồng đều, việc tham gia của các lực lượng này khác nhau Vì vậy, đòi hỏi cácnhà quản lý cần có sự tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và khuyến khích kịpthời các lực lượng tham gia thì CTQL mới được nâng tầm và hiệu quả sẽ đápứng được nhu cầu và mục tiêu đề ra
1.6.3 Đặc điểm của sinh viên, sinh viên nội trú
1.6.3.1 Đặc điểm của sinh viên
Sinh viên tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25, vị thế xã hội của lứa tuổinày nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó, các quan hệ xã hội của SV được
mở rộng Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan củacuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi SV những nhu cầu về hiểu biết thếgiới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tựkhẳng định mình trong xã hội sinh viên dễ tiếp thu cái mới, thích với cái mới,thích sự tìm tòi và sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảmvới các vấn đề chính trị - xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định hướngđúng đắn
Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường
ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp)gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, vớinhững quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi Môi trường CĐ, ĐH, SV cótính chủ động cao, cùng với sự trưởng thành về xã hội, về tâm- sinh lý Nhiềunhu cầu được khơi dậy và xuất hiện, phát triển theo hướng đa dạng,
Trang 37phong phú hơn như: nhu cầu tìm hiểu, mở rộng kiến thức tăng lên, nhu cầu đờisống vật chất và tinh thần (tình bạn, tình yêu ), nhu cầu được học tập, tựhọc, tự đào tạo, rèn luyện để bản thân tự khẳng định, hoàn thiện vị trí của mình(theo định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp để vào đời)như: Tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệphát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khátvọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách.Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, SV cũng có hạn chế trong việc chọnlọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt độnghọc tập, rèn luyện và phấn đấu của SV Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mựccủa gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần pháthuy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV và hướng các
em đi đúng mục tiêu đào tạo
1.6.3.2 Đặc điểm của sinh viên nội trú
Ngoài những đặc điểm của sinh viên nói chung, SVNT có đặc điểm riêng sau: SVNT được nhà trường bố trí sắp xếp ở trong phòng chung Sinh viên
được sắp xếp rất đa dạng có thể là sinh viên cùng lớp, cùng khóa, cùng khoahoặc khác lớp, khác khóa, khác khoa Có thể cùng hoặc khác chuyên ngànhđược đào tạo, cùng tuổi hoặc không cùng tuổi, khác nhau về thành phần xuấtthân, dân tộc, khu vực, về trình độ nhận thức và quan niệm sống
Song họ có chung một mục đích là học tập để trở thành những người có nghềnghiệp theo chuyên ngành được đào tạo; hoạt động theo nội qui KTX và quichế SVNT
Học trong môi trường tập thể vì vậy SV bắt buộc phải có mối quan hệđoàn kết, chan hòa, yêu thương nhau, cùng tham gia vào các hoạt động tập thểtrong khu nội trú Qua đó, nhân cách của SV dần được hoàn thiện và chịu tácđộng, ảnh hưởng một phần của nhiều yếu tố trong môi trường sống nội trú Đó
là những người sống xung quanh: thầy cô giáo, bạn bè khu nội trú; SVNT sống
và hoạt động trong môi trường tập thể chịu sự kiểm soát của nhà trường,
Trang 38của BQL KTX Đây chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt SVNT với SVngoại trú.
1.6.4 Môi trường xã hội
Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điềukiện sống và học tập của SV không ngừng được cải thiện Tuy nhiên bên cạnhnhững thuận lợi kể trên, cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêucực đến công tác giáo dục và đào tạo
Mặt trái của nền kinh tế thị trường là sự nảy sinh một loạt những tệ nạnnhư: nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm đã hình thành lối sống chạy theođồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình,giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăngkhít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình Điều đó ảnh hưởngnghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và SV nói riêng - những người đangtrong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâmđúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn
Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống cácgiá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiềuthang giá trị và nhiều luồng văn hóa Thanh niên nói chung và SV nói riêng dễ
bị choáng ngợp trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những tinhhoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồngvăn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập
Toàn bộ môi trường xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của
nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới SV nói chung
và SVNT nói riêng Vì vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạnchế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để SV chuyên tâm vào côngviệc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước
1.6.5 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội Nghị quyết Hội nghịlần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương khóa IX (2002) khẳng định “Muốn
Trang 39tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục vàđào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh
và bền vững” [10, tr 50]
Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người” 1, tr 1
Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giátrị văn hoá trong thanh niên, HSSV, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, nănglực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [11, tr 106]
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chỉrõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xâydựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo
dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo
yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy
mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân
học tập suốt đời” [12, tr 77]
Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã được cụ thể hóa bằng hệ thống cácchính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục pháttriển Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, họcphí và phát triển hệ thống, mạng lưới các trường lớp, các chính sách đảm bảocông bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc vàcác vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy
và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối vớigiáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
Trang 40xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục Đặc biệtchủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích cộng đồng, các tổ chức đoànthể, các doanh nghiệp và cá nhân trong nước, ngoài nước cùng chung tay pháttriển sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
Liên quan đến SV và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước về họcbổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ việc làm, các chính sách khuyến khích
SV học tập và nghiên cứu khoa học là những chính sách thiết thực đã có tácđộng tích cực đến cuộc sống của SV, tạo môi trường học tập thuận lợi cho SV
Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo rabước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiệnnay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng
và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực Xét trong phạm vi liên quanđến SV nói chung và SVNT nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu vàyếu SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống, học tập và nghiên cứukhoa học